Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Phi-e-rơ- 3-- Sự nhọc nhằn của Chúa

Image result for photo of peter casting the net

Chúng ta tiếp tục sự xem xét của chúng ta, và sự suy gẫm liên quan ý nghĩa Sứ đồ Phi-e-rơ và chức vụ của ông. Như chúng ta đã thấy, và sẽ tiếp tục thấy, ông là người đã giới thiệu thời kỳ mới, và hoàn thành vào bản thân mình, công việc của Chúa Giêsu trong việc đặt nền móng cho Israel mới, thuộc linh thuộc thiên để thay thế và chiếm chỗ Israel cũ, theo như lời của Chúa. Phi-e-rơ, như chúng ta đã nói, là một đại diện Israel thuộc linh, mà chúng ta đang có,  trong con người và cuộc sống riêng của mình, ông diễn tả bản chất Israel mới này cách rõ ràng như vậy.

Có một điều mà tôi nghĩ rằng sẽ rất hữu ích cho chúng ta, và chúng ta sẽ đề cập đến ở đây, trước khi đi xa hơn.


Sự nhọc nhằn của Chúa với Phi-e-rơ

Tôi đã nói có thu thập được khoảng bốn mươi trường hợp trong cuộc đời Phi-e-rơ khi ông ở với Chúa Giêsu, và trong rất nhiều trường hợp ông không hiển thị tốt. Thỉnh thoảng ông xuất hiện rạng rỡ. Vì vậy, thường ông xuất hiện - có lẽ là một từ ngữ mạnh mẽ để sử dụng – cách hỗ nhuốc chứ không vinh dự. Tôi sẽ không đưa bạn xem qua tất cả bốn mươi trường hợp, nhưng nếu tôi đặt ngón tay trên một vài ví dụ, bạn sẽ thấy những gì tôi có ngụ ý.  

Hãy lấy trường hợp đầu tiên, một điều khá đơn giản: Phi-e-rơ đánh cá xong và vào bờ, Chúa đứng trên bờ, bão ông thả lưới xuống. Khi Chúa nói như vậy, Phi-e-rơ lập tức trả lời: "Thưa thầy, chúng tôi đã lao khổ suốt đêm, không bắt được chi hết!" (Luca 5: 5), ngụ ý lời Chúa hoàn toàn trái ngược với danh tiếng của một ngư dân có kinh nghiệm khi thả lưới vào ban ngày, vì họ chỉ làm nghiệp vụ vào ban đêm. Dầu vậy sau đó ông tuân theo, với một câu hỏi, ông nói: "Dầu vậy, theo lời thầy tôi thả lưới xuống". Và không ai ngạc nhiên về kết quả hơn Phi-e-rơ! Có một số điểm yếu ở đây trong thái độ của ông.

Sau đó, trên mặt hồ một lần nữa, trong cơn bão, Chúa Giêsu đang ngủ trong thuyền, Phi-e-rơ đến với Ngài, kêu Ngài thức dậy, nói: "Thầy ôi, thầy không lo chúng ta chết mất sao?” (Mác 4:38). Câu trả lời của Chúa cho thấy một lần nữa Phi-e-rơ đã không nắm được ý nghĩa thực sự về Chúa Giêsu: "Sao các ngươi nhát sợ? Chưa có đức tin sao?”

Một lần nữa trên mặt hồ: Chúa Giêsu bước đi trong đêm, đi trên mặt nước. Lần này Phi-e-rơ dường như bắt đầu tốt: "Thưa Chúa, nếu phải Ngài, xin bảo tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Ngài."(Mathio 14:28), và ông bước ra. Nhưng sau đó, khi nhìn thấy sóng to và gió lớn, ông bắt đầu chìm ... "Chúa ôi, cứu tôi!" Ông đã bị sụp đổ một lần nữa.

Sau đó, một lần nữa: Chúa Giêsu nói về việc Ngài đi lên Giêrusalem và những gì sẽ xảy ra với Ngài ở đó. Ngài sẽ bị nộp trong tay người ác độc và bị đóng đinh. Phi-e-rơ nắm Ngài và bắt đầu quở trách Ngài: "Sự đó hẳn chẳng xảy đến cho Chúa đâu" (Math 16: 22). Một lần nữa có ý tưởng hoàn toàn tự bảo quản, và Chúa Giêsu quở trách ông: "Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau Ta! Ngươi làm cớ vấp phạm cho Ta".

