Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

NHỮNG BÀI HỌC TỪ THÂN THỂ CHÚNG TA



1.Mùi vị, màu sắc, hình dạng:
Thuyết tiên hoá đã thấm nhập các trường học và đại học đường chúng ta đến một mức độ mà đây là lúc các Cơ Đốc nhân chúng ta khi rao ra các sứ điệp như vầy sẽ chạm trán sự dạy dỗ sai lầm như vậy. Không ai có thể sản xuất một lý thuyết hợp lý về nguồn gốc mùi vị, màu sắc, hình dạng, khẩu vị, năng lực. Không một điều nào ở đây là sản phẩm của sự phát triển, nhưng là kết quả từ phía Đức Chúa Trời hằng sống. Dâu tây luôn luôn có cùng mùi vị cho dù trồng chúng ở đâu, mùi vị của chúng không bao giờ lẫn lộn với mùi của bất cứ loại trái nào khác trên toàn thế giới. Mỗi loại trái có mùi riêng và cũng như vậy với mỗi con thú. Mùi của con thú nầy không bao giờ giống mùi của con kia.

Hương vị của rau, quả, hạt, thịt..v..v..luôn luôn giữ nguyên như vậy trong mỗi trường hợp,..v..v, mỗi loại không bị lầm lẫn với loại khác. Chỉ Đức Chúa Trời hằng sống có thể ban cho các quả đào mùi vị đặc biệt của chúng. Cá có mùi vị riêng, màu sắc cũng không tự chúng mà xảy ra, chuối màu vàng vì cớ Đức Chúa Trời làm chúng như vậy. Một Đức Chúa Trời thông minh đã thiết kế mỗi một loại nầy bằng quyền năng và ý muốn tối thượng của Ngài. Mỗi loại cây ăn trái và con thú có hình dạng riêng, Gà con không lớn lên bằng đà điểu, trái chuối không dài ra bằng cán chổi. Không có trái bom hình khối vuông hay bí ngô khối chữ nhật. Mọi vật có hình dạng đặc biệt do Đức Chúa Trời ban cho.

Ai biết lúc đầu mặt trời đã được đặt trên bầu trời, hay khi nào mà thùng nước đầu tiên chảy xuống thác Niagara? Tất cả mọi điều nầy là một huyền nhiệm, ngoại trừ chúng ta tin Lời Đức Chúa Trời về sự sáng tạo.

2.Cái miệng:
Xuất-hành 4¬:10-12 chép, “Môi-se thưa cùng Đức Giê-hô-va rằng: Ôi! Lạy Chúa, từ hôm qua, hôm kia, hay là từ lúc Chúa phán dạy kẻ tôi tớ Chúa, tôi vẫn chẳng phải một tay nói giỏi, vì miệng và lưỡi tôi hay ngập ngừng. Đức Giê-hô-va bèn phán rằng: Ai tạo miệng loài người ra? hay là ai đã làm câm, làm điếc, làm sáng, làm mờ? Có phải ta là Đức Giê-hô-va chăng? Vậy bây giờ, hãy đi; ta sẽ ở cùng miệng ngươi và dạy ngươi những lời phải nói”. Đức Chúa Trời đã hỏi Môi-se một câu hỏi: “Ai tạo miệng loài người ra?” Cái miệng là một trong những điều rất bất thường, đặc biệt và lạ thường mà đã được dựng nên. Nó vừa mềm và cứng, tròn và dẹt, khô và ướt. Hai cái môi có thể rộng và nhỏ, chính cái miệng cũng có thể rộng và hẹp. Bạn có thể làm bất cứ điều gì theo ý muốn để tạo hình cho nó. Bạn có thể làm cho nó tròn vo để mút kem, huýt sáo hay hôn con mình. Bạn có thể làm cho nó dẹt và cứng khi bạn khinh dể ai đó! Bạn có thể chuyển động nó ra mọi phía. Nó có một kiến trúc đặc biệt. Có một vòm họng cứng ở bên trên với cái nóc họng để bạn có thể nhai thức ăn. Có một ổ gà ở phía sau để làm ấm làn không khí đang lùa vào phổi và giữ cho thức ăn không rơi xuống khi quản. Có bộ răng ở xung quanh, trên và dưới, được xếp đặt cách đúng đắn để chúng thi hành các bổn phận khác nhau.

