THI THIÊN 126 – 128 – GIAI ĐOẠN VUI
HƯỞNG
GIỚI THIỆU VÀ ÔN LẠI
Chúng ta đã thấy rằng Các Thi Thiên Đi Lên là một bức tranh về nếp sống
Cơ Đốc. Khi đi theo Chúa, chúng ta “đi lên” trong kinh nghiệm của mình. Các Thi
thiên này hình thành một sự tiến triển mà có thể được chia thành năm giai đoạn
với mỗi giai đoạn bao gồm ba Thi thiên. Giai đoạn thứ nhất bày tỏ cho chúng ta
một khải tượng sáng tỏ về ba điều: thế giới, Chúa và nếp sống hội thánh. Khải
tượng gấp ba này dẫn đến giai đoạn thứ hai, giai đoạn hiến dâng. Trong giai
đoạn này, thứ nhất chúng ta dâng mình cho Chúa, thứ hai dâng mình để được phân
rẽ khỏi thế giới, và thứ ba là dâng mình cho sự đáng tin cậy của Ngài.
Sự hiến dâng của chúng ta cho Chúa cũng là cho bàn tay của Ngài. Chủ
đích quan trọng nhất về bàn tay của Chúa là để kỷ luật chúng ta. Sự kỷ luật của
Ngài dẫn chúng ta đến chỗ kinh nghiệm sự cung ứng, nâng đỡ, dẫn dắt và an ủi
của Ngài vì sự biến đổi của chúng ta. Sau điều này, chúng ta dâng mình để được
phân rẽ khỏi thế giới. Chúng ta nhận thức rằng thế giới thật sự đang vận hành
để đánh bại chúng ta. Nó giống như một con thú muốn nuốt chửng chúng ta, một cơn
lụt để cuốn chúng ta đi, và một cái bẫy lưới để bắt giữ chúng ta. Khi dâng mình
cho Chúa, chúng ta có khả năng để thoát khỏi thế giới. Và cuối cùng, vì chúng
ta nhìn thấy hội thánh, chúng ta dâng mình cho sự đáng tin cậy của Chúa.
Trước khi đến giai đoạn kế tiếp, chúng ta cần nhìn thấy một điều gì
thêm nữa về loại hiến dâng thứ ba. Trong kinh nghiệm của mình, chúng ta phải thừa
nhận rằng có những lúc chúng ta đánh mất sự vui hưởng nếp sống hội thánh. Nếp
sống hội thánh thì khó khăn hơn bất cứ nếp sống nào khác ở trên đất. Ngay cả
trong thế giới, mọi điều cũng tương đối đơn giản. Nhưng nếp sống hội thánh là
một nếp sống gia đình, và trong một gia đình thì không ai có thể che giấu bất
cứ điều gì. Mọi người điều biết người khác. Vì vậy, nếp sống hội thánh có thể
rất phức tạp. Thí dụ, tâm tính của tôi có thể làm cho anh em bực bội, và tính
cách của anh em có thể làm cho tôi bực bội. Tính hung hăng của tôi có thể trở
nên một áp lực đối với anh em, và sự chậm chạp của anh em có thể trở nên một
gánh nặng cho tôi. Cuối cùng, nếu chúng ta không biết dâng mình cách đúng đắn
thì chúng ta sẽ không có cách nào để tiến lên. Như chúng ta đã thấy, chúng ta
không dâng mình trực tiếp cho nếp sống hội thánh. Thay vì vậy, chúng ta dâng
mình cho sự đáng tin cậy của Chúa.
Khi phó thác chính mình cho Chúa, chúng ta học biết rằng Ngài có khả
năng vừa chăm sóc chúng ta vừa phơi bày chúng ta. Bên trong mỗi chúng ta có hai
phần hoàn toàn khác nhau. Phần thứ nhất thì ngay thẳng và đến từ sự phân phát
của Chúa, còn phần thứ hai thì đầy những điều tội lỗi và đến từ bản chất sa ngã
của chúng ta. Về phần thứ nhất, chúng ta có thể tin cậy Chúa về việc Ngài làm cho
điều đó lộ ra cách đầy đủ và khiến cho điều đó thắng thế. Về phần thứ hai,
chúng ta có thể tin cậy Chúa về việc Ngài
phơi bày nó hoàn toàn để nó có thể bị thẩm phán xử lý. Đây là niềm ao
ước lành mạnh của một người hiến dâng. Vì chúng ta tin cậy Chúa, chúng ta có
thể hoàn toàn phó thác chính mình cho Ngài. Khi chúng ta có một sự hiến dâng
trọn vẹn như vậy– thứ nhất, cho Chúa và cho bàn tay của Ngài; thứ hai, để được
phân rẽ khỏi thế giới; và thứ ba, cho sự đáng tin cậy của Chúa– chúng ta có thể
đến giai đoạn tiếp theo, giai đoạn vui hưởng.
