Tượng trưng Cây sự Sống |
Khải 2:7, 22:1, 2, 14, 19
CHỖ CỦA CÂY SỰ SỐNG
Với chương cuối cùng này của Kinh Thánh chúng ta được đưa trở về phần đầu của kinh Thánh và thấy chính mình trước hiện diện của cây sự sống. Tại chỗ này, sự chấm dứt mọi sự tỏ ra là có tương hợp với phần đầu, nhưng dĩ nhiên có một sự dị biệt lớn lao: phần cuối là sự thực hiện đầy đủ về ý nghĩa của phần đầu. Trong hình thức này của một cây sự sống theo biểu hiệu, chúng ta hoàn toàn hiển nhiên ở trong hiện diện của sự lưu phát chính yếu của các thời đại – mọi thời đại đều được bao bọc bởi một sự lưu phát nầy. Tại đây vào lúc cuối cùng khi Jésus tự gọi chính mình là “An-pha và Ô-mê-ga, đầu tiên và cuối cùng” (câu 13), Ngài đang đề cập, về chính Ngài như cây sự sống. Cây sự sống là điều đầu tiên và nó là điều cuối cùng.
Nhưng dù cây sự sống đã ở giữa vườn đó vào lúc đầu tiên, con người đã không bao giờ tham dự nó. Sự tham dự cây này đã dựa vào các điều kiện nào đó. Các điều kiện đó là đức tin và vâng phục, và vì cớ con người đã thất bại trong các điều kiện đó, và vì cớ con người đã không tin và bất phục tùng Đức Chúa Trời, anh ta đã bị đuổi khỏi hiện diện của cây sự sống. Rồi Đức Chúa Trời đã dựng lên một sự che chở cho cây đó và làm cho con người không có đức tin và sự vâng phục không thể nào tham dự nó.
Dĩ nhiên đây là các nguyên tắc thuộc linh được đề ra theo một đường lối biểu hiệu. Vấn đề này về sự sống thần thượng là vấn đề tối thượng trong toàn thể lịch sử. Đó là sự lưu phát của mọi thời đại – hoặc con người sẽ tiếp nhận sự sống thần thượng này hay không. Định mệnh vĩnh viễn của con người được quyết định qua sự lưu phát đó. Đây là mục đích tối thượng của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Sự sống này là sự sống của Đức Chúa Trời, tức sự sống thần thượng vì cớ thần tánh, và khát vọng cùng mục đích của Đức Chúa Trời là chia xẻ sự sống Ngài với cõi sáng tạo của Ngài.
Chỗ biểu hiệu mà cây này đã có thì rất có ý nghĩa. Nó ở giữa lạc viên của Đức Chúa Trời. Vấn đề này về sự sống thần thượng ở ngay trung tâm của cõi sáng tạo, và có được chỗ trung tâm trong mọi sự, nó cai trị mọi sự.
SỰ CHẾT THUỘC LINH
Sự sống này sẵn sàng cho con người. Tư tưởng và khát vọng của Đức Chúa Trời là con người phải nhận lấy sự sống thần thượng này, nhưng như chúng tôi đã nói, dựa vào các điều kiện của đức tin và sự vâng phục, con người đã không bao giờ tham dự sự sống thần thượng này vì cớ anh ta đã thất bại trong hai điều đó. Nên Đức Chúa Trời phán cách hoàn toàn có kiến hiệu rằng: “Loại người đó sẽ không bao giờ có sự sống thần thượng của Ta”, và sự chết, bá chủ của sự chết đã trị vì trên lãnh vực đó và loại người đó. Kinh Thánh ngụ ý gì khi nói sự chết trị vì trên toàn cõi sáng tạo của người vô tín”. Sự bất phục tùng là phương tiện tích cực của sự vô tín. Nếu con người nói rằng anh ta tin, Đức Chúa Trời phán: “Hãy minh chứng bằng sự vâng phục!” Sự chết thuộc linh là ấn chứng của sự vô tín và bất phục tùng.
Nếu anh em muốn biết sự chết thuộc linh là gì, Kinh Thánh giải bày rõ ràng: đó là sự phân rẽ đối với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là nguồn gốc cửa sự sống này, và sự phân cách của Đức Chúa Trời ngụ ý sự phân cách khỏi chính nguồn gốc của sự sống.
