THI THIÊN
123-125- GIAI ĐOẠN HIẾN DÂNG
KHẢI TƯỢNG GẤP
BA CỦA CHÚNG TA
DẪN CHÚNG TA
ĐẾN MỘT SỰ HIẾN DÂNG GẤP BA
Để theo Chúa, chúng ta phải có một khải tượng
gấp ba: khải tượng về thế giới, khai tượng về Chúa, và khải tượng về hội thánh.
Chúng ta đã nhìn thấy ba khải tượng này trong ba Thi Thiên Đi Lên đầu tiên. Thi
Thiên 120 bày tỏ cho chúng ta thế giới trong sự giả dối, lừa lọc và hư không
của nó. Kế đến, Thi Thiên 121 cho chúng ta một khải tượng về Chúa. Ở đầu Thi thiên
đó, tác giả đang ngưỡng trông Chúa như Đấng Sáng Tạo trời và đất. Cuối cùng,
ông nhận thức rằng Chúa là Đấng gìn giữ ông vì chứng cớ của chính Ngài. Trong
Thi Thiên 122 có khải tượng thứ ba, khải tượng về hội thánh. Để hội thánh trở
nên chứng cớ của Chúa, chúng ta phải kinh nghiệm sự thẩm phán, nhưng sự thẩm
phán này dẫn đến hòa bình, tình yêu và sự thịnh vượng. Ba khải tượng này sẽ
khiến cho chúng ta tiến bộ trong nếp sống Cơ Đốc của mình. Một khi lòng chúng
ta sáng tỏ về thế giới, Chúa và nếp sống hội thánh, chúng ta sẽ được đem đến
giai đoạn kế tiếp, giai đoạn hiến dâng. Giai đoạn này được mô tả trong ba Thi
Thiên đilLên tiếp theo.
Thi Thiên 123-125 bày tỏ cho chúng ta một sự
hiến dâng gấp ba dựa trên khải tượng gấp ba của chúng ta. Thứ nhất, vì đã nhìn
thấy Chúa là ai nên chúng ta dâng mình cho chính Chúa (Thi Thiên 123). Thứ hai,
vì đã nhận thức được bản chất thật của thế giới nên chúng ta dâng mình cho
chính Chúa (Thi Thiên 124). Thứ ba, sau khi nhìn thấy hội thánh, chúng ta dâng
mình cho sự đáng tin cậy của Chúa (Thi Thiên 125). Chúng ta có thể nghĩ rằng sự
hiến dâng thứ ba phải là cho nếp sống hội thánh, nhưng chúng ta sẽ thấy rằng sự
đáp ứng của chúng ta với khải tượng về hội thánh là dâng mình cho sự đáng tin
cậy của Chúa. Khi nếp sống hội thánh được mặc khải cho chúng ta cách sáng tỏ,
chúng ta nhận thức rằng thật bất năng để đi trọn con đường. Vì vậy, chúng ta
dâng mình cho sự đáng tin cậy và sự thành tín của Chúa để chúng ta sẽ lưu lại
trong nếp sống hội thánh như chứng cớ của Ngài
Ba thi thiên này bày tỏ cho chúng ta cách để
“đi lên”, cách để tiến lên trong kinh nghiệm thuộc linh của mình. Chúng ta đi
lên bởi một sự đáp ứng đúng đắn với điều Chúa đã mặc khải cho chúng ta. Khi
Chúa mặc khải cho chúng ta Ngài là ai, chúng ta đáp ứng lại: “Chúa ôi, tôi dâng
chính mình cho Ngài”. Khi Chúa mặc khải cho chúng ta thế giới là gì, chúng ta
nói: “Chúa ôi, tôi muốn được phân rẽ khỏi thế giới” Khi Chúa mặc khải cho chúng
ta nếp sống hội thánh kỳ diệu, chúng ta nói: “Chúa ôi, tôi dâng chính mình cho
sự đáng tin cậy của Ngài” Phương diện khó nhất của khải tượng gấp ba này là nếp
sống hội thánh. Không ai có thể đi trọn nếp sống hội thánh, và không có nếp
sống nào làm nản lòng hơn nếp sống hội thánh. Tuy nhiên, khi đến Thi Thiên 125,
chúng ta sẽ thấy rằng mọi nan đề trong nếp sống hội thánh không phải ở nơi
người khác mà ở nơi chính chúng ta. Chính chúng ta là nguồn của mọi nan đề, vì
vậy cuối cùng tất cả những gì chúng ta có thể nói là: “Chúa ôi, tôi dâng chính
mình cho sự đáng tin cậy của Ngài”
THI THIÊN 123:
HIẾN DÂNG CHO CHÍNH CHÚA –
KINH NGHIỆM
BÀN TAY CỦA CHÚA
Lưu Tâm Đến
Con Người Của Chúng Ta
Để Hiểu Rõ Các
Thi Thiên Này
Thi Thiên 123 được viết cách trau chuốt và tinh tế. Để hiểu rõ sự tinh
tế của Thi thiên này, thật ra là của tất cả các thi thiên này, chúng ta không
được là một người thô thiển và lỗ mãng. Thật khó để một người thô thiển nắm bắt
điều được phát ngôn ở đây. Khi đến với các Thi thiên này, chúng ta phải luyện
tập để trở nên nhạy bén, tinh tế và tinh ý trong con người của mình để có thể
vui hưởng và hiểu rõ mọi chi tiết quý báu.