THI THIÊN 126: VUI HƯỞNG VIỆC ĐƯỢC GIẢI
PHÓNG KHỎI SỰ SỐNG–BẢN NGÃ CỦA CHÚNG TA
Sự Vui Hưởng Ban Đầu của Chúng Ta Về
Việc
Bước Vào Trong Nếp Sống Hội Thánh
Thi Thiên 126 bắt đầu: “Khi Jehovah một lần nữa xoay chuyển sự phù tù
của Zion , chúng
tôi giống như những kẻ nằm mơ. Vào lúc đó miệng chúng tôi đầy tiếng cười và
lưỡi chúng tôi đầy tiếng hô la vang vọng. Vào lúc đó người ta đã nói giữa vòng
các dân: Jehovah đã làm những điều lớn lao cho họ. Jehovah đã làm những điều
lớn lao cho chúng tôi; chúng tôi đầy sự vui mừng” (cc. 1-3). Tác giả nói về một
sự vui mừng khôn tả. Đây là kinh nghiệm của chúng ta khi chúng ta bước vào
trong nếp sống hội thành lúc ban đầu. “Khi Jehovah một lần nữa xoay chuyển sự
phu tù của Zion ,
chúng tôi giống như những kẻ năm mơ.” Sự xoay chuyển sư phu tù của chúng ta chỉ
tỏ rằng chúng ta là những người đã dò tìm và phấn đấu, có thể đã nhiều năm rồi.
Rồi một ngày kia, sự phu tù của chúng ta được chuyển xoay, và điều chúng ta
hằng ao ước đã trở nên thực tại của chúng ta. Khi điều này xảy ra, tất cả những
gì chúng ta có thể nói là: “Đây là giấc mơ trở thành hiện thực!”
Có thể đã nhiều năm rồi, chúng ta nhận thức rằng Đức Chúa Trời ao ước
có một chứng cớ và một nơi cư ngụ. Chúng ta nhận thức rằng Đức Chúa Trời muốn
có được một nhóm người chỉ thuộc về một mình Ngài. Tuy nhiên chúng ta đã ở
trong sự phu tù, hoặc trong Cơ Đốc giáo hoặc trong thế giới. Nhưng một ngày kia
Chúa đã đem chúng ta đến các hội thánh địa phương và chúng ta đã bắt đầu vui hưởng
nếp sống hội thánh. Ngài đã “xoay chuyển sự phu tù của chúng ta”. Khi ấy chúng
ta giống như những người nằm mơ. Chúng ta đã ngắm xem mọi thánh đồ yêu dấu.
Chúng ta đã ngắm xem mọi sự phong phú của Đấng Christ. Chúng ta khám phá rằng
mình có thể phục vụ Đức Chúa Trời hằng sống trong thực tại. Chúng ta đã có sự
nhận thức đầy đủ: “Ô Chúa, cảm tạ Ngài! Ngài đã xoay chuyển sự phu tù của Zion ! Ngài đã đem chúng
tôi đến với chứng cớ của Ngài! Chúng tôi giống như những người nằm mơ!”
Nếu anh em chưa từng phấn đầu vì điều này thì không có “giấc mơ” nào
trong kinh nghiệm của anh em. Anh em có thể tham dự các buổi nhóm và thậm chí
vui hưởng chúng, nhưng bên trong anh em không có sự tuyên bố: “Điều này giống như
một giấc mơ!” Thay vì vậy, anh em có thể chỉ nghĩ: “Ở với nhóm này tốt đấy.”
