Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

George Campbell Morgan (1863-1945 -- Người Của Lời Đức Chúa Trời

Mục sư Tiến sĩ George Campbell Morgan D.D. sanh ngày 09 tháng 12 1863 – và qua đời ngày 16 tháng 5 năm 1945, là một nhà truyền giáo, giảng sư và một học giả Kinh Thánh hàng đầu. Ông là người đồng thời  của Rodney "Gipsy" Smith. Morgan là quản nhiệm nhà nguyện Westminster  ở London từ năm1904 đến 1919, và từ năm1933 đến 1943.

I. Tiểu sử
   Morgan được sinh ra tại một trang trại ở Tetbury, Anh quốc, là con trai của Welshman George Morgan. Ông Welshman là quản nhiệm của hội thánh Anh Em  Plymouth nghiêm ngặt. Người đã từ chức và trở thành một chức sự của hội thánh Baptist ở Elizabeth Fawn Brittan.

   Khi còn bé, Campell Morgan rất ốm yếu , không thể đi học ở trường học được, nên bố ông thuê gia sư dạy ông học hành. Khi Campbell được 10  tuổi, D.L. Moody đã tới Anh quốc lần đầu tiên, do ảnh hưởng của sứ vụ Moody, kết hợp với sự cống hiến của cha mẹ  mình, đã tạo ra một ấn tượng trên cậu bé  Morgan, đến nỗi khi cậu được 13 tuổi, cậu đã giảng bài giảng kinh thánh đầu tiên của mình. Hai năm sau đó, cậu  giảng dạy thường xuyên trong các nhà nguyện trong hạt địa phương vào các ngày chủ nhật và ngày lễ của mình.


    Năm 1883, ông giảng dạy ở Birmingham, nhưng vào năm 1886, ở tuổi 23, ông từ bỏ nghề dạy Kinh thánh ở địa phương và cống hiến chính mình để rao giảng và giải thích Thánh Kinh sâu rộng hơn. Ông được thụ phong  mục sư trong hội thánh hệ phái giáo đoàn vào năm 1890. Ông đã không được đào tạo cách chính thức cho chức vụ mục sư, nhưng phụng hiến chính mình để nghiên cứu Kinh Thánh, và làm cho mình trở nên một trong những giáo sư Kinh thánh hàng đầu trong thời đại của mình. Danh tiếng của ông như là  giảng sư và là nhà giải nghĩa Kinh Thánh càng ngày càng lớn dần khắp cả nước Anh và  lan tràn đến Hoa Kỳ.


    Năm 1896, D.L. Moody mời ông giảng dạy cho các sinh viên tại Viện Kinh Thánh Moody, Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên trong 54 cuộc du hành của ông vượt qua  Đại Tây Dương sau nầy, để rao giảng và  dạy Kinh thánh. Sau cái chết của Moody vào năm 1899, Morgan đảm trách địa vị chủ tịch của Hội Đồng Kinh thánh Northfield nổi tiếng  ở Bắc Mỹ.


   Ông được hội thánh Congregationalists ở London tấn phong, và được viện thần học Chicago cấp ban bằng tiến sĩ thần học danh dự vào năm 1902. Sau năm năm thành công trong khả năng này của mình, ông trở lại Anh quốc  vào năm 1904 và trở thành quản nhiệm của nhà nguyện Westminster ở London. Trong suốt hai năm của chức vụ cung ứng lời Chúa nầy, ông là viện trưởng của Đại học đường Cheshunt ở Cambridge. Sự rao giảng của ông và các lớp học Kinh thánh vào tối  thứ sáu hàng tuần  đã được hàng ngàn người tham dự. Vào năm 1910, Morgan đã đóng góp bài tiểu luận với chủ đề “ Những mục đích của sự nhục hóa”, và đóng góp mãi đến tập đầu tiên của tác phẩm “Những nguyên tắc cơ bản”, và tất cả 90 bài tiểu luận nầy đã được mọi người coi là nền tảng của phong trào cơ bản Tin lành hiện đại.


   Rời nhà nguyện Westminster vào năm 1919, ông lại một lần nữa quay trở lại Hoa Kỳ, nơi ông đã tiến hành một chức vụ rao giảng và dạy Kinh thánh lưu động suốt 14 năm. Cuối cùng, vào năm 1933, ông trở lại Anh quốc, nơi ông một lần nữa trở thành mục sư của nhà nguyện Westminster và cứ ở lại đó cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1943. Ông là công cụ của Chúa trong việc đưa Martyn Lloyd-Jones đến nhà nguyện Westminster vào năm 1939 để chia sẻ bục giảng và trở thành người kế nhiệm ông.


   Morgan lài bạn của F.B Meyer, Charles Spurgeon, và rất nhiều nhà truyền giáo lớn trong thời của mình.
Morgan qua đời vào ngày 16 tháng 5 năm 1945, ở tuổi 81.

 II. Các Ấn phẩm Tiêu Biểu:
 1.Sự giảng dạy của Đấng Christ
 2. Lời cuối của Đức Chúa Trời cho con người
3. Bục giảng Westminster: sự rao giảng của G. Campbell Morgan-
 4.Thực hành sự cầu nguyện
 5. ý Chỉ hoàn hảo của Đức Chúa Trời
 6.  Giải Thích Toàn Bộ Kinh Thánh

-------------------------------------------------------

* Trước đây 30 năm, tôi có mua một quyển sách tiểu sử của G.C. Morgan, nhan đề “G. C. Morgan- người của Lời Đức Chúa Trời”. Các hội thánh cơ đốc Tây phướng nhìn nhận Ông Morgan là “Người của Lời Đức Chúa Trời”. Có hai quyển sách Việt văn của G. C. Morgan là “Thí dụ Và Ẩn Dụ Của Chúa Jesus” và “Giải nghĩa Sách Giê-rê-mi” rất sâu sắc. Tôi tin rằng Ông Morgan đã hấp thụ những lẽ thật chứa đựng trong các tác phẩm của Hội Anh Em, và đã trở nên Người Của Lời Đức Chúa Trời như vậy. Ngợi khen Chúa.