Chúa Phục Sinh và Thăng
Thiên ở Trên Ngai
Thi Thiên bắt đầu bằng: “Tôi ngước mắt lên nhìn Ngài, Đấng được tấn
phong trên trời”(C.1). Điều này cho thấy rằng tác giả đã tăng trưởng trong kinh
nghiệm thuộc linh của mình. Trong Thi Thien 121, tác giả nói: “Tôi sẽ ngước mắt
lên các ngọn đồi. Sự giúp đỡ của tôi sẽ đến từ đâu?” Ban đầu tác giả nhìn lên
các ngọn đồi để tìm sự giúp đỡ từ Chúa. Bây giờ trong Thi Thiên 123, ông đang
nhìn lên chính Chúa. Chúa là Ai? Ngài là Đấng được tấn phong trên trời. Ngài là Đấng phục sinh và thăng thiên, Đấng là sự cai trị của vũ
trụ. Ngài ở trong sự thăng thiên và sự quản trị. Vì vậy, tác giả nói: “Tôi
ngước mắt lên nhìn Ngài, Đấng được tấn phong trên trời.”
Hiến Dâng Bằng Cách Lưu Tâm
Đến Bàn Tay Của Chúa
Tác giả tiếp tục: “ Kìa, giống
như mắt của các đầy tớ ngưỡng trông bàn tay của chủ mình, giống như mắt của một
đầy tớ gái ngưỡng trông bàn tay của bà chủ mình, mắt chúng tôi cũng ngưỡng
trông Jehovah Đức Chúa Trời chúng tôi, cho đến khi Ngài nhân từ với chúng tôi.”
Câu này rất cảm động, nhưng khó giải thích. Tác giả nói: “Chúa ôi, tôi ở đây.
Tôi đang ngưỡng trông Ngài. Tôi chỉ giống như một đầy tờ ngưỡng trông bàn tay
của nữ chủ nhân. Tôi cũng vậy. Mắt tôi nhìn Ngài. Ngài là Chúa, ô Đức Chúa Trời
tôi.” Việc chúng ta “ngưỡng trông bàn tay” có nghĩa là hoàn toàn lưu tâm đến
một thân vị. Trong một vài nền văn hóa trước đây, đặc biệt là những nền văn hóa
phương Đông, mạng sống của các đầy tớ ở trong tay chủ họ. Thậm chí chủ có quyền
bảo họ sống hoặc chết. Vì cớ điều này, các đầy tớ hoàn toàn tuyệt đốt lưu tâm
đến “bàn tay của chủ” họ. Họ lưu tâm đến mỗi nhu cầu của người chủ.
Ngày nay chúng ta chỉ có thể
nhìn thấy điều này ở một mức độ thấp hơn nhiều. Thí dụ, những người bồi bàn làm
việc trong một nhà hàng cao cấp có một loại ý thức đặc biệt. Là những người
đang phục vụ khách, họ lưu tâm đến “bàn tay của chủ họ.” Nếu anh em đi đến một
nhà hàng cao cấp, người bồi bàn sẽ rất lưu tâm đến tay anh em. Sau khi mời anh
em ngồi vào bàn và cho anh em xem thực đơn, dường như người bồi bàn biến mất.
Thật ra người ấy rất ý thức về anh em. Ngay khi anh em bỏ thực đơn xuống ,
người ấy lại xuất hiện để chờ anh em gọi món. Khi anh em ăn xong, người ấy lập
tức đi đến để hỏi xem anh em có cần thêm gì nữa không. Những người bồi bàn giỏi
để ý thấy anh em ngay lúc anh em giơ tay lên để làm cho họ chú ý. Họ phục vụ
anh em bằng cách rất nhạy về bàn tay của
anh em, vì bàn tay của anh em đại diện cho chính anh em. Những người phục vụ
trong một nhà hàng cao cấp liên tục ý thức về “bàn tay của chủ họ”. Họ lưu tâm
đến nhất cử nhất động của những thực khách mà họ phục vụ. Đây thật sự là một
bức tranh sống động về sự hiến dâng.
