Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

CÁC THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC- 11

Forest river under the white clouds Stock Photography

THI THIÊN 133: CHỨNG CỚ CỦA NẾP SỐNG HỘI THÁNH
TRONG SỰ TRƯỞNG THÀNH (1)

Sự Trưởng Thành của Chúng Ta
Dẫn Đến Một Sự Hiệp Nhất Vinh Hiển
Thi Thiên 133 là một thi thiên mà tất cả chúng ta đều biết rất rõ vì chúng ta thường hát nó như một bài thánh ca. Tuy nhiên, chúng ta có thể không thật sự biết thi thiên này như đáng phải biết. Thi Thiên 133 có ý phô bày sự trưởng thành, không phải phô bày cảm xúc. Nhưng chúng ta thường vui hưởng thi thiên này theo cách rất cảm xúc. Chúng ta hát: “Kìa, thật tốt đẹp và vui thỏa dường nào vì các anh em cư trú cùng nhau trong sự hiệp nhất!” Rồi sau khi hát một cách đầy vui mừng trong một buổi nhóm, chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta là một. Chúng ta cần nhận thức rằng đây không phải là một thi thiên có tính cảm xúc. Trái lại, đó là một sự phô bày cảu sự trưởng thành mà xuất ra từ mọi kinh nghiệm trước đó trong các Thi Thiên Đi Lên

“Kìa, thật tốt đẹp và vui thỏa dường nào vì các anh em cư trú trong sự hiệp nhất!” (c.1). Làm thế nào  để chúng ta kinh nghiệm sự hiệp nhất được mô tả trong câu này? Chúng ta chỉ có thể làm một bằng cách luyện tập sự trưởng thành của mình như được mô tả trong Thi Thiên 132, trong đó Đấng Christ trở nên mọi sự và chúng ta biến mất. Nói cách khác, chúng ta chỉ có thể có sự hiệp nhất chân thật khi chúng ta đánh mất tính cá nhân của mình. Khi chúng ta không còn là những cá nhân nữa, thì khi ấy chúng ta có thể cùng với nhau trở nên nơi cư ngụ của Chúa mà trong đó chúng ta cư trú cùng nhau trong sự hiệp nhất. Đây là có sự phô bày của sự trưởng thành.
Tất cả chúng ta thỉnh thoảng đều đã nếm sự hiệp nhất này, nhưng dường như chúng ta không bao giờ có thể duy trì điều đó. Kinh nghiệm của chúng ta về sự hiệp nhất thường không nhất quán. Tuy nhiên, chúng ta không nên nản lòng và nghĩ rằng sự hiệp nhất chỉ là lý thuyết. Sự hiệp nhất đến từ sự trưởng thành của chúng ta trong sự sống. Điều đó không phải là lý thuyết, nhưng là một điều gì đó chúng ta phải tăng trưởng vào trong. Khi Chúa tiếp tục biến đổi chúng ta và truyền chính Ngài vào trong chúng ta, và khi chúng ta phấn đấu để Chúa là tố chất của nếp sống hội thánh hầu Ngài có thể bước vào trong sự yên nghỉ của Ngài, thì cuối cùng sự hiệp nhất thật của chứng cớ Chúa sẽ được sản sinh giữa vòng chúng ta. Chúng ta sẽ có điều được nói đến trong thi thiên này: “Kìa, thật tốt đẹp và vui thỏa dường nào vì các anh em cư trú trong sự hiệp nhất!”