Nhưng đó không phải là lời giải thích đầy đủ. Sự kiến hiệu của sự chết thuộc linh là gì? Ngoại trừ Đức Chúa Trời chúng ta không thể được phép đạt đến sự hoàn hảo được. Nó có thể tiến xa, nhưng không tiến tới nữa. Trong các ý nghĩa của chúng tôi ở Anh quốc, chúng tôi có các viên đá dựng lên các mộ phần, và nhiều phần mộ có hình thức một cây trụ cao, nhưng rồi cũng đổ xuống. Ngụ ý sự sống này đi xa nhưng không thể tiến tới thêm nữa. Sự sống nào tách rời Đức Chúa Trời không bao giờ có thể tiến đến sự đẩy đủ được.
Đã có một nhà đại vô thần người Pháp tên Voltaire, ông ta tưởng ông ta đã có học thức quá lớn rồi. Ông ta đã khoe khoang tri thức diệu kỳ của ông ta về triết học, và tạo một danh lớn cho chính mình, cũng như được ban mỹ danh là “nhà suy tư tự do”. Rồi ngày đến khi ông sắp chết, và khi nẳm trên giường chờ chết ông ta lâm vào một tình trạng đau đớn cực hình về tâm trí. Các lời cuối cùng của ông là: “tôi đang có cái nhảy kinh khiếp vào bóng tối!” Ông ta có thu đạt nhiều bao nhiêu trong đời này đều không đáng kể. Ngoài Đức Chúa Trời mọi sự đều để lại phía sau. Không có gì mà đã phân cách với Đức Chúa Trời lại có thể đạt đến sụ hoàn hảo được, đó là dấu hiệu của sự chết thuộc linh.
CHIẾN TRƯỜNG CỦA CÁC THỜI ĐẠI
Vì cớ đức tin và sự vâng phục là đường lối ra từ trong sự chết, sự việc của đức tin và sự vâng phục này đã là chiến trường của mọi thời đại. Không có lập trường xung đột lớn hơn lập trường của đức tin, và sự lưu phát vĩ đại này được dẫn đầu đến cực điểm của nó trong sự nhục hóa của Đức Chúa Trời được biểu lộ trong xác thịt của Con Ngài, và phải tiếp lấy sự lưu phát này và giải quyết nó đời đời “một A đam tối hậu cho sự chiến đấu và cho sự giải cứu đã đến”.
Vậy toàn thể sự lưu phát này trở nên một sự việc của đức tin trong Con của Đức Chúa Trời, và một sinh hoạt vâng phục đối với Ngài. Đó là lối đi của sự sống vĩnh cửu.
Anh em thấy rằng cây không chỉ là một cây cối, đó là một vị phẩm và vị phẩm đó là Jésus Christ, Con của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã từng suy nghiệm Giêrusalem mới này từ trời mà xuống, và chúng ta đã thấy nhiều đặc chất của nó là các đặc chất của Jésus Christ. Bây giờ điều chúng ta phải thấy đáng khi chúng ta càng đến gần phần cuối là mọi đặc chất của thành phố đều được tổng hợp trong cây và sông sự sống. Mọi điều gì mà thành phố tượng trưng đều được tìm thấy trong các điều cuối cùng này, cây và sông, và đó là cây sự sống và sông nước sự sống.
BẢN CHẤT THỰC TIỂN CỦA SỰ SỐNG VĨNH CỬU
Tại đây tôi muốn nói cách hoàn toàn mạnh mẽ rằng sự sống là một điều rất thực tiễn. Điều đó đúng với sự sống thiên nhiên. Chúng ta biết rằng chiến đấu cho sự sống của một ai đó thật là một điều kinh khủng. Mọi tài nguyên bao la của sự cung ứng y khoa và sự chăm sóc về khoa giải phẫu đều được tập trung vào sự lưu phát này, lãnh vực hoạt động bao la đó được tập trung vào điều này – sự sống. Mọi điều và bất cứ điều gì cũng để cứu sự sống. Có thể chỉ có một ít sự sống trong thân thể nghèo nàn của ai đó, nhưng mọi tài nguyên của khoa học và sự chăm sóc y khoa đều sẽ được dùng để cứu một ít sự sống đó. Thật là một lượng kinh khủng được buộc chặt vào sự việc sự sống này! Khi sự sống đó đã ra đi, mọi hoạt động, năng lực, lưu tâm đều ngừng lại.
