1 Các vua 16 :15-28.
- Tên “Ôm-ri” có nghĩa là “chất đống”—chất đống các hành vi tội
lỗi.
- Tiên tri đồng thời: Ê li
“Sự rủa sả của Đức Giê-hô-va giáng trên nhà kẻ ác. Song Ngài ban phước cho chỗ ở của người công
bình”—Châm ngôn 3::33.
Nội chiến là tất cả các hình thức xung đột vũ trang theo sau
việc Ôm-ri chiếm ngai vàng của Israel. “Bấy giờ, dân Y-sơ-ra-ên chia làm hai
phe: Phe nầy theo Típ-ni, con trai Ghi-nát, và muốn lập người làm vua; phe kia
theo Ôm-ri. Nhưng phe theo Ôm-ri thắng hơn phe theo Típ-ni, con trai Ghi-nát.Vậy,
Típ-ni chết và Ôm-ri cai trị“.
“Năm thứ ba mươi mốt đời A-sa, vua Giu-đa, thì Ôm-ri lên ngôi
làm vua Y-sơ-ra-ên, và cai trị mười hai năm. Người trị vì sáu năm tại Tiệt-sa. Đoạn, người mua hòn núi Sa-ma-ri của Sê-me,
giá là hai ta-lâng bạc.Trên núi ấy, người cất một cái thành lấy tên Sê-me, là
tên chủ núi Sa-ma-ri mà đặt tên cho thành. Tên “Samaria” từ tiếng Hê bơ rơ
" Shomeron" mà ra.
Từ thời vua Giê rô bô am thờ bò con vàng, đến 6 năm đầu thời
Ôm ri , thủ đô bắc quốc là Tiệt Sa hay Thiệt sa. Nhã ca 6: 4 nói: “đẹp như Thiệt
sa”.
Trong cuộc vây hãm Thiệt sa, Ôm-ri có thể thấy cần có một thủ
đô mới, từ quan điểm quân sự; hoặc niềm tự hào, nên đã dẫn ông đến việc chọn ngọn
đồi của Sê-me. Nó nằm khoảng sáu dặm về phía tây bắc Si-chem, thủ đô cũ; và theo
ông Josephus, ngọn đồi nầy kết hợp ba điều: sức mạnh, sự trù phú và vẻ đẹp. Ngọn
đồi cao khoảng 180 mét so với mặt đất xung quanh, và có một người viết, “nó
nhìn có vẻ quyến rũ”. Nhưng nó hấp dẫn hơn với trái tim Cơ Đốc nhân, vì nó là địa
điểm của thủ đô cũ, Si-chem, nơi Chúa chúng ta, ”đi đàng mệt mỏi và ngồi bên giếng”
Gia cốp. Ngài nói về Đức Chúa Trời ban
phát tự do, và về nước sống đó, mà nếu một người uống, sẽ không bao giờ nữa
khát nước nữa.
“Ôm-ri làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, ăn ở tệ hơn các
người tiền bối người. Trong mọi sự, người bắt chước theo đường Giê-rô-bô-am,
con trai của Nê-bát, phạm tội mà Giê-rô-bô-am đã phạm, tức tội đã gây cho dân
Y-sơ-ra-ên can phạm, và lấy những sự hư không mình mà chọc giận Giê-hô-va Đức
Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên." Ông dường như đã xây dựng những quy tắc luật
pháp, làm cho sự thờ phượng bò con vàng của Giê rô bô am, hoặc các hình thức thờ
thần tượng khác, được khắp vương quốc của ông tuân theo, và quy luật đó vẫn còn hiệu lực cho đến ngày
cuối cùng của vương quốc, là hơn hai trăm năm sau đó.
Mi-chê 6:16 chép, “Vì người ta còn giữ những lệ luật của
Ôm-ri, và cả việc làm của nhà A-háp; các ngươi bước đi trong mưu chúng nó, hầu
cho ta khiến ngươi trở nên hoang vu, dân cư nó sẽ bị chế giễu, và các ngươi sẽ
mang lấy sự sỉ nhục của dân ta”. Chữ “luật
lệ” (statutes) ngụ ý một hệ thống luật lệ của Ôm-ri được thiết lập vững chắc,
và những việc làm thờ Ba anh của A-háp đều được duy trì.
Những người đàn ông mang ách như vậy sẵn sàng chịu, và thậm
chí bám víu vào, khuynh hướng thờ thần tượng. Ôm-ri là người sáng lập ra triều
đại thứ tư và là triều đại mạnh mẽ nhất của vương quốc Israel – có khả năng thành
lập sự thờ lạy thần tượng tồi tệ nhất. Ông đã thành lập một liên minh với Bên
Ha đát. vua của Sy-ri. Xem 1 Các Vua 20:34.
"Các chuyện khác của Ôm-ri, những công việc người làm,
và quyền thế người, đều đã ghi trong sử ký của các vua Y-sơ-ra-ên" Ông sử
dụng “quyền thế”này của mình, không để giải cứu của Israel , nhưng vì sự tiến bộ
và thành lập sự thờ thần tượng, dẫn đến sự hủy diệt của Israel. Tên của ông rất
phổ biến trong ba bộ tộc, Bên-gia-min, Giu-đa, và Y-ca-sa (xem 1 Sử 7: 8; 9: 4;
27:18); vì vậy nó không chắc chắn Ôm ri xuất thân từ bộ tộc nào- mặc dù có lẽ từ
Y-ca-sa. A-tha-li, kẻ giết người, cháu nội gái của ông, thường được liên kết với
tên của ông trong Kinh Thánh. Xem 2 Các Vua 8:26; 2 Sử 22: 2, v.v.
“Ôm-ri an giấc với tổ
phụ mình, và được chôn tại Sa-ma-ri. A-háp, con trai người, kế vị người”. Tên của
Ôm-ri có nghĩa là “chất đống”; và bởi sự gian ác của mình, ông đã giúp đỡ chất
đống cơn thịnh nộ của Chúa chống lại triều
đại của mình, cuối cùng, ba mươi sáu năm sau, cháu nội trai của ông là Giô-ram,
đi đến sự tuyệt tự hoàn toàn của ngôi nhà tội lỗi.