Sự Hiệp Nhất của Chúng Ta Khiến Cho
Chúng Ta Vui Hưởng Sự Xức Dầu Thần Thượng
Thi Thiên 133 tiếp tục: “Điều đó giống như dầu quý giá trên đầu lan xuống râu, râu của Aaron, lan xuống gấu áo ông: (c.2). Dầu quý giá được đổ trên đầu Aaron là dầu xức, như được mô tả trong Xuất Hành 30: 22-33. Theo thi thiên này, điều mô tả đặc tính sự hiệp nhất của chúng ta cần phải là gì? Sự hiệp nhất của chúng ta cần phải có việc vui hưởng sự xức dầu thần thượng cặp theo. Việc chúng ta ở dưới sự xức dầu thần thượng có nghĩa là chúng ta được đổ đầy và thấm nhuần bằng sự hiện diện sống động của Đấng Christ. Mặc dù có thể chúng ta không có điều này cách kiên định, nhưng chúng ta thường có một sự nếm trước trong các buổi nhóm hay trong sự tương giao của chúng ta với các thánh đồ. Đôi khi chúng ta có sự nhận thức sâu xa về sự hiện diện của Chúa vì sự xức dầu thần thượng đã bước vào và thấm nhuần chúng ta. Khi ấy, còn hơn cả vui mừng, chúng ta nghĩ: “Ồ, thật phong phú! Thật tuyệt vời!” Thậm chí chúng ta có thể bước vào trong một loại ngất trí, đến mức quên mất mình là ai. Một cảm giác sâu xa như vậy bày tỏ rằng chúng ta đang ở dưới sự xức dầu thần thượng.
Vì Sự hiệp Nhất Này, Chúng Ta cần phải có
Quyền Làm Đầu Và Thân Vị Của Đấng Christ
Sự vui hưởng và kinh nghiệm về sự xức dầu thần thượng đến từ sự hiệp nhất của chúng ta. Theo thi thiên này, dầu xức lan xuống trên đầu. Điều này có nghĩa là chúng ta cần có quyền làm đầu của Đấng Christ. Dầu xức xuống trên đầu, rồi lan từ đầu xuống thân thể. Trong Kinh Thánh, đầu cũng chỉ về thân vị. Khi chúng ta có quyền làm đầu của Đấng Christ, chúng ta cũng có thân vị của Ngài. Sự hiệp nhất được mô tả trong thi thiên này chỉ có thể được phô bày trong nếp sống hội thánh, nếu tất cả các thánh đồ đều ở trong sự thuận phục đối với quyền làm đầu của Đấng Christ. Mỗi thánh đồ phải ở dưới quyền làm đầu của Đấng Christ để sự hiệp nhất thật được thực tại hóa. Sự hiệp nhất này sẽ khiến cho chúng ta vui hưởng sự xức dầu thần thượng.
Vì lý do này, chúng ta cần nhớ rằng sự hiệp nhất không đơn thuần là một kinh nghiệm có tính cảm xúc. Chúng ta có xu hướng vui hưởng thi thiên này theo cách cảm xúc, nhưng rồi chúng ta sống cuộc đời của riêng mình tách rời khỏi quyền làm đầu của Chúa. Điều này không bao giờ có thể đem đến phước hạnh của Chúa. Nếu muốn có thực tại của sự hiệp nhất như vậy thì chúng ta cần phải là đền tạm của Đức Chúa trời. Cuối cùng, chúng ta đánh mất “nhà mình” và chỉ có đền tạm của Ngài còn lại. Điều này có nghĩa là chúng ta đánh mất mọi sự của chính mình. Nhưng khi chúng ta kinh nghiệm hòm chứng cớ như thực tại nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời, thì trong một tình trạng như vậy chúng ta có thể làm chứng: “Hãy xem! Ồ, hãy xem! Thật vui thỏa dường nào! Hãy nhìn xem tất cả các thánh đồ yếu dấu! Tất cả họ chỉ vì Đấng Christ! Họ ở dưới quyền làm đầu của Ngài! Họ không biểu hiện chính mình! Họ chỉ biểu hiện thân vị của Đấng Christ!” Chính lúc các thánh đồ ở trong một tình trạng như vậy mà chúng ta có thể thật sự làm chứng: “Kìa, thật tốt đẹp và vui thỏa dường nào vì các anh em cư trú trong sự hiệp nhất!” Khi tất cả chúng ta đang sống Đấng Christ, nhận lấy Ngài làm thân vị và đầu của chúng ta, thì nếp sống hội thánh trở nên vinh hiển. Chúng ta vui hưởng sự hiệp nhất với sự xức dầu thần thượng.