Sự việc sự sống có thể làm cho chúng ta rất bận rộn. Tôi hi vọng phần lớn các anh em đã nghe về vị giáo sĩ lớn David Livingstone và mấy năm trước đây tôi có kết hợp vào một phong trào lớn cử hành lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của ông ta. Anh em biết, chúng tôi đã bận rộn gần cả năm, luôn cả đêm và ngày để sắp xếp mọi việc. Chúng tôi đã dùng hội trường lớn nhất tại Luân Đôn, mời tổng giám mục Canterbury đến chủ tọa, chúng tôi đã diễn nhạc kịch có tính cách tôn giáo cách đặc biệt, và có nhiều bài tiểu sử của David Livingstone được viết ra. Chúng tôi đã làm việc vất vả. Một ngày kia một anh em mà tôi công tác chung đã nói cùng tôi rằng: “Cố David Livingstone đã không chết! Ông ta vẫn còn đấm chúng ta ngã quị bằng sinh lực của ông ta”.
Anh em thấy, sự sống là một điều rất thực tiễn. Điện lực là một điều rất thực tiễn. Nếu anh em muốn, tôi xin chứng minh điều đó. Anh em đưa tay đặt vào mạch điện, anh em sẽ bị ném vào góc khác ngay, và khi ấy anh em sẽ tin vào phương diện thực tiễn của điện lực!
Mọi điều đó chỉ đưa đến điểm chính của chúng ta. Nếu mọi điều đó đểu đúng với sự sống thiên nhiên, nó càng phải đúng nhiều hơn biết bao đối với sự sống thần thượng! Sự sống thẩn thượng thực tiễn cách bao la. Đó là một quyền năng trong chúng ta. Sứ đồ Phao lô nói một trong các điều rất vĩ đại của ông về điều này: “và Đấng có thể làm trổi hơn cực kỳ dư dật mọi sự chúng ta cầu xin và suy tưởng, theo như quyền năng hành động trong chúng ta” (Êphêsô 3:20) – “trổi hơn”… “cực kỳ dư dật” – “trổi hơn cực kỳ dư dật mọi sự” – “theo quyền năng hành động trong chúng ta. Đó là quyền năng của sự sống thần thượng này trong chúng ta bởi Đức Thánh Linh.
HẠN CHẾ SỰ SỐNG THẦN THƯỢNG
Chúng ta đã từng thấy rằng thành phố này trong mọi phần là một sự biểu hiện của bản chất thần thượng, và điều đó được đưa đến cùng chúng ta trong vị phẩm của Jésus Christ. Nơi nào có bất cứ điều gì trái ngược với thần tính, thì đó là sự chết và không phải sự sống. Hãy hồi tưởng vài đặc chất của thành phố này.
Chúng tôi nói rằng điều đó sáng tỏ như thủy tinh. Anh em có thể nhìn thấu suốt qua thành phố - không có điều tối tăm. Có chép rằng thành giống như vàng trong suốt. Đó chỉ là biểu hiệu cho sự chân thật tuyệt đối, lẽ thật tuyệt đối, và sự thanh khiết tuyệt đối của tâm trí, và nơi nào có bất cứ điều gì không tuyệt đối chân thật, trong suốt, nơi đó không có sự sống. Nếu anh em đã nỗ lực lừa gạt tôi, hay một ai khác, hay tôi cố sức lừa dối anh em, điều đó sẽ hạn chế sự sống thần thượng trong chúng ta cách nghiêm trọng. Là các cơ đốc nhân nếu chúng ta không tuyệt đối chân thật trong nghiệp vụ của chúng ta, chúng ta đang đối kháng lại sự sống của Đức Chúa Trời trong chúng ta. Nếu cơ đốc giáo của chúng ta chỉ là một nghề nghiệp, không phải là một thực tế, không có sự sống trong đó. Tôi tưởng tôi không cần nói thêm nữa. Chỗ này, nơi Đức Chúa Trời ở hoàn toàn thoát khỏi mọi điều gì tối tăm và thiếu ngay thật.
Có nhiều điều trong Kinh Thánh mà đã được bảo là một sự gớm ghiếc đối với Đức Chúa Trời. Chúng tôi chỉ tỏ rằng sự nói dối là một sự gớm ghiếc cho Ngài, và Kinh Thánh bảo rằng sự kiêu ngạo cũng là một sự gớm ghiếc. Có chép rằng: “còn kẻ kiêu ngạo Ngài (Chúa) biết từ đàng xa” (Thi 138:6). Kiêu ngạo không thể đến gần Đức Chúa Trời. Kiêu ngạo là gì? Đó là tin những gì không có thật.
