Chim di trú
thay đổi chỗ ở tuỳ theo mùa. Vào mùa thu, chim từ miền bắc bay xuống miền nam
ấm áp, có ánh sáng mặt trời. Vào mùa xuân, chính bầy chim nầy trở về miền đất
nuôi duỡng chúng ở miền bắc để sống qua mùa hè. Nên ghi nhận cách rất thích thú
rằng vô số cá trong vùng nước phía bắc của đại dương cũng bơi về các biển phía
nam và vùng đất sinh sống ấm hơn, đồng thời với lúc chim bay về vùng đất phía
nam. Làm sao loài cá và loài chim có thể đoán trước? Làm sao chúng biết trước
những gì sắp xảy ra trong ít tuần lễ tới? Chúng học địa lí từ trường lớp nào?
Chúng không có dụng cụ hàng hải, dụng cụ đo không khí hay nước biển, song le
chúng trở về ngay địa điểm mà chúng đã ra đi.
Giê-rê-mi 8:7 chép
“Chim hạc giữa khoảng không tự biết các mùa đã định cho nó; chim cu,
chim yến, chim nhạn giữ kỳ dời chỗ ở. Nhưng dân ta chẳng biết luật pháp của Đức
Giê-hô-va!”. Chim chóc có năng khiếu nhạy bén, còn con nguời vì tội tỗi nên
năng khiếu trở nên cùn mằn, không cảm nhận Đức
Chúa Trời hay cõi thiên nhiên cách đầy
đủ.
Đức Chúa Trời
đã dựng nên chim chóc, Chúa mà phú cho chúng năng khiếu đó, là Đức Chúa Trời
hằng sống, có thân vị, Đấng làm nên việc diệu kì. Chỉ Ngài có thể làm phép lạ
như vậy. Hãy để Ngài ban cho bạn bản chất mới của Ngài qua đức tin cứu rỗi
trong Jesus Christ, Con của Ngài.
- Chim Sẻ:
Bạn biết ai dạy loài chim sẻ xây tổ? Các chim non không có mặt khi mẹ chúng xây tổ
để ấp chúng nở. Tôi chưa hề thấy chim con học cách xây tổ. Tôi không biết có
giáo sư đại học nào chuyên biệt dạy loài chim xây tổ chăng. Ngày kia tôi quan
sát con chim sẻ xây tổ dưới hiên nhà, gần cửa sổ của tôi. Ngày hôm đó gió thổi
mạnh cách bất thường. Nó vừa mang nùi chỉ hay miếng cỏ lên xà nhà, gió thổi bạt
đi. Con chim bé nhỏ không bị đánh bại theo lối đó. Tôi thấy nó làm việc cách
bất thường. Nó lại mang miếng cỏ đến chỗ đã định, rồi nó đứng trên cỏ khi gió
thổi mạnh. Rồi nó nhanh nhẹn lao mình xuống lấy nắm cỏ khác, rồi làm việc giữa
gió mạnh, đến khi chiếc tổ hoàn thành và vững chắc. Nó học tài khéo léo nầy từ
Đức Chúa Trời, Đấng làm mọi sự đều tốt đẹp.
- Con Gà Đậu (ngồi)
Trên Cành Cây
Một câu hỏi rất thích thú là điều gì làm cho con gà có
khả năng đậu như con chim trên cành cây, trong khi bạn hay bất cứ người nào,
chắc chắn sẽ ngã khi đậu như vậy. Đó là điều cực kỳ khó khăn cho bạn ngồi xổm
trên cành cây mà không vịn vào cành cây khác, thậm chi dù bạn có cảnh giác. Hãy
tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đi ngủ như con gà đậu trên cành cây.
Tuy nhiên, câu hỏi nầy đem chúng ta đến một thí dụ về sự khéo léo và sự khôn
ngoan của Đức Chúa Trời. Những sợi gân từ 4 ngón chân của con gà tạo thành một
sợi gân đơn độc trong lòng bàn chân của nó. Sợi dây gân nầy cột dính chân gà,
kéo dài lên tới bắp vế, nơi đó nó mở rộng thành bắp thịt hình cái quạt. Đang khi
chân con gà mở rộng ra, các ngón chân giương ra để nó bước đi. Tuy nhiên, khi
con gà ngồi xuống, sợi gân nầy rút lại và kéo các ngón chân khép lại. Đang khi
con gà mái ngồi xuống để đậu trên cành cây, các ngón chân của nó tự động nắm
chặt cành cây và nó không thể ngã được, dù khi ngủ ngon giấc. Nếu Đức Chúa Trời
đã không tạo sự dự bị cho con gà ngủ cách an toàn, chúng ta sẽ có một loạt sự
sụp đổ thần kinh không ngừng xảy ra với gà mái và trứng của nó. Điều đó sẽ kinh
khủng biết dường nào!