Thi Thiên 123 bày tỏ rằng chúng ta, những
người yêu Chúa trong nếp sống hội thánh, thật ra là những “tôi trai, tớ gái”
của Chúa. Chúng ta là những người lưu tâm đến bàn tay của Chúa. Đây là sự hiến
dâng thật. Sự hiến dâng của chúng ta cho Chúa không nên chỉ theo cách cầu
nguyện hoặc theo cách lý thuyết. Chúng ta nên dâng mình cho Chúa cách thực tiễn
trong các hành động và hành vi của mình. Điều này có nghĩa là chúng ta giống
như một người bồi bàn giỏi hoàn toàn ý thức về mỗi cử động của thực khách. Chúng
ta không nên nói với Chúa: “Chúa ô, tôi dâng chính mình cho Ngài,” rồi sau đó
trở lại để sống cuộc đời riêng của chúng ta và chăm lo cho những điều riêng tư
của chúng ta. Một khi chúng ta nói với Chúa: “tôi dâng chính mình cho Ngài,”
thì cả con người của chúng ta phải tập trung vào việc lưu tâm đến chính Chúa.
Chúng ta phải tuyệt đối ý thức về “bàn tay của chủ” chúng ta. Chúng ta phải tập
trung vào mọi sự xử lý và hành động của Ngài. Đây là thực tại của sự hiến dâng.
Đó không phải là lý thuyết hay khẩu hiệu, cũng không chỉ là vị trí đúng đắn. Khi
một người có thực tại của sự hiến dâng, điều đó có nghĩa là người ấy hoàn toàn
lưu tâm đến các hành động của chính
Chúa. Nếu chúng ta thật sự hiến dâng thì bất kể Chúa dẫn dắt như thế nào và bất
kể Chúa làm điều gì, chúng ta đều là những người có sự đáp ứng thích hợp với
Ngài. Là các “tôi trai, tớ gái” của Chúa, chúng ta phải học tập hết sức lưu tâm
đến “bàn tay của chủ mình”.
Trong kinh nghiệm của chúng ta thì bàn tay
của Chúa là gì? Đó có thể là một tư tưởng hoặc một ý tưởng đến đột ngột, hoặc
có thể là một điều gì đó xảy ra trong môi trường của chúng ta. Vào giây phút
đó, chúng ta có sự nhận thức sâu xa bên trong: “Đây là Chúa. Điều này không
thuộc về con người. Đó là Chúa”. Chúng ta cần có vô số kinh nghiệm như vậy. Cần
phải có nhiều lần chúng ta nhận thức như vậy khi trải qua một điều gì đó: “Đây
là Đấng Christ. Đây không chỉ là một môi trường. Đây không chỉ là một sự trùng
hợp ngẫu nhiên. Đây không phải là một điều gì đó tình cờ xảy ra. Chúa ở đây.
Đây là bàn tay của Ngài.”
Thi thiên này cho chúng ta một bức tranh sống
động về ý nghĩa của sự hiến dâng. Khi bàn tay của Chúa chuyển động, hoặc khi
bàn tay của Ngài ở trên chúng ta, chúng ta có sự đáp ứng thích hợp. Trong Thi
thiên này trước hết chúng ta dâng mình cho Đấng Christ bằng cách ngước mắt lên
để nhìn thấy Ngài được tấn phong trong cõi thiên thượng. Khi chúng ta nhìn thấy
Ngài theo cách này, điều đó giống như một đầy tớ ngưỡng trông bàn tay của nữ
chủ nhân. Là những người hiến dâng, chúng ta là những người ngưỡng trông Đấng Đấng
Christ. Chúng ta đang chầu chực Ngài. Chúng ta đang dõi theo sự chuyển động của
tay Ngài.
Bàn Tay Cung Ứng và Nâng Đỡ của Chúa:
Để Chúng Ta Nhận Được Sự Cung Cấp
Và Sự Sắp Xếp của Ngài
Trong Kinh Thánh, có ít nhất bốn cách khác
nhau để kinh nghiệm bàn tay của Chúa. Thứ nhất, bàn tay của Chúa là bàn tay
cung ứng. Mỗi khi ngưỡng trông Ngài, chúng ta nhận được nguồn cung ứng sự sống.
Bàn tay của Ngài cũng là bàn tay nâng đỡ. Sự nâng đỡ thì cần thiết khi chúng ta
không thể nhận được sự cung ứng. Chúa rất thương xót. Khi chúng ta không thể
nhận được nguồn cung ứng sự sống của Ngài, bàn tay của Ngài sẽ nâng đỡ chúng
ta. Khi chúng ta có thể nhận được sự cung ứng của Ngài, tay Ngài cung ứng cho
chúng ta mọi điều chúng ta cần. Ngài không chỉ cung ứng cho chúng ta sự sống mà
còn cung ứng cho chúng ta nếp sống hội thánh đúng đắn, các bạn đồng hành tốt
nhất và môi trường tốt nhất. Mọi chi tiết này ra từ bàn tay của Ngài. Ngài cũng
cung ứng cho chúng ta mọi nhu cầu bên trong của mình. Ngài cung ứng cho chúng
ta sự sống, ánh sáng, sức lực và sự vui hưởng. Bàn tay của Chúa là bàn tay cung
ứng đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta.
