Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

BỐN NHÀ CẤP DƯỠNG TRONG TÂN ƯỚC

Sứ 9:20-28;Math.4:18-22; Êph.1:22-23;2:22;1Phi 2:3-5; IGiăng1:12-13;Giăng 21:18;21; Sứ 28:23; IITim 1:15;II Phi 2:1;I Giăng 4:1;IIGiăng 7.

Sáng nay tôi muốn nói chuyện về bốn nhà cấp dưỡng khác nhau trong Tân Ước.Theo tiếng Hi lạp, chữ nhà cấp dưỡng không chỉ ám chỉ đến các chấp sự nhưng cũng chỉ về các người phục vụ. Tất cả những ai làm việc cho Đức Chúa Trời và rao phúc âm đều là nhà cấp dưỡng. Nên khi chúng tôi nói bốn nhà cấp dưỡng, chúng tôi ngụ ý bốn công nhân khác nhau. Trong các khúc kinh văn trên mà chúng ta vừa đọc, có bốn chủ đề khác nhau, đó là bốn chủ đề chính yếu của Tân Ước. Những người đã rao giảng bốn chủ đề nầy là bốn nhà cấp dưỡng.


Có một điều đặc biệt trong Tân Ước: từ giữa vòng mười hai người  có ba môn đồ khác nhau, họ đã luôn luôn ở bên cạnh Chúa. Tên họ của ba môn đồ nầy là gì? Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều biết tên của họ; họ là Giacơ, Phierơ,và Giăng. Họ đã ở với Chúa trên núi hóa hình; họ dã đi với Chúa vào nhà Giairu; và cuối cùng, họ đã ở với Chúa trong vườn Ghếtsêmanê. Tại sao Chúa đã chỉ chọn ba người nầy từ giữa vòng mười hai môn đồ? Tại sao Chúa đã đặt họ trong địa vị đáng chú ý hơn? Lý do chính yếu là vì Đức Chúa Trời muốn thiết lập các công việc Ngài trong Tân Ước theo ba đường hướng khác nhau. Nhưng nếu chỉ có ba đường hường nầy thì dầy đủ không? Không, vẫn không đủ! Trong sách Sứ Đồ, Chúa đã đưa đến  một nhà cấp dưỡng khác bên ngoài ba người nầy. Người nầy là ai? Là Mathia chăng? Không, thậm chí dầu Mathia đã được chọn làm sứ đồ do sự bốc thăm, ông không phải là nhà cấp dưỡng. Ai đã được chọn lựa? Phaolô, anh em yêu dấu của chúng ta, đã được chọn lựa. Ông là người đã được Chúa chọn lựa cách đặc biệt. Dầu có nhiều người đã làm việc cho Chúa trong Tân Ước, chỉ bốn người nầy chiếm một địa vị độc nhất. Ngoài bốn người nầy đã không có ai cả. Theo Kinh thánh, thứ tự của bốn người nầy như sau: (1) Giacơ; (2) Phierơ, (3) Phaolô, (4) Giăng. Đây là thứ tự đúng đắn của Kinh thánh và được mọi tín đồ nhìn nhận. Ngày nay chúng ta không thể làm vơi cạn ý nghĩa sâu nhiệm hơn của bốn đường hướng nầy, nhưng ta chỉ có thể suy gẫm về họ một ít. Chúng ta không thể thấy mọi sự cách thấu suốt và sáng tỏ; nhưng đang khi ta thấy được một ít, ta sẽ nhận được vài sự giúp đỡ trong bước đi của ta trên trái đất nầy.

GIA CƠ

Gia cơ là người không được chú ý nhất giữa bốn người. Ông chưa hề viết một thư tín nào. Sách Gia Cơ trong kinh thánh không do ông viết, nhưng do em của Chúa. Cả Phierơ và Giăng là người nhiệt thành. Ta có thể thấy nhiều văn kiện về công việc của họ, nhưng Gia cơ đã không làm một điều gì đặc biệt. Ông là người rất ẩn giấu. Làm sao ông có thể được liệt kê giữa vòng bốn người nầy? Tại sao Chúa đã chọn lựa ông là một trong bốn người, để đại diện cho một đường hướng đặc biệt? Gia cơ đã không biểu lộ các ân tứ rao giảng, chữa bệnh, làm các dấu lạ v.v..Dầu các ân tứ nầy là tốt đẹp, đăc điểm ngoại hạng của Gia cơ không ở trong bất cứ điều nào trong các điều nầy. Chúng ta thấy gì trong ông? Ông đã làm một điều lớn và ngoại lệ; ông đã là người tuận đạo đầu tiên giữa các sứ đồ! Đường hướng rất ngoại lệ và chủ yếu giữa bốn đường hướng nầy là đường hướng đau khổ. Bất kể các công việc của Phierơ, Phaolô và Giăng có khác biệt bao nhiêu, đã có một đường hướng thông thường với họ tất cả, đó là đường hướng sự đau khổ và bị từ chối. Đau khổ là điều gì đó có tính cơ bản cho mọi cơ đốc nhân.

Ngày nay nhiều người thích đọc các thư tín tuyệt vời của Phaolô; họ thích nghe về các công tác nhiệt thành của Phierơ và các khải tượng diệu kỳ của Giăng. Song le họ ném Giacơ qua một bên và quên ông ấy theo tiềm thức. Họ không nhận thức rằng mọi công việc đều đã được căn cứ trên Gia cơ. Phierơ đã chiếm được ba ngàn người cho Chúa trong một ngày, và Phaolô đã thiết lập các hội thánh mọi nơi. Song le không có sự đau khổ của Giacơ, Chúa không thể được thỏa mãn. Khi Chúa đến thế giới nầy, Ngài đã tiếp lấy thế đứng của một con người bị từ bỏ. Nếu ta không cùng chịu khổ với Ngài, ta không thể làm thỏa mãn lòng Ngài bất luận ta có làm những điều diệu kỳ nào.

Tại sao Chúa đã làm cho Giacơ nên người quá ẩn giấu? Ngài chỉ muốn làm nổi bật một điểm nổi bất của Giacơ. Giả như ta có nhiều ghế ngồi, nhiều đèn bàn và nhiều bàn viết tại đây. Ta đã quen thấy chúng và không cảm thấy bất cứ điều gì đặc biệt về chúng. Nhưng nếu mọi vật nầy được di chuyển chỗ khác trong một ngày và chỗ nầy sạch sẽ đến nỗi chỉ có một bàn viết nhỏ còn lại, lập tức mọi anh em sẽ chú ý chiếc bàn viết nhỏ bé nầy. Nếu quần chúng ở đây, anh em sẽ không chú ý một điều gì, nhưng một khi mọi người ra đi và chỉ còn lại một người, anh ấy sẽ lôi kéo sự chú tâm đặc biệt. Đây là những gì Chúa đã làm. Ngài giấu kín mọi ân tứ của Giacơ và chỉ làm nổi bật sự đau khổ của ông. Trong kinh thánh, Phierơ nói rằng phải võ trang chính mình bằng tâm trí chịu khổ [1Phierơ 4:1].Chỉ sự đau khổ chiến thắng mọi sự và hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời.Anh em ơi, tôi xin nói một lời chân thành. Những ai không muốn cùng Chúa chịu khổ không bao giờ trông chờ được tôn cao với Ngài. Chỉ những ai chịu đau khổ xứng đáng được tôn cao. Nếu anh em muốn được tôn cao, anh em phải theo bước chân của Gia cơ.