Vì Sự hiệp Nhất Này, Chúng Ta cần phải có
Sự Trưởng Thành của Đấng Christ
Với Nếp Sống Phục Vụ Tế lễ Ngài
Dầu xức được đổ ra trên đầu Aaron lan xuống râu ông. Trong Kinh Thánh, râu biểu thị cho sự trưởng thành, vì một người trẻ không thể mọc râu quai nón mãi cho đến khi người ấy trưởng thành. Việc xức dầu lan xuống râu biểu thị rằng chúng ta, là những người ở trong sự hiệp nhất, không chỉ sỡ hữu quyền làm đầu và thân vị của Đấng Christ, mà còn sở hữu sự trưởng thành của Ngài. Hơn nữa, đây không phải là bất cứ râu nào mà là “râu của Aaron”. Aaron là thầy tế lễ thượng phẩm. “Râu của Aaron” đại diện cho sự trưởng thành của một nếp sống phục vụ tế lễ. Một thầy tế lễ trưởng thành là một người đem Đức Chúa Trời đến cho con người và đem con người đến với Đức Chúa Trời. Đây cần phải là nếp sống phục vụ của chúng ta. Chúng ta phải có quyền làm đầu, thân vị, sự trưởng thành và nếp sống phục vụ của Đấng Christ. Râu của Aaron đại diện cho một sự luyện tập chín chắn trong nếp sống phục vụ tế lễ. Khi tất cả các thánh đồ được luyện tập theo cách như vậy thì nếp sống hội thánh trở nên một nếp sống phục vụ tập thể. Trong một tình trạng như vậy, chúng ta có sự hiệp nhất mà đem sự xức dầu thần thượng đến.
Điều được mô tả trong các câu này cần phải trở nên rất thực tiễn đối với chúng ta. Chúng ta thường cảm thấy việc mình phục vụ trong nếp sống hội thánh là quá nhiều, dù chỉ một lần một tuần. Chúng ta đặc biệt xem thường các sự phục vụ thực tiễn như là lau chùi phòng nhóm, sắp ghế, hay cắt cỏ. Nếu đây là trường hợp của chúng ta thì làm thế nào có thể có “râu của Aaron” giữa vòng chúng ta? Thay vì vậy, dường như chúng ta thường có “râu của Jacob”, vì chúng ta luôn luôn lằm bằm và than phiền. Chúng ta than phiền rằng một vài thánh đồ làm quá nhiều, trong khi những người khác làm quá ít. Nhưng điều này trái ngược với Thi Thiên 133. Chúng ta nên ao ước nhìn thấy một nếp sống hội thánh hài hòa trong sự trưởng thành, với dầu xức thần thượng chảy xuống trên chúng ta, hầu cho chúng ta có thể tuyên bố: “Kìa! Thật tốt đẹp và vui thỏa dường nào!” Để cho điều này xảy ra, chúng ta cần có Đấng Christ như Đầu và là thân vị của chúng ta. Chúng ta cần tăng trưởng cho đến khi chính Đấng Christ là sự trưởng thành này sẽ khiến cho chúng ta phục vụ như một thầy tế lễ trong nếp sống hội thánh. Khi có nhiều thánh đồ giữa vòng chúng ta luyện tập trong sự trưởng thành thì nếp sống hội thánh sẽ trở nên một nếp sống phục vụ tế lễ.
Giả sử tất cả thánh đồ đều ao ước phục vụ, dù là bằng cách giảng phúc âm và có các buổi nhóm tư gia, hay bằng cách lau chùi phòng nhóm và cắt cỏ. Khi ấy chắc chắn chúng ta sẽ có “râu của Aaron” giữa vòng chúng ta. Điều này sẽ cho phép chúng ta kinh nghiệm dòng chảy của sự xức dầu thần thượng. Sẽ không có sự lằm bằm, than phiền, thối lui, hay tái sa ngã. Tất cả các thánh đồ sẽ luyện tập về quyền làm đầu của Đấng Christ, thân vị của Đấng Christ, sự trưởng thành của Đấng Christ, và nếp sống phục vụ tế lễ của Đấng Christ. Khi ấy tất cả chúng ta sẽ tuyên bố: “Ô, thật tốt đẹp và vui thỏa dường nào!” Chúng ta sẽ bước vào trong sự vui hưởng phong phú về sự hiệp nhất như được mô tả trong thi thiên này.