- Loài Gà:
Con số 7 dường như chế ngự đời sống con gà. Trứng gà ấp
21 ngày thì nở con, đó là bội số của 7. Tôi hiểu rằng phải có 14 ngày để tạo ra
trứng trong bụng con gà mái, và cần 7 giờ để tạo ra vỏ trứng. Không có một đặc
tính nào ở đây đã có thể xảy ra cách tình cờ hay ngẫu nhiên. Tất cả đều bày tỏ
một sự thiết kế xác định của Đức Chúa Trời.
- Tại Sao Con Gà Không
Đổ Mồ Hôi
Tôi hiểu lý do tại sao con gà không đổ mồ hôi, hay ít
ra, một trong các lý do là nhiệt độ bình thường của thân thể con gà (thân
nhiệt) là 107 độ F, (thân nhiệt bình thuờng của con nguời là 96 độ F). Vì lý do
đó, nhiệt độ phải tăng lên cách đáng kể trên con số đó trước khi con gà cảm
nhận nóng bất thuờng. Bạn sẽ ghi nhận rằng có con số 7 trong khi đọc nhiệt độ
đó.
- Con Gà Mái Mẹ:
Mối liên hệ
đẹp đẽ tồn tại giữa gà mái mẹ và các con của nó đã được Chúa dùng để minh hoạ
tình thương và sự chăm sóc của Ngài dành cho chúng ta. Trong Lu-ca 13:34, Chúa
Jesus phán, “Ôi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem ơi,
ngươi giết các tiên tri, ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi! Ghe phen Ta
muốn nhóm họp con cái ngươi như gà mái túc con nó lại dưới cánh, mà các ngươi
chẳng khứng!”.
Chúng ta nhận thấy có 4 thời điểm hay 4 cơ
hội mà gà mẹ kêu con nhỏ đến với nó. Cơ hội thứ nhất, khi nó thấy một miếng
thức ăn, như một con trùng, con sâu hay con rệp. Nó nhanh chóng phát ra tiếng
gọi bữa ăn trưa và đàn con nhỏ vội chạy lại chén miếng ăn ngon lành. Đấng
Christ nói, “ai đến cùng Ta hẳn chẳng hề đói, ai tin Ta hẳn chẳng hề khát”
(Giăng 6:35). Cơ hội khác là khi gà mái già, lão luyện thấy một chấm đen đe doạ
trên bầu trời, bay vòng vòng, càng lúc càng lớn dần. Nó ré lên một tiếng la
kích động, kêu gọi các con chạy núp vào cánh nó để tránh diều hâu đe doạ. Cơ
hội khác nữa, nó nghe sấm nổ, thấy chớp nhoáng, và cảm thấy gió lạnh thổi tới.
Nó nhanh nhẹn phát ra tiếng “cục cục”, kêu các con nhỏ ẩn trốn bão tố sắp tới.
Cuối cùng khi bóng nắng xuống thấp, mặt trời lặn dần, nó nhanh chóng kêu bầy
con yêu quý đi ngủ nghỉ. Ô, ước gì bạn đến cùng Chúa như vậy!
- Gà Mái Và Trứng Gà:
Dưới một con gà mái có thể đặt 20 trứng gà, do nhiều gà
mái khác nhau đẻ ra. Những trứng gà nầy có thể có nhiều màu sắc khác nhau như
trứng Plymouth Rock, White Leghorn, Buff Cochin, Rhode Island Red. Tất cả các
loại trứng nầy có thể được đặt dưới một con gà mái đen ấp. Cuối ba tuần lễ, vụ
thu hoạch sẽ xuất hiện; các chú gà con
sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, đen, nâu, đỏ, vàng. Tất cả các chú gà con sẽ
không nhận biết gà mẹ nào đã thực sự khởi đầu cuộc sống của chúng, nhưng chúng
sẽ chạy theo gà mẹ đã ấp chúng. Có lẽ không có cái trứng nào do gà mái ấp đẻ
ra. Làm sao những chú gà con nầy chỉ theo gà nào đã là phương tiện đem chúng
vào thế giới?
