Khi viết thơ Rô-ma chương 2, sứ đồ Phao-lô luận
giải về tình trạng đạo đức xuống dốc của loài người, ông sử dụng tư liệu từ
Sáng thế kí làm nền.
- Rô ma 1: 19-20 chép, “Vì điều chi có thể biết
được về Đức Chúa Trời thì đã bày ra trong họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ
rồi. Vì những sự của Ngài mà mắt không
thấy được, tức là quyền năng đời đời và thần tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế đã
thấy rõ, nhờ các vật dựng nên mà nhận biết được; nên họ không thể nào chữa mình
được” – Hai câu kinh thánh nầy nhắc lại sự sáng tạo trời đất trong Sáng thế kí
chương 1.
- Rô ma 1:21-25, “Bởi chưng họ dẫu biết
Đức Chúa Trời mà chẳng tôn vinh Ngài là Đức Chúa Trời, cũng chẳng cảm tạ Ngài,
nhưng tư nghị của họ trở nên hư không, và lòng vô tri của họ ra tối tăm. Họ tự xưng là khôn ngoan, mà trở nên ngu dại, đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời không hay hư
nát ra giống như hình tượng của loài người hay hư nát, hoặc của điểu, thú, côn
trùng. Cho nên Đức Chúa Trời đã để mặc họ bị tư dục của lòng họ đưa đến sự ô uế,
đến nỗi họ làm nhục thân thể của nhau, vì họ đem lẽ thật của Đức Chúa Trời đổi lấy sự
giả dối, kính thờ và phụng sự vật thọ tạo hơn là Đấng Tạo hoá, là Đấng đáng
chúc tụng đời đời! A-men”-- Các câu Kinh thánh nầy tóm lược sự sa ngã của loài
người từ A-đam kéo dài đến tháp Ba-bên.
- Rô ma 1:26-27, “Bởi cớ ấy nên Đức
Chúa Trời để mặc họ buông theo tà tình xấu hổ; vì đàn bà của họ đổi cách dùng
thuận tánh ra cách dùng nghịch tánh; đàn
ông cũng vậy, bỏ cách dùng thuận tánh với đàn bà mà un đốt tình dục người nầy với
kẻ kia, đàn ông cùng đàn ông làm sự nhuốc nhơ với nhau, rồi tự chuốc lấy cho
mình sự báo ứng xứng với sự lầm lạc của họ”—Hai câu kinh thánh nầy miêu tả tội
đồng tính luyến ái của dân Sô-đôm ngày xưa.
- Rô ma 1: 28-30 , “Đã vậy, vì họ
không thèm nhận biết Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời để mặc họ bị tâm trí vô dụng
để làm những điều trái lẽ. Họ đầy dẫy mọi
sự bất nghĩa, gian ác, tham lam, hiểm độc, ganh ghét, tàn sát, tranh cạnh, quỉ
quyệt, ác ý, nói chùng, nói gièm, thù
ghét Đức Chúa Trời, xấc xược, kiêu ngạo, vênh vang, hay gây ác, bội nghịch cha
mẹ, vô tri, bội ước, không thân tình,
không thương xót. Dẫu họ biết rõ sự phán
đoán của Đức Chúa Trời định rằng những kẻ làm các điều dường ấy là đáng chết,
thế mà chẳng những họ tự làm thôi đâu, lại cũng vui lòng cho những kẻ khác làm
các điều ấy nữa”.-- Ba câu kinh thánh nầy diễn tả lịch sử gian ác của loài người
mãi đến hôm nay.
Theo lập luận của Phao-lô, Chúa sẽ báo trả cho mọi hành vi tội lỗi như
trên, ông quả quyết, “Ngài sẽ báo ứng cho mỗi người tuỳ công việc của họ: ai bền
lòng làm thiện mà tìm kiếm sự vinh hiển, sự tôn trọng và sự chẳng hay hư nát,
thì báo cho sự sống đời đời; còn ai bè đảng,
không vâng phục lẽ thật, mà vâng phục sự bất nghĩa, thì báo cho sự thạnh nộ đại
hận” (Rô. 2:6-8).
Chúa sẽ báo trả và tiêu diệt thế giới ngày nay như Ngài đã giáng hình phạt
trên Sô đôm ngày xưa hay không? Một số quốc gia và một vài giáo hội Cơ Đốc đã
phê chuẩn và hoan nghinh đạo luật hôn nhân đồng tính trong mấy năm qua, là dấu
hiệu ngày hình phạt nền văn minh nhân loại sắp gần kề.
Tôi không dám nói rằng toàn bộ thế nhân ngoại đạo đều sẽ trở nên dân đồng
tính trước ngày Chúa Jesus tái lâm, nhưng tôi rất ngạc nhiên tại sao Chúa lấy
ngày Lót ra khỏi thành Sô-đôm để minh họa cho ngày mà Ngài sẽ hiển lộ cách công
khai trước mặt cả nhân loại? Chúa Jesus phán, “nhưng nhằm ngày Lót ra khỏi
Sô-đôm, thì trời mưa lửa và lưu hoàng diệt họ hết thảy. Ngày Con người hiện ra
cũng một thể ấy. Trong ngày đó, ai ở
trên mái nhà, có của cải ở trong nhà, thì chớ xuống mà chuyên đi; ai ở ngoài đồng,
cũng đừng trở về. Hãy nhớ lại vợ của Lót”
(Lu ca 17: 29-32). Chúa có nghĩ đến lối sống đồng tính của nhân thế hôm nay
không? Bạn có ghê tởm và lên án lối sống nầy chăng?
Chúa hiện ra công khai và tiêu diệt nhân lọai, mà đa số là dân đồng tính
bằng lửa diêm sanh như Ngài đã hủy diệt thành Sô đôm đồng tính xưa kia.
Tôi trích lời nẩy lửa của Sứ đồ
Phi-e-rơ trong 2 Phi-e-rơ 2: 4-16 để kết luận cho bài viết nầy: “Vì nếu Đức
Chúa Trời chẳng tiếc các thiên sứ đã phạm tội, nhưng quăng chúng vào vực sâu, bỏ
trong hầm tối, giam cầm đến kỳ xét đoán; lại chẳng tiếc thế gian thượng cổ, nhưng khiến
nước lụt đến trên thế gian bất kỉnh ấy, chỉ bảo hộ Nô-ê, là người rao giảng sự
công nghĩa, với bảy người nữa; lại khiến
Sô đôm và Gô-mô-rơ ra tro bụi, định tội cho nó phải bị phá đổ để làm gương cho
người ăn ở bất kỉnh về sau; chỉ giải cứu
người công nghĩa là Lót, tức là kẻ quá lo buồn vì cách ăn ở buông tuồng của bọn
gian ác kia (vì người công nghĩa ấy ở giữa
họ, nghe thấy việc bất pháp, thì tâm hồn công nghĩa ngày ngày đau xót), thì Chúa cũng biết giải cứu người kỉnh kiền khỏi
cơn cám dỗ, và giam cầm kẻ bất nghĩa trong sự hình phạt cho đến ngày xét đoán, nhứt là những kẻ buông theo xác thịt, miệt mài
trong tư dục ô uế mà khinh dể bậc chủ quyền”.
Lót là người công nghĩa yêu đuối, nhưng
cũng được thoát chết khỏi lửa giáng trên Sô-đôm.