Nhưng những người phấn đấu, chiến đấu, lao tác, kêu la trong sự tìm kiếm, cuối
cùng bước vào trong thực tại của điều mà vì đó họ chiến đấu, họ có thể nói: “Tôi
ở trong nếp sống hội thánh! Đây là giấc mơ thành hiện thực!”
“Vào lúc đó, miệng chúng tôi đầy dẫy tiếng cười và lưỡi chúng tôi đầy
tiếng hô la vang vọng”( c. 2a.). Những người đã bước vào trong nếp sống hội thánh,
sau khi khao khát và tìm kiếm điều đó thì đầy dẫy sự vui mừng. Không có cách gì
mô tả điều đó. Tất cả những gì họ có thể làm là ngợi khen chúa. Câu này tiếp
tục: “Vào lúc đó người ta nói giữa vòng các dân: Jehovah đã làm cho họ những
điều lớn lao.” Khi chúng ta vui hưởng nếp sống hội thánh, ngay cả những người ở
trong thế giới cũng nhận ra rằng có một điều gì đó khác biệt nơi chúng ta. Sự vui mừng của chúng ta quá lớn đến nỗi ngay
cả thế giới cũng nhận thấy. Cuối cùng chúng ta chỉ có thể nói: “Jehovah đã làm
cho chúng tôi những điều lớn lao; chúng tôi đầy sự vui mừng” (c.3). Đây là kết
luận cho sự vui hưởng ban đầu của chúng ta. Ngợi khen Chúa, chúng tôi rất vui
mừng vì chúng tôi ở trong nếp sống hội thánh!
Chúng ta Cần Một Sự Xoay Chuyển
Sâu hơn Khỏi Sự Phu Tù
Sau đó tác giả nói: “Ô Jehovah, hãy xoay chuyển sự phu tù của chúng tôi
một lần nữa, giống như các dòng suối ở phương nam” (c.4). Phần đầu của Thi
thiên này mô tả kinh nghiệm ban đầu của chúng ta về nếp sống hội thánh. Một khi
chúng ta ở trong nếp sống hội thánh, cuối cùng chúng ta khao khát một sự xoay
chuyển sâu hơn. Chính yếu có hai cách giải thích cụm từ: “Ô Jehovah, hãy xoay
chuyển sự phu tù của chúng tôi một lần nữa.” Một cách giải thích là: “Chúa ôi,
không có đủ người thuộc về chứng cớ của Ngài. Có quá nhiều người ở trong sự phu
tù cho thế giới và cho Cơ Đốc giáo. Chúa ôi, hãy xoay chuyển một lần nữa! Hãy
giải phóng họ khỏi sự phu tù của họ! Hãy
đem họ đến với chứng cớ của Ngài!”
Cách giải thích thứ hai cho câu này là nói về những người đã ở trong
nếp sống hội thánh rồi. Câu này đang nói về chính chúng ta. Tác giả nói: “Ô
Jehovah, hãy xoay chuyển sự phu tù của chúng tôi một lần nữa.” Nói cách khác,
chính chúng ta cần một sự xoay chuyển sâu hơn. Cầu nguyện theo sự hiểu biết này
là nói với Chúa: “Chúa ôi! Tôi đã ra khỏi sự phu tù về mặt vị trí. Tôi không
còn ở trong Babylon .
Tôi không còn ở trong thế giới hoặc trong Cơ Đốc giáo. Tôi đã đến với chứng cớ
của Ngài, và chỗ đứng của tôi thì sáng
tỏ. Tôi vì Đấng Christ và hội thánh. Nhưng Chúa ôi, hãy nhìn tôi. Tôi còn quá
nhiều điều, tôi còn vui hưởng quá nhiều điều, xa khỏi Ngài. Chúa ôi, tôi vẫn
còn ở trong sự phu tù. Về mặt vị trí thì tôi được giải phóng đầy đủ. Tôi vẫn
chưa được giải phóng. Tôi vẫn còn bị quá nhiều điều bắt giữ”. Khi nhận thức
điều này, chúng ta cầu nguyện: “Chúa ôi, hãy xoay chuyển sự phu tù của tôi một
lần nữa”.