Có nhiều lẽ thật hơn về Giacơ mà có thể đem lại nhiều lợi ích cho ta. Tuy nhiên, vì cớ thời gian, tôi không thể nói nhiều hơn.Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào Phirơ.

PHIERƠ

Trước khi ta diễn giảng về những gì Phierơ đại diện, ta hãy suy gẫm sự khác biệt giữa Phierơ, Phaolô và Giăng. Thậm chí dầu chúng tôi có thể nói một ít ở đây và một ít ở đó, và thậm chí điều đó có thể không thật có tính tổ chức, song le những gì chúng tôi nói thì rất là trọng yếu. Chúng tôi không có ý định nói năng theo lối hùng biện, nhưng có tính cách am hiểu.

Công việc của Phierơ hoàn toàn khác biệt công việc của Phaolô. Ta không chỉ cần nhìn vào các phúc âm Mác và Luca cùng Sứ Đồ, và ta sẽ tìm thấy một sự khác biệt hiển nhiên. Mác đã tiếp nhận phúc âm mình từ Phierơ, và Luca đã viết lại câu chuyện của ông từ Phaolô. Hãy nhìn lại lời làm chứng của Phierơ ỏ Lễ Ngũ Tuần và lời làm chứng của Phaolô; mỗi một lời chứng đều có sự nhấn mạnh riêng, và chúng không giống như nhau. Công việc của Giăng cũng đứng riêng biệt. Ân tứ của Chúa ban cho Giăng khác biệt với các ân tứ ban cho Phaolô và Phierơ. Chứng cớ của Phierơ là gì? Nếu ta nhìn vào Mathiơ 16 và Sứ Đồ 2, ta biết rằng ông đã chỉ quan tâm một điều—Vương quốc của Đức Chúa Trời. Đường hướng của ông mang đặc tính vương quốc Đức Chúa Trời. Về Phaolô thì thể nào? Tôi nghĩ mọi người mà đọc các thư tín của Phaolô đều có thể thấy rằng Phaolô chỉ quan tâm đến nhà của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, ông rất quan tâm đến Hội thánh Đức Chúa Trời.Trãi suốt cả cuộc đời của Phaolô, mọi lời làm chứng và công việc của ông, đều vì điều nầy. Khi ta suy gẫm Giăng, ta có thể thấy rằng chứng cớ của ông hoàn toàn khác biệt. Ông không hề thảo luận những điều liên quan đến Hội thánh. Dầu Phierơ đã không nói về hội thánh cách rộng rãi, ông có đề cập các giám mục một ít. Nhưng ông đã không đề cập một điều gì về sự tổ chức hội thánh. Giăng cũng đã không đề cập về tổ chức hội thánh. Giăng đã chỉ diễn giảng về các phụ lão, các người trẻ tuổi và con trẻ. Điều nầy là gì? Đây là lời chứng về gia đình của Đức Chúa Trời.

Có ba đường hướng rõ ràng trước mặt chúng ta (1) Phierơ, về vương quốc của Đức Chúa Trời,(2) Phaolô, về nhà của Đức Chúa Trời, và (3) Giăng, về gia đình của Đức Chúa Trời.Nếu anh em hiểu ba đường hướng nầy cách rõ ràng, Đức Chúa Trời sẽ ban ánh sáng nhiều hơn cho anh em. Điều nầy không có nghĩa Phierơ đã không đề cập bất cứ điều gì mà Giăng đã đề cập. Nhưng sự nhấn mạnh chủ yếu của ông là về vương quốc Đức Chúa Trời. Đồng thời, Phaolô cũng đề cập đôi điều về gia đình của Đức Chúa Trời, và Giăng đề cập đôi điều về vương quốc Đức Chúa Trời. Bàn về mục tiêu của họ, Phaolô tập chú hội thánh Đức Chúa Trời, còn Giăng tập chú gia đình của Đức Chúa Trời.Ba đường hướng nầy không riêng biệt cách tuyệt đối, song le mỗi một đường hướng đều có tính đặc biệt riêng. Vì cớ phạm vi của chủ đề hôm nay bao gồm toàn bộ kinh Tân Ước, tôi không thể diễn giảng cách chi tiết.Tôi chỉ có thể đụng chạm các chủ đề cách vắn tắt.

Phierơ là người khởi đầu. Người đầu tiên mở miệng trong Hội thánh của Christ là Phierơ. Người cuối cùng đã phát ngôn là Giăng. Khải Thị, do Giăng viết ra, là sách cuối cùng trong Kinh thánh. Còn Phaolô thì thể nào? Ông ở giữa Phierơ và Giăng; ông là người đi trước và là người kế thừa. Có vương quốc Đức Chúa Trời và gia đình của Đức Chúa Trời; và có nhà Đức Chúa Trời ở giữa. Đây là những gì Đức Chúa Trời đã thiết lập trong Kinh thánh. Điều đáng thương là ngày  nay vẫn còn nhiều người dốt nát về vương quốc của Đức Chúa Trời và gia đình của Đức Chúa Trời. Họ cũng dốt nát về hội thánh của Đức Chúa Trời như vậy. Họ chỉ biết về tổ chức của loài người và các giáo phái. Nếu anh em hỏi về sự khác biệt giữa vương quốc của Đức Chúa Trời, nhà Đức Chúa Trời và gia đình của Đức Chúa Trời, họ nghĩ rằng những điều nầy nhiều hay ít cũng như nhau. Họ nghĩ rằng một khi một người gia nhập hội thánh, người ấy bước vào gia đình của Đức Chúa Trời mà cũng có nghĩa anh ta bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Họ không nhận thức rằng có một sự khác biệt lớn lao giữa ba điều nầy. Đó là tại sao Đức Chúa Trời cần Phierơ, Phaolô, và Giăng để bày tỏ vương quốc, nhà và gia đình của Ngài.

Khi Chúa ban các chìa khóa vương quốc các từng trời cho Phierơ, có nghĩa Phierơ là người mở cửa, trước cho dân Do thái và sau đó cho dân ngoại bang. Ta sẽ nói về điều nầy về sau. Nhưng bây giờ chúng tôi muốn chỉ tỏ rằng vì cớ các chìa khóa vương quốc các từng trời đã được đặt vào tay Phierơ, ông phải là người đầu tiên bước vào vương quốc các từng trời. Các chìa khóa đã ở trong tay ông và ông đã giữ gìn chúng. Nếu chìa khóa  phòng nhóm ở hẽmWen-teh nằm trong tay tôi, bất luận anh em có đến sớm bao nhiêu, anh em sẽ phải đứng bên ngoài cửa sắt. Trước khi anh em bước vào phòng, anh em sẽ chờ đợi đến khi tôi dùng chìa khóa mở cửa và bước vào trước Không có chìa khóa, anh em không thể bước vào trước nhất. Cũng vậy, người đầu tiên bước vào lãnh vực thiên thượng là Phierơ. Điều nầy rất sáng tỏ.