Chúng ta hãy nhìn điều khác về thành phố này. Về mặt lý tưởng, thành phố là biểu hiệu của trật tự. Trong một thành phố chân thật, mọi sự đều ở trong trật tự đúng đắn, và mọi sự do thành phố cai trị đều có trật tự. Sự mất trật tự trái nghịch bản tính của Ngài. Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời của trật tự. Hoặc ở trong sinh hoạt cá nhân, hoặc trong tư gia, trong hội thánh hay ở bất cứ chỗ nào, sự mất trật tự đều đi ngược lại bản chất của Đức Chúa Trời. Sự mất trật tự là bất pháp, và mọi sự bất pháp đều phát xuất từ Satan. Satan được gọi là “bá chủ của thế giới này” (Giăng 14:30). Bây giờ hãy nhìn vào thế giới! Chỉ có một lời để giải thích tình trạng thế giới, đó là các sự rối loạn. Càng lúc càng có thêm các sự hỗn mang rối rắm đến trên thế giới này. Bá chủ của thế giới này đang làm cho mất trậ tự mọi nơi trong thế giới của hắn. Trong lãnh vực của sự sống thần thượng, nếu sự sống đó có đường lối thông suốt, mọi sự đều có trật tự, vì chính sự sống thần thượng mang trật tự vào đời sống cá nhân của anh em. Khi tôi thấy một sinh hoạt mất trật tự, một sinh hoạt mà trong đó anh em không thể thấy một sự trật tự thiết thực nào, khi ấy tôi phải nói: “sự sống thần thượng đang chịu thiệt hại trong người đó”. Khi có sự mất trật tự trong hội chúng của dân Chúa, chúng ta biết rõ rằng sự sống đã bị giới hạn. Chúng ta phải nói, “khi nào tôi đi đến đó, ở giữa dân Chúa, tôi không mất cảm xúc được đổi mới trong sự sống của tôi”. Khi các sự việc ở trong trật tự thần thượng, khi ấy anh em luôn luôn cảm xúc sự sống.
TÌNH TRẠNG KẾT QUẢ CỦA SỰ SỐNG THẦN THƯỢNG
Có hai điều khác về sự sống này. Sự sống thần thượng luôn luôn có kết quả. Anh em thấy cây này được trồng bên cạnh sông nước sự sống, nó mang mọi loại trái. Hoặc anh em 70, 80 hay 100 tuổi, nó ra trái hàng tháng. Anh em không bao giờ thấy một cây thiên nhiên kết quả như vậy. Ngụ ý trái cứ ra liên tục. Sự sống thần thượng không bao giờ trở nên già nua. Điều đó có nghĩa gì? Anh em đang nói: “vâng, anh có ngụ ý gì về trái?” Sự sống có ảnh hưởng. Bằng cách này hay bằng cách khác nước sự sống có ảnh hưởng trên các vùng phụ cận, và ảnh hưởng đó được nhìn thấy trong các chiếc lá xanh tươi và có nhiều trái. Anh em phải nói, “vâng, nước đó có một ảnh hưởng lớn trên toàn thể khu vực này!” Nếu chúng ta thực sự có sự sống này trong mình, sinh hoạt của chúng ta sẽ có ảnh hưởng. Đời sống chúng ta sẽ có một sự kiến hiệu trên những gì ở xung quanh chúng ta.
CHỖ CỦA CHÚA JÉSUS CHRIST TRONG ĐỜI SỐNG CHÚNG TA
Đây là điểm cuối cùng trong bài này. Thành phố là chỗ cai trị, và anh em chú ý rằng sông nước sự sống này từ ngai tuôn chảy ra, nên chính cái ngai sản xuất mọi sự. Anh em biết điều đó có ý nghĩa biết bao! Đó là ngai của Đức Chúa Trời và của Chiên Con. Nói tóm một lời cái ngai ngụ ý quyền chủ tể tuyệt đối của Jésus Christ ở ngay trung tâm của mọi vật, trong mỹ đức của thập tự giá Ngài và như Chiên Con. Mọi điều khác sẽ tùy thuộc hoàn toàn trên chỗ mà Jésus Christ có và sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào tình trạng chúng ta đã giao thác cho Ngài nhiều bao nhiêu. Nếu chúng ta đã trọn vẹn giao thác và Ngài là Chúa hoàn toàn. Khi ấy sự sống sẽ tuôn đổ và mọi điều này mà chúng ta đã nói về sự sống sẽ là sự thật trong chúng ta. Đây là chứng cớ về giao thác tuyệt đối cho Jésus Christ.