Tuy nhiên, nhiều lần chúng ta
không thể nhận được sự cung cấp của Chúa. Thí dụ, khi chúng ta còn trẻ, Chúa sẽ
cung ứng cho chúng ta trường đại học tốt nhất, nhưng chúng ta có thể nghĩ rằng
mình biết rõ hơn Ngài. Chúng ta thường nói: “Đó không phải là trường đại học
tôi muốn.” Chúa luôn luôn biết điều gì tốt nhất cho chúng ta, nhưng chúng ta không
luôn luôn biết cách để tiếp nhận điều đó từ tay Ngài. Nhiều lần Chúa cung ứng
cho chúng ta, nhưng chúng ta từ chối sự cung ứng của Ngài. Khi ấy bàn tay cung
ứng của Chúa trở nên bàn tay nâng đỡ đối
với chúng ta.
Chúa là một Chúa cung ứng, và Ngài cũng là
một Chúa nâng đỡ. Chúa làm mọi điều để cung ứng cho chúng ta, nhưng chúng ta
không luôn luôn biết cách để nhận lấy ân điển của Ngài và vui hưởng sự cung cấp
của Ngài. Thay vì vậy, chúng ta thường
tranh cãi với Ngài. Chúng ta hỏi: “Thưa
Chúa, tại sao lại là tôi? Chúa cung ứng điều tốt nhất cho chúng ta, nhưng chúng ta lại phàn nàn. Vào những lúc
như vậy, bàn tay của Chúa trở nên bàn tay nâng đỡ. Điều này chắc chắn là quý
báu. Khi chúng ta từ chối sự cung ứng của Ngài thì bàn tay nâng đỡ của Ngài sẽ
đến. Điều duy nhất chúng ta phải làm là tiếp tục nhìn xem Ngài. Quan niệm của
chúng ta là: “Vì tôi đã dâng mình cho Chúa nên tôi sẽ đắc thắng!” Nhưng quan
niệm thần thượng của Chúa là: “Vì ngươi đã dâng mình cho Ta nên ngươi phải
hướng tầm mắt ngươi nhìn nơi Ta. Khi ngươi đến với Ta, Ta sẽ ban cho ngươi
chính nguồn cung ứng sự sống của Ta. Tuy nhiên, ngươi sẽ vẫn phạm nhiều sai
lầm, và sẽ có những lần ngươi không chấp nhận sự sắp xếp hoặc sự cung cấp của
Ta. Nhưng đừng lo lắng. Ngay cả khi ngươi không thể nhận lấy điều đó, hãy cứ
ngưỡng trông bàn tay của Ta. Hãy cứ ngưỡng trông Ta. Hãy cứ đến với Ta. Ta sẽ
ban cho ngươi sự nâng đỡ cần thiết để nhận được sự sắp xếp và sự cung ứng của
Ta”
BÀN TAY DẪN DẮT CỦA CHÚA
ĐỂ CHÚNG TA
SỐNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Bàn tay của Chúa là bàn tay dẫn dắt. Khi Ngài
cung ứng cho chúng ta và nâng đỡ chúng ta, Ngài cũng dẫn dắt chúng ta. Mỗi lần
chúng ta sáng tỏ về sự dẫn dắt của Chúa, đời sống của chúng ta rất có chủ đích.
Nhưng khi sự dẫn dắt của Chúa không sáng tỏ đối với chúng ta thì chúng ta tự
hỏi mình đang sống vì điều gì. Mọi loại nghi vấn sẽ đến. Khi sự dẫn dắt không
sáng tỏ đối với chúng ta thì chúng ta đấu tranh. Mọi sự đều gây bực dọc. Tuy
nhiên, ngay cả lúc ấy vẫn có sự cung ứng. Khi chúng ta không thể kiểm soát được
tình huống của mình thì sự cung ứng trở nên sự nâng đỡ. Mặc dù chúng ta không
biết chắc điều gì là đúng, nhưng chúng ta vẫn sống còn. Chúng ta vẫn đi nhóm,
vì bàn tay của Chúa đang nâng đỡ và cung ứng cho chúng ta. Tuy nhiên, khi chúng
ta vui hưởng sự nâng đỡ và cung ứng của Ngài, sự dẫn dắt của Chúa cần phải trở
nên rõ ràng. Một khi sự dẫn dắt trở nên rõ ràng thì không có gì khó khăn. Khi
sự dẫn dắt trở nên rõ ràng thì mọi điều chúng ta làm đều trở nên có chủ đích.
