Kinh văn: Đa 9:24-273 Math 24:3, 15, 21, 27, 32-33, 36-42; Lu 21:34-36; Khải 3:10; I Tê 4:16-17; II Tê 2:3-4, 8; II Phi 1:19
DÀN BÀI
I/ Bảy mươi tuần lễ do Đức Chúa Trời phân chia - Đa 9:24-27
II/ Các dấu hiệu về sự tái lâm cỉa Christ và sự hoàn tất thời đại - Math 24:3
A. Cơn đại nạn - Math 24:21, Lu 21:34-36; Khải 3:10.
B. Antichrist - Math 24:15; II Tê 2:3-4, 8.
C. Cây vả - Math 24:32-33.
D. Sự biến hóa các thánh đồ - Math 24:36-42; I Tê 4:16-17, Math 24:27.
III/ Chú ý đến lời tiên tri - II Phi 1:19.
Trong sứ điệp này tôi sẽ tương giao với anh em về lời tiên tri bàn về sự tái lâm của Christ và về sự hoàn tất của thời đại hiện hữu. Điều này có lẽ được coi là chủ đề yêu chuộng của tôi từ khi tôi được cứu cho đến thời hiện tại, thời kỳ này kéo dài hơn 60 năm rồi.
BẢY MƯƠI TUẦN LỄ DO ĐỨC CHÚA TRỜI PHÂN CHIA
Khi chúng ta diễn giảng về sự tái lâm của Christ, chúng ta không thể không nói về sự hoàn tất của thời hiện tại. Thời đại chúng ta đang ở đây hôm nay là thời đại ân điển. Trước thời đại này đã có thời đại luật pháp, bắt đầu với việc Môise ra nghị định về luật pháp và tiếp tục trải gần 1500 năm. Vào lúc Chúa đến lần nhất, thời đại luật pháp bị chấm dứt. Christ đã đem ân điển và thực tại đến, và Ngài hoàn thành sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời trên thập giá. Do đó thời đại ân điển đã bắt đầu. Thời đại ân điển là thời đại của Hội thánh, nó cũng được gọi là thời đại của các huyền nhiệm. Thời đại này đã bắt đầu với sự hiện đến lần nhất của Christ, và sẽ chấm dứt với sự tái lâm của Christ. Khi Christ trở lại, Ngài sẽ kết thúc thời đại này và đưa thời đại vương quốc đến. Sự kết thúc, sự hoàn tất của thời đại này không phải là điều xảy ra trong một ngày. Theo sự khải thị của Kinh Thánh, ít ra nó kéo dài đến 7 năm dài. Vì vậy, nếu chúng ta muốn hiểu sự tái lâm của Christ, chúng ta phải có sự am hiểu sáng tỏ về bảy năm cuối cùng của thời đại hiện hữu. Bảy năm này được ghi chép trong Đa 9:24-27. Bốn câu này đưa cho chúng ta một điểm chủ chốt, mà cũng là một sự bí mật.
Vào điểm này, chúng ta sẽ đề cập trước hết bối cảnh trong đó mà sách Đaniên được viết ra. Vào khoảng năm 606 T.C, Nêbucátnếtsa, vua Babylôn, đã chinh phục Giêrusalem và dời toàn thể con cái Ysơraên làm tù binh, trong đó có Đaniên. Vào lúc đó Đa-ni-ên ở vào tuổi trẻ, vị thành niên. Ông yêu Đức Chúa Trời và kính sợ Đức Chúa Trời, và vì thành thánh cùng đền thánh của Đức Chúa Trời ông hạ mình trước mặt Đức Chúa Trời, cầu nguyện và dâng lời cảm tạ Đức Chúa Trời ba lần một ngày, Vào khi 70 năm đày của Ysơraên sắp hoàn tất, nhờ các sách chứa đựng lời Đức Chúa Trời phán cùng Giêrêmi, ông đã hiểu rằng số các năm do Đức Chúa Trời quyết định để hoàn thành sự hoang vu của Giêrusalem là 70 năm. Vì vậy, ông đã tìm kiếm Đức Chúa Trời bằng cầu nguyện và khẩn xin, bằng sự kiêng ăn, bao gai và tro bụi. Đức Chúa Trời sai một thiên sứ phát ngôn cùng Đaniên: “bảy mươi tuần lễ đã được phân chia cho dân ngươi và cho thành thánh của ngươi, để kết thúc sự quá phạm, để chấm dứt các tội lỗi, làm sự vãn hồi cho tội ác, để đưa sự công nghĩa của các thời đại đến, để niêm phong khải tượng và tiên tri, và để xức dầu nơi chí thánh” (Đa 9:24, bản dịch mới).
