Kinh thánh khải thị công việc cứu chuộc của
Đấng Christ trên thập tự giá, đổ huyết ra, có hiệu quả đời đời. Ê-phê-sô 1:7
chép, “Trong Con ấy chúng ta được sự cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha thứ các
sự quá phạm của chúng ta, theo sự giàu có của ân điển Ngài”. Kinh Tân ước nói
đến 5 loại tha thứ dành cho Cơ Đốc nhân. Chúng ta phải phân biệt 5 loại tha thứ
nầy, nếu không, chúng ta sẽ lẫn lộn về các sự dạy dỗ minh bạch trong Kinh
thánh, nhất là sẽ rơi vào sự dạy dỗ về ngục luyện tội. Nhưng nói đúng ra, thì
tín đồ Cái chánh không thể tin giáo lý về ngục luyện tội, nhưng lại không chấp
nhận sự trừng phạt tín đồ trong nơi khóc lóc và nghiến răng, sau khi Chúa Jêsus
tái lâm.
1. Sự tha
thứ đời đời.
Ma-thi-ơ 26:28
chép, “Ngài lại lấy chén, cảm tạ, rồi đưa cho họ mà phán rằng: "Hết thảy
hãy uống đi; vì
đây là huyết ta, tức là huyết của giao ước, đổ ra cho nhiều người được tha thứ
các tội lỗi”.
Đây là sự tha
thư lớn nhất, có giá trị đời đời, ban cho Cơ Đốc nhân một lần đủ cả. Nhiều
người lẫn lộn sự tha thư nầy với sự tha thứ trong Ma-thi-ơ 12:32 (sự tha thứ
sau thiên hi niên) và sự cứu rỗi trong 1Cô-rinh-tô 3:12, nên họ đưa ra lý
thuyết về ngục luyện tội và tránh né sự trừng phạt trong nơi khoác lóc nghiến
răng dành cho tín đồ.
2. Sự tha
thứ để thông công với Hội thánh:
Giăng 20:23, “Hễ các ngươi tha tội ai, thì tội nấy được tha; còn hễ các
ngươi cầm tội ai lại, thì tội nấy bị cầm lại.”
Tại đây Chúa ban cho các môn đồ quyền uy
tuyên bố và báo cáo rằng một người nào đó được tha các tội lỗi khi người đó tin
Chúa. Sau đó, anh được tiếp nhận vào sự thông công trong Hội thánh. Sự tha thứ các
tội lỗi nằm trong tay Chúa, nhưng vì tin Chúa trước, nên các môn đồ có quyền
tiếp nhận hay không tiếp nhận người mới tin. Nếu các môn đồ cảm nhận sự cứu rỗi
của người tín đồ mới không sáng tỏ, không đáng tin cậy, họ loại người tín đồ
mới ấy ra. Có nhiều người lợi dụng quyền nầy, đã cầm giữ tội lỗi của nhiều
người được tái sinh thật. Đó là lý do sứ đồ Phao-lô khuyên dân Chúa, “Vậy nên,
anh em hãy tiếp nhận lẫn nhau, cũng như Đấng Christ đã tiếp nhận anh em để Đức
Chúa Trời được vinh hiển” (Rô-ma 15:7). Tôi từng thấy vài hệ phái cực đoan còn
cho rằng ngoài họ không ai được cứu rỗi cả.
Loại tha thứ nầy là việc tương giao của
người tín đồ mới với Hội thánh, không phải sự tha thứ đời đời. Hai sự tha thứ
trên đây đi đôi với nhau.
3.Sự tha thứ
hằng ngày:
1 Giăng 1: 7,
9, “Nhưng nếu chúng ta ăn ở trong sự sáng, như Ngài ở trong sự sáng, thì chúng
ta tương giao với nhau, và huyết của Jêsus Con Ngài làm sạch mọi tội chúng ta. Còn nếu chúng ta thừa nhận tội mình, thì Ngài là
thành tín công nghĩa, ắt tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi sự
bất nghĩa”.
Sự cứu
rỗi và tha thứ thì đời đời, một lần đủ cả cho mọi Cơ Đốc nhân. Dù Cơ Đốc nhân được
Hội thánh nhìn nhận sự tha thứ của mình, được thông công trong Hội thánh, thì
Cơ Đốc nhân vẫn cần tiếp nhận sự tha thứ thực tiễn hơn nữa như nói ở đây để
phục hồi sự tương giao với Đức Chúa Trời khi thỉnh thoảng anh có phạm tội.
4. Sự tha
thứ quản chế:
Ga-la-ti 6:7-8
chép, “Chớ hề dối mình: Đức Chúa Trời không chịu khinh nhạo đâu, vì ai gieo
giống chi thì gặt giống ấy. Kẻ gieo cho xác thịt sẽ bởi xác thịt
mà gặt sự hư nát, song kẻ gieo cho Thánh Linh sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống
đời đời”.
Đây là sự xử lý tể trị của Đức Chúa Trời
với con cái Ngài. Ga-la-ti 6:7-8 nói mọi tội lỗi đều mang lại hậu quả. Dù sau
khi phạm tội, ta có thể thú nhận tội lỗi mình với Chúa, được Ngài tha thứ, được
phục hồi thông công với Ngài, nhưng tội lỗi vẫn còn có thể mang hậu quả đau
thương. Văn kiện tội lỗi có thể được xá miển trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng đau
khổ do hậu quả không thể tránh khỏi được. Đức Chúa Trời khôn ngoan, Ngài biết
cách tốt nhất xử lý ta theo đúng con người chúng ta. Đôi khi tội lỗi quá nặng,
Chúa có thể có cách xử lí tể trị với chúng ta như Hê-bơ-rơ 12:6 chép, “Vì Chúa
sửa trị kẻ Ngài thương yêu, Hễ con nào Ngài nhận thì cho roi cho vọt.”