Sự Hiệp Nhất của Chúng Ta Sản Sinh
Một Chứng Cớ Lạ Lùng của Đấng Christ
Cuối cùng, dầu xức lan từ râu của Aaron xuống đến “gấu áo ông.” Áo của một người biểu thị cho sự biểu hiện bên ngoài của người ấy, chứng cớ của người ấy. Việc dầu xức lan đến “gấu áo ông” có nghĩa là cuối cùng có một chứng cớ kỳ diệu được sản sinh từ hiệp nhất của chúng ta trong nếp sống hội thánh. Sự xức dầu thần thượng lan đến chính gấu áo của chúng ta. Nếp sống hội thánh trở nên một sự phô bày về sự trưởng thành của chúng ta, nhưng chính Đấng Christ là Đấng được biểu hiện. Khi dân chúng nhìn vào sự hiệp nhất của chúng ta, họ nhìn thấy chứng cớ lạ lùng của Đấng Christ.
Trong Chúng Cớ Duy Nhất Này,
Chúng Ta Kinh Nghiệm Sự Tươi Mới
Của Sự Phục Sinh Đấng Christ
Thi Thiên 133 tiếp tục: “giống nghư sương móc Hermon sa xuống trên các núi Zion: (c.3a). Sự hiệp nhất của chúng ta thì giống như “sương móc Hermon.” Jerusalem được bao quanh bởi các ngọn núi, và núi Hermon là ngọn núi cao nhất. Trong Kinh Thánh, núi Hermon biểu thị cho Đấng Christ thăng thiên. Chúng ta biết rằng Đấng Christ đã trải qua sự chết và sự phục sinh, và bây giờ Ngài ở trong sự thăng thiên. Trong sự thăng thiên của Ngài, Ngài được ví như “sương móc”. Sương móc được sản sinh sau một đêm lạnh lẽo và tối tăm. Chúa đã trải qua đêm lạnh và tối tăm của sự chết và đã bước vào trong sự phục sinh và thăng thiên. Trong sự thăng thiên, bây giờ Chúa sở hữu sự tươi mới của sự phục sinh. Sương móc Hermon là Đấng Christ thăng thiên với sự tươi mới và hương thơm của sự phục sinh Ngài.
Sương móc Hermon sa xuống trên các núi Zion. Tất cả các thánh đồ ở trong giai đoạn trưởng thành giống như các ngọn núi. Nhưng mặc dù có nhiều ngọn núi, chỉ có một Zion, điều này có nghĩa là chỉ có một chứng cớ. Trong chứng cớ này, chúng ta kinh nghiệm sương móc sa xuống, tức là sự tươi mới của Đấng Christ phục sinh. Trong giai đoạn trưởng thành, chúng ta cuối cùng không nhìn thấy gì ngoài sự phục sinh trong nếp sống hội thánh. Mỗi thánh đồ yêu dấu trở nên một chứng cớ của sự phục sinh. Chúng ta không còn nhìn thấy xác thịt, sự sống bản ngã hay những điều thiên nhiên nữa; thay vì vậy, chúng ta chỉ nhìn thấy Đấng Christ phục sinh. Dựa trên sự hiệp nhất của chúng ta trong sự trưởng thành, Đấng Christ thăng thiên cung cấp cho chúng ta sự tươi mới của sự phục sinh Ngài để chúng ta vui hưởng và kinh nghiệm. Ngợi khen Chúa về một nếp sống hội thánh như vậy!
Chúa Truyền Ban Phước Hạnh Của Ngài
Trên Nếp Sống Hội Thánh Trong Sự Trưởng Thành
Thi Thiên 133 kết luận: “Vì tại đó Jehovah đã truyền ban phước hạnh: Sự sống mãi mãi” (c.3b). Câu này quá dịu ngọt và quý báu. Khi nếp sống hội thánh bước vào trong sự trưởng thành, Chúa truyền ban phước hạnh của Ngài. Trong chứng cớ của Ngài, có sự sống mãi mãi vô cùng. Chỉ cần một ý nghĩ thoáng qua về điều này cũng sẽ làm cho lòng chúng ta nhảy nhót vui mừng! Sau khi đọc Thi Thiên 133, tất cả chúng ta cần cầu nguyện: “Ô Chúa, chúng tôi không muốn chỉ có cảm xúc về chứng cớ của Ngài. Hãy ban cho chúng tôi thực tại của sự hiệp nhất dưới sự xức dầu thần thượng của Ngài! Chúng tôi muốn luyện tập về sự trưởng thành cho đến khi chúng tôi có sự phô bày của một nếp sống hội thánh lạ lùng như vậy!’
