Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Biết Chúa


Mountain climbing canvasser Royalty Free Stock Photos

" Để tôi có thể biết Ngài"- Phil. 3: 10.

"Ta ở cùng các ngươi lâu dường nầy, mà ngươi há chưa biết Ta sao" - John 14: 9.

Phil .1:10, “để phân biệt phải trái, hầu cho anh em được thành thực và không gây cớ vấp ngã cho đến ngày của Christ”


Hê. 8: 10, “Chúa lại phán: Nầy là giao ước Ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên: Sau những ngày đó: Ta sẽ để luật pháp ta trong tâm ý họ, Ghi tạc nó vào lòng họ; Ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ, Họ sẽ làm dân Ta”.

1 John 2:20, 27 “Còn các con đã chịu xức dầu từ nơi Đấng Thánh, và đã biết mọi sự rồi.-- Ơn xức dầu mà các con đã nhận được nơi Ngài vẫn cứ ở trong các con, chẳng cần ai dạy các con; song ơn xức dầu của Ngài dạy các con mọi sự, mà ơn ấy là thật, không phải dối, và theo như ơn ấy đã dạy các con thể nào, thì hãy cứ ở trong Ngài thể ấy”.

Điều nầy có tầm quan trọng lớn nhất là con cái của Chúa nên nhận ra cách đầy đủ rằng, trên tất cả những thứ khác, chủ đích của Chúa là họ nên biết Ngài. Đây là cứu cánh chi phối tất cả trong các xử lý của Ngài có với chúng ta. Điều này là điều lớn nhất trong tất cả các nhu cầu của chúng ta.

Đó là bí quyết của sức mạnh, sự kiên định, và phụng vụ. Nó quyết định mức lượng hữu ích của chúng ta với Ngài. Đó là một trong những niềm đam mê của cuộc đời sứ đồ Phaolô cho chính mình. Nó là nguyên nhân của sự cố gắng không ngừng của ông cho các thánh đồ. Nó là trung tâm và trục của toàn bộ bức thư gửi tín hữu Hê-bơ-rơ. Đó là bản chất thiết yếu của Giao Ước Mới. Đó là bí quyết của cuộc sống, phụng vụ, sự nhẫn nại, sự tin cậy của Chúa Giê-su như là Con Người.

Tất cả những sự kiện nầy cần nhìn chặt chẽ hơn.

Chúng ta luôn luôn bắt đầu với Chúa Giêsu như đại diện của Đức Chúa Trời, là Con Người ​​theo tâm trí của Ngài. Trong cuộc sống của Ngài trên trái đất, không có một phần nào hoặc khía cạnh nào mà không có sức mạnh và khả năng châm rễ và rút ra từ kiến thức bên trong của Ngài về Cha Ngài, Đức Chúa Trời. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng Ngài có một cuộc sống hoàn toàn lệ thuộc vào Đức Chúa Trời, tự nguyện chấp nhận. Ngài qui tất cả mọi thứ đối với Chúa Cha: từ ngữ, trí tuệ, và các công việc. Các phép lạ, đã được thực hiện có thể thông qua các sứ đồ của Ngài như thông qua chính mình Ngài. Điều này không đặt họ vào mức độ cá nhân như chính mình Ngài. Thần Vị (deity) của Ngài vẫn còn.

Ngài là Đức Chúa Trời biểu lộ trong xác thịt; nhưng Ngài đã chấp nhận về mặt phàm nhân và hướng về con người, Ngài có những hạn chế và phụ thuộc của con người đến nỗi có thể được Đức Chúa Trời thể hiện. Có phương diện con người ở đây, là Ngài không có thể tự mình làm gì (Giăng 5:19). Nguyên tắc toàn bộ cuộc sống của Ngài trong từng giai đoạn và chi tiết là kiến thức của Ngài về Đức Chúa Trời. Ngài biết Chúa Cha trong vấn đề những lời Ngài phải nói, các công việc Ngài phải làm, những người nam và người nữ mà Ngài phải  liên hệ, những lần nói chuyện, tác động, đi lại, ở lại, đầu hàng, từ chối, im lặng, những động cơ, kỳ vọng, nghề nghiệp, yêu cầu, đề nghị, của con người và của Satan. Ngài biết khi Ngài có thể không và khi Ngài có thể ban sự sống của Ngài. Vâng, tất cả mọi thứ.

Vâng, mọi sự ở đây được chi phối bởi những kiến ​​thức bên trong về Đức Chúa Trời. Có rất nhiều bằng chứng trong "sách công Vụ" là thực tế, và trong các thư tín như sự mặc khải giáo lý về tâm trí của Đức Chúa Trời mà nguyên tắc này được Đức Chúa Trời dự định, phải được duy trì như là luật cơ bản của đời sống dân Chúa qua thời đại này. Kiến thức nầy trong trường hợp của Chúa Giêsu, là bí quyết có thế lực hoàn chỉnh của Ngài và quyền uy tuyệt đối của Ngài.