Cái lưỡi có nhiều cơ phổ thông để giúp nó chuyển động mọi hướng. Nó rất bất thường. Nó có nhiều tuyến nước bọt ở xung quanh với các ông dẫn tí xíu chạy vào miệng. Rồi có bắp thịt chuyển động cái hàm dưới. Hàm trên không bao giờ chuyển động. Những bắp thịt đó rất mạnh đến nỗi chúng có thể kéo hàm dưới lên và xuống.
Chúng ta nói và ăn bằng miệng. chúng ta thổi hơi, trề môi hay khinh dể đều làm bằng miệng. Chúng ta nói các lời dịu ngọt hay các lời kinh khủng bằng cùng một cái miệng. Miệng ảnh hưởng đến vẻ mặt. Khi nhìn vào cái miệng của ai đó, điều đầu tiên chúng ta thấy là nó có vẻ mời gọi hay chối từ.

Bạn không thể tạo ra cái miệng. Không ai có thể làm ra nó ngoại trừ Đức Chúa Trời hằng sống với một tâm trí, một thân vị thông minh, có tư tuởng, sự thấy trước và kiến thức. Kinh thánh nói rất nhiều về cái miệng.

3. Con mắt:
Hãy chú ý, thật là lạ lùng Đức Chúa Trời viết về tạo vật lạ lùng trong lãnh vực nhỏ bé. Chúng ta đọc trong Thi-thiên 94:9,“Đấng đã nắn con mắt há sẽ chẳng thấy ư” Hãy nhìn vào mấy lời mà Đức Chúa Trời sử dụng để nói về việc tạo ra con mắt. Con mắt có 14 phần chính yếu như sau: dây thần kinh thị giác, võng mạc , con ngươi..v..v..

Phía sau con mắt có một sự hình thành nhỏ xíu mà có thể giúp chúng ta phân biệt các màu sắc—đỏ, vàng, xanh, nâu, đỏ tía và mọi loại bóng. Nó hoạt động ra sao? Không ai khác trừ ra Đức Chúa Trời đã có thể tạo ra một bộ phận tí xíu phía sau nhãn cầu để thu góp các màu sắc trong thiên nhiên, và các màu sắc khi mặt trời lặn? Đức Chúa Trời đã tạo ra con mắt đến nỗi nó có thể khám phá ra các màu sắc, và rồi Ngài đã tạo ra các màu sắc cho cặp mắt chúng ta thưởng thức.

Con mắt là một chi thể rất tinh điệu, và có cả dây thần kinh di động và cảm thức hoàn toàn phong phú. Nếu muốn, bạn có thể làm cho nhãn cầu xoay lên và xuống, đây và đó, gần như mọi hướng. Đó là một cơ cấu đáng kể. Không một ai có thể nghĩ ra một thiết kế như vậy. Song le có rất nhiều sách viết về con mắt. Đức Chúa Trời nói về con mắt “Đấng đã nắn con mắt há sẽ chẳng thấy ư?”. Vì Ngài bảo với chúng ta rằng Ngài đã tạo ra con mắt, và không có nhiều loại con mắt, Đấng tạo ra nó có thể thấy mọi sự và thấy bất cứ điều gì. Ngài thấy mọi sự có liên quan đến bạn, cả bên trong và bên ngoài. Mắt Ngài có loại nhìn thấy bình thường như mắt của bạn và của tôi. Song le mắt Ngài nhìn xuyên thấu giống như quang tuyến X, nhìn thấu suốt. “Chim sẻ mắt Chúa vẫn chú vào, về phần tôi Jêsus bỏ sao?” Ngài quan sát xem bạn sống ra sao, bạn hành động như thế nào, bạn làm gì và đi đâu. Ngài muốn ban thưởng mọi sự mà Ngài có thể ban thưởng cách công bình.: một chén nước lạnh được ban ra trong Danh Ngài, loại lời nói được nói ra cùng người đang bị nặng nề trong cuộc sống vì cớ Ngài, bàn tay ấm áp siết chặt người cô đơn. Ngài nhìn xem và quan sát bạn để coi bạn có yêu thương Ngài và phụng sự Ngài không.