Bảy mươi tuần lễ đã được phân chia thành ba phần. Phần nhất bao gồm 7 tuần lễ, kể từ năm thứ 20 của vua Ạttaxétxe (Nê 2:1-8). Thứ nhất, vua Siru đánh bại Balylôn, được Đức Chúa Trời cảm động, ông đã ra tuyên ngôn rằng tất cả con cái Ysơraên có thể hồi hương tái thiết đền thánh; sau đó Ạttaxétxe ra sắc chỉ về sự tái thiết thành Giêrusalem. Thời kỳ từ khi ra sắc chỉ phục hồi và tái thiết Giêrusalem đến khi hoàn tất sự phục hồi và tái thiết tổng cộng có 49 năm. Do đó Giêrusalem đã được xây dựng lại, có đường phố và hào sâu (Đa 9:25). Phần thứ hai của 70 tuần lễ gồm có 62 tuần lễ, kể từ sự hoàn tất cuộc tái thiết Giêrusalem đến sự cắt bỏ (trừ bỏ) Đấng chịu xức dầu (Đấng Messiah - Christ), tổng cộng 434 năm. Vào chính năm đó, là năm thứ 434, vào ngày 14 của tháng giêng, ngày vượt qua, Chúa Jésus đã bị đóng đinh. Vào thời gian sau đó, dân chúng của vua hầu đến sẽ tiêu diệt thành phố và nơi thánh; và cuối cùng của nó sẽ là bị nước lũ lụt, và thậm chí sẽ có chiến tranh đến cuối cùng; các sự hoang vu đã được quyết định (Đa 9:26). Do đó, phần thứ nhất cộng với phần thứ hai bằng 69 tuần lễ.
Vào điểm này 70 tuần lễ đã bị chặn lại. Một thời kỳ dài dòng sẽ tiếp sau trước khi tuần lễ cuối cùng sẽ đến. Không thể khám phá được chiều dài của khoảng cách ở giữa này. Khoảng cách này là thời đại hội thánh, đó là thời đại ân điển. Nó cũng được gọi là thời đại của các huyền nhiệm. Thời đại này bắt đầu và chấm dứt với hai lần hiện đến của Christ. Trong thời đại này, mọi sự mà Đức Chúa Trời đã làm, đang làm và sẽ làm đều là huyền nhiệm. Thí dụ, sự nhục hóa của Christ, sự đóng đinh của Ngài, sự phục sinh của Ngài, việc Ngài trở nên Đức Linh để bước vào các tín đồ Ngài hầu họ có thể được hình thành hội chúng như các chi thể của Thân Ngài đều là tất cả các huyền nhiệm. Dù ngày nay chúng ta xuất thân từ các địa điểm khác nhau và nói nhiều giọng nói khác biệt. Chúng ta có cùng Đấng Christ cư trú trong mình để hiệp một chúng ta. Đây là một huyền nhiệm, nhưng hội chúng cũng là một huyền nhiệm. Dù chúng ta khác biệt trong sự sinh ra, trong quốc tịch, trong màu da trong chủng tộc, chúng ta theo đuổi cùng một Chúa, chúng ta là các người đồng chứng nhân của Christ. Hơn nữa, ngày kia chúng ta sẽ được đồng biến hình để hội họp trước mặt Chúa. Đây là các huyền nhiệm đã được giấu kín từ các thời đại, nhưng khi tiếng kèn thứ bảy thổi lên, vào sự hoàn tất thời đại này, tất cả các huyền nhiệm này sẽ được hoàn thành và kết thúc, mọi sự sẽ trở nên công khai và biểu lộ (Khải 10:7).
Khi nào thời đại này sẽ kết thúc? Khi nào tuần lễ cuối cùng sẽ đến? Kinh Thánh khải thị cách rõ ràng rằng vào khởi đầu tuần lễ cuối, Antichrist sẽ lập một giao ước vững chắc với Ysơraên cho 7 năm; vào giữa 7 năm hắn sẽ bội giao ước, chấm dứt các sinh tế và của lễ của Ysơraên dâng lên Đức Chúa Trời, và bắt bớ những kẻ kính sợ Đức Chúa Trời (Đa 9:27, Khải 12:13-17). Hắn sẽ lập lên thần tượng của sự gớm ghiếc trong đền thờ để thay chỗ Đức Chúa Trời, rồi hắn sẽ thi hành sự tiêu diệt để gây ra sự hoang vu (Math 24:15) mãi cho đến khi Christ đến trái đất. Rồi Christ sẽ hạ sát Antichrist bằng hơi thở của miệng Ngài và làm cho Antichrist trở nên hư không bằng sự quang lâm hiển lộ của Ngài (II Tê 2:8, Khải 19:19-20).