Điều nầy cũng
hiển nhiên trong đời sống Cơ Đốc nhân. Chỉ ai thực sự xưng nhận và giới thiệu
cho một hồn tin Chúa, người đó được tin tưởng. Có thể có nhiều người khác đã dự
phần- mẹ cầu nguyện, cha kỉnh kiền, giáo viên trường Chúa nhật trung tín, giáo
viên khôn ngoan và tận tâm, bạn bè thân mến, là những người đã dìu dắt người đó
vào sự hầu việc. Những người nầy có được sự tín nhiệm ít hơn, dù tất cả đã góp
phần.
Phao-lô đã bảo
cùng chúng ta tại Corinth rằng, ông đã trồng, A-bô-lô đã tưới và Đức Chúa Trời
ban cho sự tăng trưởng (1 Cor. 3:6). Thực vậy trong việc hoán cải phần lớn
chúng ta, nhiều người đã đóng góp một phần, thậm chí phần đó có thể nhỏ bé. Đức
Chúa Trời đã làm cho chức vụ của mọi người vào một khuôn khổ, và cuối cùng sinh
bông trái. Ngài là Đấng trồng tất cả. Mọi người mà có góp phần trong kế hoạch
có thể cùng vui mừng với nhau. Nếu chúng ta là các đầy tớ thật của Đức Chúa
Trời, chúng ta sẽ thú nhận rằng tất cả chúng ta đều mắc nợ Ngài.
- Trứng Gà:
Giữa nhiều kỳ
quan trong cõi thiên nhiên, trứng gà có địa vị chủ chốt. Huyền nhiệm của việc
ấp trứng gà không thể được bất kỳ tâm trí vĩ đại nào của thế giới giải thích được.
Trứng được ấp trong thời gian bội số của 7 ngày. Trứng của con bọ khoai lang ấp
trong 7 ngày, trứng chim ở đảo Canary trong 14 ngày. Trứng gà ấp trong 21 ngày,
bồ câu, vịt, ngổng trong 28 ngày. Một loại vịt rừng khác ấp trứng của nó trong
35 ngày. Trứng của con vẹt ấp trong 42 ngày.
Những điều như
vậy không xảy ra cách tình cờ trong cõi thiên nhiên. Đức Chúa Trời đã ấn định
và ra lệnh mọi việc của đời sống, hoặc là trong thế giới động vật hay thế giới
thảo mộc. Có bao giờ bạn suy nghĩ những chiếc lông đẹp đẽ của con công mà trên
đó là sự tạo thành chính xác được thực hiện từ một quả trứng chỉ chứa đựng lòng
trứng màu vàng và lòng trắng không có màu sắc không? Làm sao các màu sắc nầy
trộn vào đó? Tại sao màu sắc luôn luôn là những màu thuộc về loài chim đặc biệt
đó? Làm sao những hình ảnh được tạo ra trên các cộng lông theo một cách như vậy
để khi chiếc đuôi con công xòe ra, việc pha màu đã hoàn hảo trong vị trí và đẹp
đẽ trong dáng mạo? Chỉ một Đức Chúa Trời hằng sống có thể làm điều đó.
Nhưng chúng ta
hãy trở lại trứng của con gà mái. Lớp vỏ đầu nhọn của quả trứng thì dày hơn lớp
vỏ đầu to của nó. Chú gà con sẽ thoát ra ngoài qua đầu to của quả trứng, vì vậy
Đức Chúa Trời đã sắp xếp và thiết kế cái vỏ trứng đến nỗi chú gà con có thể dễ
dàng đục con đường thoát ra ngoài qua điểm mà có vỏ mỏng hơn.
