Archegos là một danh hiệu của Chúa Jêsus. Chữ nầy chỉ xuất hiện 4 lần
trong Kinh Tân ước, hai lần trong sách Công vụ (3:15; 5:31) và hai lần
trong thơ Hê-bơ-rơ (2:10;12:2). Hiển nhiên danh hiệu nầy rất khó dịch.
Tôi mạo muội dịch là “Đấng Khởi Nguyên”.
Qua sự quan sát bản dịch Cựu uớc tiếng Hi lạp là Bản 70 và cách dùng chữ
của các tác giả ngoài Kính Thánh, chúng tôi thấy từ ngữ nầy gợi ý một ý
nghĩa gấp ba như sau: a/ một người mở đường (người tiền phong) mở đường
lối cho người khác, do đó có nghĩa “người hướng dẫn”, “anh hùng”; b/
nguồn gốc hay người sáng lập, do đó có nghĩa “tác giả”, “người đề xuất”
“khởi đầu”; c/ nhà cai trị dẫn đầu, do đó có nghĩa “chỉ huy trưởng”,
“vương hoàng”, “vua”.
Bản nhuận chánh Việt văn dịch từ ngữ Archegos nầy là “Nguyên Thủ”, còn
bản Truyền thống hiệu đính dịch lộn xộn như sau: “Chúa của sự sống”
(Công vụ 3:15); “Vua và Cứu Chúa” (Công vụ 5:31); “Đấng là cội nguyên ơn
cứu rỗi” (Hê-bơ-rơ 2:10); “Đấng Khởi ngưyên và hoàn tất của đức tin”
(Hê-bơ-rơ 12:2).
Những ý tưởng nầy không nhất thiết loại trừ lẫn nhau. Thật vậy, có thể
chúng tổng hợp để nói về một ai đó mà khai phá một lãnh vực mới, mở một
con đường mòn, và dẫn dắt người khác đến đó. Tại đó anh xây dựng một
thành phố hay pháo đài cho những người theo sau và hướng dẫn họ phòng
thủ chống lại những kẻ tấn công. Khi đã có được sự hoà bình, anh ta ở
lại như nhà cai trị của họ, rồi thành phố và cộng đồng đó mang tên của
anh. Từ đó về sau anh được tôn trọng như vị anh hùng sáng lập.
Trong Kinh Cựu ước nói về một vài cá nhân đã nắm được một địa vị như
vậy. Ít ra chúng tôi muốn nói về một người-- Giép thê.. Các quan xét
11:4-11 chép, “Sau một ít lâu, dân Am-môn giao chiến cùng Y-sơ-ra-ên.
Trong lúc dân Am-môn đánh Y-sơ-ra-ên, các trưởng lão Ga-la-át đi đem
Giép-thê ở xứ Tóp về. Họ nói cùng người rằng: Xin hãy đến làm quan
tướng chúng ta, chúng ta sẽ đánh dân Am-môn. Nhưng Giép-thê đáp cùng
các trưởng lão Ga-la-át rằng: Các ông há chẳng phải là kẻ ghét tôi và
đuổi tôi khỏi nhà cha tôi sao? Còn bây giờ các ông đương bị cùng khốn,
sao lại đến tôi? Các trưởng lão Ga-la-át đáp cùng Giép-thê rằng: Bây
giờ chúng ta lại đến cùng ngươi, hầu cho ngươi đi với chúng ta: Ngươi sẽ
đánh dân Am-môn, rồi sẽ làm đầu của chúng ta, và của hết thảy dân xứ
Ga-la-át. Giép-thê lại đáp cùng các trưởng lão Ga-la-át rằng: Ví bằng
các ông đem tôi về đặng đánh dân Am-môn, và nếu Đức Giê-hô-va phó chúng
nó vào tay tôi, thì tôi sẽ làm đầu các ông chớ. Các trưởng lão Ga-la-át
nói cùng Giép-thê rằng: Chúng ta quả sẽ làm y như lời ngươi đã nói;
nguyện Đức Giê-hô-va làm chứng giữa chúng ta! Vậy, Giép-thê đi cùng các
trưởng lão Ga-la-át; dân sự lập người làm đầu và tướng; rồi tại Mích-ba
Giép-thê lặp lại trước mặt Đức Giê-hô-va hết thảy những lời người đã
nói”.
