Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

CÁC THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC- 9


Mountain track Royalty Free Stock Photos 
THI THIÊN 132-134 GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH
GIỚI THIỆU VÀ ÔN LẠI
Khi đến với giai đoạn cuối cùng của Các Thi Thiên Đi Lên, Chúng ta cần nhớ rằng các Thi thiên này chứa đựng rất ít sự dạy dỗ và giáo lý. Tuy nhiên, chúng rất phong phú trong kinh nghiệm. Vì lý do này, chúng ta không nên nhận lấy sự chia sẻ này như một sự giải thích Kinh Thánh theo giáo lý. Các tác giả và những người giải nghĩa khác đã giải thích các thi thiên này theo cách khác, nhưng sự ao ước của chúng tôi là chia sẻ các Thi thiên này theo kinh nghiệm thuộc linh. Trong nếp sống Cơ Đốc của mình, chúng ta đang đi lên từ giai đoạn kinh nghiệm này đến giai đoạn kinh nghiệm khác. Chúng ta đã bàn đến các giai đoạn khải tượng, hiến dâng, vui hưởng và mở rộng. Bây giờ chúng ta đến giai đoạn thứ năm, giai đoạn trưởng thành.

Sự trưởng thành được mô tả trong giai đoạn cuối cùng của các Thi thiên đi lên thì khác với sự trưởng thành mà chúng ta đã nhìn thấy trong các giai đoạn trước đó. Thí dụ, giai đoạn thứ ba, giai đoạn vui hưởng, đã dẫn đến một loại trưởng thành nào đó. Tuy nhiên, sự trưởng thành đó có tính cá nhân chủ nghĩa. Trong giai đoạn vui hưởng, chúng ta trở nên một phước hạnh cho Thân thể, và chúng ta thậm chí được các thánh đồ đánh giá cao, nhưng chúng ta có thể chưa thật sự nhìn thấy Thân Thể. Thay vì vậy, chúng ta cảm thấy rằng chính chúng ta rất cao trọng và quan trọng. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải trải qua giai đoạn thứ tư, giai đoạn mở rộng. Để chúng ta được mở rộng, Chúa đã khiến chúng ta bị hạ xuống. Chúng ta đã kinh nghiệm những khó khăn và hoạn nạn trong môi trường của mình, là những điều thúc ép chúng ta dành thêm thời gian ở trong sự hiện diện của Chúa. Trong ánh sáng của sự hiện diện Ngài, chúng ta nhìn thấy mình thật sự là ai. Chúng ta không còn có thể nghĩ về chính mình quá cao. Chúng ta nhận thức rằng nếu không có sự thương xót của Chúa thì chúng ta có thể phạm bất cứ tội nào. Chúng ta không còn có thể quá kiêu ngạo hay kiêu căng, và chúng ta không còn ao ước làm những điều vĩ đại nữa. thay vì vậy, chúng ta trở nên như một “ con trẻ đã dứt sữa,” khiêm nhường, thuận phục Chúa và có một thái độ đúng đắn với nếp sống hội thánh. Điều này có nghĩa là chúng ta đã bước vào trong một sự trưởng thành lành mạnh ở một mức độ lớn hơn.