Thí dụ như vua Đa-vít cướp vợ của U-ri rồi
tìm cách sát hại ông ấy. Đa-vít nói cùng Na-than, “Ta đã phạm tội cùng Đức
Giê-hô-va”. Na-than đáp lại, “Đức Giê-hô-va cũng đã xóa tội vua; vua không chết
đâu” Đây là lời ân điển. Tuy nhiên lời tiếp theo của Na-than là, “Nhưng vì việc
nầy vua đã gây dịp cho những kẻ thù nghịch Đức Giê-hô-va nói phạm đến Ngài, nên
con trai đã sanh cho ngươi hẳn sẽ chết…Chúa còn nói, “Nên
bây giờ, gươm chẳng hề thôi hủy hoại nhà ngươi, bởi vì ngươi đã khinh ta, cướp
vợ U-ri, người Hê-tít, đặng nàng làm vợ ngươi. Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ta sẽ
khiến từ nhà ngươi nổi lên những tai họa giáng trên ngươi; ta sẽ bắt các vợ
ngươi tại trước mắt ngươi trao cho một người lân cận ngươi, nó sẽ làm nhục
chúng nó tại nơi bạch nhựt. Vì ngươi đã làm sự kia cách kín
nhiệm, nhưng ta sẽ làm việc nầy trước mặt cả Y-sơ-ra-ên và tại nơi bạch nhựt”.
Các tội lỗi của Đa-vít đã được Chúa tha thứ,
“nhưng” ông đã cho các kẻ thù của Đức Giê-hô-va nhiều cơ hội nói phạm Ngài, nên
Đa-vít cần chịu khổ dưới sự xử lý tể trị của Đức Chúa Trời. Nếu ngày nay Cơ Đốc
nhân Tân ước phạm tội nặng, anh có thể được tha thứ, nhưng phải gặt hậu quả
việc phạm tội của mình một thời gian. Đó là sự tha thứ quản chế của Đức Chúa
Trời.
5. Sự tha
thứ trong thời đại vương quốc:
Ma-thi-ơ 12;32;
18:23-24, “Hễ ai nói lời nghịch cùng Con người thì được tha; song hễ ai nói
nghịch cùng Thánh Linh, thì dầu đời nầy hay đời sau cũng chẳng được tha.--Vậy
nên, nước trời ví như vua kia định tính sổ với các đầy tớ mình. Vừa khởi
tính sổ, thì có kẻ kéo đến một tên kia mắc nợ một vạn ta lâng”. Sự tha thứ thứ
năm tương tự như sự tha thứ thứ tư, nhưng kéo dài hơn nữa.
Câu chuyện người đầy tớ không thương xót bạn
mình minh hoạ còn có sự tha thứ trong vương quốc ngàn năm. Nếu các Cơ Đốc nhân
ngày nay không thương xót và tha thứ anh em nào xúc phạm mình, thì các Cơ Đốc
nhân đó sẽ bị Chúa xử lý cách nghiêm khắc và nặng nề. Hoặc có ai xúc phạm anh
em mình mà chưa kịp xin lỗi và bồi hoàn trước khi Chúa tái lâm. Những người đó
sẽ bị ở tù, bị quăng vào chỗ khóc lóc nghiến răng trong thời đại vương quốc,
rồi sau đó anh em đó mới được tha thứ.
Gia-cơ 2:13 là câu Kinh thánh nghiêm trọng,
“Vì sự xét đoán không thương xót kẻ chẳng hay thương xót; nhưng sự thương xót
khoe thắng với sự xét đoán”. Loại thương xót và tha thứ nầy không liên hệ sự
cứu rỗi đời đời của Cơ Đốc nhân, nhưng liên quan sự xử lý tể trị của Đức Chúa
Trời với các Cơ Đốc nhân không có lòng thương xót, và không biết bồi hoàn.
Tóm lại, sự tha thứ và sự cứu rỗi đời đời
là ban tứ miển phí của Chúa ban cho mọi người tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của
họ. Sự tha thứ nầy không bao giờ thay đổi hay huỷ bỏ. Sự tha thứ thông công do Hội
thánh điều dụng. Nếu một người đã được cứu mà không được Hội thánh tiếp nhận,
thì người đó vẫn không hư mất, chỉ mất sự thông công trong Hội Thánh. Sự tha
thứ mỗi ngày giúp Cơ Đốc nhân tương giao khắng khít với Chúa. Sự tha thứ tể trị
dành cho các tội phạm nặng nề của Cơ Đốc nhân. Cuối cùng, mỗi chúng ta phải hết
sức cẩn thận về sự tha thứ trong vương quốc. Cơ Đốc nhân có được vào vương quốc
ngàn năm hay không đều căn cứ trên sự tha thứ nầy. Người mất vương quốc phải ở
tù và nhận lãnh sự tha thứ nầy trong thời đại ngàn năm đó. Một số tội lỗi sẽ
chỉ được tha thứ trong thời đại hầu đến sau một thời gian kỷ luật, tức là các
Cơ Đốc nhân ăn năn trễ chỉ có thể vui hưởng phước hạnh của sự cứu chuộc đời đời
với Chiên Con trên ngai cho đến đời đời, nhưng đã mất vương quốc rồi –Khải Thị
22:1).
Minh Khải.
6-12-2013