Tại đầu to của
quả trứng có một phòng không khí. Điều nầy có thể nhìn thấy khi ta tách vỏ
trứng gà luộc ra. Khi chú gà con được hình thành trong quả trứng, nó được xếp
đặt cho cái đầu của nó ngước lên trong phần đầu to của quả trứng và cái mỏ tí
xíu của nó sát bên phòng có không khí. Bất luận gà mẹ có thể xoay quả trứng bao
nhiêu lần trong suốt ba tuần lễ ấp trứng, nó không thể đảo lộn vị trí của gà
con. Đấy là một phép lạ khác của Đức Chúa Trời. Con người không thể sắp xếp như
vậy và con người cũng không thể hiểu nỗi làm sao Đức Chúa Trời làm như vậy. Cậu
bé có thể xây quả trứng nhiều lần, nội dung quả trứng không bị xáo trộn. Chú gà
con sẽ luôn luôn được hình thành có chiếc mũi dính vào phòng không khí trong
đầu to của quả trứng.
- Lòng Đỏ Trứng Gà:
Có lẽ chúng ta nên chú ý sự hình thành của lòng đỏ. Nó
được xây dựng giống như chiếc tàu chiến, tức là phần dưới cùng thì đặc và nặng,
còn phần trên thì nhẹ và lỏng. Điều nầy khiến cho lòng đỏ luôn luôn trôi nổi mà
ngước lên. Thêm vào điều nầy, còn có một sợi dây bằng lòng trắng cột chặt hai
đầu của lòng đỏ và đầu kia cột chặt cách huyền diệu vào bên trong cái vỏ. Sự
cột chặt nầy là sự liên kết rất trơn trợt, thật là trơn trợt, cho dù có lăn
tròn quả trứng cũng không đảo lộn lòng đỏ được. Vì cớ các sợi dây cột chặt nầy,
nên khi đập cái trứng, người đầu bếp phải cạo lòng trắng ra.
Cái mỏ của
chú gà con rất mềm, không thể đục thủng cái vỏ cứng. Vì lý do đó Đức Chúa Trời
tạo ra một dụng cụ chỉ sử dụng một lần. Vật nầy có hình dáng như bột áo, làm
bằng chất liệu cứng, vừa vặn với cái mỏ của chú gà con trong quả trứng. Với một
lớp như bột áo nầy, mỏ chú gà đục thủng cái vỏ để có đủ không khí trong căn
phòng không khí, 2 ngày trước khi chú gà con thoát ra.
Đang khi chú gà
bắt đầu thở, nhiều giờ trôi qua, đến lúc phần không khí cuối cùng được hít lấy.
Không khí làm cho chú gà to lên một chút, và khi chú gà lao tới để hít thêm không
khí, mà không có ở đó, sức mạnh nó tác động ra một cái lỗ qua cái vỏ, sự căng
phồng của thân thể chú gà làm vỡ cái vỏ đủ cho chú trồi ra ngoài. Chừng hai
ngày sau khi chú gà sinh ra, lớp bột áo cứng rơi khỏi mũi của nó. Đôi khi lớp
bột áo nầy dính cứng vào cái mỏ gà con, người nông dân phải dùng ngón tay gở nó
ra.
Há không lạ
thường sao khi các chú gà con không biết mẹ của chúng nó? Chú gà con có thể
không bao giờ thấy mẹ nó, vì có thể quả trứng được gà mái khác đẻ ở tận nơi rất
xa, được đem về ấp tại đây. Điều gì tạo ra sự gắn chặt giữa các chú gà con và
gà mẹ đã ấp chúng nở ra. Chúng ta không biết. Không ai biết cả. Đó là một trong
các huyền nhiệm của Đức Chúa Trời, khi gà con sẽ luôn luôn theo mẹ ấp ra nó.
- Chim Sơn Ca:
Một trong các con chim thích thú là chim sơn ca. Có lẽ
đó là ca sĩ đẹp đẽ hơn hết trong mọi loài chim hót. Chính nó không thực sự hấp
dẫn, nhưng bài ca của nó khó diễn tả. Nhiều vần thơ đã đuợc trứ tác về âm thanh
mê li phát ra từ cổ họng nhỏ bé nầy. Nhiều câu chuyện đã được kể về bài ca diệu
kì của nó. Tuy nhiên trong mọi nỗ lực nầy về văn thơ, không có gì nói về đôi
chân của chim sơn ca. Đôi chân nó xấu xí, vượt ngoài khuôn khổ. Các ngón chân
dài cách bất thường, bao phủ bằng lớp da sần sùi, thô nhám, khó coi. Đức Chúa
Trời có lỗi lầm chăng khi Ngài ban cho chim sơn ca tiếng hát diễm lệ, phong
phú, quá tuyệt mĩ, song le lại ban cho nó đôi chân khó coi như vậy? Không, Đức
Chúa Trời luôn luôn làm tốt mọi sự. Chim sơn ca không xây tổ, nhưng đặt hai
trứng của nó dưới đất, trong lỗ trũng nào đó, có lẽ ở ven bờ ruộng hay đồng cỏ.