Thí dự, chúng ta có thể suy xét về việc có
nên phục vụ Chúa trọn thời gian hay không. Vì không sáng tỏ nên chúng ta đấu
tranh trong sự suy xét của mình. Cuối cùng chúng ta đi hỏi các người dẫn dắt
xem họ nghĩ như thế nào. Giả sử họ nói “không” và chúng ta nhận thức rằng tiếng
“không” của họ là sự dẫn dắt của Chúa. Chúng ta có thể cố phàn nàn với Chúa về
các người đó, nhưng Ngài sẽ chặn chúng ta lại. chúng ta có thể bực dọc, nhưng
bởi sự nâng đỡ và sự cung ứng của Ngài, chúng ta học tập nhận lấy sự dẫn dắt
thực tiễn của Chúa quahọ. Khi ấy chúng ta thấy đời sống của mình trở nên có chủ
đích. Đây là một phước hạnh lớn lao
Bàn Tay An Ủi
Của Chúa: Để Chúng Ta
Vâng Phục Sự
Dẫn Dắt Của Ngài
Ra từ sự dẫn dắt của Chúa có sự an ủi. Bàn
tay của Chúa trở nên một sự an ủi cho chúng ta. Thí dự, nếu chúng ta ao ước
phục vụ Chúa trọn thời gian, nhưng các anh em bảo chúng ta đi kiếm việc làm,
chúng ta có thể cần an ủi. Trường hợp chúng ta muốn đi làm nhưng Chúa lại dẫn
dắt chúng ta phục vụ Ngài trọn thời gian thì cũng giống như vậy. Khi sự dẫn dắt
của Ngài trở nên sáng tỏ và chúng ta
thật sự có chủ đích thì Chúa an ủi chúng ta. Ngài nói với chúng ta: “Ta ở với
ngươi”. Chính bàn tay dẫn dắt chúng ta cũng trở nên một sự an ủi cho chúng ta
khi chúng ta vâng phục sự dẫn dắt của Ngài.
Bàn Tay Kỷ Luật Của Chúa: Để Chúng Ta
Lệ Thuộc Vào Sự Thương Xót của Ngài
Bàn tay của Chúa cũng là bàn tay kỷ luật.
Điều này thật sự rất quý báu và có ý nghĩa hơn sự nâng đỡ, cung ứng, dẫn dắt và
an ủi của Ngài. Chủ đích trọng yếu nhất về bàn tay của Chúa là để kỷ luật chúng
ta. Đây là lý do tại sao tác giả nói: “Mắt chúng tôi ngưỡng trông Jehovah Đức
Chúa Trời chúng tôi, cho đến khi Ngài nhân từ với chúng tôi” Các bản dịch khác
nói: “Cho đến khi Ngài thương xót chúng tôi”. Trong kinh nghiệm của chúng ta
thì vào thời điểm nào chúng ta cần sự thương xót? Chúng ta hiểu rằng sự thương
xót có nghĩa là Chúa vươn đến chúng ta trong tình trạng thấp kém của chúng ta,
ngay cả nơi mà ân điển không thể vươn đến. Khi chúng ta xa cách Ngài, Chúa vẫn
vươn đến với chúng ta bởi sự thương xót của Ngài. Nhưng kinh nghiệm sự thương
xót của Chúa, chúng ta thật sự kinh nghiệm điều gì? Thật ra chúng ta kinh
nghiệm sự kỷ luật của Ngài. Khi nhận thức rằng mình xa cách Chúa, bởi sự thương
xót của Ngài, chúng ta ăn năn và trở lại với Ngài. Trong diễn trình ấy, chúng
ta kinh nghiệm đôi điều về sự kỷ luật của Chúa.
Tuy nhiên, nhiều lần chúng ta có thể không xa
cách Chúa, nhưng Ngài vẫn bước vào để kỷ luật chúng ta. Thật ra, càng yêu Chúa
và dâng chính mình cho Ngài, chúng ta càng kinh nghiệm sự kỷ luật của Ngài. Và
càng được Chúa kỷ luật, chúng ta càng kêu là: “Chúa ôi, tôi cần sự thương xót
của Ngài”. Bởi sự thương xót của Ngài, chúng ta được đem qua diễn trình kỷ
luật. Hơn nữa, khi xin Chúa ban cho sự thương xót, chúng ta cũng nhận được sự
cung ứng, sự cung cấp, sự dẫn dắt và sự an ủi của Ngài. Mọi điều này ra từ bàn
tay kỷ luật của Chúa.