4. Cái tai:
Chúng ta hãy đọc Thi-thiên 94:9, “Đấng đã gắn tai há sẽ chẳng nghe sao?”Há đó không phải là lời diễn tả lạ thường sao? Tôi đọc câu đó từ nhiều bản dịch khác nhau và nhận thấy nó y như nhau. “Đấng đã gắn tai há sẽ chẳng nghe sao?”
Trước hết có phần ngoài của cái tai mà được đặt hay trồng ở phần ngoài của cái đầu, cái nầy được gọi là vành tai. Rồi có thần kinh thính giác bên ngoài. Kế đến chúng ta thấy màn nhĩ, hay cái trống của cái tai. Chỉ Đức Chúa Trời là Đấng có thể làm điều đó. 
Cái tai rất nhạy bén đến nỗi nó có thể phân biệt tiếng nói một nguời trên máy thu thánh, hay về nhạc cụ nào, và bạn có thể nói ra đích xác nhạc cụ nào đó đang chơi ở Berlin, khi chương trình đó phát sóng trong xứ nầy.

Cái tai được tạo ra cách diệu kỳ, song le Đức Chúa Trời đã nói về nó, “Đấng đã gắn tai há sẽ chẳng nghe sao?”. Nếu tai bạn còn quá tinh vi và nhạy bén, thì tai của Ngài sẽ như thế nào? Ngài có thể nghe tiếng kêu yếu ớt của dân Ngài. Bạn có thể nằm giường bệnh ở đâu đó trong bệnh viện, hay có thể là một em trai hay em gái thân yêu đang quặn đau trên đầu, --chỉ là điều nhỏ mọn—và có lẽ bạn cũng cầu nguyện nữa. Chúa hạnh phước trên trời đang nghe con cái yêu quí nhỏ bé của Ngài, cũng như nghe lời ông nội, bà nội cao tuổi của chúng, Ngài cũng nghe người cha người mẹ của chúng cầu nguyện--vì “Đấng đã gắn tai há sẽ chẳng nghe sao?

5. Nói thêm về cái miệng:
Chúng ta đọc trong Xuất-hành 4:11,“Đức Giê-hô-va bèn phán rằng: Ai tạo miệng loài người ra”. Có bao giờ bạn nghĩ rằng cái miệng được tạo ra cách diệu kỳ chăng? Bạn có thể làm cho nó thành bất cứ hình dạng nào theo ý muốn. Bạn có thể xoắn nó. Các bắp thịt được xếp đặt đến nỗi cái miệng có thể làm nó méo mó theo bất cứ vị trí nào.
Sau đó hãy suy nghĩ về mùi vị trong miệng, và về các tuyến nước bọt, về sự xếp đặt đặc biệt của bộ răng, răng để cắn ở phía trước (răng cửa), răng nanh và sau đó là răng hàm. Có phần cứng trong vòm họng của cái miệng, và vòm mềm ở phía sau để giữ cho thức ăn không rơi quá nhanh vào thực quản. Chính Đức Chúa Trời đã tạo ra cái miệng. Chúa hỏi Môi-se, “Ai tạo miệng loài người ra”. Hãy để cho Ngài hỏi bạn. Nó có tiến hoá từ miệng con trâu nước không? Miệng bạn có tiến hoá từ miệng con rắn không, là cái miệng tách rời với đầu của nó? Có bao giờ bạn nhìn vào miệng con rắn không, vì miệng nó tách rời khỏi đầu nó? Không! Đức Chúa Trời đã làm nên miệng của con người.