Nếu có nguy cơ nào xảy đến làm tiêu huỷ hai trứng của nó, nó sẽ dùng đôi chân
gắp hai quả trứng bay đi, và đặt xuống nơi nào an toàn đối với kẻ xâm phạm. Các
ngón chân dài ngoại hạng đến nỗi chúng có thể nắm hai quả trứng mà không làm
vỡ. Các ngón chân ấy được dựng nên vừa cứng và thô nhám, nên trứng sẽ không lọt
và rớt được. Đức Chúa Trời chăm sóc con chim sơn ca như vậy, thậm chí còn chăm
sóc nhiều hơn đối với chúng ta. Thật là an toàn nếu chúng ta đặt cuộc đời mình
vào tay của Ngài.
- Chim Đa Đa:
Hãy suy gẫm chim
đa đa. Giê-rê-mi 17:11 bản King James dịch, “chim đa đa ngồi trên các trứng mà
không ấp chúng”. Nếu bạn muốn học thói quen của loài chim bé nhỏ nầy và nói
chuyện cùng những người chăn nuôi chúng, bạn sẽ nhận thấy rằng tổ của nó có đáy
rất sâu. Các quả trứng được đặt trong tổ, mà đáy nhọn và sâu, còn phần trên thì
rộng. Các quả trứng dưới đáy cách quá xa ngực chim mẹ (có chừng 30 trứng trong
tổ), nên hiếm khi chúng đuợc ấp đến, vì không được truyền cho sức nóng. Do đó
chỉ một phần trứng nở con, các trứng khác hư thối. Điều nầy giải thích ý nghĩa của
Giê-rê-mi 17:11, “Cũng như chim đa đa ngồi trên các trứng mà mình chẳng
ấp (hết); nên kẻ nào được giàu có chẳng theo sự công bình, đến nửa đời người, nó
phải mất hết, cuối cùng sẽ là kẻ ngu dại”. Nhiều của cải quá không quản lí nỗi!
- Năng khiếu Của Chim
Sẻ:
Từ đời sống
loài chim chúng ta học biết rằng có một Đức Chúa Trời hằng sống, vì nếu không
có Ngài, các sinh vật đẹp đẽ nầy không hề hành động như vậy. Tôi xin minh hoạ.
Một nhà quí
phái có được đôi chim sẻ từ việc ấp trứng trong máy ấp trứng. Đôi chim non đuợc
giữ trong lồng trong nhà ông một thời gian, cẩn thận che chở và bảo vệ khỏi
cuộc sống bên ngoài và xa cách mọi chim chóc. Chúng chưa hề thấy trứng chim,
cũng như chưa bao giờ thấy chim ấp trứng. Hai con chim nầy ở trong cái lồng
rộng 4 mét vuông. Trong đó có lá cây, cỏ rác, bụi cây nhỏ, mép cửa sổ nhô lên
như hiên nhà. Khi hai con chim non nầy trưởng thành, mỗi con xây một cái tổ
đẹp. Trong mỗi cái tổ, hai chim mái nầy đặt trứng của chúng. Ít lâu sau, chúng
ngồi lên trên trứng, nỗ lực ấp. Vì nhiên, trứng không nở con, vì trứng không có
cồ (con trống). Làm thế nào những con chim nầy đã học cách xây tổ? Ai dạy chúng
đặt trứng mình trong đó? Làm sao chúng biết là phải ngồi trên trứng? Bản năng
cố hữu nầy là ban tứ từ Đức Chúa Trời, được Đấng dựng nên loài chim hồi nguyên
thuỷ đặt để ở đó.