Mặc dù kinh nghiệm về sự kỷ luật có thể khó khăn,
nhưng câu này đầy sự vui mừng: “Kìa, giống như mắt của các đầy tớ ngưỡng trông
bàn tay của chủ mình, giống như mắt của một đầy tớ gái ngưỡng trông bàn tay của
bà chủ mình, mắt chúng tôi cũng ngưỡng trông Jehovah Đức Chúa Trời chúng tôi,
cho đến khi Ngài nhân từ với chúng ta”. Khi có sự hiến dâng đúng đắn trước mặt
Chúa, chúng ta bắt đầu nhận thức “Chúa ôi, với Ngài như Chủ tôi, tôi không còn
tự do nữa. Tôi không thể cứ hoang dã. Tôi không thể làm bất cứ điều gì tôi muốn
làm. Mọi điều tôi có thể làm là dõi mắt theo bàn tay của Ngài” Điều này rất
khác với việc làm một “Người hiến dâng chuyên nghiệp”. Một “người hiến dâng
chuyên nghiệp” luôn luôn cầu nguyện “Chúa ôi, tôi dâng chính mình cho Ngài”,
nhưng người ấy luôn luôn sống cuộc đời của riêng mình và làm những điều của
riêng mình. Chúng ta phải ao ước có thực tại của sự hiến dâng, đặc biệt là
trong hành vi của mình. Điều này có nghĩa là chúng ta phải cầu nguyện: “Chúa
ôi, tôi sẵn lòng để cho cả cuộc đời tôi được Ngài kỷ luật. Tôi ngưỡng trông
Ngài về sự thương xót của Ngài”
Sau khi nhìn thấy khải tượng về Chúa, chúng
ta dâng mình cho Ngài. Điều đầu tiên Chúa phải làm với chúng ta khi chúng ta
dâng mình cho Ngài là gì? Điều đầu tiên
Ngài phải làm là kỷ luật chúng ta. Tất cả chúng ta đều hoang dã và bất pháp trong
bản chất. Trong một ý nghĩa rất thật, chúng ta không thể thuần hóa được. Đôi
lúc dường như Chúa không có cách gì để thuần hóa chúng ta vì cớ loại người của chúng
ta là gì đó. Nhưng chúng ta thường kiêu hãnh về điều này. Đôi lúc chúng ta tự
khoe khoang: “hãy xem tôi còn thô và hoang dã biết bao! Tôi đấu tranh với Chúa
mọi lúc! Ngài thật khó bắt phục được tôi!” Khi ấy Chúa đáp lại với chúng ta:
“Hãy ngưỡng trông bàn tay của Ta. Hãy dâng chính mình cho Ta”. Nếu chúng ta
không dâng mình cho Chúa, nếu chúng ta không ngưỡng trông bàn tay Chúa, khi ấy
sự kỷ luật sẽ không ích lợi cho chúng ta. Mỗi lần Ngài bước vào để kỷ luật,
chúng ta sẽ không nhận ra điều đó. Chúng ta sẽ chỉ kêu la: “Thật không công
bằng! Tôi quá bất hạnh!” Nhưng nếu chúng ta ngưỡng trông bàn tay của Chúa thì
ngay cả khi Ngài chỉ thực hiện một chút công tác kỷ luật, chúng ta sẽ nhận
thức: “Điều này là từ Chúa” Chúng ta sẽ nhận thức đó là bàn tay của Chúa, và
chúng ta sẽ biết cách để kêu la về sự thương xót. Khi ấy sự kỷ luật sẽ ích lợi.
Ngài sẽ không chỉ cung cấp cho chúng ta sự thương xót nhưng cả sự cung ứng,
nâng đỡ, dẫn dắt và an ủi mà chúng ta cần. Chính diễn trình chịu kỷ luật và
tiếp nhận sự thương xót của Chúa như vậy làm cho chúng ta kinh nghiệm sự biến
đổi
Sự Kỷ Luật của Chúa Đem Chúng Ta
Vào Trong Một Tình Trạng Bị Khinh Miệt
Tác giả tiếp tục “Ô Jehovah,
hãy nhân từ với chúng tôi, hãy nhân từ với chúng tôi; vì chúng tôi chịu nhiều
sự khinh miệt” (c.3). Câu này rất thú vị. Khi chúng ta yêu Chúa, Chúa kỷ luật
chúng ta. Khi Chúa kỷ luật chúng ta, chúng ta được đem vào trong một trình
trạng bị khinh miệt. Chúng ta dường như trở nên một người bất hạnh và không
may. Dường như mọi người khác đều ổn định, còn chúng ta thì ở trong một tình
trạng bị khinh miệt. Thí dụ, giữa vòng chúng tôi có một anh em trẻ tốt nghiệp
thủ khoa ở một trường trung học lớn và được vinh dự làm người đại diện để đọc
diễn văn tốt nghiệp. Nhưng khi anh nộp đơn xin học bổng vào trường đại học tại
địa phương thì họ từ chối. Họ quá ngu dại khi từ chối một sinh viên đầy tiềm
năng như vậy. Nhưng thật ra Chúa đang sử dụng trường đại học này để kỷ luật anh
em yêu dấu ấy. Đây là một điều gì đó thuộc bàn tay của Chúa. Khi tốt nghiệp
trung học đứng đầu lớp, anh em đó hẵn đã rất tự hào. Anh mong nhận được học
bổng của trường đại học địa phương. Trong khi đó, tất cả bạn bè của anh đều
nhận được học bổng từ hết trường này đến trường khác, chỉ có anh là bị từ chối.