Vào lúc đạt đến giai đoạn thứ năm của Các Thi Thiên Đi Lên, chúng ta đã học tập nói với Chúa rằng: “Tôi không dám làm bất cứ điều gì, toi cũng không thể làm  bất cứ điều gì. Chúa ôi, mọi tham vọng thuộc linh của tôi trong quá khứ, và mọi ao ước của tôi về việc được Ngài dùng thao cách vĩ đại, bây giờ không còn nữa. Tôi nhận thức mình không là gì cả. Tôi chỉ muốn là một đứa trẻ trong sự hiên diện của Ngài.” Đây là kết quả sự tăng trưởng lành mạnh của chúng ta trong sự sống. Trong quá khứ chúng ta đã từng đầy dẫy những “mũi tên”, và do đó có thể xử lý mọi loại tình huống. Chúng ta đã trở nên một nguồn cung ứng sự sống và sự vui mừng cho nếp sống hội thánh. Nhưng rồi Chúa bước vào để hạ chúng ta xuống. Chúa đã cày trên lưng chúng ta và sinh ra các luống cày để có thêm sự sống tăng trưởng. Bởi sự tăng trưởng trong sự sống, chúng ta đã được soi sáng về tình trạng thật của mình trước mặt Chúa. Chúng ta đã thấy mình chỉ là một tôi nhân, thậm chí là tội nhân hàng đầu, và chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào sự thương xót của Chúa. Điều này đã khiến chúng ta được mở rộng và đem chúng ta vào trong một sự yên nghỉ tĩnh lặng liên quan đến chứng cớ của Chúa. Chính trong sự yên nghỉ này, sau khi được mở rộng, mà chúng ta có thể vận dụng theo sự trưởng thành của mình.
Bây giờ chúng ta đến giai đoạn cuối cùng của sự tăng trưởng của chúng ta trong sự sống như được mô tả trong Các Thi Thiên Đi Lên. Thi Thiên 132 mô tả sự vận dụng của chúng ta trong sự trưởng thành vì chứng cớ của Chúa. Thi Thiên 133 và 134 là sự biểu lộ và phô bày nếp sống hội thánh trong sự trưởng thành. Chúng ta sẽ thấy rằng cuối cùng sự trưởng thành của chúng ta không còn là một kinh nghiệm cá nhân nữa mà là một kinh nghiệm tập thể.
THI THIÊN 132: SỰ LUYỆN TẬP VỀ SỰ TRƯỞNG THÀNH
Một Người Trưởng Thành Quyết Liệt
Vì Thực Chất của Chứng Cớ Chúa
Thi Thiên 132 bày tỏ cho chúng ta một thánh đồ trưởng thành, là người biết cách yên nghỉ, cách để ở trong sự thuận phục, và cách để chầu chực Chúa. Nhưng trong tình trạng yên nghỉ này, tác giả vẫn có một sự quyết liệt. Điều này có vẻ như là một sự mâu thuẩn, nhưng điều đó là chính xác theo kinh nghiệm của chúng ta. Những lúc chúng ta lo âu nhất thường là những lúc chúng ta yên nghỉ nhất, và những lúc chúng ta yên nhgi3 nhất thường là chúng ta quyết liệt nhất. Chúng ta quyết liệt vì điều gì ? Chúng ta quyết liệt để thực chất của chứng cớ Chúa được sản sinh. Khi đã tăng trưởng đến giai đoạn trưởng thành này, chúng ta có một sự quyết liệt bốc cháy. Chúng ta kêu la từ bên trong chính mình. “Phải, tôi nhìn thấy chứng cớ của Chúa. Tôi nhìn thấy các hội thánh địa phương. Nhưng thực chất của mọi điều tôi nhìn thấy ở đâu? Thực chất của mọi điều chúng ta nói đến ở đâu? Chúng ta đã nghe rất nhiều, biết rất nhiều, hiểu rất nhiều, nhưng chúng ta quá thiếu hụt thực chất của chứng cớ Chúa!”
Đây là lý do tại sao Thi Thiên 132 quá trọng yếu trong kkinh nghiệm của chúng ta như vậy. Thi Thiên ấy bày tỏ cho chúng ta một thánh đồ trưởng thành đã tăng trưởng bởi bàn tay biến đổi của Chúa. Người ấy đã trở nên một với Chúa. Người ấy không còn nghĩ: “Làm thế nào tôi có thể chúc phước cho các thánh đồ khác? Làm thế nào tôi có thể được Chúa sử dụng? Làm thế nào tôi có thể là một phước hạnh cho hội thánh?” Bây giờ người ấy ở trong một lĩnh vực khác. Người ấy có thể nói với Chúa: “Tôi không quan tâm đến việc mình có phải là một phước hạnh hay không. Tôi không quan tâm là tôi có được Ngài sử dụng hay không. Những điều này không còn là vấn đề đối với tôi nữa. Nhưng Chúa ôi, tôi vẫn còn rất quyết liệt! Tôi hỏi Ngài, thực tại ở đâu? Thực chất của mọi điều chúng tôi đã nói đến ở đâu?”