Một lần nữa: trên Núi Hóa hình, với tất cả sự kỳ diệu của nó. Phi-e-rơ đáng thương! "Chúa ơi, chúng ta ở đây tốt lắm; nếu Ngài muốn, thì tôi sẽ dựng ba lều tại đây, một cho Ngài, một cho Môi-se và một cho Ê-li " (Math 17: 4), ông đặt tất cả ba người trên nền tảng bình đẳng. Rõ ràng có tiếng nói từ trên trời quở trách ông vào thời điểm đó; "Nầy là Con yêu dấu của Ta,…; hãy nghe Người .."Ông không được đặt trên một mức độ ngay cả với những con người vĩ đại nhất của thời kỳ cũ. Ông phải nghe Ngài!' Phi-e-rơ bị khiển trách, vì đây là giả định. Vâng, ông ấy có lỗi lầm suốt con đường đi.

Phi-e-rơ đã có một cuộc tranh cãi với các môn đệ khác về việc ai là người chủ yếu trong vương quốc. Họ đã cãi nhau cho tính ưu việt, thể hiện sự thiếu khiêm nhường, và, một lần nữa, tham vọng. Ông đã có một ý tưởng sai lầm, sai quấy về vương quốc.
Chúng ta tiếp tục. Chúa Giêsu nói: "Đêm nay hết thảy các ngươi đều sẽ vấp phạm vì cớ Ta; vì có chép rằng: 'Ta sẽ đánh kẻ chăn, thì bầy chiên sẽ tan tác" (Math 26:31). Phi-e-rơ cho biết: "Dầu hết thảy đều vấp phạm vì cớ Thầy, thì tôi chẳng hề vấp phạm đâu”- "Chính đêm nay trước khi gà gáy, ngươi sẽ chối Ta ba lần" ... "Dầu tôi cần phải chết với thầy đi nữa, tôi hẳn chẳng chối thầy đâu". Điểm nầy, tất nhiên, là rất rõ ràng chúng ta không cần phải đề cập đến nó: sự tự tin của Phi-e-rơ, niềm tự hào của mình, sự khoe khoang của mình về những gì ông có thể làm.

Trong vườn, Chúa Giêsu nói: "hãy ở đây và thức canh với Ta,” (Math 26:38). Ngài đã đi cách xa một ít, cầu nguyện lời cầu nguyện nhọc nhằn vĩ đại của Ngài, và sau đó trở lại - và họ đang ngủ. Ngài nói với Phi-e-rơ: "ngươi không thể thức canh với Ta được một giờ sao?"

Sau đó, đến sự xuất hiện của đám đông, những người lính, và Giuđa. Đó là giờ liều lĩnh của Phi-e-rơ- với thanh kiếm của mình, ông chặt đứt tai của Man-chu, đầy tớ của thầy cả thượng phẩm. Bị khiển trách một lần nữa! Sau đó, trong hội trường, ông chối Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đang trải qua cuộc thử nghiệm - và tất cả đều rời bỏ Ngài và chạy trốn.

Ngay cả khi đó không phải là kết thúc với Phi-e-rơ. Chúng ta gặp đôi điều sau đó. Bạn sẽ nhớ rằng Paul đã nói về Phi-e-rơ: "tôi có ngăn cản trước mặt ông, vì ông có chỗ đáng trách" (Gal 2:11).

Bây giờ tại sao có tất cả điều này? Bạn nói: "Đây là một điều đáng tiếc khi chỉ ra những lỗi lầm của con người. Có công bằng chăng khi nói về ông theo cách này? Chúa Giê-su sẽ làm những gì bạn đang làm, định rõ tất cả những sự cố trong cuộc sống của con người này? Vâng, các bạn thân mến, đó không phải là điểm chính.