Theo các lời rõ ràng và sự khải thị trong Kinh Thánh sự hiện đến của tuần lễ cuối có liên quan ít điểm sau đây: Antichrist và đế quốc La Mã phục hồi, sự phục hồi Israel (bao gồm sự tái thiết đền thờ), đại nạn, sự biến hóa các thành đồ.
ANTICHRIST
Mathiơ 24:3 chép: “Ngài đương ngồi trên núi Ôlive, môn đồ tới riêng cùng Ngài mà thưa rằng: xin nói cho chúng tôi biết lúc nào sẽ có những điều ấy, và có điềm gì chỉ về sự hiện đến của Ngài và sự chung kết đời này”. Trong các câu đáp tiếp theo này, trước hết Chúa diễn giảng về Antichrist. Trong câu 15, Chúa phán: “Vậy khi các ngươi thấy cảnh gớm ghê của sự phá hoang lập trong nơi thánh mà tiên tri Đaniên đã nói đến (ai đọc khá hiểu)”. Điều này xác định được ứng nghiệm trong ba năm rưỡi sau cùng của thời đại hiện tại, thời kỳ đại nạn, phần nửa thứ hai của tuần lễ cuối cùng. Vào lúc đó hình tượng của Antichrist sẽ được lập lên như một thần tượng trong đền thờ của Đức Chúa Trời.
Trong II Tê 2:3-4 Phao lô cũng nói: “mặc ai dùng cách nào, cũng đừng để họ lừa dối mình, vì phải có sự bội đạo đến trước, và có người đại tội, là con của sự hư mất, được hiển lộ; nó là kẻ đối địch, tự nhắc mình lên trên mọi vị xưng là thần, hoặc vật gì người ta kính thờ, rất đỗi ngồi trong đền thờ Đức Chúa Trời, tự xưng là Đức Chúa Trời”. Điều này bày tỏ rằng trước khi hoàn tất thời đại, trước hết Antichrist sẽ hiện ra, hắn sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong tuần lễ cuối cùng.
Khải 13;1 chỉ rõ rằng con thú, ngụ ý Antichrist, sẽ xuất phát từ Địa trung hải. Con thú này có 7 đầu và 10 sừng. Khải 17:8-11 nói về căn nguyên con thú này. Bảy đầu con thú là 7 sê sa của đế quốc La mã. Theo các văn kiện lịch sử, đế quốc La mã có cả thảy 12 sê sa có liên hệ trực tiếp với dân Do thái, nhưng chỉ 6 vị được ám chỉ trong sách khải thị, vì cớ tất cả 6 vị này đã bị “đổ” (Khải 17:10); tức là họ đều đã chết cách không tự nhiên - hoặc họ tự tử hay bị ám sát, ngai vàng họ bị chiếm đoạt. Antichrist, sê sa thứ bảy, sẽ đến từ các nước ngoại bang ở xung quanh Địa trung hải. Hắn sẽ có sự nâng đỡ của 10 vua, và họ sẽ liên hiệp để tạo thành một đế quốc lớn, mà sẽ là đế quốc La mã hồi sinh. Hắn sẽ lập giao ước với Ysơraên trải 7 năm và cho phép họ thờ lạy Đức Chúa Trời cách tự do. Sau ba năm rưỡi Antichrist sẽ bị giết cách tạm thời; rồi linh của sê sa thứ năm (Néron) của đế quốc La mã sẽ lên từ vực sâu và nhập vào tử thi của Antichrist để làm hắn sống lại thành sê sa thứ tám. Antichrist sẽ bội ước và bắt đầu bắt bớ dân Israel và cơ đốc nhân. Hắn cũng sẽ lập hình tượng của mình lên trong đền thờ (Math 24:15; II Tê 2:4), mãi đến khi sự phá diệt hoàn bị mà được định sẽ đổ ra trên kẻ làm hoang vu, đó là trên Antichrist (Đa 9:27).