Trong Mathiơ 16, Chúa đã nói một điều kinh ngạc cùng Phierơ. Ngài đã nói gì? Ngài phán,” Và trên vầng đá nầy ta sẽ xây dựng hội thánh ta….Ta sẽ ban cho ngươi các chìa khóa vương quốc các từng trời”[c.18-19]. Anh chị em ơi, anh em có nhận thấy có điều gì khác biệt về câu 19 không? Ô! Cánh cửa lớn nhất được điều dụng tại đây. Chúa đã ban cho Phierơ các chìa khóa vương quốc các từng trời. Phierơ đã có thể kiểm chế thì giờ mở cửa vương quốc các từng trời. Ông đã mang trách nhiệm về vương quốc các từng trời. Nhưng về hội thánh thì thể nào? Chúa phán,”và trên vầng đá nầy Ta sẽ xây dựng hội thánh Ta”. Chúa sẽ tự mình xây dựng hội thánh; không ai khác có thể đụng chạm hội thánh. Đây là điều khác biệt rất nổi bật giữa vương quốc các từng trời và hội thánh. Vương quốc các từng trời là gì? Đó là lãnh vực thuộc linh của Đức Chúa Trời trên trái đất. Vương quốc của Đức Chúa Trời là sự biểu lộ quyền tối thượng của Đức Chúa Trời và sự quản trị của Ngài. Nhà Đức Chúa Trời đại diện bản chất của Đức Chúa Trời trong vinh quang, tình yêu, và sự công nghĩa của nhà ấy.Gia đình của Đức Chúa Trời biểu hiện tình yêu của Đức Chúa Trời và mối liên hệ của Ngài đối với chúng ta. Mọi điều nầy đứng riêng cách hoàn toàn. Chúng không như nhau. Nhiều người kéo lê lết mọi sự vào hội thánh, như có vẻ hội thánh là kho hàng hóa mà họ có thể chứa mọi thứ trong đó. Điều nầy minh chứng họ không hiểu biết lẽ thật của kinh thánh.

Phierơ chỉ mang chứng cớ về vương quốc các từng trời, mở cửa cho dân chúng vào. Ta cần chú ý đến Giăng 3:5.Chúa đã nói điều gì tại đây. Trừ khi một người được nước và Đức Linh mà sanh, người không thể bước vào Vương quốc của Đức Chúa Trời. Nếu ta đã viết câu nầy, có thể ta đã viết, “Trừ khi một người được nước và Linh mà sinh, người không thể vào gia đình của Đức Chúa Trời”.Nhưng không, câu nầy chép về vương quốc của Đức Chúa Trời. Bất cứ ai bước vào vương quốc Đức Chúa Trời, người ấy phải được sanh lại. Chỉ những ai được sanh lại, có thể bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Các chìa khóa mà Phierơ đã dùng vào ngày lễ Ngũ Tuần là sự hối cãi [ăn năn] và báp têm. Kết quả, ba ngàn người đã bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Đây là sự khởi đầu vương quốc Đức Chúa Trời. Nhiều người nói rằng hội thánh đã khởi đầu tại Lễ Ngũ Tuần. Điều nầy đúng, nhưng họ quên rằng vương quốc Đức Chúa Trời cũng bắt đầu tại lễ Ngũ tuần. Những gì Phierơ nói về sau trong các thư tín, về sự cứu rỗi và phần thưởng, đều ám chỉ vương quốc tương lai. Không có sự mâu thuẫn giữa vương quốc tương lai và sự bước vào vương quốc Đức Chúa Trời tại lễ Ngũ Tuần.

Công việc của lễ Ngũ Tuần có đầy đủ không? Không! Đức Chúa Trời đã sai Phierơ đến nhà Cọtnây.Tại lễ Ngũ tuần, Phierơ đã vận dụng các chìa khóa và đẩy nhiều người Do thái và vương quốc. Đức Chúa Trời cũng muốn ông mở cửa cho dân ngoại bang bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Điều nầy ứng nghiệm lời Chúa ở Mathiơ 8:11, nói rằng sẽ có nhiều người từ đông và từ tây, đến người ngồi dựa tại bàn trong vương quốc các từng trời. Trước khi Phierơ vận dụng các chìa khóa mở cửa cho người ngoại bang được cứu rỗi, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị Paul. Nói theo thời kỳ phân phát, công việc của Phierơ đã chấm dứt tại nhà Cọtnây. Tiếp theo điều nầy, dầu Phierơ vẫn còn mang nhiều lời chứng, theo tính thời kỳ phân phát công việc ông đã qua. Hãy suy nghĩ điều nầy diệu kỳ biết bao! Trong Sứ Đồ 10, Phierơ đã đi đến nhà Cọt nây, nhưng Phaolô đã hối cãi tại Sứ Đồ 9.

Nguyên thủy, Phaolô là người nhiệt thành bắt bớ Chúa. Nhưng trên đường ông đi Đamách, Chúa đã chiếu ánh sáng quanh ông và ông đã tiếp nhận ân điển. tuy nhiên, mắt ông chưa được mở ra. Chúa đã sai Anania, và nói cùng Anania rằng Phaolô là chiếc bình Ngài đã lựa chọn. Lời nầy bày tỏ tấm lòng của Chúa. Vương quốc Đức Chúa Trời rộng lớn, Phierơ đem nhiều người vào. Tuy nhiên, vẫn cần có người quản lý và người thiết kế. Vì vậy, Chúa dấy Phaolô lên và làm cho ông thành một chiếc bình. Anania đã làm cho điều nầy nên rõ ràng khi ông nói, “ anh Saulơ ơi”. Câu nầy có nghĩa mọi sự ghen ghét đã được cất bỏ. Kết quả, Phaolô đã có thể làm chứng cho Chúa và được dùng cho công tác. Sau đó, công việc của ông đã mở rộng từ bên trong thành phố đến bên ngoài thành phố; phạm vi công việc ông mở rộng. Làm sao ông từ tuờng cao leo xuống? Ông được các môn đồ dòng xuống. Dầu ông đã có thể tự mình trèo xuống, ông không làm vậy. Ông vui lòng để các môn đồ dòng ông xuống. Đây là sự tương giao, sự giúp đỡ, sự ưng thuận anh em. Phaolô đã không thoát thân một mình, ông đã được nâng đỡ bởi sự dự phần của anh em khác. Nên nhiều công việc có thể được kiến hiệu hơn nếu được nâng đỡ bởi sự cầu nguyện và giúp đỡ của anh em khác. Khởi đầu khi Phaolô đi đến Giêrusalem, các môn đồ sợ hãi ông đôi phần. Sau đó Phaolô đã có thể ra và vào giữa vòng họ, đã có sự tương giao đầy trọn giữa họ mà không có sự bế tắc nào. Theo cách nầy, ông đã có thể tiếp tục công tác của Phierơ.