Anh ấy đã ở trong một tình trạng bị khinh miệt.
Khi chúng ta không yêu Chúa, người ta tôn
trọng chúng ta. Một khi chúng ta yêu Chúa, mọi điều không còn suôn sẻ nữa. Đây
không phải là kinh nghiệm của chúng ta sao? Trước khi yêu Chúa, chúng ta có thể
là một “ngôi sao”. Một khi yêu Chúa, chúng ta ở dưới chân mọi người. Đây là lý
do tại sao tác giả nói: “Ô Jehovah, hãy nhân từ với chúng tôi, hãy nhân từ với
chúng tôi; vì chúng tôi chịu nhiều sự khinh miệt”. Người ta khinh miệt chúng
ta. Tại sao vậy, Vì chúng ta đang nhìn xem bàn tay của Chúa. Bàn tay kỷ luật
của Chúa ở trên chúng ta. Chúng ta kinh nghiệm nhiều điều mà không ai khác có
thể hiểu. Anh em tốt nghiệp trung học nói trên đã ở dưới bàn tay của Chúa. Ai
trong số các bạn của anh có thể hiểu anh? Điều gì xảy ra nếu anh em này nói với
các bạn của mình: “các bạn nhận được học bổng, nhưng tôi nhận được nguồn cung
ứng sự sống. Tôi nhận được sự nâng đỡ, dẫn dắt và an ủi từ Chúa”. Các bạn của
anh sẽ nói: “cậu đùa à! Mỗi chúng tôi nhận được mười ngàn dollars. Cậu nhận được
bao nhiêu? Làm sao cậu đóng học phí?” Đây là chịu nhiều sự khinh miệt. Anh em
này có thể làm gì trong một tình huống như vậy? Anh ấy chỉ có thể cầu nguyện:
“Chúa ôi, hãy nhân từ với tôi. Tôi cần sự thương xót của Ngài”.
Kêu la về sự thương xót là một phước hạnh.
Khi chúng ta nghĩ rằng mình đang rất ổn thì điều đó thường không lành mạnh lắm.
Nếu chúng ta nghĩ: “Tôi không cần sự thương xót. Tôi rất ổn” thì chúng ta hãy
cẩn thận. Nhưng khi ở trong một tình trạng khinh miệt, chúng ta kêu la: “Chúa
ôi, xin thương xót. Hãy nhân từ với tôi” Giả sử có một anh em đang phục vụ Chúa trọn thời gian. Anh ấy có
thể cảm thấy mình đang rất thắng thế, vì vậy Chúa sắp xếp để anh ấy tình cờ gặp
lại vài người bạn học cũ. Họ hỏi anh: “cậu đang làm gì?” Anh em đó có thể tự
nhủ: “Mình nên nói gì? Mình không thể nói mình là một mục sư. Mình không thể
nói mình là một chấp sự” Cuối cùng anh ấy nói: “À,tôi đang…phục vụ Chúa trọn
thời gian” Họ nói: “Sao cơ? Điều đó nghĩa là gì? Tóm lại cậu làm gì? Anh em đó
không biết nói gì. Anh không thể nói rằng mình thất nghiệp. Anh biết rằng mình
rất bận rộn, nhưng anh không có lời nào để mô tả sự phó thác của mình. Anh lắp
bắp vài lời, nhưng anh không có lời nào để mô tả sự phó thác của mình. Anh lắp
bắp vài lời, nhưng anh không thể diễn ta điều anh đang làm với cuộc đời mình.
Anh càng cố gắng giải thích, các bạn anh càng xem thường anh. Giả sử anh em đó
nói: “Tôi chỉ là một đầy tớ của Chúa”. Khi ấy các bạn của anh sẽ nói: “Chúa
nào? Cậu muốn nói gì?” Chúa Jesus Đấng Christ” “Ô, cậu là một Cơ Đốc nhân. Cậu
đi nhà thờ nào?” Một lần nữa, anh em đó không cách gì trả lời hay giải thích.