Vấn đề chính rất vinh diệu, phước hạnh. Tôi cảm thấy chắc chắn, và không có bất cứ vấn đề gì, rằng khi Chúa Giêsu cúi xuống (nếu chúng ta có thể nói theo cách này) và thấy Phi-e-rơ viết thư đầu tiên của mình, và nhìn thấy những gì ông đã viết, từng câu, và từng mệnh đề, Ngài nói: "Thật không phải là vô ích. Sự kiên nhẫn, và nhịn nhục đau khổ lâu dài của Ta trong tất cả những gì Ta phải đưa đến với con người đó, và việc Ta yêu anh ta cho đến cuối cùng, không phải là vô ích. Đây là tất cả giá trị, và nhiều hơn nữa so với những gì Ta chịu đau khổ vì con người đó. "

Tôi chắc chắn rằng Chúa đã thỏa mãn và hài lòng, khi Ngài đã nhìn thấy kết quả  sự lao khổ của Ngài trong con người này.

Bây giờ, tại sao? Tại sao, cho bạn và cho tôi. Tôi nghĩ rằng một lần nữa và một lần nữa, trong ba năm cuộc sống của Phi-e-rơ với Thầy, bạn và tôi sẽ nói: "thật là không tốt! Con người đó không tốt. Ông là một thất bại, không còn hy vọng hoặc trông mong bất cứ điều gì từ ông ấy. Tốt hơn cho bạn là từ bỏ anh ta! "Tôi nghĩ là chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào về một số người nào đó, khi họ liên tục cư xử như thế này. Chúng ta nói: "Vâng, họ không tốt. Bạn mong đợi gì? Đừng nghĩ về bất cứ điều gì từ con người nam hay người nữ đó!"

Nhìn vào Phi-e-rơ bây giờ! Ông đã thực sự thấm nhuần Chúa Giêsu. Tất cả những gì chúng ta có trong thơ đầu tiên của ông, khi ông từng nói: Không ai là vô vọng. Nếu có một con người như vậy có thể đi qua điều này, có hy vọng cho tôi, và cho bất cứ ai. Có phải không đúng sự thật sao? Chỉ chọn ra một trong những thất bại lớn của Phi-e-rơ - và đó cũng đủ nắm lấy tấm lòng của chúng ta! - Ông chối Chúa ba lần. Nếu bạn đã làm điều đó cách kịch liệt như ông đã làm - và thật kinh ngạc khi con người đó đã được ở trên Núi Hóa hình, và nhìn thấy tất cả các phép lạ và dấu kỳ diệu, mà có thể nói cách kịch liệt như vậy: "Ta không biết người ấy", rồi bạn sẽ nói: "Đó là sự kết thúc. Không có gì có thể vượt qua điều đó”. Nhưng không: ông có ở đây.

Đó không phải là một lời động viên sao? Chúng ta đôi khi tuyệt vọng về mình, nhưng đó là để chúng ta có thể biết rằng Chúa chúng ta không làm thất vọng người nào trong chúng ta, cũng không làm thất vọng bất kỳ con người nào. Và đây là một con người mở đầu Israel mới trên cơ sở của đời sống, công việc và lời giảng dạy của Chúa Giêsu - không phải là một kế hoạch chi tiết, cũng không phải là một cuốn sách hướng dẫn, giáo lý và kỹ thuật - nhưng trên cơ sở của cuộc sống đó, công việc và lời giảng dạy của Chúa đã đi ngay vào chính bản thể của con người này.

Cách thức cuộc sống trong Israel mới

Bây giờ chúng ta có thể, có lẽ, đi xa hơn một chút về vấn đề này của Israel mới, bản chất của nó là những gì. Chúng ta sẽ đọc từ chương một trong lá thư này, các câu 13-17,  có vẻ như với tôi đây là điều tiếp theo mà chúng ta nên nhìn vào ở đây:
"Vậy, anh em hãy thắt lưng tâm ý, hãy dè giữ, đặt hi vọng trọn vẹn nơi ân điển sẽ đem đến cho mình khi Jêsus Christ hiển hiện.  Đã là con cái hay vâng phục, thì anh em chớ khuôn rập theo tư dục trước kia, trong lúc anh em còn ngu muội,  nhưng như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở; bởi có chép rằng: “Các ngươi phải thánh, vì ta là thánh.”  Nếu anh em kêu cầu Đấng không tây vị ai và xét đoán theo việc làm của mỗi người bằng Cha, thì hãy lấy lòng kính sợ mà ăn ở trong thời kỳ kiều cư của anh em ".