Chúng ta biết rằng Giép-thê đã được yêu cầu trở thành “đầu” trên cư dân
Ga-la-át để giải cứu họ khỏi dân Am-môn. Một bản dịch Cựu ước tiếng
Hi-lạp dùng chữ “archegos” tại đây. Giép-thê đồng ý với điểu kiện ông
phải có điạ vị thường trực. Các trưởng lão Ga-la át chấp nhận và ông đã
đuợc lập lên làm kephalé (đầu) và archegos (chỉ huy trưởng), thậm chí
trước khi có chiến trận. Có lời kết luận về sự chiến đấu của ông,
“Giép-thê, người Ga-la-át, làm quan xét trong Y-sơ-ra-ên được sáu năm”
(12:7).
Theo bản Truyền thống hiệu đính, Các quan xét 11:11 chép, “dân chúng lập
ông làm thủ lĩnh và vị chỉ huy” của họ. Rất có thể Phi-e-rơ và Phao-lô
vay mượn hai danh hiệu nầy của Giép-thê để ứng dụng cho Chúa Jêsus là
“Nguyên Thủ và Cứu Chúa” (Công vụ 5:31) và “Nguyên soái và Thành toàn
của đức tin chúng ta” (Hê-bơ-rơ 12;2). Tôi đề nghị chỉnh sửa hai danh
hiệu nầy là “Đấng Khởi Nguyên và Đấng Kiện Toàn” là chính xác hơn.
Tôi xin lặp lại, trong Công vụ 3:15, Phi-e-rơ cáo tội dân Do-thái đã
giết “Archegos of life” (Nguyên thủ của sự sống), gợi ý rằng Chúa Jêsus
không chỉ là căn nguyên của sự sống sinh vật, nhưng cũng là “sự sống
mới” và là Đấng cai trị, Đấng dự bị, Đấng che chở, Đấng hướng dẫn, vì cớ
những danh hiệu của các điều đó đồng nhất với Ngài. Phi-e-rơ nói về
Jêsus như Archegos và Cứu Chúa, để ban sự ăn năn cho Y-sơ-ra-ên (Công vụ
5:31). Từ ngữ “Cứu Chúa” (Cứu Tinh” liên hệ đến thời kỳ các quan xét
như Nê-hê-mi 9:21 chép, “Vì vậy, Chúa phó họ vào tay cừu địch của họ;
chúng nó hà hiếp họ. Trong thời hoạn nạn chúng kêu cầu cùng Chúa, thì từ
các từng trời Chúa có nghe đến; theo lòng nhân từ lớn lao của Chúa,
Chúa bèn ban cho những đấng giải cứu để cứu chúng khỏi tay kẻ cừu địch
mình”. Bản Truyền thống hiệu đính dịch danh từ “đấng giải cứu” là “vị
cứu tinh”. Chúa Jêsus, Đấng Cứu Tinh, đã chạm trán tình trạng khẩn cấp
do tội lỗi của dân Đức Chúa trời gây nên. Ngài không chỉ đem đến sự giải
phóng nhưng cũng đem đến sự phụng sự tiếp tục của đấng Archegos.
Tác giả thơ Hê-bơ-rơ nói về sự đau khổ của “Archegos sự cứu rỗi” (2:10)
và về “Đấng Archegos và Đấng Kiện toàn đức tin của chúng ta” (12:2).
Trong mỗi một trường hợp, Chúa Jêsus như Đấng khởi Nguyện (Archegos),
không chỉ đề khởi và dự bị sự sống mới cho dân Ngài, nhưng Ngài cũng cứ ở
lại với họ, qua điều đó họ mang danh Ngài. Ngài là Anh Hùng của họ.
Minh Khải biên soạn theo
nguồn của J. Julius Scott. 31-10-2013