Hãy suy nghĩ về những lời đã phát ra từ môi miệng. Hãy suy nghĩ về ảnh hưởng xuất phát từ miệng con người, hoặc tốt hay xấu? Đấng làm ra nó nói những lời lạ lùng với chúng ta qua Lời Kinh thánh. Há chúng ta không nghe và chú ý Ngài sao?


6.THÂN THỂ:
Điều thích thú là ghi nhận rằng tai chúng ta được dựng nên theo một cách hầu cho chúng chỉ có thể nghe những âm thanh trong các giới hạn rung động nào đó. Nếu chúng ta đã nghe hết mọi âm thanh có trong bầu không khí, chúng ta sẽ bị xao lảng biết bao. Chúng ta sẽ điên loạn. Nên sự nhân từ của Đức Chúa Trời được bày tỏ khi Ngài tạo các loại tuyến để giữ đôi mắt chúng ta ẩm ướt đến nỗi các mí mắt sẽ nhắm và mở cách dễ dàng. Ngài đặt tuyến khác trong miệng, đến nỗi miệng sẽ luôn luôn ẩm ướt hầu bơ đậu phọng sẽ không dính chặt vào miệng, hay mật ong không bám vào nướu răng chúng ta.

Chúng ta cũng tri ân cách sâu xa vì Đức Chúa Trời đã suy nghĩ ra một kế hoạch tạo ra bộ phận phân loại trong ruột của chúng ta, nhờ nó các chất độc trong thức ăn và các chất vô ích có thể được tách bỏ khỏi thức ăn có giá trị, và do đó chúng được bài tiết khỏi thân thể. Thật là kinh khủng vì mỗi người không phải xé thức ăn ra từng mảnh hầu chỉ hấp thụ những phần có giá trị. Dĩ nhiên, chúng ta không bao giờ có thể làm nổi điều đó.

Chúng ta cũng có thể suy nghĩ về sự nhân từ của Đức Chúa Trời khi Ngài không bao giờ cho phép một người có tóc màu xanh lá cây, lông mày màu hồng, và tóc mai màu xanh dương. Tạo sao điều nầy không xảy ra? Ai có thể giải thích điều đó? Chắc chắn mọi điều nầy minh chứng cách xác định rằng có một Đức Chúa Trời có thân vị, Đấng thương yêu chúng ta tất cả và Ngài chăm sóc cõi sáng tạo của Ngài.

7. HUYẾT:
Lại nữa sự sắp xếp dòng huyết minh chứng rằng có một Đức Chúa Trời thông minh cách kỳ diệu và cẩn thận, Ngài có bổn phận về phần đó trong thân thể chúng ta. Huyết phải đi qua hai lá phổi để tiếp nhận dưỡng khí; nó cũng phải đi qua khu vực của ruột để nhận lãnh thức ăn. Tuy nhiên, thức ăn chứa đựng nhiều vật dơ bẩn, nên máu phải chảy qua lá gan và hai quả thận để được tinh sạch và phong phú. Rồi dĩ nhiên, vì có chừng 12 dặm chiều dài của mạch máu trong thân thể, nên phải có sự sắp xếp về việc bơm máu đầy đủ để đẩy máu chạy qua mọi phần bất kể tình thế nào—trái tim.