THI THIÊN 134: CHỨNG CỚ CỦA NẾP SỐNG HỘI THÁNH
TRONG SỰ TRƯỞNG THÀNH (2)

Trong Sự Trưởng Thành, Các Thánh Đồ
Trở Nên Các Đầy Tờ của Chúa
Thi Thiên 134 là thi thiên cuối cùng trong sự đi lên núi Zion của chúng ta về mặt thuộc linh. Thi thiên này bắt đầu bằng: “hãy chúc tụng Jehovah ngay bây giớ, hỡi tất cả các đầy tớ của Jehovah, là những người đứng trong nhà của Jehovah lúc ban đêm”(c.1). Sau tất cả các kinh nghiệm trước đó, tác giả có đầy cảm nhận. Vì ông đã tiến rất xa trong sự đi lên của mình. Ông có thể nhớ lại rằng ông đã từng là một người thấp kém như vậy, ở trong sự đau buồn không ngớt và đầy sự dối trá. Nhưng bây giờ ông đã khác. Bởi sự tăng trưởng trong sự sống của mình, ông đã bước vào trong sự trưởng thành, vì vậy ông nói: “Chúc tụng Jehovah!”
Hơn nữa, sự luyện tập của tác giả đã giúp đem chứng cớ của Chúa vào trong sự trưởng thành. Đây là ý nghĩa của “mọi đầy tớ của Jehovah.” Khi chúng ta bước vào trong kinh nghiêm của thi thiên này, thì không chỉ chính chúng ta khác mà mọi thánh đồ cũng khác. Toàn bộ nếp sống hội thánh đều khác. Bởi sự vui hưởng của họ về sự xức dầu thần thượng và sự tươi mới của sự phục sinh Đấng Christ, tất cả các thánh đồ sở hữu một mức đồ trưởng thành nào đó. Thi thiên 134 không nói về sự trưởng thành của một cá nhân nhưng của toàn bộ Thân Thể Đấng Christ. Các đầy tớ của Chúa ở đây không chỉ là những người dẫn dắt. Khi nếp sống hội thành được đem vào trong sự trưởng thành thì mỗi thánh đố trở nên một đầy tớ của Chúa.
Hội Thánh trong sự Trưởng Thành
Trông đợi Sự Trở Lại Của Chúa
Ở đây, vào cuối các Thi Thiên đi lên, hội thánh như Cô Dâu đã tự sửa soạn sẵn sàng và đang trông đợi sự trở lại của Chúa. Dường như mọi kinh nghiệm của chúng ta từ các Thi thiên Đi Lên trước đã qua đi. Các hoạn nạn và khó khăn đều đã qua. Ngay cả các kinh nghiệm về sự tăng trưởng và trưởng thành cũng đã qua. Chúng ta chỉ đang ở đây trong nếp sống hội thánh trông đợi Ngài trở lại. Các đầy tớ của Chúa “đứng trong nhà Jehovah lúc ban đêm.” Bình minh chưa đến và bên ngoài vẫn còn là ban đêm, vì Chúa chưa trở lại. Chúng ta không có hi vọng nào khác trong thế giới này. Điều duy nhất chúng ta có thể trông mong là Chúa trở lại.