Bây giờ ta trở lại cùng Phierơ. Khi Chúa kêu gọi ông đi đến nhà Cọtnây, lúc đầu ông đã không muốn đi. Sau đó ban cho ông khải tượng về một tấm vải lớn từ trời dòng xuống. Trong đó có các loài thú vật, loài bò sát và chim chóc, nhưng không có cá.Tại sao đã không có cá? Ta luôn luôn thấy loài thú, loài bò sát, loài chim và cá. Tại sao đã chỉ có ba loài được đề cập, thú vật, bò sát, chim chóc, còn loài cá bị bỏ sót? Theo tiêu biểu trong câu chuyện tàu Nôê, cá đã không bao giờ đựợc cứu. Các loài vật đã được cứu qua chiếc tàu đã không bao gồm cá. Đây là tại sao cá đã không được bao gồm trong những điều Đức Chúa Trời đã ban cho Phireơ.

Ý nghĩa của miếng vải lớn có thú vật, loài bò sát và chim chóc là gì? Ta hãy suy gẫm điều nầy. Miếng vải lớn tượng trưng toàn bộ công tác của Phierơ. Chiều rộng của công việc Phierơ không giống như chiếc bình chỉ có thể chứa đựng một lượng nào đó. Miếng vải không giống như chiếc tàu có các giới hạn của nó. Nó giống như một miếng vải, miếng vải lớn. Miếng vải là gì? Miếng vải không có hình dạng cố định.Nó chưa được tạo thành một hình dạng nào; nó chỉ là miếng vải.Ai đã đến để làm cho miếng vải nầy thành một vật có hình dạng? Phaolô đã đến. Ông đặc biệt trong công việc làm cho có ngăn nắp. Ta có thể ví sánh Phirơ như một người mua vải, còn Phaolô như người thợ may. Ta nên sáng tỏ về điều này. Suốt cuộc đời mình, công việc của Phierơ giống như một miếng vải; không có hình thức hay biên giới nào cả.

Chúng ta hãy suy gẫm ba vật trong miếng vải lớn. Chim chóc là những con vật rất năng động. Đôi lúc chúng bay vòng quanh, đôi khi chúng nằm nghỉ trên nhánh cây hay nóc nhà, lúc khác chúng nhảy nhảy trên mặt đất. Chúng rất tự do và không bị hạn chế gì cả. Chúng là các con vật hoang dã hơn hết  trong mọi loài vật. Loài thú vật là gì? Chúng dã man và hung dữ. Còn loài bò sát thì thể nào? Chúng ám chỉ sự nhơ nhớp. Trước mắt Đức Chúa Trời, người ngoại bang chỉ là loài thú vật, loài bò sát và loài chim. Nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đã bao bọc những kẻ hoang dã, hung dữ và nhơ nhớp trong miếng vải lớn. Ngài đã đặt chúng ta vào môi trường mới. Ngài không không còn coi chúng ta như thú vật, loài bò sát và chim chóc. Trong kinh thánh chỉ có phúc âm vương quốc các từng trời; không có một điều như là phúc âm của hội thánh. Ta không nghe phúc âm và sau đó bước vào hội thánh. Đúng ra , ta nghe phúc âm và bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời; đó là một khu vực mới và một lãnh vực mới. Anh em đã một lần ở dưới tay Satan; bây giờ anh em ở dưới tay Đức Chúa Trời. Được cứu nghĩa là gì? Có nghĩa Đức Chúa Trời đăt anh em vào một địa vị mới. Ngày nay nhiều người làm cho sự việc hội thánh trở nên  bao gồm quá nhiều. Họ nghĩ một khi họ vào hội thánh họ có đủ mọi sự, nhưng họ quên sự việc bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Được cứu không chỉ có nghĩa là bước vào hội thánh; nhưng cũng có nghĩa bước vào vương quốc Đức Chúa Trời để trở nên con cái Đức Chúa Trời, không bởi quyền năng, nhưng do quyền bính [Giăng 1:12].Mọi người có thể bước vào vì cớ không phải theo một người là gì, nhưng theo quyền bính Đức Chúa Trời ban cho con người. Mọi công việc của Phierơ là đem đôi điều từ bên ngoài vào bên trong. Nói cách khác, công việc của Phierơ là đem người ta vào vương quốc của Đức Chúa Trời.Ý nghĩa của việc vào vương quốc của Đức Chúa Trời là chịu khuất phục dưới tối thượng quyền của Đức Chúa Trời. Tính đặc biệt của Phierơ là lôi kéo dân chúng và đưa từng nhóm người vào.Khi ông đã kéo một người vào rồi, một công dân khác đã được thêm vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, ông đã không thể làm điều gì khác để giúp đỡ cho những người đã ở trong vương quốc mà cần sự hướng dẫn. Phaolô đã nhặt lấy trách nhiệm nầy. Công việc của Phaolô là giúp ổn định những người mà Phierơ đã đưa vào. Anh em có thể tìm được các lời “ sanh lại” trong các thư tín của Phaolô chăng? Không, Phaolô nói về sự xưng nghĩa,; ông không bao giờ nói về sự việc sanh lại. Còn Phierơ thì thể nào? Ông nói về sự tái sinh. Ông cũng nói về “cơ nghiệp”. Phaolô chỉ đề cập về cơ nghgiệp một ít. Giăng đã không đề cập bất cứ điều nào về cơ nghiệp vì cớ mục tiêu của ông là gia đình của đức Chúa Trời.Lời giải thích đơn giản nhất về vương quốc của Đức Chúa Trời thì đó là phạm vi của Đức Chúa Trời.

Sách Sứ Đồ đề cập nhiều điều về vương quốc của Đức Chúa Trời.Thậm chí Phaolô đã đề cập vương quốc của Đức Chúa Trời vì vào thời đó nhiều người đuợc cứu và đã bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời.Thật tốt hơn nếu ta đã sáng tỏ về ngày ta được cứu. Lý do ta đang ở trong tình trạng suy thoái bây giờ là vì ta làm cho mình trở thành trung tâm. Chúa chỉ coi ta như một người giúp đỡ. Đức Chúa Trời thật sự muốn ban các hạnh phước cho ta. Nhưng điều quan trọng hơn, Ngài muốn ta bước vào vương quốc Ngài và sống dưới sự cai trị của Ngài. Hỡi anh chị em, sự cứu rỗi không để cho ta vui hưởng; nó để cho Đức Chúa Trời xử lý ta theo quyền bính tối thượng của Ngài. Hồi ban đầu anh em sống cuộc đời vô tư lự và ngu dại; bây giờ Đức Chúa Trời muốn anh em thuận phục Ngài. Sau khi một người được cứu, anh ta không thể sống cuộc đời buông thả thêm nữa. Thay vào đó, anh ta phải được hạn chế. Sự cứu rỗi làm cho Đức Thánh Linh trở nên cái ách cho anh em. Khi anh em muốn được cứu, Ngài đặt ách nầy trên anh em. Một khi anh em có chiếc ách, anh em là người đã được cứu. Theo quan điểm của con người, khi Đức Chúa Trời cứu một người, mọi sự mà anh ta tiếp nhận không tốt gì cả, vì Đức Chúa Trời muốn đem anh ta vào dưới quyền tối thượng của Ngài. Đây là công việc của Phierơ.Bất luận anh em là ai--thú vật, bó sát, chim chóc--ông đưa mọi người vào vương quốc của Đức Chúa Trời.