Đây là kinh nghiệm sự khinh miệt. Khi trải qua nhưng kinh nghiệm như vậy, tất
cả những gì chúng ta có thể làm là kêu la về sự thương xót của Chúa.
Khi đi theo Chúa, chúng ta phải sẵn sàng chịu
khinh miệt. Người ta sẽ nhìn chúng ta và hỏi: “Anh đang làm gì với cuộc đời
mình?” Đây là bàn tay kỷ luật của Chúa. Đôi khi cha mẹ chúng ta nói với chúng
ta: “Con có bằng đại học, nhưng con đang lãng phí cuộc đời mình. Khi nào con
mới làm một điều gì đó có ích?” Khi ấy tất cả những gì chúng ta có thể làm là
nói Chúa. “Chúa ôi, hãy thương xót tôi. Hãy nhân từ với tôi. Tôi chịu nhiều sự
khinh miệt”. Đó là nhận biết bàn tay của Chúa. Khi bàn tay kỷ luật của Chúa ở
trên chúng ta, chúng ta thường trở nên bị khinh miệt trong con mắt thế giới.
Tuy nhiên, điều này phải dẫn chúng ta đến chỗ kêu la với Chúa về sự thương xót
của Ngài. Khi ấy bàn tay của Chúa sẽ bước vào để cung ứng, nâng đỡ, dẫn dắt và
an ủi chúng ta. Chúng ta càng có nhiều kinh nghiệm như vậy càng tốt. Bàn tay kỷ
luật của Chúa giữ chúng ta lệ thuộc vào sự thương xót của Ngài.
Khi Chúng Ta
Yêu Chúa, Thế Giới
Sẽ Khinh Thường
và Khinh Dể Chúng Ta
Tác giả tiếp tục: “Hồn chúng ta đầy dẫy sự
khinh dể của những kẻ thảnh thơi, sự khinh miệt của kẻ kiêu ngạo”(c.4). Một lần
nữa, đây thường là kinh nghiệm của những người phục vụ Chúa trọn thời gian.
Ngay cả các thánh đồ trong hội thánh mà đi làm cũng có thể nhìn những người
dâng trọn thời gian và nghĩ: “Các anh em này thậm chí không biết cách để kiếm
được một công việc. Đó là lý do tại sao tôi phải dâng hiến để hỗ trợ cho họ mỗi
tháng!” Đây là một ý tưởng tồi tệ, và chúng ta đừng bao giờ có một linh như
vậy. Nhưng khi một anh em trở thành người dâng trọn thời gian, người ta sẽ đối
xử với anh ấy khác hơn trước. Nếu một anh em có việc làm, người ta sẽ tôn trọng
anh ấy. Cho dù đó không phải là một nghề cao trọng, người ta sẽ vẫn tôn trọng
anh ấy vì có được việc làm. Nhưng khi một anh em nói “Tôi là một đầy tớ của
Chúa”, người ta sẽ nói “Cái gì? Điều đó có nghĩa là gì?” Rồi họ có thể hỏi anh
ấy “Thú vui của anh là gì?” Anh em đó có thể trả lời: “Tôi không thật sự có thú
vui nào cả”. “Vậy anh làm gì với toàn bộ thời gian của mình?” “À, tôi có nhiều
sự phục vụ thực tiễn. Tôi đi nhóm. Tôi dâng mình cho hội thánh” Đối với thế
giới, điều này không thể hiểu nổi. Dĩ nhiên là điều này không chỉ đúng đối với
những người dâng trọn thời gian mà còn đúng đối với mọi người yêu Chúa. Nếu anh
em yêu Chúa, những người trong thế giới sẽ nghĩ anh em là một loại người cuồng
tín nào đó. Anh em sẽ “đầy dẫy sự khinh dể của những kẻ thảnh thơi, sự khinh
miệt của kẻ kiêu ngạo, ngay cả khi không có điều gì đáng tự hào. Nhưng mọi
người yêu Chúa sẽ bị khinh miệt bất kể họ là ai hay làm gì. Khi anh em yêu Chúa
thì người ta sẽ khinh dể anh em. Bất kể anh em thực hiện các trách nhiệm của
mình trong thế giới tốt để đâu, hễ anh em yêu Chúa thì anh em cần sẵn sàng chịu
“sự khinh miệt của kẻ kiêu ngạo” Khi anh em không quan tâm đến Đấng Christ thì
thế giới tiếp nhận anh em. Khi anh em nói: “Tôi vì Đấng Christ”, sự khinh miệt
và khinh dể sẽ đến. Đôi khi điều đó gần như không thể chịu nổi. Cuối cùng anh
em có thể quyết định rằng thật bất năng để sống trong thế giới này trong khi
tuyệt đối cho Đấng Christ. Đây là lý do tại sao chúng ta cần Thi thiên kế tiếp
trong kinh nghiệm của mình
(còn nữa)