Chúng ta chỉ bước vào trong nếp sống hội thánh về mặt vị trí thì không
đủ. Cuối cùng chúng ta phải nhận thức: “Chúa ôi, có nhiều điều bên trong tôi
vẫn còn ở dưới sự phụ tù. Tôi đã có một sự xoay chuyển về mặt vị trí khi tôi
đến với nếp sống hội thánh. Bây giờ tôi muốn có một sự xoay chuyển về tâm tính.
Ô Chúa, hãy xoay chuyển tôi một lần nữa!” Đây là một sự nhận thức quý báu. Sự
vui hưởng ban đầu của chúng ta về nếp sống hội thánh dẫn chúng ta đến một sự
vui hưởng cao hơn và phong phú hơn, là điều đòi hỏi một sự xoay chuyển sâu hơn.
Càng vui hưởng nếp sống hội thánh, chúng ta càng nhận thức rằng Chúa đang thúc
giục chúng ta được xoay chuyển khỏi sự phu tù của mình một lần nữa. Ngài đang
chờ đợi chúng ta cầu nguyện: “Chúa ôi, hãy xoay chuyển tôi một lần nữa! Tôi đã
xoay chuyển một lần rồi! Bây giờ hãy xoay chuyển tôi một lần nữa!”
Xét về vị trí của mình, chúng ta có thể làm chứng rằng chúng ta đang ở
một nơi lạ lùng. Tại đây trong hội thánh, chúng ta vui hưởng Đấng Christ, chúng
ta vui hưởng nếp sống Thân Thể, chúng ta vui hưởng các buổi nhóm và các sự nhóm
lại, chúng ta vui hưởng các buổi nhóm và các sự nhóm lại, chúng ta vui hưởng
chức vụ của lẽ thật, chúng ta vui hưởng sự tương giao giữa vòng tất cả các
thánh đồ, chúng ta vui hưởng dòng chảy
sự sống, và chúng ta vui hưởng rất nhiều sự phong phú. Lúc ban đầu, khi
bắt đầu vui hưởng nếp sống hội thánh, chúng ta giống như những kẻ nằm mơ. Chúng
ta không có cách gì mô tả điều đó. Miệng chúng ta đầy dẫy tiếng cười và lưỡi
chúng ta đầy dẫy sự hô la vang vọng. Chúng ta tuyên bố: “Ngợi khen Chúa, tôi ở
trong nếp sống hội thánh!” Nhưng dần dần chúng ta bình tĩnh lại. Cuối cũng
chúng ta nhận thức: “Ô Chúa, có quá nhiều điều vẫn còn bắt giữ tôi. Về một mặt
thì tôi được giải phóng. Về mặt vị trí thì tôi đã trở về từ sự phu tù của mình.
Nhưng mặt khác tôi vẫn còn ở dưới sự phu tù rất nhiều về mặt tâm tính. Tôi vẫn
còn bị rất nhiều điều khác bắt giữ”.
Khi vẫn còn ở trong sự phu tù, chúng ta không được tự do để đi theo
hoặc phục vụ Chúa cách đầy đủ. Chúng ta thấy chính mình bị giới hạn trong khả
năng hợp tác với Đấng Christ như Đấng xây dựng hội thánh. Khi nhận thức như vậy
về chính mình, chúng ta cần cầu nguyện: “Chúa ôi, hãy xoay chuyển sự phu tù của
tôi một lần nữa”
Được Giải Phóng Khỏi Sự Phu Tù
Cho Sự Sống – Bản Ngã
Có nhiều điều bắt giữ chúng ta. Thí dụ, trong nếp sống hội thánh có
nhiều sự phàn nàn rằng các trưởng lão không có gánh nặng đủ. Họ phàn nàn rằng
những rằng nếp sống hội thánh quá mất quân bình, quá tập trung vào một hướng.
Một số thánh đồ có thể phàn nàn: “Phúc âm thì mạnh mẽ giữ vòng chúng ta, nhưng
chúng ta thiếu sự vui hưởng sự sống”. Những người khác có thể phàn nàn: “chúng
ta có quá nhiều sự vui hưởng sự sống, nhưng chúng ta thiếu việc rao giảng phúc
âm.” Với mọi sự phàn nàn và ý kiến này, chỉ có một “liều thuốc”. Liều thuốc đó
là cầu nguyện: “Ô Chúa, hãy xoay chuyển sự phu tù của chúng tôi một lần nữa.”