Các vị thầy Israel tìm kiếm Ngài, và vấn đề đó đưa đến sự hiểu biết nầy."Ngươi là thầy của Y-sơ-ra-ên, mà không biết những điều đó sao?". Ni-cô-đem đã đến với Đấng biết được. Quyền uy của Ngài là tốt hơn sự hiểu biết của các thầy thông giáo, không chỉ đơn thuần ở mức độ nhưng cả trong hạng loại.

Đến cuối, tin mừng đó đặc biệt mang sự việc nầy ra trước mắt- trong phúc âm John - (động từ  “biết" xuất hiện khoảng năm mươi năm lần). Chúa chúng ta tuyên bố rằng "Còn sự sống đời đời là nhận biết Cha, tức là Chân Thần duy nhất, cùng Jêsus Christ mà Cha đã sai đến” (Giăng 17. 3). Điều này không có nghĩa đơn thuần là sự sống đời đời được ban cho trên cơ sở của kiến thức này. Có thể có sự sống với kiến thức rất hạn chế. Nhưng sự sống trong sự đầy đủ có liên quan chặt chẽ đến kiến thức đó, và kiến thức về Ngài, ngày càng tự biểu hiện trong sự sống càng gia tăng. Nó hoạt động cả hai cách; kiến thức đưa đến sự sống và sự sống dẫn đến kiến thức.

Nhìn thấy rằng Chúa Giêsu đại diện cho- Con Người- con người theo như Đức Chúa Trời, chúng ta được chuẩn bị tốt để thấy rằng mục tiêu thống trị của các sự xử lý thần thượng với chúng ta là để chúng ta có thể biết Chúa.

Điều này giải thích tất cả những kinh nghiệm của chúng ta; những thử nghiệm, những đau khổ, những rắc rối, suy nhược, hoàn cảnh khó khăn, góc hẹp, trở ngại, áp lực, v..v. .Trong khi tinh chế cho nhân linh, sự phát triển của những ân sủng, sự loại bỏ các cặn bã là tất cả mục đích của các vụ đốt cháy, nhưng ở trên và thông qua tất cả là một trong những chủ đích mà chúng ta có thể biết Chúa. Chỉ có một cách để thực sự nhận biết Chúa, và đó là thực nghiệm.

Tâm trí của chúng ta thường xuyên bận rộn với phụng vụ và công việc. Chúng ta nghĩ rằng làm nhiều điều cho Chúa là chủ đích chính yếu của cuộc sống.

Chúng ta quan tâm công việc của cuộc sống chúng ta, chức vụ chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng trang bị cho nó nằm trong giới hạn của nghiên cứu và kiến ​​thức về điều này. Lo chinh phục hồn người hoặc dạy dỗ các tín hữu, hay xếp đặt mọi người làm việc cho Chúa, có địa vị nổi bật trong sự mãi mê của chúng ta. Nghiên cứu kinh thánh và kiến ​​thức về Kinh Thánh cách có hiệu quả trong vấn đề hướng dẫn phụng vụ Cơ Đốc là những vấn đề bức xúc quan trọng với chúng ta. Tất cả đều hay và tốt, vì chúng LÀ các vấn đề quan trọng; nhưng phía sau tất cả những điều đó, Chúa quan tâm nhiều hơn về việc chúng ta hiểu biết Ngài, hơn bất cứ điều gì khác.

Có thể chỉ có một sự nắm bắt tuyệt vời về Thánh Kinh, một sự quen thuộc toàn diện và thân mật với tất cả các giáo lý; đứng ra bênh vực cho những chân lý chủ yếu của đức tin, làm một công nhân không ngừng trong phục vụ Cơ  Đốc, có một lòng sùng kính lớn cho sự cứu rỗi loài người, nhưng, than ôi, lại có một kiến ​​thức cá nhân không đầy đủ và hạn chế về Đức Chúa Trời ở bên trong. Vì vậy, thường thường Chúa đã cất lấy công việc của chúng ta hầu chúng ta có thể khám phá  Ngài. Giá trị cuối cùng của tất cả mọi thứ không phải là những thông tin mà chúng ta cung cấp, không phải tính lành mạnh của giáo lý chúng ta giảng, không phải số lượng công việc mà chúng ta làm, không phải mức lượng chân lý mà chúng ta sở hữu, nhưng chỉ sự kiện  - chúng ta biết Chúa trong một cách sâu sắc và hùng mạnh.

Đây là một điều mà sẽ tồn tại khi mọi sự khác qua đi. Điều này sẽ làm cho độ bền của chức vụ chúng ta còn lại luôn dù sau khi chúng ta đã ra đi. Trong khi công việc của chúng ta cho người khác có thể phụ thuộc vào nhiều tài liệu và tài nguyên khác nhau, phụng vụ thực sự của chúng ta với họ là dựa trên kiến thức của chúng ta về Chúa.

