Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ HỘI THÁNH

TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ HỘI THÁNH 

Theo niên đại thì vào khoảng năm 67 S.C., trong phần cuối sách Công Vụ - hồi ký của mình - bác sĩ Lu ca viết về Phao lô, “Phao lô ở trọn hai năm tại một nhà thuê. Ông tiếp đón mọi người đến thăm mình, giảng về vương quốc Đức Chúa Trời và dạy về Chúa là Đức Chúa Jesus Christ một cách tự do, không bị ai ngăn cấm”. Hồi ký tạm ngưng nhưng lịch sử còn kéo dài.


Đức Chúa Trời đã dùng Phao lô tạo ra lịch sử Hội thánh. Phao lô đã viết nên các trang sử các hội thánh đầu tiên từ “Giêrusalem và miền phụ cận cho đến xứ Illyricum (Macedonia)” (Rô 15:19).
Rồi vào khoảng năm 90 S.C., sứ đồ Giăng nhấn mạnh thêm về lịch sử tác vụ của Chúa Jesus thăng thiên như sau: “Đức Chúa Jesus còn làm nhiều việc khác nữa, nếu cứ ghi chép hết từng việc, thì thiết nghĩ rằng cả thế giới cũng không thể chứa hết những sách được viết ra”. (Giăng 21:25). Giăng chỉ chép chương 21 về hoạt động của Chúa phục sinh, còn trên trời có thể các thiên sứ đã tiếp tục chép lịch sử hoạt động của Ngài đến 2000 chương rồi ! Đó là lịch sử Hội Thánh, lịch sử của Thân Thể Ngài trên đất.

Kinh thánh Tân ước chứa đựng các trang sử về cuộc đời của Đấng Christ, Hội Thánh tồn tại là để viết tiếp các trang sử ấy. Lịch sử Hội thánh là phần tiếp tục lịch sử của Chúa Jesus trong kinh Tân ước.
Chúng tôi tin rằng số người không biết lịch sử Hội thánh còn nhiều hơn số người không biết Kinh thánh. Chúng tôi nghĩ rằng thánh đồ ít ra cũng phải thông thạo những sự kiện căn bản của lịch sử Hội thánh, nên chúng tôi xin trình bày sơ lược các đặc điểm, biến cố và nhân vật chính yếu trong lịch sử Hội thánh, để nhờ ánh sáng của lịch sử ấy thánh đồ sẽ thấy tình trạng hiện tại của Hội Thánh đang phát triển ra sao.

   LỊCH SỬ HỘI THÁNH THƯỜNG ĐƯỢC CHIA LÀM BA THỜI KỲ:

    THỜI KỲ ĐẾ QUỐC LA MÃ: thời kỳ các cuộc bắt bớ, các thánh tuận đạo, các giáo phụ Hội Thánh, các cuộc tranh luận thần đạo, và đế quốc La mã biến đạo cơ đốc thành quốc giáo.

   THỜI KỲ TRUNG CỔ: thời kỳ của chế độ Giáo Hoàng phát triển và cầm quyền, giáo hội pháp đình, chế độ tu viện, Hồi giáo và các đoàn thập tự quân viễn chinh.

   THỜI KỲ HIỆN ĐẠI: thời kỳ của cuộc cải chánh Tin Lành, Hội thánh Tin Lành phát triển mạnh mẽ, Kinh thánh mở ra và lưu hành rộng rãi, các nước càng ngày càng được tự do khỏi sự kiểm chế của Giáo hội La mã, thành lập các hội truyền giáo truyền giảng khắp thế giới.

BA NHÁNH LỚN CỦA CƠ ĐỐC GIÁO LÀ: 
Tin Lành:   thịnh vượng ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Thiên Chúa Giáo La Mã:   phát triển ở Nam Âu và Nam Mỹ.
Thiên Chúa Giáo Hi Lạp:  mở rộng ở Đông Âu và Đông Nam Âu.