Tại sao chúng ta phàn nàn về nếp sống hội thánh? Vì sự thực hành của nếp sống
hội thánh nghịch lại bản ngã của chúng ta. Trong Thi thiên này, không phải thế
giới bất giữ chúng ta nhưng là sự sống– bản ngã
của chúng ta. Khi chúng ta vẫn còn ở dưới sự phu tù cho sự sống – bản
ngã của mình thì sự luyện tập của chúng ta trong nếp sống hội thánh sẽ bị cản
phá.
Tất cả chúng ta cần được giải phóng khỏi sự phu tù cho sự sống – bản
ngã của mình. Trong sự phu tù này, chúng ta đánh mất sự vui hưởng Chúa và sự
vui hưởng nếp sống hội thánh của mình. Cuối cùng chúng ta không được thỏa mãn.
Nếu một người nào đó hỏi chúng ta: “Anh em có thấy nếp sống hội thánh là thỏa
mãn không?” thì câu trả lời của chúng ta có lẽ là: “Có, nhưng” là một sự phản
chiếu chính chúng ta. Điều đó có nghĩa là: “đúng, nếp sống hội thánh thì thỏa
mãn, nhưng tôi vẫn còn ở trong sự phu tù. Tôi đặc biệt bị bắt giữ bởi sự sống–
bản ngã của tôi” Chúng ta không nên chỉ tay vào bất cứ người nào khác; chúng ta
nên chỉ vào chính mình. Đây là lý do tại sao một Thi thiên dịu ngọt và đầy sự
vui hưởng như vậy lại có ý tưởng này. Ban đầu khi chúng ta được đem vào trong
chứng cớ của Chúa sau nhiều sự phấn đấu và nỗ lực, chúng ta rất vui mừng. Chúng
ta giống như những người nằm mơ. Nhưng rồi cuối cùng chúng ta có một sự kêu la.
“Chúa, ôi Chúa, hãy xoay chuyển sự phu tù của chúng tôi một lần nữa”. Chúng ta khao khát được giải phóng khỏi chính mình.
Việc Được Giải Phóng Khỏi Sự Sống – Bản
Ngã
Dường Như Là Bất Năng, Nhưng Chúa Có Khả
Năng
Thi Thiên này cho chúng ta biết rằng sự xoay chuyển thứ hai của chúng
ta khỏi sự phu tù thì “giống như các dòng suối ở phương nam”. Ý tưởng ở đây rất
sâu sắc. Về phía nam của Israel
không có gì ngoài sa mạc. Làm thế nào tác giả lại có thể mong đợi tìm thấy các
dòng suối trong một sa mạc? Điều này dường như là không thể. Ý tưởng của tác
giả ở đây là: “Chúa ôi, việc Ngài xoay chuyển sự phu tù của tôi theo cách này
có vẻ như là bất năng. Điều đó giống như các dòng suối ở phương nam”. Chỉ có
Ngài mới có thể làm một điều như vậy” Khi còn trẻ trong Chúa, thật dễ để chúng
ta nói “Tôi đã bị kết liễu với Đấng Christ! Tôi đã bị đóng đinh!” Nhưng cuối
cùng, sau nhiều năm, chúng ta nhận thức rằng để chúng ta thật sự bị đóng đinh
với Chúa thì dường như là bất năng. Điều đó giống như các dòng suối phương nam.