Antichrist sẽ là sê sa của đế quốc La mã hồi sinh. Một khi anh ta lập giao ước 7 năm với Ysơraên, đó sẽ là khởi đầu tuần lễ cuối. Ngày nay tuần lễ cuối cùng này chưa hiển lộ vì cớ đế quốc La mã chưa hồi sinh; nhưng theo như chúng tôi quan sát tình hình thế giới, dường như sự phục hồi của đế quốc La mã sẽ xảy ra sớm sủa. Trong hai năm qua (1990 - 1991) chúng ta đều đã thấy sự thay đổi lớn lao trong tình hình thế giới, một sự biến thay ngoài sự tưởng tượng của chúng ta. Thứ nhất, Liên Xô tiến hành sự đổi mới, cải cách. Rồi các nước Đông Âu dấy lên phỏng theo hành động của Liên Xô. Đông Đức và Tây Đức hiệp nhất. Do đó, toàn bộ tình hình Âu Châu đang đẩy tới chiều hướng được nói tiên tri trong Kinh Thánh về sự phục hồi đế quốc La mã. Khi thời kỳ đó đến, Antichrist sẽ xuất hiện.
SỰ PHỤC HỒI ISRAEL
Trong Mathiơ 4 Chúa ban sự khải thị sáng tỏ về sự phục hồi Ysơraên. Trong câu 32 Chúa phán: “này hãy học thí dụ nơi cây vả: vừa lúc nhánh non, lộc nứt, thì các ngươi biết mùa hạ đã gần”. Đối với các thánh đồ, cây vả là dấu hiệu sự hoàn tất thời đại. Trong Mathiơ trong lần thăm viếng Giêrusalem lần cuối, Chúa Jésus rủa sả cây vả vì cớ Ngài không tìm thấy trái nào trên đó. Cây vả là biểu hiệu của quốc gia Ysơraên (Giê 24:2, 5, 8). Vì cớ Ysơraên bướng bỉnh và phản loạn, không có trái làm thỏa mãn Đức Chúa Trời, đã bị Đức Chúa Trời từ bỏ. Vào năm 70 S.C, Titus, thái tử La mã dẫn đội quân lớn tiêu hủy Giêrusalem và đền thờ, như đã được Chúa dự ngôn khi Ngài phán, “chẳng có hòn đá nào còn lại trên hòn đá nào mà không bị đổ xuống” (Math 24:2). Từ lúc đó con cái Ysơraên đã bị tản lạc giữa các nước không chỉ nhờ nước họ bị sụp đổ, nhưng thậm chí quê hương hô bị mất. Nói theo loài người, thực sự không có hi vọng nào cho quốc gia Ysơraên được tái lập. Tuy nhiên, Kinh Thánh chứa đựng lời tiên tri nói rằng ngày kia cây vả đã bị rủa sả khô héo sẽ ra nhánh non và nứt lộc.
Khi tôi mới được cứu, ít lâu sau thế chiến thứ nhất, nhiều sách vở về lời tiên tri đã được ấn hành. Sau khi nghiên cứu các lời tiên tri, tôi có các ngờ vực trong lòng tôi, ngạc nhiên thế nào quốc gia Ysơraên được tái lập. Xứ thánh hoàn toàn thuộc về người Á Rập, địa điểm đền thờ đã bị chiếm cứ trải bảy thế kỷ. Tuy nhiên, vì lời tiên tri này là lời trong Kinh Thánh, tôi không dám không tin. Vào năm 1948 tôi đang làm việc tại Thượng Hải. Ngày kia một tờ báo đăng tường trình trang đầu: quốc gia Ysơraên đã được phục hồi. Khi tôi nghe tin này tôi hầu như nhảy lên trong sự hứng thú. Thực vậy cây vả đã ra nhánh non”. Rồi sau 19 năm khác, vào năm 1967, suốt cuộc chiến 6 ngày, Israel chiếm Giêrusalem; đó là cây vả “nứt lộc”. Vào lúc đó tôi càng hứng khởi lớn. Tôi biết rằng mùa hạ đã gần, ngay trước cửa, sẽ không còn bao lâu trước khi sự phục hồi quốc gia Ysơraên xảy ra.