PHAOLÔ

Phaolô tiếp tục công việc của Phirơ. Đây là tại sao ông nói rằng ông là kiến trúc sư bậc thầy xây dựng ngôi nhà. Tất cả chúng ta đều biết rằng nhiều giáo lý, lời dạy dỗ và biểu hiện về mục đích của Đức Chúa Trời đều được tìm thấy trong thư tín của Phaolô gởi cho hội thánh Êphêsô.Đề mục chủ yếu của thơ Êphêsô là nhà của Đức Chúa Trời.Nhiều điều đã được đem vào nhà từ bên ngoài, bây giờ cần xếp đặt chúng theo trật tự và trang hoàng ngôi nhà. Mọi công việc của Phaolô đều vì mục đích trang hoàng. Thí dụ, sách Rôma bàn về sự xưng nghĩa, sự đắc thắng và sự vâng phục. Đây không phải là những đường lối bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Chúng chỉ là những sự chạm khắc, sự sửa đỗi trên món hàng mẫu. Lời kết luận của Phaolô là lời khuyên dâng mình và hoàn toàn quây về Đức Chúa Trời. Trong hai sách Côrinhtô, Phaolô tiếp tục bảo chúng ta những gì ta nên làm sau khi ta đã thuận phục Đức Chúa Trời và đã bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Ông đã bắt đầu bảo cho ta về những gì có liên quan các buổi nhóm, bàn của Chúa , hôn nhân, sự thông công, sự tiếp nhận, sự tương giao và nhiều điều có tính cách thủ tục khác. Ông vẫn nắm giữ chiếc kéo và sẵn sàng cắt bỏ một số vải để tạo nó thành một hình thể độc nhất theo đúng các sự hướng dẫn đặc biệt. Mọi vật trong ngôi nhà phải được đặt vào địa vị đúng đắn. Điều nầy có nghĩa gì? Điều nầy có nghĩa mọi sự trong ngôi nhà phải được sắp xếp để đạt đến điểm mà nơi đó ngôi nhà sẽ biểu hiện bản chất của Đức Chúa Trời. Một người sạch sẽ hay dơ bẩn sẽ được bày tỏ qua cách anh ấy quản lý ngôi nhà mình. Nhà của một người trình bày tính cách của ngưới ấy. Không có chỗ nào khác có thể vạch trần một người cách triệt để và sáng tỏ hơn chính ngôi nhà của anh ta.Giả sử sách vở trong kệ sách bị xáo trộn, trái cây bóc vỏ ra, hột giống và rác rưởi trên sàn nhà. Giả sử giường ngủ không được dọn vào buổi sáng và được chất đống như bột và bàn viết đóng bụi dày. Nếu bạn anh em bước vào và nhìn vào phòng anh em, anh ta sẽ thấy rõ anh em là lọai người nào. Anh em không bị vạch trần khi anh em vào nhà của người khác; nhưng trong chính nhà của anh em, mọi sự biểu hiện con người anh em ra và tự nhiên vạch trần bản ngã thật của anh em. Vì cớ nhà anh em là chỗ anh em nghỉ ngơi và chỗ anh em cư ngụ, anh em bị vạch trần cách sáng tỏ và triệt để tại đó. Lời chứng của Phierơ làm anh em nên người của vương quốc Đức Chúa Trời; nó đưa anh em vào dưới quyền bính của tay toàn năng của Đức Chúa Trời. Phierơ không chăm lo và các chi tiết. Ông không cần chăm lo các điều vốn không có trong phạm vi công tác của ông. Phaolô là người đi sau Phierơ và chăm lo công việc nầy. Hãy xem Phaolô đã trình bày tỉ mỉ thế nào trong công việc của ông. Ông đề cập chồng và vợ nên yêu nhau như thế nào, chủ và tớ nên đối xử với nhau ra sao, anh em nên yêu mỗi một người ra sao..v..v.Mọi điều nầy có liên quan đến những điều một người phải làm trong nhà Đức Chúa Trời; chúng bày tỏ cho chúng ta những gì được Đức Chú Trời chấp nhận. Ông không chỉ bàn về các điều trên đất, nhưng ông cũng bàn các sự việc liên quan sự tương giao thuộc linh. Như các buối nhóm, báptêm ân tứ, bàn Chúa, chức vụ và mọi sự xếp đăt trong hội thánh. Thực sự ông là người vẽ kiểu và là người trang trí. 

Êphesô 2;22 chép,”Anh em cũng đã được xây dựng thành chỗ cư trú của Đức Chúa Trời”.Từ câu nầy ta thấy cách sáng tỏ rằng hội thánh là nhà của Đức Chúa Trời. Mỗi một tín đồ là một phần của ngôi nhà nầy, được khắng khít với nhau để trở thành ngôi nhà. Mỗi người giống như một miếng gạch, gỗ hay ngói; mọi người nên biểu lộ bản chất của Đức Chúa Trời trước khi anh ta có thể được xây dựng trở thành nhà của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đặt điều nầy trước mặt chúng ta để bày tỏ rằng, là các miếng gỗ trong nhà Đức Chúa Trời, ta nên làm tròn bổn phận của mình và biểu hiện bản chất của Đức Chúa Trời.

Sau khi ta có nền tảng của Phierơ và sự xây dựng của Phaolô, điều nầy đầy đủ không?Có phải mọi sự của Đức Chúa Trời được hai đường hướng nầy mà do hai người nầy làm cho đầy đủ phải không? Không! Một người khác, Giăng, bước vào.