Hai mệnh đề cho thời điểm này là: " mọi cách sống (ăn ở)" và " thời kỳ kiều cư của anh em". Bây giờ Phi-e-rơ đề cập đến các lĩnh vực mới, và cách thức mới của cuộc sống mà Israel mới đã chiếm được. Ông nói rằng: "Chúng ta, Israel mới này của Đức Chúa Trời, ở trong một lĩnh vực mới hoàn toàn, và trong lĩnh vực đó có một cách sống thuộc về nó - theo cách thức cuộc sống thuộc về thời kỳ tạm trú của chúng ta ở đây. Cách thức cuộc sống, hoặc cách sống, trong thời gian tạm trú nầy của chúng ta. Và sau đó, vào cuối bức thư, ông chạm vào nhiều điểm thực tế trong cách thức của cuộc sống.

Tôi tưởng tượng rằng một số những điểm này có thể không áp dụng đối với bất cứ ai ở đây, nhưng tôi sẽ đề cập đến chúng vì một lý do: để bày tỏ như thế nào thực tế  cách thức của cuộc sống Israel mới này. Tôi đã sử dụng cụm từ: "một Israel mới', 'một Israel thuộc linh. Điều đó cho bạn, có lẽ, là một cái gì đó khách quan, một cái gì đó ở bên ngoài, một ý tưởng, một quan niệm, như rất nhiều lời giảng dạy, nhưng Phi-e-rơ không để nó lại ở đó. Ông mang nó xuống các điểm thiết thực nhất trong cuộc sống của chúng ta. Ông làm cho nghiệp vụ của Israel mới này liên quan đến rất nhiều điều mà ông gọi bằng cụm từ bao gồm này, "tất cả các cách thức của cuộc sống". Là một cụm từ toàn diện là dường nào!

Trước hết, bạn sẽ thấy rằng ông có gì đó để nói về những người phụ nữ phải sống với chồng chưa được cứu. Tôi không biết liệu đó có phải áp dụng đối với bất cứ ai ở đây. Có thể một người nào đó phải sống với một người chồng không hoàn toàn được cứu - một con người khó khăn. Nhưng Phi-e-rơ đang nói về mối quan hệ hôn nhân được ký hợp đồng trước khi một trong hai đối tác đã được cứu, và sau đó là câu hỏi đặt ra: Những gì người phụ nữ đã được cứu có thể sống kể từ khi cuộc hôn nhân của mình bắt đấu? Bởi vì cô ấy được cứu, và chồng cô thì không, cô phải li thân không? Cô tìm thấy lập trường ly hôn không? Cô phải sống một cuộc sống li thân hoàn toàn và cô lập với anh ta không? Những gì cô ấy sẽ làm? Đó là một vấn đề thực tế, bạn biết. Có thể không có trong cuộc sống của bạn, và nó không phải là của tôi, nhưng tôi liên tục bị người ta trình bày về vấn đề đó. Tôi đã gặp nó  trong những ngày gần đây - một trường hợp thực sự nghiêm trọng của chính điều này: những khó khăn trong mối quan hệ hôn nhân bởi vì một người đang tiến lên với Chúa và người kia thì không. Nó tạo nên sự phức hợp, căng thẳng và những khó khăn cho một người. Vì vậy, những gì bạn sẽ làm đây?