Tình trạng Cơ đốc giáo chia ba trên đây là do hai cuộc phân chia lớn của Hội thánh, một cuộc phân chia xảy ra vào thế kỷ thứ 9 khi giáo hội Đông phương tách khỏi giáo hội Tây phương vì giáo hoàng La mã quả quyết rằng ông là đầu của cả Hội Thánh chung. Sau khi tách rời, Tổng giám mục Đông phương tự xưng là đức Thượng Phụ.
Cuộc phân chia thứ hai xảy ra nhằm thế kỷ 16 khi Martin Luther lãnh đạo cuộc Cải Chánh tách khỏi giáo hội Công Giáo Tây phương.
Học giả Harnack nói, “giáo hội Hi lạp là cơ đốc giáo nguyên thủy pha trộn với đạo Babylon của Hi lạp và Đông phương; còn giáo hội La mã là cơ đốc giáo đầu tiên hòa lẫn với ngẫu tượng giáo của Hi lạp và La mã. Nói cách khác, đạo Babylon thờ một mẹ một con, đã thâm nhập vào hai nhánh cơ đốc giáo nầy, mà Martin Luther từng gọi Hội thánh đã bị lưu đày sang Babylon là huyền bí. Hội thánh Tin lành là công cuộc khôi phục cơ đốc giáo nguyên thủy, thoát khỏi mọi hình thức ngẫu tượng giáo.

Ngoài ra còn các nhánh của Hội Anh Em, Ngũ Tuần, các nhánh Báptít và các hội thánh địa phương mà chúng tôi sẽ lần lượt đề cập đến trong các bài tiếp theo.

ĐẾ QUỐC LA MÃ
 Hội thánh được hình thành trong đế quốc La mã cho nên chúng ta phải hiểu sơ qua lịch sự đế quốc nầy mới hiểu được lịch sử Hội thánh.
- Đế quốc La mã dấy lên                                     753 T.C.
- Chinh phục Italy                                       343-272 T.C.
- Chế ngự Hi lạp và Tiểu Asi                      215-146 T.C.
- Chiếm hữu Tây ban nha và Anh quốc        133-31 T.C.

    Thời kỳ kéo dài từ năm 46 T.C. đến năm 180 S.C. là tuyệt đỉnh vinh quang của đế quốc La mã. Bờ cõi chạy từ Đại tây dương đến sông Euphrates, và từ Bắc hải (Anh quốc) đến sa mạc Phi châu. Vào thời đó dân số của đế quốc có chừng 120 triệu người. Đế quốc dang rộng xung quanh vùng Địa trung hải, bao gồm Tây Âu, Đông Âu, Tây Á và Bắc Phi. Đất Israel là trọng tâm giữa các giao lộ của cả đế quốc La mã.

13 VỊ HOÀNG ĐẾ (CAESARS) CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỘI THÁNH:
                  Jules Caesar (46 - 44 T.C.) Chúa tể thế giới La mã.
                  Augustus (31 T.C.—14 S.C.) Chúa Jesus sinh ra đương thời trị vì của ông nầy, Lu ca 2:1.
                  Tiberius ( 14—37 S.C)   Đấng Christ bị đóng đinh vào thời vua nầy. Lu ca 3:1.
                  Caligula ( 37—41 S.C.).
                  Claudius (41—54 S.C.). Theo Sứ đồ 18:2 vào thời vua nầy, A qui la và Bê rít sin bị trục xuất khỏi kinh đô La mã, chạy đến Corinth, và găp sứ đồ Phao lô ở đó. Sứ đồ 11:28 cũng nói về cơn đói kém vào thời vua nầy.
                  Nero (54—68 S.C.), vua nầy bắt bớ cơ đốc nhân và hành quyết Phao lô. Theo Khải thị 13:18, con số của Antichrist là 666, mà tên Caesar Nero bằng chữ Hebrew hay Greek cũng đều có chỉ số là 666, nên linh của Nero từ vực sâu sẽ lên để nhập vào thi hài của Antichrist vào ngày đầu tiên của đại nạn 3 năm rưỡi, Khải 17:8, 11.
                  Galba (68—69 S.C.).
                  Otho ( 69 S.C.
                  Vitellius ( 69 S.C.).
                  Vespasian (69—79 S.C.) Đền thờ và thành phố Giê ru sa lem bị hủy phá trong thời vua nầy, năm 70 S.C.
                  Titus ( 79—81) .Vào năm 70 S.C., khi còn là Thái tử La mã, Titus đã chỉ huy đội quân hùng mạnh của La Mã chiến thắng và hủy diệt thành phố Gierusalem và đền thò. 
         Ông giết một triệu người Do thái.
                  Domitian (79—81 S.C.) . Ông bắt bớ tín đồ Chúa rất mãnh liệt và bắt sứ đồ Giăng lưu đày ra đảo Bát mô ở Địa trung hải, để làm phu mỏ. Nơi đó Giăng thấy khải tượng và chép sách Khải Thị .
         Constantine: (306 - 337) vị hoàng đế đã biến đạo cơ đốc thành quốc giáo La Mã.
         Trên đây là cái nhìn tổng quát về lịch sử Hội thánh.
          ( Tham khảo Henry H. Halley)