Trong sa mạc làm thế nào có thể có các dòng suối? Việc kêu la để Chúa giải
phóng chúng ta khỏi sự sống – bản ngã của mình giống như việc kêu la để có một
dòng suối trong sa mạc. Khi chúng ta đến vấn đề sự sống – bản ngã của chúng ta
bị kết liễu, khi chúng ta đi đến kinh nghiệm việc hoàn toàn được giải phóng
khỏi chính mình, chúng ta nhận thức: “Chúa ôi, điều này thật bất năng” Điều đó
là bất năng, nhưng chúng ta tin cậy Chúa về việc đó. Chúng ta biết rằng Chúa có
thể cứu chúng ta. Điều đó là bất năng, nhưng là thật. Điều đó giống như “các
dòng suối ở phương nam”
Câu này đầy chất thơ, nhưng rất thực tế. Tất cả chúng ta đều ở trong
một tình trạng bất năng. Tất cả chúng ta đều có cùng một bản chất. Mọi người
trong chúng ta đều sẽ đồng ý rằng: “Tôi là một trường hợp khó. Thật rất khó để
Chúa biết phải xử lý tôi như thế nào”. Khi chúng ta đi theo Chúa, cuối cùng
chúng ta nhận thức rằng không phải Satan, không phải thế giới, không phải rất nhiều
vấn đề tiêu cực khác bắt giữ chúng ta. Chính chúng ta bắt giữ mình. Tất cả
chúng ta đều ở dưới sự phu tù cho sự sống bản ngã của mình. Đó là lý do tại sao
chúng ta trở nên tuyệt vọng. Chúng ta nói với Chúa: “làm thế nào Ngài có thể
cứu tôi? Làm thế nào Ngài có thể giải phóng tôi khỏi bản ngã tôi? Điều này là
bất năng!” Nhưng ngay cả khi chúng ta nói rằng điều này là bất năng, chúng ta
có một sự nhận thức bên trong: “Chúa ôi, Ngài có thể làm điều này. Hãy xoay
chuyển một lần nữa. Hãy xoay chuyển sự phu tù của tôi một lần nữa”
Khi chúng ta thật sự nhìn thấy sự phu tù của chúng ta đối với chính
mình, chúng ta sẽ cầu nguyện quyết liệt: “Chúa ôi, tôi ở ngoài khả năng giải
cứu. Tôi quá tệ hại và hư hoại đến nỗi dường như vô vọng. Nhưng Chúa ôi, tôi
kêu la đến Ngài!. Hãy xoay chuyển một lần nữa! Trước đây Ngài đã làm nhiều điều
lạ lùng trên tôi. Trước đây Ngài đã đem tôi ra khỏi sự phu tù. Ngài đã đem tôi
vào trong nếp sống hội thánh. Điều đó là bất năng, nhưng Ngài đã làm điều đó
cho tôi. Bây giờ, Chúa ôi, hãy làm điều đó một lần nữa!.
Hãy xoay chuyễn sự phu tù của tôi! Lần này thì khó hơn nhiều. Lần này
sự phu tù của tôi không phải là một điều gì đó ở bên ngoài nhưng là điều ở bên
trong. Chúa ôi, chỉ có Ngài mới có thể làm điều này! Hãy xoay chuyển sự phu tù
của tôi một lần nữa, như các dòng suối ở phương nam!” Nếu chúng ta kêu la đến
Chúa theo cách này, Ngài sẽ đáp lời chúng ta. Ngài sẽ đáp lại: “Phải, Ta sẽ
giải phóng ngươi, nhưng ngươi phải trả một giá”
Cái Giá Để Được Giải Phóng Khỏi sự Sống Bản
Ngã:
Gieo Ra Chính Mình Cho đến Chết
Chúa giải phóng chúng ta khỏi sự phu tù của mình như thế nào? Thi Thiên
126 tiếp tục: “Những người gieo ra trước mắt sẽ gặt với tiếng hô la vang vọng”
(c.5). Chúa giải phóng chúng ta khỏi sự phu tù của mình bằng cách yêu cầu chúng
ta trả giá. Trong câu này, Chúa bảo chúng ta: “Vậy ngươi ao ước ra khỏi sự phu
tù của mình, điều đó rất đơn giản. Ngươi chỉ cần gieo ra trong nước mắt”. Chúng
ta có thể hỏi điều này có nghĩa là gì. Điều chúng ta gieo ra là gì? Chúng sẽ
nói: “hãy đi và gieo chính ngươi ra”.
Khi chúng ta gieo ra trong nước mắt, điều đó có nghĩa là sự sống bản ngã của
chúng ta kết thúc. Chúng ta nhận thức rằng chúng ta phải gieo chính bản ngã của
mình vào trong đất để chết. Chúng ta không còn bất cứ sự lựa chọn nào. Chúng ta
nhận thức: “nếu tôi muốn được giải phóng khỏi sự phu tù đối với bản ngã của
mình, tôi phải chôn chính mình và chết. Đó là tương lai của tôi. Đó là con
đường duy nhất trước mặt tôi”.