Bây giờ Phi-e-rơ nói rằng trong Israel mới, người phụ nữ đã được cứu phải sống với chồng mình, và trước khi chồng cô, trong ân sủng của Đức Chúa Trời,  ông có thể bị chinh phục bởi cách  sống của cô; không lánh khỏi Chúa vì cô cô lập anh ta, hoặc cằn nhằn anh ta, hoặc liên tục cố gắng để nắm giữ anh, để cho anh ta biết rằng anh ta không được cứu, nhưng chỉ sống mà thôi. Ồ, đây là một vấn đề thực tế, vì không dễ dàng sống trước một con ngườii như vậy, trong một cách như vậy mà đến bao giờ ông sẽ đến với Chúa, ông sẽ làm như vậy trên lập trường này: "Tại sao, tôi đã thấy những gì Đức Chúa Trời có thể làm. Ngài đã thực hiện nó trong vợ tôi. Việc thuyết phục tình trạng tội lỗi của tôi đã đến bởi sự tinh khiết, sự kiên nhẫn và sự tốt lành của vợ tôi".

Bây giờ, như tôi nói, điều đó có thể không áp dụng cho bạn, nhưng những gì tôi nói là: Đây là Israel mới, không chỉ là huyền thoại, ý tưởng hay điều trừu tượng. Nó  rất thực tế, và nó phải  đến ở đây.

Sau đó, Phi-e-rơ tiếp tục với mối quan hệ hôn nhân này, nhưng lần này anh không  nói về người chồng chưa hoán cải và người vợ, một trong hai hoặc cả hai. Ông ấy nói một điều khác: "hỡi người chồng…kính nể nàng như chiếc bình mỏng mảnh hơn”. Bây giờ, tất nhiên, người vợ có thể không nghĩ rằng cô ấy là chiếc bình yếu. Đó là những rắc rối thường xuyên! Nhưng làm thế nào Phi-e-rơ bao gồm điều đó? Ông làm như vậy một cách rất đẹp. Bạn phải biết rằng vào thời điểm đó, khi Phi-e-rơ đã viết như vậy, có một sự khác biệt rất lớn trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, vợ và chồng, về mặt xã hội, những người vợ đã bị coi khinh như một tầng lớp thấp kém hơn, không được loài người tôn trọng. Làm thế nào Phi-e-rơ mang vấn đề này đến?  "Đồng thừa kế ân điển của sự sống". Tôi luôn luôn xin lỗi vì bản dịch tiếng Anh của chúng ta như vậy, thường không cung cấp cho chúng ta ý nghĩa thực sự của các từ ngữ gốc. Một lần nữa và một lần nữa bạn không có thể dịch rõ ràng, và đó là lý do tại sao chúng ta có rất nhiều phiên bản. Chúng ta có một bản Phillips, một Amplified và tiếng Anh hiện đại, và nhiều bản dịch khác - một kệ sách đầy đủ các bản dịch. Tại sao? Để cố gắng có được ý nghĩa thực sự hơn đối với bản gốc, và tôi không biết rằng họ đã thành công được hay chưa.

"Đồng thừa kế ân điển của sự sống" Từ ngữ tổng hợp tiếng Hy Lạp có nghĩa là : 'Bởi vì bạn là chồng và vợ, vợ và chồng, có cả hai nhận được sự sống của Chúa trong sự cứu rỗi của bạn, không có phân biệt trong cuộc sống đó. Bạn đang ở trên một cơ sở, một cấp. Bạn là các người đồng thừa kế. Có một sự hiệp nhất hoàn hảo trong cuộc sống đã được cấu tạo cách cơ bản, và coi thường ai tức là coi thường sự sống của Chúa và nói rằng người đó là thấp hơn người kia. 'Bạn có thấy điểm chính không? Thật không thể dịch sang tiếng Anh! Nó được dịch là 'những người thừa kế liên kết” ở đây. Phi-e-rơ được nói một điều đẹp đẽ, và nó có nghĩa rất nhiều trong những ngày đó với sự khác biệt mạnh mẽ trong xã hội, đặc biệt là trong các giới trong nước. Đây là một lĩnh vực mới mẻ của các sự vật, một cách sống khác hoàn toàn, rằng chồng nên tôn trọng người vợ như chiếc bình yếu hơn, thừa nhận rằng, sau khi tất cả, cho dù người nam mạnh mẽ hơn và người nữ là yếu hơn, cả hai người chia sẻ một sự sống và phải sống trên cơ sở của một sự sống mà họ chia sẻ. Điều đó là tốt đẹp, phải không? Nhưng nó không rất thực tế sao?  