Một vài người trong chúng ta đã ở trong nếp sống hội thánh một thời gian dài. Sau khi ở trong nếp sống hội thánh nhiều năm, thật dễ để chúng ta phát triển một thái độ thờ ơ. Chúng ta bắt đầu nói với chính mình: “Để làm gi? Chẳng có gì hiệu quả. Tất cả các kỳ hội nghị và huấn luyện đếu tốt, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn vậy. Chúng ta đã nghe về rất nhiều điều cao trọng, nhưng trong thực tế thì mọi điều đó dường như không có hiệu quả. Không có sự tác động. Điều đó thật chẳng tới đâu.” Điều này chỉ bày tỏ rằng chúng ta cần tăng trưởng đến mức trưởng thành. Chúng ta cần luyện tập theo điều được mô tả trong Thi Thiên 132. Thi Thiên này bày tỏ cho chúng ta một nhận thức đôi điều về chứng cớ của Chúa. Người ấy biết rằng Đức Chúa Trời có một nơi cư ngụ giữa vòng dân Ngài. Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thức rằng: “Chúng ta thiếu thực tại. Chúng ta thiếu thực chất.” Thay vì cảm thấy ngã lòng hay trở nên thờ ơ, người ấy trỗi dậy và bắt đầu chiến đấu. Người ấy chiến đấu vì thực tại cảu điều mình đã nhìn thấy.
Chúng ta cũng cần có một sự chiến đấu như vậy. Chúng ta cần phấn đấu để có thực tại và thực chất rằng chứng cớ của Chúa và nơi cư ngụ của Ngài ở đây với chúng ta, nhưng chúng ta cũng biết rằng có một điều gì đó thiếu hụt. Chúng ta biết rằng chúng ta rất thiếu hụt thực chất của điều chúng ta đã nhìn thấy. Thay vì tiêu tan hi vọng và ngã lòng, chúng ta phải trỗi dậy để chiến đấu. Thay vì thờ ơ, chúng ta phải bắt đầu phấn đấu để đem lại chính thực chất mà thiết lập thực tại của chứng cớ Chúa giữa vòng chúng ta. Đây là một sự phấn đấu kỳ diệu và vinh hiển.
Người Trưởng Thành Thề Nguyện
Với “Đấng Toàn Năng Của Jacob”
Tác giả bắt đầu bằng: Ô Jehovah, hãy nhớ tới mọi hoạn nạn của David vì cớ ông; thể nào ông đã thề với Jehovah và thề nguyện với Đấng Toàn Năng của Jacob” (cc.1-2). Tại sao tác giả nói Chúa hãy nhớ tới David là một người vừa lòng của chính Đức Chúa Trời. Bất kể mọi điều tội lỗi và thiếu hụt của ông, David đã làm thỏa mãn niềm ao ước của Đức Chúa Trời. Tác giả nhắc Jehovad rằng David đã thề nguyện với “Đấng Toàn Năng cỉa Jacob”. Trong Kinh Thánh, Jacob đại diện cho một người kinh nghiệm công tác biến đổi của Linh. Cuối cùng Jacob đã được biến đổi thành Israel. Hơn nữa, khi Jacob trở nên Israel thì chứng cớ của Đức Chúa Trời được sản sinh. Khi David thề nguyện với Đấng Toàn Năng của Jacob, ông đã thề nguyện với Đấng là Đức Chúa Trời của sự biến đổi và Đức Chúa Trời của chứng cớ. Sự biến đổi sẽ luôn luôn dẫn đến chứng cớ của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta thề nguyện với Đấng Toàn Năng của Jacob,” thì chúng ta đang nói rằng: Đối với tôi, Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời toàn năng của sự biến đổi. Đối với hội thánh, nơi cư ngụ của Ngài, Ngài là Đức Chúa Trời toàn năng của chứng cớ. Tôi thề nguyện với chính Đức Chúa Trời này!” Đây là khởi đầu sự luyện tập của chúng ta trong sự trưởng thành.