8. TRÁI TIM:
Khi chúng ta đang đứng thẳng, máy bơm của quả tim phải đẩy máu chạy đến đỉnh đầu và chạy xuống lòng bàn chân. Đôi khi dân chúng chỏng cẳng lên trời, đầu chúi xuống đất, khi ấy sự vận hành ngược lại. Trái tim không hề thiếu sót. Đức Chúa Trời đã tạo ra chiếc máy bơm kỳ diệu nầy. Nó không cần bộ phận kiểm soát lưu lượng hay lên ga. Nó cứ tiếp tục phục vụ cách trung tín, và chúng ta không cần làm gì cho nó. Chắc chắn Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời làm phép lạ. Ngài làm cho trái tim có tiếng đập đầu tiên. Người mẹ không cần làm gì cho nó khi sinh con. Ngài sẽ truyền lệnh cho trái tim đập tiếng đập cuối cùng và không ai có thể ngăn cản nó. Đây là Đức Chúa Trời, Đấng đã phán, “ hỡi con, hãy dâng lòng con (trái tim tâm lý) cho Ta” (Châm-ngôn 23:26).

9.HỆ THỐNG VÔ DẦU MỠ CỦA CHÚNG TA:
Một bằng chứng tuyệt vời khác về sự nhân từ của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong sự việc Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một hệ thống vô dầu mỡ kiện toàn. Thân thể chúng ta dẫy đầy các khớp nối; những khớp nối nầy phải được vô dầu mỡ. Chúng ta đặt thức ăn vào miệng và mọi khớp nối đều được vô dầu mỡ, không cần cố gắng gì cả.
Giả sử, mỗi một người chúng ta phải mang theo một lọ dầu mỡ để vô dầu các đầu khớp. Việc làm chúng ta sẽ phức tạp biết bao! Chúng ta sẽ luôn luôn bỏ sót vài khớp nối nào đó và chúng ta sẽ thoát nạn, cùng sẽ vất vả khi tìm thì giờ để vô dầu phần khớp nối đó. Có Ai, ngoại trừ Đức Chúa Trời hằng sống trên trời, bao giờ cũng suy nghĩ trước và sắp xếp một hệ thống tinh diệu như vậy để gìn giữ mọi đầu khớp của chúng ta được vô dầu mỡ cách đúng đắn chăng. 

10. KHỦY VÀ ĐẦU GỐI:
Chúng ta nên cảm tạ, vì cớ chúng ta không có các đầu khớp phổ thông cho cặp khủy tay của chúng ta. Làm sao bà mẹ nhấc cái xoong nhỏ khỏi cái lò, nếu đầu khớp khủy tay không có “cái thắng” ở phía sau để giữ cánh tay không đưa quá đà về phía sau? Bạn có cảm tạ rằng đầu gối của bạn không phải là khớp nối phổ thông? Làm sao bạn có thể đứng thẳng hay bước đi nếu không có “cái thắng” để giữ cho đầu gối không luôn luôn chúi xuống?

11. HÀM RĂNG:
Chúng ta nên cảm tạ biết bao vì cớ hàm răng chúng ta rất cân đối. Bạn không cần làm gì cho nó. Bà mẹ nhân từ của bạn cũng vậy. Tổng Thống không bao giờ lên kế hoạch cho hàm răng trong bất cứ chương trình diễn tiến nào của ông ta. Hàm răng mọc lên theo cách đó, vì có một Đức Chúa Trời thương yêu, có thân vị, một Đức Chúa Trời có suy tư, một Đức Chúa Trời đã biết cách ấn định hầu người ta sẽ được sinh ra theo lối đó. Hàm răng được sắp xếp theo đường lối đúng đắn cách chính xác. Bạn khó dùng răng hàm tách hạt bắp ra khỏi trái bắp. Chắc chắn bạn không thể cắn thịt bò bíp-tết bằng răng khôn. Sự khôn ngoan sẽ chỉ dẫn bạn không cố sức làm như vậy.

12. CÁI MŨI:
Há bạn không nghĩ rằng Đức Chúa Trời rất nhân từ khi Ngài đặt cái mũi bạn trên gương mặt và nó chúc đầu xuống chăng? Nếu mũi bạn quay đầu lên, mỗi khi có mưa, bạn bị chết đuối và mỗi khi bạn hắt hơi, nó sẽ thổi rớt nón của bạn. Đức Chúa Trời không có ý định cái mũi làm vật hứng bụi, nên Ngài đặt nó vào vị trí đúng.