Phi-e-rơ tiếp tục nói, và điểm tiếp theo của chúng ta một lần nữa có thể không áp dụng cho bạn, nhưng nó áp dụng rất nhiều trong Cơ Đốc giáo. Ông có đôi điều nói về cách người phụ nữ trang điểm, và ăn mặc. Bây giờ, tất nhiên, bạn sẽ không chịu bất kỳ sự lên án về những gì tôi nói: nhưng Phi-e-rơ diễn tả nó như thế nào? Thật tiếc rằng tiếng Anh của chúng ta thiếu sót hoàn toàn như vậy vào thời điểm này! Chú ý rằng nó nói: "chớ trang sức bề ngoài, như gióc tóc, đeo vàng, diện áo quần ai trang hoàng (nói về phụ nữ Cơ Đốc) ..." Bạn sẽ thấy rằng từ ngữ "trang sức"  in nghiêng, và trong trường hợp này, nó không có nghĩa là không có từ ngữ đó trong bản gốc, như từ ngữ in nghiêng thường ngụ ý. Ở đây nó có nghĩa các dịch giả không biết phải dịch làm sao với từ ngữ “trang sức” nầy! Bạn sẽ thấy khó khăn của họ cùng một lúc nếu tôi chỉ nó ra.

Từ ngữ gốc đó là gì? "Kosmos" là từ ngữ tiếng Hy Lạp. 'Chị em chớ trang sức (kosmos) bề ngoài, như gióc tóc, đeo vàng, diện áo quần".  Động từ kosmeo (trang sức)  xuất phát từ từ ngữ gốc là kosmos (hệ thống thế giới). "Kosmos" là gì? Thế giới thuộc về ai- thế giới mà bạn đang sống? "Thế giới của bạn là gì? Phi-e-rơ không nói rằng thắt bím tóc, sửa mái tóc của bạn là sai, và tôi không biết rằng ông ta có nói rằng khi mang một số trang sức là sai lầm. Đó không phải là vấn đề. Ông nói rằng: "Có phải tóc của bạn, là thế giới của bạn mà bạn sinh sống chăng? Đồ trang sức này là thế giới của bạn sao?

Và các vật dụng trang điểm, tạo dáng, sửa sắc đẹp là những gì có trong những ngày này! Đó là thế giới của nhiều người. Họ dành quá nhiều thời gian của họ trên điều đó - cách họ nhìn, những gì họ gây ấn tượng, và vân vân. Bây giờ tôi không tin  Phi-e-rơ nói rằng: 'Hãy cẩu thả về ngoại hình của bạn. Bất cẩn về cách bạn ăn mặc". Đức Chúa Trời cấm! Rất nhiều phụ nữ, tôi sợ, đi đến cực đoan khác trong vấn đề này và làm cho Chúa bị khinh chê do sự ăn mặc bất cẩn của họ, nhưng Phi-e-rơ nói rằng: 'thế giới bạn đang sống là gì"?  “Kosmos" có nhiều nghĩa, và một ý nghĩa trong số đó là 'cách sống' theo thế giới, chiếm bạn và làm cho bạn chăm lo trang điểm. Đây có phải là thế giới của bạn?

Phi-e-rơ cho biết trong Israel mới, bạn đang ở trong lĩnh vực khác, và không sống trong thế giới đó. Đó là thế giới của thế giới, và nơi những người khác bên ngoài của Israel sống tất cả thời gian. Đôi khi tôi nghĩ rằng nếu chỉ có một số người trong thời đại chúng ta có những người lo trang điểm, nhưng khi họ có một cái nhìn về Jezebel, vợ của A-háp, họ sẽ có sự sợ hãi. Tuy nhiên họ đang bắt chước Jezebel, về mí mắt của họ, lông mi, và mọi thứ khác. Ô, nó là điều đáng sợ, vì nó đã đến từ đó. Đó là thế giới mà. Phi-e-rơ biết tất cả về điều đó và nói: "chị em thân mến, đừng để điều đó làm cả thế giới của bạn! Những người phụ nữ thánh thiện thời xưa, họ hy vọng nơi Đức Chúa Trời, đã không làm điều đó. Họ đã không cư xử như vậy"; và ông trích dẫn về bà Sarah. Vẻ đẹp của cuộc sống không phải là vẻ đẹp mà chúng ta cố gắng trang điểm. Phi-e-rơ nói: "trang sức người ẩn mật trong lòng là sự trang sức chẳng hay hư nát, rất quí giá trước mặt Đức Chúa Trời". Đó là thế giới của Israel mới.