- Chích Choè Màu xanh:
Chim chích choè màu xanh xây tổ mình trên cây có lỗ rỗng
trong rừng Âu châu, vì nó phải giấu con nó khỏi các trẻ em cướp bóc mà có thể
ăn cắp tổ. Trong xứ Hoa kỳ nầy, nó xây tổ trên cháng ba của cây cối, như loài
chim khác làm, vì nó không sợ sự cướp bóc. Trong rừng Amazon (Brazil ), chim chích choè thay đổi
phương pháp và xây tổ như chim vàng anh (hoàng oanh) làm. Tổ của nó treo trên
cuối cành cây, ngoài tầm của rắn và thú vật khác mà thích ăn cắp trứng của nó.
Ai đã dạy cho chim chích choè màu xanh xây tổ ba cách khác nhau tại các phần
đất khác nhau của thế giới? Chỉ Đức Chúa Trời
của thiên đàng, Đấng đã tạo nên các chiếc lông màu xanh của chim chích
choè xanh và lông vàng của loài chim ngoài đảo Canary mà thôi.
- Con Ngổng:
Ngổng mẹ và
ngổng cha đang bơi quanh hồ với 5 ngổng con đang bơi gần đó. Mặt hồ nước êm
lặng, chỉ có cơn gió nhẹ thoảng qua. Thình lình, mây đen xuất hiện, gió lạnh
hơn, mặt hồ xao động. Cơn bão sắp sửa ập đến. Đang khi gió tăng cường độ, đàn
ngổng con khó bơi. Thật nhanh nhẹn, ngổng cha mẹ giang rộng đôi cánh đối diện
nhau để tạo ra bức bình phong chắn gió. Ngổng cha mẹ phát ra âm thanh đặc biệt
kêu con cái vào trú ẩn dưới hai đôi cánh của chúng. Các chú ngổng con tìm đuợc
đường lên bờ an toàn. Ngổng bố mẹ bơi hộ tống phía sau cho đến bờ. Chúng bảo vệ
các con nhỏ khỏi gió mạnh. Các chú ngổng con an toàn giữa khu vực ở giữa cha và
mẹ chúng. Sau khi hướng dẫn cẩn thận, cả ngổng cha mẹ và đàn con đều đến thảm
cỏ, nơi chúng nằm nghỉ an toàn.
“Đức Chúa Trời
lo cho bò sao?” (1 Cor. 9:9), và chúng ta có thể hỏi, “Ngài chăm lo cho ngổng
sao?” Ngài đã dạy cho ngổng cha mẹ sự khôn ngoan khéo léo nầy đến nỗi chúng nó
có thể chăm sóc con nhỏ mình trong cơn bão tố. Chính Đức Chúa Trời chắc chắn có
thể dự bị cho chúng ta trong thời gian giông tố. Chỗ an toàn duy nhất là dưới
bóng cánh của Ngài, Ngài có khả năng và thành tín hướng dẫn chúng ta cách an
toàn đến tư gia thiên thượng của chúng ta.
- Con Quạ:
Há không thích
thú sao khi Đức Chúa Trời đã tạo ra nhiều loại che chở khác nhau cho loài quạ.
Quạ lông đen, quạ sống ở Na-uy, ăn cá trên
nước cạn, có chân trắng nên chúng không bị cá phát hiện. Loài quạ ở Đông Kansas (Hoa kỳ), nơi đó
đất đai màu cát vàng và xám, nên chúng có chân màu xám. Những con quạ ở Illinois , Indiana và Missouri , nơi mà đất màu
đen, thì có chân đen. Tất cả các điều nầy là dấu hiệu về sự che chở và ân điển
diệu kì của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời sản xuất mọi sự để che chở bạn
và chăm sóc bạn. Ngài ban cho bạn quần áo, lương thực và chỗ trú ẩn. Đang khi
Ngài qui hoạch mọi sự cho cuộc sống bên trong và bên ngoài của bạn, vậy tại sao
bạn không tin cậy Ngài cho phương diện rất quan trọng của bạn-- hồn của bạn, vì
Chúa Jesus thay đổi hồn của ai đến cùng Ngài và tin cậy Ngài. Ngài sẽ biến đổi
bạn từ tội nhân thành thánh nhân, từ người ô tội thành người được huyết Ngài
rửa trắng trong và tinh sạch. Bạn tin Ngài, Ngài sẽ làm điều đó cho bạn.
Dr. Walter L. Wilson
Châu Quân sưu tầm và tạm dịch 16-7-2014