Tư tưởng sâu sắc của phúc âm Giăng là Christ, Đức Chúa Trời nhục hóa, đã đến như sự hóa thân của Đức Chúa Trời, được minh họa như là đền tạm (1:14) và đền thờ (2:21), đến nỗi con người có thể tiếp xúc và bước vào trong Ngài để vui hưởng các sự phong phú của Đức Chúa Trời chứa đựng trong Chúa Jesus.Vào thời Cựu Ước, các thầy tế lễ bước vào và sinh hoạt trong đền tạm, thánh đồ Tân ước cũng làm như vậy đối với đền tạm Chúa Jesus.
*Đền Tạm—Đền Thờ:
Giăng 1:14, “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, đóng trại giữa chúng ta”.
Giăng 2:21, “nhưng Ngài nói về đền thờ của thân thể Ngài”
Chữ “đền thờ” ở đây là naos theo tiếng Hi lạp, ngụ ý nơi chí thánh. Thân thể chức vụ, đời sống của Chúa Jesus là nơi chí thánh cho Đức Chúa Trời ngự trên trái đất.
Động từ “đóng trại” theo tiếng Hi lạp là skenóo. Skenóo là ngữ căn của danh từ skené (nhà trại, đền tạm). Giăng 1:14 nói Jesus là đền tạm của Đức Chúa Trời suốt 33 năm rưỡi.
Christ như đền tạm, đền thờ, đem Đức Chúa Trời đến cùng con người, để con người liên kết và kinh nghiệm Ngài.
* Các Tế Lễ:
Giăng 1:29, “Sáng ngày sau, Giăng thấy Jesus đến cùng mình, thì nói rằng: kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi (sin) thế giới đi”.
Christ như là các tế lễ, đem con người đến cùng Đức Chúa Trời, để ta vui hưởng và hòa quyện với Đức Chúa Trời.
Cả đền tạm và đền thờ đều có sân ngoài, nơi thánh và nơi chí thánh, cho nên khi Giăng 1:14 giới thiệu Chúa Jesus là đền tạm, thì Giăng 1:29 liền giới thiệu Ngài là tế lễ, ở bên ngoài đền tạm. Ngài là Chiên Con, làm tế lễ, dâng lên ở bàn thờ bằng đồng, nơi sân ngoài đền tạm.
Phúc âm Giăng vừa giới thiệu Chúa Jesus là đền tạm và cũng giới thiệu Ngài là các tế lễ như sau:
Đền tạm vào thời Môi-se có các vật dụng như bàn thờ đồng, thùng rửa, nơi thánh, gồm có bàn bày bánh thánh, chơn đèn, bàn thờ xông hương và cái rương trong nơi chí thánh:
Phúc âm Giăng chép theo cách miêu tả từng phần về các vật dụng ấy như sau:
- Bàn thờ đồng: 3:14; 12:24
“Ví như Môi se đã treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con Người cũng cần chịu treo lên dường ấy”.
“Nếu hạt lúa mì chẳng rơi xuống đất mà chết, thì cứ chỉ một mình, nhưng nếu chết đi, thì kết quả nhiều”.
Hai câu nầy nói về thập tự giá, về bàn thờ bằng đồng.
- Thùng rửa: 13:5
“Ngài đổ nước vào chậu, khởi rửa chơn các môn đồ...”
Đây không phải là sự tắm rửa của sự tái sinh (Tít 3:5) mà là sự rửa chân, làm tươi mới cho nhau trong Đức Linh. Khi chân chúng ta còn dính bụi đất.
- Nơi thánh: gồm có
- Bàn bày bánh: Giăng 6:35, “Jesus phán rằng Ta là Bánh của sự sống, ai đến cùng Ta, hẳng chẳng hề đói...”
- Đèn bảy ngọn: Giăng 8:12, 9:5, “Jesus lại phán: Ta là ánh sáng của thế giới....Khi Ta còn ở thế giới Ta là sự sáng của thế giới.”
- Bàn thờ vàng: cầu nguyện , Giăng 17: khi Chúa Jesus như thầy Thượng tế cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời Cha.
Nên Giăng 14: đến 17: miêu tả về nơi thánh và nơi chí thánh trong đời sống của Chúa Jesus.
II. Các Tế Lễ:
Phúc âm Giăng miêu tả có 5 tế lễ trong đời sống và mục vụ của Chúa Jesus:
1. Tế Lễ chuộc tội:3:14
“Ví như Môi se đã treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con Người cũng cần chịu treo lên dường ấy”.
Giăng trình bày bản chất con người là bản chất đã bị nọc độc của con rắn (Satan) thấm nhuần rồi. Chúa Jeus phải là tế lễ chuộc tội và Ni-cô-đem là một tội nhân luân lí, cần được cứu và tái sanh.