Người Trưởng Thành Không Có
Ngôi Nhà Của Riêng Mình
Tác giả tiếp tục: “Tôi sẽ không đi vào lều trại của nhà tôi; tôi sẽ không lên giường ngủ của mình; tôi sẽ không để mắt tôi ngủ, không cho mi mắt tôi khép lại; cho đến khi tôi tìm thấy một nơi cho Jehovah một đền tạm cho Đấng Toàn Năng của Jacob” (cc.3-5). Câu này rất khó hiểu, và chúng ta phải áp dụng câu này theo kinh nghiệm. Tác giả trích lời David, nói rằng: Tôi sẽ không đi vào lều trại của nhà tôi”. Từ “lều trại” ở đây cũng có thể được dịch là “đền tạm”. Trong Cựu Ước, đền tạm của Đức Chúa Trời là nơi cư trú của Ngài. Vì vậy cụm từ “lều trại của nhà tôi” thật ra có nghĩa là “đền tạm, nơi cư trú của Đức Chúa Trời, của nhà tôi”. Nhưng làm thế nào nhà của chúng ta có thể là đền tạm? Chúng ta thường nghĩ rằng mỗi chúng ta có một ngôi nhà của riêng mình, và đền tạm của Đức Chúa Trời là một vấn đề riêng biệt. Nhưng David đã nói: “lều trại của nhà tôi”. David là một người trưởng thành mà có thể làm chứng rằng nhà ông là đền tạm của Đức Chúa Trời, và đền tạm của Đức Chúa Trời là nhà của ông. Nói cách khác, David đã không có một nơi cư ngụ riêng biệt và tách rời khỏi nơi cư trú của Đức Chúa Trời. Bằng cách trích lời của David, tác giả áp dụng các lời này cho chính mình. Nhà của chính ông và nơi cư trú của Đức Chúa Trời là một. Bao nhiêu người trong chúng ta có thể nói điều này? Chúng ta thường nghĩ: “Có nhà của Đức Chúa Trời, và có nhà của tôi. Đức Chúa Trời có đền tạm của Ngài, và tôi có nhà của riêng mình”. Nhưng ở đây, trong Thi thiên này, một người trưởng thành tuyên bố: “Tôi không có ngôi nhà riêng của mình. Nhà của tôi là nhà Đức Chúa Trời. Tôi không có bất cứ điều gì cho chính mình. Mọi điều tôi có đều được Đức Chúa Trời dùng cho nơi cư ngụ của Ngài”
Sự Hiến Dâng Của Người Trưởng Thành
“Nhà của Tôi Và Nhà Đức Chúa Trời Là Một”
Khi nhìn thấy mà tác giả đang mô tả, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta cảm thấy mình rất không thích đáng. Tác giả thật sự là một người hiến dâng. Đối với hầu hết chúng ta, sự hiến dâng luôn luôn ở trong nguyên tắc “trao đổi” Khi trao một điều gì đó cho Chúa, chúng ta mong rằng Chúa sẽ ban thưởng cho chúng ta. Nếu chúng ta dâng một điều gì cho Chúa thì Ngài phải ban lại cho chúng ta một điều gì đó. Không nhiều người trong chúng ta có thể nói: “Nhà của tôi là đền tạm của Đức Chúa Trời”. Nói điều này có nghĩa là không có động cơ nào khác. Không có ý tưởng về sự trao đổi. Sự hiến dâng của một người trưởng thành giống như một cuộc hôn nhân. Giữa chồng và vợ không có ý tưởng là “hễ tôi làm điều gì cho mình, tôi phải nhận lại một điều gì đó”. Nhưng đây thường là quan niệm của chúng ta trong nếp sống hội thánh.