Người nào có một sự nhận thức như vậy sẽ kinh nghiệm nước mắt. Tại sao
vậy? Vì chúng ta không còn gì cả. Không có gì để chúng ta làm ngoại trừ đi ra
và chết. Khi chúng ta gieo ra chính mình, khi chúng ta chôn chính mình, chúng
ta thật sự đang gieo ra trong nước mắt. Điều này hoàn toàn ở trong bối cảnh của
nếp sống hội thánh.
Việc gieo ra trong nước mắt là cách duy nhất để “giấc mơ” mà chúng ta
đã vui hưởng lúc ban đầu trở nên thực tại. Để hội thánh được xây dựng, để chứng
cớ của Chúa được dấy lên, để Đức Chúa Trời có được nơi cư ngụ của Ngài, để có
một nhóm người mang danh Ngài, thì không có cách nào khác. Chúng ta phải đi
gieo chính mình xuống đất và chết. Chúng ta phải đi và chôn chính mình. Khi
chúng ta nhận thức điều này thì nước mắt tuôn rơi. Chúng ta biết rằng mình bị
kết thúc. Chúng ta không còn hi vọng nữa. Chúng ta không còn tương lai nữa. Tất
cả những gì chúng ta có thể làm là gieo chính mình xuống đất và bị chôn tại đó.
Trước khi đi đến chỗ nhận thức như vậy, chúng ta có thể vẫn còn có các
sự lựa chọn riêng. Thí dụ, một anh em trẻ có thể tự quyết định rằng mình sẽ thi
vào trường đại học nào. Anh em đó có thể nghĩ: “còn tùy vào việc tôi sẽ đậu vào
khoa nào, trường nào cho tôi nhiều học bổng hơn, và trường nào gần nhà hơn”.
Nhưng nếu anh em này hỏi Chúa rằng mình nên đi đâu, Chúa sẽ nói: “Chỉ có một
trường đại học cho ngươi thôi- ‘đại học sự chết’. Hỡi anh em trẻ yêu dấu, ngươi
phải học tập gieo chính mình ra. Đó là tương lai duy nhất của ngươi. Ngươi nên
học trường đại học học nào? Ngươi nên chọn trường đại học nào tốt nhất cho việc
gieo chính mình xuống đất vì chứng cớ của Ta”.
Tất cả chúng ta vẫn còn đầy dẫy các sự chọn lọc và lựa chọn riêng. Chúng
ta cần nhận thức: “nếu tôi muốn giấc mơ mà tôi đã nhìn thấy trở nên thực tại
thì tôi phải gieo chính mình xuống đất để chết”. Điều này có nghĩa là chúng ta
không còn có sự lựa chọn riêng nữa. Thay vì vậy, chúng ta nhận lấy sự lựa chọn
của Đức Chúa Trời và tự thuận phục đối với bàn tay của Ngài. Đây là một vấn đề
nghiêm túc. Chỉ có những người sống theo cách này mới có thể xây dựng hội thánh
và chống đỡ chứng cớ của Chúa. Việc chúng ta đã xoay khỏi sự phu tù nguyên thủy
của mình để bước vào trong nếp sống hội thánh thì không đủ. Chúa sẽ nói với tất
cả chúng ta: “hãy xoay chuyển một lần nữa!” Sự xoay chuyển thứ nhất của chúng
ta là một sự xoay chuyển về mặt vị trí. Điều đó chỉ đòi hỏi việc từ bỏ những
điều bên ngoài. Sự xoay chuyển thứ hai của chúng ta là một sự xoay chuyển về
tâm tính. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ chính mình. Dù đang đi học, đang
làm việc hay đang phục vụ Chúa trọn thời gian, chúng ta phải có một mục đích: được
gieo xuống đất để chết. Mọi điều khác đều không thành vấn đề. Chúng ta cần có
một sự xoay chuyển. Dù ở đâu và đang làm gì, chúng ta cần nói: “Chúa ôi, tôi ở
đây để gieo chính mình xuống đất để chết. Tôi không còn có các sự lựa chọn hay
sở thích nữa. Tôi không có hi vọng hay sự trông mong nào khác. Tôi không có
tương lai nào khác. Tôi chỉ ở đây như một hạt giống để được chôn.”