2. Tế lễ chuộc lỗi: 4:1
Phụ nữ người Samari nầy có tánh hạnh vô luân, vì có nhiều người tạm gọi là chồng. Chúa Jesus hiện ra như là tế lễ chuộc lỗi để cứu bà cách tượng trưng.
3. Tế lễ thiêu: 6:38; 7:16-18
Chúa Jesus sống tuyệt đối vì Đức Chúa Trời. Vì đời sống của Chúa tuyệt đối vì Đức Chúa Trời, nên Ngài là tế lễ thiêu làm thỏa lòng Đức Chúa Trời.
“ Chúa Jesus phán: vì Ta từ trời xuống, chẳng phải để làm theo ý muốn Ta, bèn làm theo ý chỉ Đấng đã sai Ta”.
“ Ai tự mình nói ra, ấy là tìm vinh hiển riêng, nhưng ai tìm vinh hiển của Đấng sai mình đến, nấy là chân thật, trong người chẳng có sự bất nghĩa đâu”.
Ngài là tế lễ thiêu thay cho chúng ta.
4. Tế lễ bữa ăn: 7:45-46; 18:38b
Tế lễ nầy không có thịt, nên bản phổ thông dịch sai lầm là “tế lễ chay”, và vì nó có bột mì lọc là phần chủ yếu, nên cũng có kẻ mạo muội gọi trật là “tế lễ bột mịn”. Đúng ra nên gọi đó là “tế lễ bữa ăn”( meal-offering). Tế lễ nầy minh khải nhân tánh hoàn hảo, thuần khiết của Chúa Jesus. Thí dụ, họ nhận xét về cách nói năng của Chúa như sau: “chưa bao giờ có người nào đã nói năng như Người nầy”. Còn Phi-lát, sau khi cảm nhận về Chúa Jesus, ông nói, “Ta không tìm thấy người nầy có tội lỗi gì cả...Đây nầy ta dẫn ông ấy ra ngoài cho các ngươi, để các ngươi biết ta không tìm thấy Người có tội gì cả”.
Chúa Jesus là tế lễ bữa ăn thuần khiết.
Một nhà khoa học trong thế kỷ vừa qua có nói: “Tôi càng nghiên cứu các sách phúc âm, tôi càng được thuyết phục về .. đức thanh khiết, tính cao quí, tầm mức vĩ đại và sự minh mẫn sắc xảo của Ngài khi Ngài nhìn vào bản chất con người. Tất cả đập mạnh vào tôi..” Mọi người đều cảm nhận nhân tánh thánh khiết của Chúa Jesus. Ngài là tế lễ bữa ăn thay cho chúng ta.
5.Tế Lễ Bình An: Giăng 12:
Bản phổ thông dịch là tế lễ thù ân, bản Hiệu đính sữa lại thành “tế lễ bình an” là chính xác.
Có 5 tế lễ chính: tế lễ thiêu, tế lễ bữa ăn, tế lễ chuộc tội và tế lễ chuộc lỗi. Tế lễ bình an nằm trung tâm các tế lễ nầy.
Tế lễ bình an ngụ ý mọi nan đề đã được giải quyết, mọi đòi hỏi đã được thỏa đáp. Trong phúc âm Giăng có chép 9 trường hợp về các nhu cầu cơ bản của nhân sinh, như nhu cầu của người luân lí, người vô luân, người bại, người đói, người mù, người chết...v.v. , tất cả đều được Chúa thỏa đáp. Nên đến chương 12, phúc âm Giăng nói rằng mọi phe phái đều thỏa mãn, nên bây giờ họ phải tương giao với nhau, sống trong sự bình an và vui vẻ.
Phúc âm Giăng 12 nói về bức tranh thu nhỏ về nếp sống hội thánh, nếp sống đó như tế lễ bình an. Buổi nhóm hội thánh có hiện diện của Chúa Jesus, có Mari yêu Chúa, có Ma thê phục vụ, có La-xa-rơ làm chứng về quyền năng sự phục sinh, có Si-môn được lành bệnh phung... Đó là nếp sống hội thánh, là tế lễ bình an của Đức Chúa Trời.
Tế lễ bình an chỉ dẫn rằng không còn nan đề, không còn sự thiếu thốn. Có sự vui hưởng đầy đủ và sự tương giao với Đức Chúa Trời và con người, và với con người và Đức Chúa Trời. Mỗi buổi nhóm hội thánh nên là một tế lễ bình an. Cơ đốc nhân ngày nay không có các buổi nhóm đúng đắn vì cớ họ đã không vui hưởng Chúa Jesus cách đầy đủ như tế lễ bình an của họ./.