13. HAI CÁI CHÂN:
Chúng ta đến vài sự việc thích thú khác. Khi Đức Chúa Trời đã ban cho hai chân sau của con voi thường đưa về phía trước, há không dị thường khi chân lạc đà cũng bước đi như vậy? Giả sử qua cùng tiến trình tiến hóa (như các nhà tiến hóa tuyên bố) các chân sau của nó lại đưa về phía sau? Rồi khi Đức Chúa Trời làm nên bò cái-- ô, tha thứ tôi—khi bò và ngựa “được tiến hóa”, các chân sau của chúng đã hướng về phía sau, nhưng khi con voi bước theo chất nguyên sinh của chúng để lấy ý tưởng là điều phải làm cho hai chân sau phải đi về phía trước.

Dĩ nhiên, Ngài đã không có ý tưởng nào rằng con voi đang khi đi thì rất to lớn, đến nỗi nó đã không thể bỏ lập trường mà không dùng hai chân trước bước tới trước. Nó không biết rằng, nguyên sinh chất nghèo nàn, chỉ bởi ngẫu nhiên, hai chân sau được tạo nên để đi về phía trước nữa.

Bạn thấy con voi rất to và nặng nề, nó không bao giờ có thể chỉ nhấc lên hai chân mà thôi. Bây giờ con bò cái nhấc hai chân sau lên trước, nên nó không cần dựa nương trên cặp vú của nó. Con ngựa nhấc hai chân trước lên trước, và con voi nhấc hai chân trước lên trước. Đức Chúa Trời, Đấng đã làm cho con voi thích hợp để chở đồ vật nặng nề, Ngài cũng có thể mang vác gánh nặng của bạn. Bạn muốn để cho Ngài mang vác không?

14. HAI CÁNH TAY VÀ HAI CÁI CHÂN:
Tại sao hai cánh tay của bạn luôn luôn có cùng chiều dài, và hai chân cũng như vậy? Có thể nào một chân ngắn và chân kia thì dài hơn không? Hay một cánh tay lại dài hơn cánh tay kia? Điều gì ngăn trở chúng, điều gì chận đứng chúng, đến nỗi cả hai cánh tay đều có cùng chiều dài? Bạn hiểu điều đó không? Tôi đề nghị là chúng ta nên lột nón, cúi đầu và thưa, “Chúa của tôi ôi, Ngài đã làm điều đó”.

15. CÁI CỔ:
Bạn có biết rằng mọi con vật mà có cổ thì cổ đó luôn luôn có 7 miếng xương, ngoại trừ con cá voi màu xanh dương, chỉ có 6 miếng xương chăng? Nhưng cổ chim sẻ có 7 miếng xương, con ngỗng đều có 7 miếng xương cổ, và con hươu cao cổ, con rùa bé nhỏ, con mèo, con chó cũng như vậy. Và thực vậy, cổ của bạn cũng có 7 miếng xương. Mọi con vật có cổ đều có đủ 7 miếng xương cổ, ngoại trừ con cá voi màu xanh dương—và tôi không biết tại sao cổ của cá voi nầy chỉ có 6 miếng xương.
Bây giờ bạn hãy cho tôi biết làm sao nguyên sinh chất biết rằng hươu cao cổ sẽ hoạt động tốt khi nó có 7 miếng xương? Hươu cao cổ có 7 khúc xương cổ to lớn, các thú vật khác có xương cổ nhỏ hơn, tất cả đều 7 miếng xương.
Bạn cho tôi biết làm sao nguyên sinh chất biết điều đó? Há đường lối không lạ lùng sao khi chúng ta phát triển bởi di truyền, bởi môi trường hay bởi quá trình chọn lọc tự nhiên? Điều đó thật diệu kỵ̀.

(̣Dr. Walter Wilson)
Châu Quân sưu tầm và dịch thuật