Việc Gieo Chính Minh Xuống Đất
Sẽ Khiến Chúng Ta Kết Quả Nhiều
Chúa Jesus là Đấng đã gieo chính Ngài xuống đất để chết: “Thật vậy, thật
vậy, Ta nói với các ngươi: ‘Nếu hạt lúa mì không gieo xuống đất và chết thì nó
cứ ở một mình, nhưng nếu chết đi thì kết quả nhiều’ (John 12:24). Nếu muốn kết
quả nhiều, chúng ta cũng phải đi và chết. Thi Thiên 126 rất sâu sắc. Trước hết
có một sự vui hưởng ban đầu, nhưng rồi có một sự hiến dâng sâu xa hơn. Trong sự
hiến dâng này, Chúa không đòi hỏi chúng ta làm bất cứ điều gì. Ngài chỉ đòi hỏi
chúng ta chết. Chúa không yêu cầu chúng ta phục vụ Ngài. Thay vì vậy, Ngài yêu
cầu chúng ta gieo chính mình xuống giống như Ngài đã làm. Khi chúng ta làm điều
này, kết quả là chúng ta “thu hoạch một tiếng reo la vang vọng.” Sự chết và sự
chôn cất không phải là điểm kết thúc. Khi gieo chính mình xuống đất, chúng ta
sẽ thu hoạch một điều gì đó. Khi gieo ra trong nước mắt, chúng ta sẽ thu hoạch
trong sự vui mừng! Ngợi khen Chúa về điều này!
Thi Thiên này tiếp tục: “Người nào đi ra và khóc, mang hạt giống đi
rải, chắc chắn sẽ bước vào với một tiếng reo la vang vọng, mang theo mình các
bó lúa”(c.6). Khi Chúa bảo chúng ta đi ra và chết, và chúng ta đáp ứng: “Vâng,
thưa Chúa” thì chúng ta giống như hạt giống quý báu. Chúng ta được chôn dưới
đất và không nhìn thấy được. Nhưng khi ấy chúng ta kết quả nhiều. Chúng ta trở
về với sự vui mừng, mang theo mình các bó lúa. Bông trái dư dật không đến bởi
việc hoạt động nhiều. Chúng ta chỉ trở nên có nhiều bông trái bởi việc rơi
xuống đất để chết. Để có nhiều bông trái, chúng ta phải nói với Chúa: “Tôi sẵn
lòng chết với Ngài. Tôi sẵn lòng chôn chính mình như một hạt giống. Tôi biết rằng
tôi sẽ trở lại với các bó lúa, với bông trái dư dật vì sự vui hưởng của Ngài”.
Khi ấy Chúa vui hưởng bông trái, và chúng ta cũng vậy. Điều này thì sâu sắc hơn
nhiều so với sự vui hưởng khi chúng ta mới bước vào hội thánh. Bây giờ chúng ta
đã được giải phóng khỏi sự sống bản ngã của mình. Sự phu tù của chúng ta đã
được xoay chuyển, giống như “các dòng suối ở phương nam”. Các dòng suối tuôn
chảy trong sa mạc sẽ khiến cho miền đất cằn cỗi trở nên màu mỡ. Khi được giải
phóng khỏi bản ngã của mình, chúng ta cũng trở nên đầy bông trái. Đây là một sự
vui hưởng cao hơn. Sau khi gieo ra trong nước mắt, chúng ta thu hoạch trong sự
vui mừng.
CHÔN
SÂU
Được
chôn, hột giống nẩy chồi,
Nuôi
năm đại lục bằng lời dưỡng sinh,
Triệu
người được phước thuộc linh,
Khi mà
giống chịu nhân sinh loại hoài.
Chôn
sâu nào thấy hình hài,
Sống
trong đêm tối lâu ngày thương thay!
Tiêu rồi dưới
lớp đất dày,
Mất đi
mọi sự còn Ngài mà thôi.
Tình
người không nghĩ, không lời nhắc tên,
Giá cao
Chúa kể trước tiên,
Phô bày
sự sống vô biên trường tồn.
Phải
chăng bạn đã được chôn?
Tim đau
rỉ máu đòi cơn đêm ngày?
Bài ca
thay tiếng than dài,
Mùa thu
hoạch lớn đến ngày mở ra.
Margaret
E. Barber
M.K. phỏng dịch
18-4-2014
(Còn
nữa)