Khi Phi-e-rơ đã xác định chính xác các vấn đề khác nhau nầy (tôi cho rằng ông tiếp lấy nó, chớ không cần phân phối những lời hô hào của mình qua rất nhiều điểm thiết thực khác), ông tập hợp tất cả chúng lại và nói: "Và tất cả các bạn." Cho dù đó là chồng, vợ, tôi tớ và chủ, đặc biệt, và các mối quan hệ đặc biệt, các vấn đề cụ thể nầy, và cách đặc biệt của họ về cuộc sống, hành vi và lối sống trước mặt thế giới ... ông nói "tất cả các bạn". Tất cả những người chồng, người vợ tất cả, tất cả các tôi tớ, tất cả các ông chủ, tất cả các bạn, bất cứ điều gì bạn đang có, tất cả các bạn thuộc về một lĩnh vực mới với những hành vi mới và một cách sống mới.

Phi-e-rơ tập hợp tất cả theo cách này để ám chỉ Israel cũ mà đã thất bại và bây giờ đã được đưa lên trong thời mới: "hầu cho anh em rao ra các mỹ đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi sự tối tăm đến sự sáng láng lạ lùng của Ngài". Đó là các đối tượng bao gồm tất cả mà Đức Chúa Trời có trước mắt, mà Israel cũ đã được đưa ra khỏi bóng tối của Ai Cập vào ánh sáng của Đức Chúa Trời - để hiển thị ra các sự tuyệt mỹ của Đấng đã đem họ ra khỏi. Vì vậy, Phi-e-rơ tập hợp tất cả mọi thứ vào đây: Chúng ta đã được đưa ra khỏi tất cả bóng tối nầy, bước vào ánh sáng với một mục đích - là Israel mới làm cho tốt những gì Cựu Israel bị mất, làm trọn những gì mà Israel cũ không thực hiện – thể hiện các sự tuyệt mỹ của Ngài.

Điều này là rất chính xác và rất thử nghiệm, phải không? "Tôi phải cẩn thận khi sống trong nhà của tôi, sống như thế nào trước mặt gia đình tôi, ở giữa dân của Chúa, và trước mặt thế giới này khi tôi trải qua thời điểm tạm trú của tôi ở đây, để các sự tuyệt mỹ của Đấng đã gọi tôi ra khỏi bóng tối thành ánh sáng không bị che kín, không có bóng mây, nhưng được nhìn thấy. Hầu cho những người mà tôi đang sống chung sẽ không thấy tôi quá nhiều, một cách tự nhiên. Họ đang bị ràng buộc để xem một chút trước khi tôi được hoàn thiện.

Tôi hy vọng không có gì làm thất vọng về điều này, nhưng, bạn có biết chúng ta phải đứng lên cho sự giảng dạy của chúng ta. Chúng ta đã thực sự đã có rất nhiều lời giảng dạy, và chúng ta cần đo được những gì đã được bày tỏ cho chúng ta. Nó là rất thiết thực trong cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ hàng ngày, và lên đến điều này: 'Có phải những người đang quan sát tôi thấy tôi tự nhiên, hoặc - nếu họ đang  nhạy cảm với giá trị thuộc linh  và có mắt để nhìn thấy - là họ có thể phân biệt ân sủng của Đức Chúa Trời trong tôi,  trung hòa tôi và làm cho Đấng Christ trong sự quý báu của Ngài thể hiện?" Nếu một cái gì đó về điều này xuất hiện từ ít thời gian chúng ta bên nhau, chúng ta sẽ không gặp nhau (nhóm lại) trong sự vô ích - nó sẽ đáng giá. Chúa làm cho nó như vậy!

T. Austin-Sparks
Minh Khải tạm dịch 16-9-2014