TÁI THIẾT ĐỀN THỜ
Về sự tái thiết đền thờ, trước hết chúng ta cần thấy hai phân nửa của tuần lễ cuối. Tuần lễ cuối sẽ được chia làm hai bởi việc Antichrist tiêu trừ giao ước bảy năm mà hắn lập với Ysơraên. Trong ba năm rưỡi đầu, Antichrist sẽ nâng đỡ con cái Ysơraên, cho phép họ tự do thờ lạy Đức Chúa Trời; trong ba năm rưỡi sau, Antichrist sẽ khiến sinh tế và của dâng đình chỉ (Đa 12:7; 9:27), và thay thế bằng thần tượng của chính hắn. Theo Math 24:15, nơi thánh mà trong đó hình tượng của Antichrist sẽ đứng, ám chỉ nơi thánh bên trong đền thờ (Thi 68:35, Êxêch 7:24; 21:2) và sự gớm ghiếc ám chỉ hình tượng Antichrist làm thần tượng. Nói cách khác, thần tượng sẽ cứ tồn tại trong đền thờ trải ba năm rưỡi đến khi Christ sẽ tiêu diệt Antichrist bởi sự hiển lộ quang lâm của Ngài. Vậy trước hết đền thờ sẽ phải được tái thiết; rồi con cái Ysơraên sẽ có thể thờ phượng Đức Chúa Trời và dâng sinh tế cho Ngài, Antichrist sẽ có thể lập hình tượng hắn lên.
Kể từ năm 70 S.C, khi Titus tiêu hủy đền thờ, đền thờ đã chưa hề được tái thiết. Ysơraên đã chiếm lại Giêrusalem và năng động chuẩn bị cho sự tái thiết đền thờ. Tất cả nguyên liệu có cần cho sự tái thiết đền thờ và mọi dụng cụ có cần cho các sinh tế đã được chuẩn bị theo đúng những gì được ghi chép trong Kinh Thánh. Bây giờ họ đang chờ đợi thời kỳ thích hợp đến, sự tái thiết đền thờ sẽ được hoàn tất.
CƠN ĐẠI NẠN
Phân nửa thứ hai của tuần lễ cuối, ba năm rưỡi cuối cùng của thời đại này, là thời kỳ của cơn đại nạn, mà đã không xảy ra kể từ thời sáng thế đến giờ, và sẽ không bao giờ có nữa (Math 24:21). Thời kỳ này sẽ bắt đầu với các tai họa siêu nhiên trong ấn thứ sáu của bảy ấn (Khải 6:12-17) và sẽ chấm dứt vào bát thứ bảy của bảy bát (Khải 16:1-21). Đó sẽ là giờ thử thách, là giờ sắp đến trong thiên hạ, để thử những kẻ định cư trên trái đất” (Khải 3:10). Cơn đại nạn sẽ đến từ ba hướng - từ Đức Chúa Trời, từ Antichrist và từ Satan - đến trên mọi kẻ cư trú trên mặt đất (Lu 21:35). Vào lúc đó Đức Chúa Trời sẽ thẩm phán toàn thể vũ trụ bằng các tai họa siêu nhiên, đến nỗi trái đất sẽ không còn thích hợp cho sự hiện hữu của con người. Hầu như Đức Chúa Trời phán cùng loài người trên trái đất rằng: “Ta đã sáng tạo muôn vật vì sự hiện hữu của người, mục đích Ta là ngươi sẽ kính sợ Ta, hầu việc Ta, yêu Ta, theo đuổi ta, song le các ngươi hợp tác Satan chống đối Ta và từ bỏ Ta. Bây giờ Ta làm rúng động trái đất và các từng trời để xem ngươi sẽ vẫn có thể sống bình an chăng”. Hơn nữa, Satan sẽ bị các người đắc thắng ném khỏi bầu trời xuống đất, rồi biết rằng hắn còn ít thì giờ, hắn sẽ cộng tác với Antichrist, cả hai nỗ lực tối đa tiêu diệt và làm hại nhân loại, chúng sẽ khắc nghiệt bắt bớ dân Do Thái và các cơ đốc nhân (Khải 12:7-13, 17). Tuy nhiên, vì sự bảo tồn dân Ngài, Đức Chúa Trời sẽ giới hạn thời gian của cơn đại nạn là chỉ ba năm rưỡi; nếu không không xác thịt nào sẽ được cứu.