GIĂNG

Giăng đã diễn giảng về mối liên hệ của ta với Đức Chúa Trời. Đây là những điều liên quan gia đình của Đức Chúa Trời. Chứng cớ của ông đầy dẫy sự sống, ông không bao giờ nói về một điều gì ở bề ngoài. Anh em có thể tìm thấy một điều gì trong các thư tín của ông mà diễn giảng về cách làm một trưởng lão, cách đóng thuế, hay cách một phụ nữ trùm đầu chăng? Liên quan lối cư xử cá nhân, điều duy nhất ông nói là ta nên yêu lẫn nhau; ông không nói điều gì khác. Tuyên bố cách đơn giản, lời chứng của Giăng ở trong nơi chí thánh cách đầy trọn, dẫy đầy thực tại thuộc linh. Ông không bao giờ chạm đến các điều bề ngoài. Ông cứ diễn giảng về các điều chân thật, sâu sắc nhất. Đây là tại sao chữ “sự sống” thường xuất hiện trong các thư tín của ông và Khải Thị. Tính đặc biệt của ông là khôi phục những sự việc sau khi chúng hư hỏng. Đây là vì cớ vào thời Giăng viết các thư tín mình, các sự bội đạo dư dật. Nhiều tiên tri giả và Christ giả đã dấy lên. Người ta đã lật đổ vương quốc Đức Chúa Trời và chiếm nhà Đức Chúa Trời làm của riêng. Họ chỉ nắm lấy các hình thức nông cạn và không có thực tại. Vì vậy, Giăng đã bước đến diễn giảng về điều bề trong, sự sống. Loài người có thể lật đổ vương quốc của Đức Chúa Trời hay nhà của Đức Chúa Trời, nhưng sự sống không bao giờ có thể bị lật đổ; nó sẽ luôn luôn ở đó. Một khi một người có thực tại nầy, điều đó đủ rồi. Lời chứng của Giăng là dành cho những ngày về sau và dẫn người ta đến bản thể sâu xa nhất để nhìn thấy Đức Chúa Trời ta có thuộc về lọai nào.

Tôi sẽ phân tích ba đường hướng nầy cách vắn tắt. Phierơ nói về lãnh vực mới, Phaolô diễn giảng về các luật mới, và Giăng nói về một mối liên hệ mới, đó là mối liên hệ giữa cha và các con. Ông đề cập về các cha, các người trẻ và các con bé mọn trong các thơ tín ông bao nhiêu lần? Mọi người nầy là các thành viên trong gia đình và có liên hệ với nhau. Phaolô đã diễn giảng về các luật trong địa vị mới, thuận phục Đức Chúa Trời và biểu hiện bản chất Ngài như thế nào. Giăng đơn giản nói về các cha, các người trẻ và các con bé mọn. Điều nầy là gì? Đây là sự tăng trưởng trong gia đình Đức Chúa Trời.Toàn bộ Tân ước có thể được chia làm ba đường hướng nầy. Để tìm thấy đường hướng vương quốc, ta chỉ phải đọc Mathiơ và Phierơ 1 và 2, Mác và một phần Hêbơrơ. Để tìm thấy đường hướng của hội thánh, các thư tín của Phaolô là đầy đủ nhất. Đồng thời, các thư tín của Giăng đều nói về gia đình của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên tôi phải làm sáng tỏ rằng, sự phân lọai nầy không tuyệt đối. Tôi đơn giản chỉ ra các lãnh vực mà mỗi một đường hướng nhấn mạnh.

KHỞI ĐẦU VÀ KẾT THÚC

Ta hãy coi ba đường hướng nầy khởi đầu và kết thúc như thế nào. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi ông, Phierơ đang làm gì? Ông cùng anh mình là Anhrê đang quăng lưới xuống biển. Còn Giăng thể nào? Ông đang vá lưới trong thuyền. Điều hoàn toàn kinh ngạc là Đức Chúa Trời đã sắp xếp các công việc họ cách đúng đắn khi họ đã được kêu gọi. Phierơ đã quăng lưới khi ông được kêu gọi; về sau ông đã làm công việc quăng lưới. Công việc của ông là xung phong trước vào chiến trận. Ông đã khởi sự công việc với người Do Thái. Ông cũng đã rao giảng cho người ngọai bang trước hết. Ông đã quăng lưới và bắt được nhiều người Do thái. Ông đã quăng một mẻ lưới khác và bắt nhiều người ngọai bang. Nhưng về sau [theo quan điểm con người] lưới đã bị rách, và nhiều người đã lìa bỏ vương quốc. Cá đã lọt ra ngoài. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã kêu gọi Giăng vá lưới và khôi phục nó trở lại tình trạng mới mẻ hồi nguyên thủy.

Ta hãy nhìn xem Đức Chúa Trời đã bổ nhiệm cho Phaolô làm gì khi ông đã đuợc kêu gọi. Khi Phaolô sắp bắt bớ các tín đồ, Đức Chúa Trời đã soi ánh sáng trên ông trên đường ông đi đến Đamách. Các lời đầu tiên của Phaolô là,” tôi sẽ làm gì?”[Sứ. 22:10].Công việc của ông luôn luôn vướng vào “ những gì phải làm”. Ông không giống Phierơ, người mà trong một ngày đã dẫn 3000 hay 5000 người đến chỗ tin Đức Chúa Trời. Phaolô đã chỉ cứu một ít, nhiều nhất, chỉ một ít tá người vì cớ mục đích của ông không phải là kéo dân chúng vào mà là hoàn hảo dân chúng. Chủ đích công việc của ông là làm thế nào: làm thế nào làm các sự việc cho đúng, làm thế nào xây  dựng ngôi nhà, là thế nào sắp xếp các nội dung trong nhà, làm sao may cắt miếng vải. Những điều nầy là công việc của ông. Nghề nghiệp của ông là may trại.Trại là chỗ để người ta cư trú. Nói cách thuộc linh, Phaolô cũng là người may trại. Không giống Phierơ, là người chỉ có một miếng vải, miếng vải của Phaolô đã trở thành một cái trại.

