Trong
sự ngưỡng mộ Madame Guyon (1648-1717), John Wesley nói về bà, "Hiếm có trường
hợp như vậy biết bao, khi chúng ta tìm thấy tình yêu cao quý dành cho Đức Chúa
Trời, và đối với hàng xóm của chúng ta, trong sự khiêm tốn chân chính; của sự nhu
mì bất khả chiến bại, và sự từ bỏ chính
mình không dành lại chút chi”. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với Wesley.
Giáo hội Bàng giáo La Mã thế kỷ 17 ở Pháp, nơi Bà lớn lên, đốt sách của Bà, lên
án các nguyên tắc suy gẫm yê lặng của Bà, và Bà bị giam cầm. Điều gì về người
phụ nữ này của Đức Chúa Trời đã mang những phản ứng khác nhau như vậy?
Một
sản phẩm của xã hội thượng lưu Pháp, Jeanne lớn lên ở tu viện từ hai tuổi rưỡi.
Năm mười tuổi, Bà đã tìm thấy một quyển Kinh Thánh để lại trong phòng của Bà và
bắt đầu nghiêm túc học tập và ghi nhớ. Từ đó, Bà theo đuổi một sự tận tâm dành
riêng cho Đức Chúa Trời.
Bà
kết hôn năm 16 tuổi với một người đàn ông lớn tuổi, và để lại cho Bà một đời
quả phụ với ba trẻ em khi Bà vào tuổi 28. Với sự giàu có chồng Bà đã để lại cho
Bà, Bà đã dành 40 năm còn lại của cuộc đời mình để phục vụ Đức Chúa Trời qua
việc truyền giáo cá nhân, viết lách, và giúp đỡ người nghèo. Bà đã thành lập
các bệnh viện và đã gởi tiền giúp đỡ người khác
cách ẩn giấu.
Bà
đi du lịch khắp nước Pháp và Thụy Sĩ dạy mọi người cách cầu nguyện và thách
thức họ để sống một cuộc sống thánh thiện. Bà chủ yếu gặp gỡ nguời ta cách ẩn
giấu và tránh sự "rao giảng." Trong khi đó, Bà tìm một sự liên hiệp ngày
càng sâu sắc hơn với Đức Chúa Trời đến mức Bà cảm thấy Đức Chúa Trời chiếm hữu
của mình, nói và hành động thông qua Bà.
Vì
vậy, vấn đề là gì? Vâng, Giáo Hội Bàng Giáo La Mã tại thời điểm đó phản đối
chủ nghia kỉnh kiền của Bà, vì Bà dạy rằng sự hoàn hảo thuộc linh có thể đạt
được khi bản ngã bị mất trong việc chiêm
ngưỡng Đức Chúa Trời. Các nhà chức trách cũng cảnh báo Bà rằng đó là nghiệp vụ của
các linh mục cầu nguyện, không phải của phụ nữ, và chắc chắn không phải trong
cách Bà cầu nguyện cách sự thân mật, từ trái tim Bà. Không rúng động bởi lời đe
dọa và phổ biến trong tất cả các tầng lớp xã hội, Bà không sợ hãi và cứ sử dụng
mọi cơ hội để chia sẻ những ý tưởng thuộc linh của mình với tất cả mọi người Bà
gặp..
Cuối
cùng, nhà thờ đã bắt Bà và bỏ tù bảy năm, hai năm cuối cùng ở trong nơi biệt
giam trong nhà ngục Bastille. Bà vẫn tiếp tục viết, đã sản xuất một tác phẩm
bình luận dài 20 tập về Kinh Thánh, một cuốn tự truyện (có sẵn tại Christian
Classics Ethereal thư viện), và nhiều tác phẩm ngắn, hai trong số đó là “Đối
thoại và tài liệu từ quá khứ”, "Con đuờng đến cùng Đức Chúa Trời" và
"Một phương pháp ngắn và đơn giản của cầu nguyện."
Bà
chia sẻ một tình bạn thuộc linh 25 năm với Tổng Giám Mục Francois de Fenelon,
các danh nhân Cơ Đốc nổi tiếng nhất của thời kỳ đó. Thư từ trao đổi của họ, hơn
100, đã được gọi là "một trong những tài liệu quý giá nhất cho việc nghiên
cứu tư tưởng thần bí truyền cho chúng ta từ quá khứ".
Sau
khi vua Louis XIV thả Bà ra khỏi tù, Bà Guyon sống thêm 15 năm, đau khổ cách kiên
nhẫn và tôn vinh Đức Chúa Trời trong các bệnh tật của Bà, cho đến khio6 qua đời ở tuổi 69.
Nancy
Missler về Jeanne Guyon