BIẾN HÓA CÁC THÀNH ĐỒ
Trước cơn đại nạn, các người đắc thắng sẽ được biến hóa, bỏ lại đa số tín đồ, tức những kẻ chưa trưởng thành, bỏ lại trên đất để trải qua cơn đại nạn. Mathiơ 24:40-41 chép: “Lúc ấy có hai người đàn ông ở ngoài đồng, một người được đem đi, một bị để lại, hai người đàn bà xay cối, một được đem đi, một bị để lại”. Điều này chỉ dẫn rằng đang khi dân thế tục bị các điều vật chất làm cho mê mẩn, không cảm biết về sự thẩm phán hầu đến, một số tín đồ tỉnh táo và thức canh sẽ được cất đi. Đối với dân bị mê mẩn và vô cảm giác, đây sẽ là dấu hiệu về sự tái lâm của Chúa. Vì vậy, chúng ta nên chú ý chính mình, kẻo vào lúc nào đó, lòng mình bị đè nặng vì sự trụy lạc và say sưa, các lo âu của cuộc sống (Lu 21:34), chúng ta sẽ mất sự biến hóa và trở nên như vợ Lót.
Vào lúc đó trái đất sẽ trở thành chỗ kinh khủng không còn thích hợp cho sinh hoạt con người. Các tai họa siêu nhiên và sự bắt bớ của Antichrist sẽ làm cho tín đồ trên trái đất chịu đựng các đau khổ lớn lao; nhưng Đức Chúa Trời sẽ gìn giữ và nuôi họ (Khải 12:14). Vào cuối cơn đại nạn, đa số tín đồ, bao gồm những kẻ phục sinh và kẻ còn ở lại, sẽ được biến hóa lên không trung (II Tê 4:16-17) vào lúc Chúa quang lâm (Parousia). Rồi Christ sẽ thình lình hiện ra cách công khai xuống trái đất, như tia chớp (Math 24:27).
Đây là các dấu hiệu về sự tái lâm của Christ và về sự hoàn tất thời đại. Dù về ngày và giờ đó không ai biết (Math 24:36), năm có thể phỏng tính. Trước sự hoàn tất thời đại này, Antichrist sẽ bước ra làm Sêsa của đế quốc La mã hồi sinh. Hắn sẽ lập giao ước 7 năm với con cái Ysơraên, đó sẽ là khởi đầu tuần lễ cuối. Do đó bất cứ ai nói: “Kìa Christ ở đây!” hay “Christ ở đó!” chúng ta sẽ không bị lừa dối (Math 24:23). Tuy nhiên, chúng ta không trở nên lười biếng, nghĩ rằng vì Chúa chậm trễ tái lâm, chúng ta có thể ăn uống và say sưa (Math 24:48-49). Chúng ta cần tỉnh thức và sẵn sàng hầu chúng ta có thể thắng thế để tránh tất cả các điều mà sắp xảy ra để đứng trước mặt con người (Lu 21:36).
CHÚ Ý LỜI TIÊN TRI
Sau khi chúng ta đã thấy và sáng tỏ về tất cả các lời tiên tri này, chúng ta cần tỉnh thức và chú ý lời tiên tri như ngọn đèn soi trong chỗ tối tăm, đến khi ban ngày đến và sao mai mọc lên trong lòng chúng ta (II Phi 1:19). Trước khi Ngài hiện đến như mặt trời, Chúa sẽ hiện ra như sao mai trong giờ tối tăm nhất của đêm tối cho những kẻ ao ước sự hiện ra của Ngài. Lời tiên tri trong Kinh Thánh như ngọn đèn soi sáng cho tín đồ, chuyển đạt ánh sáng thuộc linh để soi sáng trong sự tối tăm, hướng dẫn họ bước vào ngày sáng rỡ cho đến ngày Chúa hiện ra.
Thời gian ngắn ngủi. Nhờ nghiên cứu các lời tiên tri trong Kinh Thánh và kiểm tra bằng tình hình thế giới hôm nay, chúng ta biết rằng ngày Chúa tái lâm rất gần và tuần lễ cuối đang đến gần. Vấn đề quan hệ ngày nay là chúng ta muốn chôn vùi chính mình trong thế giới hay đặt mình trong tay Chúa? Chúng ta biết rằng một khi chúng ta chôn mình trong thế giới, mọc rễ trong đó, sẽ không dễ nhổ lên. Trong ít ngày còn lại đây, chúng ta nên làm cho mình sẵn sàng. Chúng ta hãy làm những kẻ yêu và hầu việc Chúa, những người được hồi sinh và đắc thắng mỗi ngày, những kẻ để cho thế giới ra đi và hết tấm lòng chờ đợi sự tái lâm của Chúa./.
W.L.