Nhưng thái độ của người người nầy đối với công việc của ba nguời nầy là gì? Không tốt đẹp gì cả! Thái độ đó rất xấu! Chúng ta đều sẽ thở dài.Vào những ngày cuối cùng của họ, lòai người từ chối lời chứng của họ. Phierơ thứ nhì bày tỏ sự việc nầy cho chúng ta cách sáng tỏ. Trong chương hai, có các tiên tri giả bước đến. Đặc biệt họ đã đến để làm công việc giả mạo. Vì vậy , Phierơ đã miêu tả họ như chó và heo; họ làm cho nhiều điều trở nên tồi tệ và khiến cho vương quốc Đức Chúa Trời bị che giấu. Trong chương 3, các kẻ chế giểu đã đến. Họ khinh dể những gì Phierơ giảng, đối xử với các lời đó như là điều ghê tởm và xấu hổ! Chứng cớ của vương quốc hoàn toàn bị từ chối. Anh em có biết tại sao Phierơ đã viết thơ tín thứ nhì của ông chăng? Thơ nầy đã đuợc viết ra vì cớ thơ thứ nhất đã bị chối bỏ và ném bỏ. Đây là tại sao Phierơ đã viết thơ tín thứ nhì của ông. Trong thơ tín thứ nhì của mình ông đã miêu tả tình trạng cuối cùng trong chứng cớ cuộc đời của ông. Nó vạch trần và tuyên bố mọi sự từ bỏ của con người. Vào thời của Phierơ tình thế rất xấu xa. Trong thế kỷ hai muơi nó trở nên tồi tệ càng hơn là dường nào! Thật khó cho bất cứ ai không chống đối chứng cớ của vương quốc khi họ nghe về nó. Khó có ai không nói rằng chúng ta ngu dại. Đừng ngạc nhiên tại sao rất nhiều người đề cao cái mệnh danh là vương quốc lý tưởng; không ngạc nhiên lẽ thật giả mạo ở khắp mọi nơi. Ồ, chúng ở vào thời của Phierơ! Không ngạc nhiên hay bất thường khi có chúng ở đây hôm nay. Không chỉ chứng cớ của Phierơ kết thúc theo cách nầy; chứng cớ của Phaolô đã chấm dứt cùng đường lối. Timôthê nhì là do ông viết. Ba hay năm năm sau khi viết thơ nầy, ông đã chết. Từ thơ tín nầy ta có thể thấy tình trạng đang hiện hữu vào phần cuối cuộc đời của ông. Ông nói, “mọi người ở Asi đã lìa bỏ ta”[ 2Tim.1:15].Biểu lộ Chúa thì quá khó; có quá nhiều sự hạn chế, thật không thể mang nổi. Anh chị em ơi, vào thời của Phaolô và vào lúc Phierơ chết, hội thánh đã hoàn toàn suy thoái trong hình thức bên ngoài. Hội thánh đã sa ngã vào tình trạng mà Khải 2 và 3 miêu tả. Tình trạng ngày nay còn tồi tệ biết dường nào! Phaolô đã viết thơ Philíp khi ông đã già. Ông đã nói gì? Ông nói mọi người chạy theo việc riêng của mình [Phil. 2:21].Người ta đã lọai trừ chứng cớ của Phaolô. Họ coi việc riêng của mình là quan trọng nhất. Kết quả, họ đã từ bỏ Chúa. Nếu một người chăm lo về chính mình, anh ta không thể chăm lo về Chúa. Vì anh ta không có đủ thì giờ chăm lo công việc riêng của mình, thậm chí anh ta ít có thì giờ chăm lo công việc Chúa. Anh ta không thể làm gì khác hơn là bỏ lơ công việc Chúa đi! Chứng cớ của Phaolô đã bị lọai trừ và từ bỏ. Vì vậy, lời cuối cùng của ông là khuyên các thánh đồ tỉnh thức và tiếp tục ý thức sự thâm nhập của các tà giáo. Chứng cớ của Phaolô đã chấm dứt theo lối nầy.

Theo dáng vẻ bên ngoài dường như các chứng cớ đã hoàn toàn. Nên Chúa cần dùng Giăng. Chúa cần dùng ông chăm sóc các công việc bên trong. Hãy coi phúc âm Giăng. Không như lời chứng Mathiơ mà nhấn mạnh các giáo lý, hay như lời chứng Luca nhấn mạnh luân lý, hay lời chứng của Mác thì ghi chép lịch sử. Giăng chỉ viết về mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và chúng ta, một mối liên hệ giữa cha và các con. Ông đã không bắt đầu phúc âm của ông với Ađam hay Ápraham nhưng với Jêsus Christ từ ban đầu, với Jêsus Christ từ ban đầu, từ sự ban đầu nhất. Ông đã không bắt đầu đường lối nầy vì cớ các dáng vẻ bên ngoài đã thất bại và không phải Ađam hay Ápraham đã có thể chuyển đổi tình thế đảo ngược. Điều gì có cần là điều có từ ban đầu.Ai có thể lung lay cái ban đầu. Không ai có thể. Ban đầu không bao giờ có thể bị lung lay. Phúc âm Giăng bàn luận về Ngôi Lời từ ban đầu, mà đã được biểu hiện để dẫn chúng ta trở lại tình trạng của bưổi ban đầu. Điều gì có hồi ban đầu? Đã có sự sống, sự sáng và tình thương yêu. Không một điều nào ở đây có thể bị lung lay. Đúng ra, chúng là các thực tại bề trong. Giăng không bao giờ nói về các điều bên ngòai, như chồng và vợ, chủ tớ. các buổi nhóm.v.v.. Ông không bao giờ đề cập các điều nầy. Những gì ông đã đề cập chỉ là các điều về phương diện của Đức Chúa Trời mà tuyệt đối thuộc về bề trong. Nếu ta không thấy sự khác biệt nầy, ta sẽ không thấy gì cả. Ta vẫn cần cầu xin Đức Chúa Trời cách nhiệt thành cho đến khi ta thấy sự khác biệt.

Anh chi em ơi, vì cớ mọi sự đã thất bại và hội thánh đã sa ngã ở bên ngoài vào sự hoang loạn và sự chia rẽ, nguyện Đức Chúa Trời ban cấp ân điển cho chúng ta đến nỗi  ta có thể chuyển về Giăng. Nếu không, mọi sự sẽ hư không. Điều nầy không có nghĩa các công việc của Phierơ và Phaolô thì không cần, nhưng trong hiện tại, nhu cầu cấp thiết thì không phải vì các điều bên ngoài. Trước hết ta phải có thực tại bên trong; sau đó ta có thể có các điều bên ngoài. Ta nên nhận thức và hiểu rằng lưới đã rách. Cá không còn được giữ trong lưới nữa. Vì vậy, Đức Chúa Trời muốn Giăng vá lưới nầy. Ông đã không vá trên một vật gì mới, hay sáng chế điều gì. Thay vào đó, đó là điều đã có từ ban đầu. Đây là tại sao ông nói, “Điều tôi ban cho anh em là điều anh em đã biết từ rồi”. Đó không phải là điều họ đã không biết, nhưng là điều họ đã biết và quên rồi.

Vá lưới là gì? Vá lưới khôngphải là thay đổi lưới rách bằng lưới mới, nhưng là phục hồi lưới rách trở lại tình trạng nguyên thủy của nó. Nói cách khác, vá lưới là bao phủ chỗ rách bằng một miếng lưới nguyên thủy. Ngày nay ta chủ yếu cần trở lại cùng Đức Chúa Trời, chiếm được sự sống và quyền năng thuộc linh, và học tập đắc thắng thế giới và kẻ thù. Đây là thực tại thuộc linh. Trước hết ta cần nắm giữ chứng cớ của Giăng. Sau đó ta có thể trở lại chứng cớ của Phaolô và sau đó đến Phierơ. Nếu ta không trở về cùng giăng trước, ta sẽ không có khả năng trở lại cùng Phierơ. Vì lưới đã bị rách, làm sao ta có thể dùng nó để bắt cá chứ? Đây là tại sao ta phải vá lưới trước hết bằng cách nắm lấy thực tại, trước khi ta có thể làm bất cứ điều gì khác.