Thí dụ, chúng ta có thể nói với Chúa: “Tôi sẽ biệt riêng một số thời gian cho Ngài: buổi nhóm bàn của Chúa, buổi nhóm cầu nguyện, và một đêm để có một nhóm tư gia hay để rao giảng phúc âm. Chúa ôi, đổi lại Ngài phải giữ công việc cho tôi. Nếu có thể được, hãy cho tôi được tăng lương. Còn nữa, tôi sắp mua một chiếc xe, xin hãy cho tôi được giá tốt nhất”. Vì chúng ta dành một lượng thời gian cho Chúa nên đổi lại chúng ta mong đợi một sự chúc phước. Điều này cho thấy rằng chúng ta không có một cái nhìn theo niềm ao ước của Chúa. Khi một người tăng trưởng đến mức trưởng thành, người ấy không có “thời gian riêng” của mình nữa. Người ấy không có “sự thịnh vượng riêng”. Người ấy thậm chí không có “nhà riêng” hay “tài sản riêng. Nhà của người ấy và nhà Đức Chúa Trời là một. Tài sản của người ấy là tài sản của Đức Chúa Trời. Mọi điều người ấy có đều thuộc về Đức Chúa Trời. Thật ra, nói rằng mọi sự người ấy có là nhà của Đức Chúa Trời thì chính xác hơn. Mọi sự người ấy có là chứng cớ của Đức Chúa Trời. Và mặc dù người ấy không mong đợi đổi lại một điều gì, nhưng tài sản của Đức Chúa Trời bây giờ là tài sản của người ấy. Vì sự trưởng thành của người ấy, bất cứ điều gì thuộc về Đức Chúa Trời cũng thuộc về người ấy. Đây là sự hiến dâng của một người trưởng thành. Khi chúng ta hiến dâng theo cách này thì nhà của chúng ta thật sự là đều tạm của Chúa. Điều này có nghĩa là chúng ta hoàn toàn vì nếp sống hội thánh

Vì lý do này, chúng ta cần phải cẩn thận khi nói rằng chúng ta quá “eo hẹp” về tài chính, đặc biệt là những người phục vụ Chúa trọn thời gian giữa vòng chúng ta. Điều này có thể bày tỏ rằng trong quan niệm của chúng ta, nhà của chúng ta và đền tạm của Đức Chúa Trời là hai điều khác nhau. Thỉnh thoảng khi dâng tài chính cho Chúa, chúng ta nghĩ rằng mình rất rộng rãi. Thậm chí chúng ta có thể cảm thấy mình đang dâng hiến quá nhiều. Chúng ta đừng bao giờ tự cho mình rộng rãi trong việc hiến dâng  cho Chúa. Việc suy nghĩ như vậy bày tỏ rằng sự hiểu biết của chúng ta thật sai trật. Chúa sẽ nói với chúng ta: “đừng nghĩ rằng ngươi đã dâng hiến rất nhiều. Mọi điều ngươi có đều thuộc về Ta. Dù sao điều đó cũng là của Ta.” Chúng ta cần trở nên trưởng thành để có thể có một sự hiến dâng và trọn vẹn cho Chúa. Khi đạt đến mức trưởng thành thật sự, chúng ta không còn phân rẽ những điều của chúng ta khỏi những điều của Ngài nữa. Chúng ta không còn nghĩ: “Điều này thuộc về tôi, và điều đó thuộc về Ngài” Chúng ta cũng không nghĩ: “Tôi đã dâng một điều gì đó cho Chúa. Bây giờ tôi đáng được nhận lại một loại phước hạnh nào đó”. Khi đạt đến giai đoạn trưởng thành, chúng ta nhận thức: “Đền tạm của Chúa là nhà của tôi, và nhà của tôi là đền tạm của Ngài. Tôi không có nhà riêng hay cuộc sống riêng. Nếp sống hội thánh chính là nếp sống của tôi”.