Ở giai đoạn, thực tại của nếp sống hội thánh đã được biểu lộ. Sự trưởng thành của nếp sống hội thánh được phô bày đầy đủ. Nhưng trong một tình trạng kỳ diệu như vậy, hi vọng duy nhất của chúng ta là: “Chúa ôi, xin hãy trở lại.” Ở đây chúng ta thấy rằng mọi đầy tớ của Chúa đang đứng và chờ đợi sự trở lại của Chúa. “Đứng” nghĩa là có một sự luyện tập chuyên cần. Không có thánh đồ nào đang nghỉ ngơi. Tất cả các thánh đồ đều đang đứng, thức canh và chờ đợi Chúa trở lại cách chuyên cần. Sự kêu la của chúng ta về sự trở lại của Ngài là một sự kêu la tập thể. Khi chúng ta đạt đến giai đoạn này thì tất cả các thánh đồ cùng nhau kêu lớn: “Ô Chúa, Ngài phải trở lại!”
Các đầy tớ ở đây đang đứng trong “nhà của Jehovah,” tức là nếp sống hội thánh ngày nay. Chúa sẽ không trở lại do sự trưởng thành của một cá nhân. Chúa sẽ chỉ trở lại khi toàn thể hội thánh đã bước vào trong sự trưởng thành và đã biểu hiện niềm ao ước Ngài trở lại. Trong Thi Thiên 134, tất cả các thánh đồ trong nếp sống hội thánh đều phô bày sự trưởng thành. Tất cả họ đều là đầy tớ của Chúa. Tất cả họ đang kêu lớn cùng nhau: “Chúa ôi, hãy trở lại! Đêm đã dài quá rồi!” Thậm chí sau khi đã bước vào trong sự vui hưởng cao nhất trong nếp sống hội thánh, chúng ta vẫn cần tìm kiếm một điều gì đó hơn nữa. Ngay cả khi chúng ta đang vui hưởng sự xức dầu thần thượng và sự tươi mới của Đấng Christ trong sự phục sinh, chúng ta vẫn cần phải nói: “Chúa ôi, hãy trở lại. Phải, chúng tôi có sự vui hưởng cao nhất, nhưng Chúa ôi, chúng tôi không thỏa mãn. Chúng tôi vẫn mong đợi một điều gì đó thậm chí vinh hiển hơn nữa sẽ đến. Ô Chúa, chúng tôi đứng và chờ đợi sự trở lại của Ngài!”
Bởi Sự Trưởng Thành của Mình, Chúng Ta
Trở Nên Một phước hạnh Đối Với Chúa
Thi Thiên này tiếp tục: “hãy đưa tay các ngươi lên trong nơi thánh, và chúc tụng Chúa” (c.2). Đưa tay chúng ta lên là cầu nguyện. Trong nếp sống hội thánh, chúng ta cần phải là những người cầu nguyện và chúc tụng Chúa. Cụm từ “chúc tụng Chúa” thật quý báu. Khi chúng ta chưa trưởng thành, dường như chúng ta luôn luôn xin Chúa chúc phước chúng ta. Nhưng sau mọi kinh nghiệm trước đó của chúng ta, bây giờ có một chứng cớ tập thể. Có một sự phô bày về sự trưởng thành trong nếp sống hội thánh mà trong đó chúng ta đưa tay mình lên, cầu thay và cầu nguyện để Chúa trở lại. Khi chúng ta cầu nguyện cho sự trở lại của Chúa, chúng ta nói: “Chúa ôi, chúng tôi chúc tụng Ngài.’ Bởi sự trưởng thành của mình, chúng ta đã trở nên một phước hạnh đối với Chúa.
Chúa Chúc Phước Chúng Ta Từ Nếp Sống
Hội Thánh trong Sự trưởng thành
Thi Thiên 134 kết thúc bằng: “Nguyện Jehovah, Đấng đã dưng nên trời và đất, chúc phước ngươi từ Zion” (c.3).
Đây là kết luận của các Thi Thiên Đi Lên Từ Bực. Ở đầu các Thi thiên này, Jehovah là Đấng sáng tạo này chúc phước chúng ta ra từ Zion. Ngài chúc phước chúng ta ra từ một nếp sống hội thánh vinh hiển, nơi Ngài và dân Ngài là một. Nguyện tất cả chúng ta trở nên một phước hạnh như vậy đối với Chúa, và nguyện Chúa chúc phước chúng ta từ nếp sống hội thánh vinh hiển trong sự trưởng thành. Ngợi khen Chúa!./.

Hết tác phẩm