Cuối cùng, chúng ta phải chú tâm ba câu cách đặc biệt. “Người khác thắt lưng cho, và kéo ngươi đến nơi mình không muốn”[Giăng 21:18].Đây là đường lối Chúa Jêsus nói về phần cuối cùng của Phierơ. Phierơ là người can đãm và mạnh mẽ như vậy. Theo truyền khẩu, ông đã bị đóng đinh ngược đầu trên thập giá vì cớ Chúa . Ông dũng cảm biết bao! Nhưng Chúa đã nói gì? Ngài nói rằng Phierơ sẽ bị trói và dẫn ông đến nơi ông không muốn đi. Cuối cùng, giáo hội công giáo tuyên bố rằng Phierơ đã là giáo hoàng. Họ nói rằng Ông đã ngồi trên ngôi tại Rôma. Một dinh thự khổng lồ có tên là “ Đại giáo đường Thánh Phierơ”. Trãi khắp lịch sử, nhiều nhân vật lớn đã tâng bốc, tôn cao và hoan nghênh ông! Nhưng Phierơ có muốn được đối đãi theo cách nầy không? Ông cực kỳ không sung sướng và sẵn lòng. Ông đã chưa hề tưởng tượng rằng ông đã được tôn vinh như vậy ngày nay. Ông không bao giờ ngồi trên một ngôi lớn như vậy. Nhưng ông không nói sự việc nầy; ông đã bị dân chúng trói lại. Quyền tối thượng của ông đã bị các nước và các cá nhân cướp đoạt. Chứng cớ của ông đã bị họ chôn vùi  cách hoàn toàn. Các anh em ơi! Bao nhiêu người ngày nay biết rằng Phierơ đã bị cột trói? Họ coi sự cứu rỗi chỉ là một sự việc giải phóng và vui mừng. Thực sự sự cứu rỗi có tính giải phóng và vui mừng. Nhưng sự cứu rỗi không vì sự hưởng thụ niềm vui thích, hay làm nhiều điều theo sự chọn lựa của một người. Đúng ra, sự cứu rỗi là thuận phục quyền bính của Đức Chúa Trời. Chỉ khi một người thuận phục quyền bính Đức Chúa Trời mọi sự sẽ đúng.

Chúng ta hãy coi phần cuối đời sống của Phaolô. “ông đã ở trọn hai năm tại một nhà mà mình đã thuê”[ Sứ 28:30].Cuộc đời của ông đã chấm dứt theo cách tồi tệ hơn đời sống của Phierơ. Thậm chí ông đã thuê một căn nhà cho mình. Ông đã có thể sống tại Êphêsô hay Côrinhtô. Nhưng ông phải thuê nhà vì cớ ông không có  một chỗ nào thường trực cho chính ông. Chứng cớ của ông đã bị từ bỏ, và ông phải ở trong nhà thuê và không ra khỏi đó. Trước đây, Phaolô đã có thể đi đến một nơi nào đó, tìm gặp ai đó và rao giảng cho họ, nhưng bây giờ dân chúng đã đi đến chỗ của ông. Trừ khi họ có tấm lòng đi, họ đã không hề có thể nghe sự rao giảng của ông. Hoặc họ có tin hay không, Phaolô đã không thể quấy rầy họ thêm nữa.Họ phải chọn lựa cho chính mình. Phaolô đã bị người ta đẩy xuống khỏi địa vị cao và bị giam cầm trong ngục tù tại La mã. Dân chúng phải tìm ra ông cách cá nhân trước khi họ có thể thấy mặt ông. Ngày nay nhiều người chỉ có thể đọc thuộc lòng “ bài cầu nguyện Chúa dạy” và các bài tín điều của các giáo phái. Nhưng các điều nầy là “ các ngôi nhà của họ”; chúng không phải là nhà của Phaolô. Chỉ có bạc hà và hồi hương ở bên ngoài thì không đủ [Math. 23:23]. Chúng ta phải đào sâu vào ý nghĩa thật các thơ tín của Phaolô. Các thư tín gởi cho anh em Côrinhtô không chỉ dành cho dân Côrinhtô, nhưng dành cho mọi hội thánh. Ô! Phaolô đã bị loài người che phủ và không thể xuất hiện nữa. Chúng ta hãy nhanh chóng tìm kiếm ông và tìm kiếm lẽ thật của chứng cớ ông. Đừng để cho chứng cớ nầy qua đi trong đường lối mơ hồ. Tôi muốn nói một lời chân thành: Mọi người không muốn nỗ lực sẽ không bao giờ tìm gặp Phaolô. Những ai không muốn trả giá sẽ không bao giờ tìm được lẽ thật.

Cuối cùng, Ta hãy đến với Giăng. Ông đã bị đày đến một hòn đảo. Hòn đảo là gì? Hòn đảo khác biệt với biển và khác biệt với đất liền. Đây không phải là biển vì cớ nó bị cô lập trong biển, cũng không phải là đất liền  vì nó không liên kết với lục địa. Hòn đảo không chỉ phân cách với biển nhưng cũng với đất liền nữa. Đó là một chỗ cô quạnh. Biển là gì? Biển là thế giới! Đất liền là tôn giáo và tổ chức của con người ngày nay! Hòn đảo không liên kết với cả hai phần đó. Đức Chúa Trời không ở trong thế giới; Ngài cũng không ở trong các tổ chức lớn  của loài người. Các thành đạt lớn nhất của con người chỉ là một miếng đất. Đức Chúa Trời đặt Giăng trên hòn đảo, không đặt vào thế giới hay trong tổ chức loài người. Thay vào đó, Ngài đặt ông trên một hòn đảo. Ông cô đơn tại đó chăng? Chắc chắn ông cô đơn. Nhưng Giăng đã được Linh đụng chạm vào ngày của Chúa; ông đã thấy khải tượng lớn, đã nghe tiếng Chúa Jêsus, và được cất lên trời. Điều nầy diệu kỳ biết bao! Dầu ông đã không có niềm vui của biển hay sự an ủi của đất liền, ông có sự an ủi của Đức Chúa Trời và được thỏa mãn. Không ai liên kết với biển và đất liền mà có thể được liên kết với Chúa. Nếu một cơ đố nhân quí trọng địa vị và danh tiếng của mình trong tôn giáo, anh ta sẽ không bao giờ đi đến hòn đảo.

Anh chị em ơi! Chúa đang kêu gọi ta đi đến một hòn đảo. Ngài muốn ta sẵn sàng từ bỏ mọi điều bên ngoài và đến riêng cùng Ngài. Trên hòn đảo không có tàu thuyền để đưa ta ra khỏi biển, cũng không có cầu cho ta vượt đến đất liền. Nhưng Đức Thánh Linh sẽ đem chúng ta ra khỏi. Không có lối thóat nào về mọi phía, nhưng đường đi lên thì sáng tỏ. Nếu đường đi lên không sáng tỏ, anh em sẽ cần tàu để đi trên biển hay cầu  để đi đến đất liền. Nếu anh em có các đường khác như vậy, anh em không bao giờ có thể ở trên hòn đảo hay được cất lên trời. Ồ! Ta phải trở về cùng Giăng trước hết và đứng trên thực tại. Sau đó ta có thể trở lại cùng công việc của Phierơ và Phaolô. Ta cần học tập làm sao ở trên hòn đảo , trong nhà, và bị trói buộc. Nguyện Chúa ban phước chúng ta. W.N.