Điều lớn nhất trong những nan đề của đời sống Cơ Đốc nhân là

Vấn đề của Hướng dẫn

Nói và viết theo chủ đề này nhiều biết bao! Lời cuối cùng cho rất nhiều người là "Hãy cầu nguyện về điều đó, giao thác nó cho Đức Chúa Trời, hãy làm điều gì  có vẻ đúng, và tin cậy Đức Chúa Trời để cho mọi sự chuyển biến đúng". Điều này với chúng ta có vẻ yếu và không đầy đủ. Chúng ta không đòi hỏi khả năng đặt ra cơ sở toàn diện và kết luận về sự hướng dẫn, nhưng chúng ta mạnh mẽ về niềm xác tín rằng đó là một điều có được định hướng cho các sự kiện, sự cố, và dự phòng của cuộc sống, và có điều hoàn toàn khác là có được kiến thức tồn tại ở bên trong cách cá nhân về Chúa. Điều nầy giống như kêu cứu một người bạn vào trường hợp khẩn cấp hoặc vào những thời điểm đặc biệt để có được lời khuyên cho một tiến trình thực hiện; còn điều khác là sống với người bạn đó đến nỗi có một cảm biết về tâm trí của anh ấy, về những thứ như một vấn đề tổng quát.

Chúng ta muốn sự hướng dẫn và mệnh lệnh, Chúa muốn chúng ta có một "tâm trí”. "Anh em hãy có đồng một tâm chí như Christ Jêsus đã có"(Phi. 2:5). "Nhưng chúng ta có tâm trí của Đấng Christ" (1 Cor 2: 16). Đấng Christ đã có tâm thức, và bởi Đức Thánh Linh, Ngài sẽ ban cho và phát triển trong chúng ta ý thức đó. Tuyên bố được cảm thúc là "sự xức dầu dạy anh em mọi điều". Chúng ta không phải là tôi tớ, chúng ta là con cái. Các lệnh truyền như vậy dành cho người giúp việc, còn tâm trí dành cho con trai.

Có một trạng thái kinh khủng về những điều nầy giữa dân của Chúa ngày nay. Vì vậy, rất nhiều người trong số họ có cuộc sống gần như hoàn toàn trong những cái gì là bề ngoài: họ cần sự cố vấn và hướng dẫn, nâng đỡ và hỗ trợ, kiến thức, phương tiện của ân sủng. Còn sự thông minh thuộc linh cá nhân ở bên trong là một điều rất hiếm. Không lạ gì khi kẻ thù đã có một đường hướng thành công như vậy trong các ảo tưởng, các sự giả mạo, và các đại diện sai lạc của chúng ta. Bảo vệ lớn nhất của chúng ta chống lại những điều như vậy, là phải có một kiến ​​thức sâu xa có kỷ luật của Chúa.

Ngay lập tức đó là những điều mà chúng ta tiếp cận: ví dụ, kinh nghiệm, cảm giác. "Bằng chứng" chứng cứ, biểu hiện v..v... Chúng ta bị vạch trần trong nhiều lĩnh vực nguy hiểm, nơi Sa-tan có thể ban cho một sự hoán cải giả mạo, một "báp têm giả tạo của Linh"( ? ), một bằng chứng và hướng dẫn như trong thuyết duy linh. Sau đó, khi có sự rút lui khỏi những điều đó, hắn liền gợi ý tội lỗi không thể tha thứ. Khi đề nghị này được chấp nhận, có lập trường được lấy từ Kinh Thánh,  huyết, và các bảo đảm của những người quan tâm. Và nó có thể là tất cả một lời nói dối

Để thực sự biết Chúa, có nghĩa là kiên định trong khi những người khác đang bị lôi cuốn, dù trải qua thời gian lửa thử nghiệm. Những người biết Chúa không đặt tay của mình ra và cố gắng mang lại những điều ấy. Một tình yêu và sự kiên nhẫn đầy đủ như vậy, và không bị mất sự thăng bằng của họ khi tất cả mọi thứ có vẻ như nát từng mảnh. Tin tưởng là một kết quả rất cần thiết và tất nhiên của kiến thức này, và trong những người biết Ngài có một sức mạnh yên tĩnh, nghỉ ngơi về một chiều sâu của sự sống.

Để kết thúc vào thời điểm này, hãy để tôi chỉ ra rằng trong Đấng Christ, là "trong Ngài đã giấu kín mọi của báu về sự khôn ngoan tri thức", và ý muốn của Chúa dành cho chúng ta là phải đi đến một nhận thức ngày càng phát triển và một sự am hiểu cách cá nhân về Ngài, tức trong Đấng mà có "sự đầy đủ của thể yếu Đức Chúa Trời"(Col. 2:9)