Rất nhiều Cơ Đốc nhân chưa phân biệt hai danh xưng “Israel” và “Do thái”. Israel là tên quốc gia và tuyển dân của Đức Chúa Trời nói chung, còn Do thái là dân Israel thuộc về xứ Giu đê (Giu đa).
Ê-sai chương 5, Thi thiên 80, Ezekiel 15 và Ma-thi-ơ 21: 33-41 trình bày cây
nho là biểu hiệu của quốc gia và dân tộc Israel. Sau khi hồi hương từ cảnh lưu
dày 70 năm ở Babylon, danh xưng người Do thái và nước Giu đa mới nổi bật hơn
danh xưng Israel. Ba sách E-xơ-ra. Nê-hê-mi và Ê-xơ-tê luôn luôn nhắc đến người
Do thái (Jew). Thí dụ xem: Exora 4:6; Nê. 4:1,11,12; Ê-xơ-tê 9:17 và chương 9:.
Từ ngữ “Do-thái” phiên âm từ chữ “Giu đa”.
Từ ngữ “Do thái” được dùng từ thời kỳ đó. Mathio 2:1 và 6 bày tỏ Chúa Jesus là Vua của người Do thái mà
làm Nhà Cai Trị dân Israel.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, sau khi vua Solomon băng hà, vương
quốc thống nhất Israel chia làm hai nước: 10 chi phái phía bắc lấy tên là nước
Israel, và hai chi phái phía nam có tên là nước Giu đa.
Mười chi phái Israel bị lưu dày qua Asiri trước cuộc lưu dày của
nước Giu đa chừng 150 năm. Mười chi phái ấy hầu như mất dạng. Nên khi dân
Israel hồi hương vào thời Xô-rô-ba-bên, dân Giu-đa (Do thái) chiếm đa số người
hồi hương và chỉ có một tỉ lệ nhỏ là thành phần đại diện Israel mà thôi. Nên
E-xơ-ra 3:1 chép, “Đến tháng bảy, khi dân Y-sơ-ra-ên đã ở
trong bổn thành mình rồi, thì dân chúng hiệp lại như một người ở tại
Giê-ru-sa-lem ».
Đến năm 1948, dân Israel
phục quốc, nhưng thành phần đa số trong quốc gia vẫn là người Do thái, nên ngày
nay thế giới vẫn gọi họ là quốc gia Israel, mà dân tộc là dân Do thái. Ngôn ngữ
thì là tiếng Hê-bơ-rơ. Bạn không nên gọi họ là nước Do thái.
Dầu vậy, tiên tri Ê-sai
đã dự ngôn rằng cuối cùng, cây nho Israel sẽ phát triển trọn vẹn trong vương
quốc ngàn năm như sau : «Trong ngày đó, các ngươi khá hát bài nói về vườn nho---Sau nầy,
Gia-cốp đâm rễ, Y-sơ-ra-ên kết nụ và nở hoa, chắc sẽ ra trái đầy trên mặt đất”
(27: 2, 6). Ngày đó dân Israel và quốc gia Israel sẽ đứng đầu các nước, không
còn gọi là nước Giu đa nữa.
Về mặt dân Israel thuộc linh, sứ đồ Phao-lô ví
sánh dân Israel thuộc linh là cây ô-liu. Các dân tộc ngoại bang được ví sánh là
các nhánh ô-liu hoang dã, được tháp vào gốc ô-liu nguyên thủy ( Rô 11: 17-24).
Cả cây ô-liu nầy là toàn bộ những người được cứu rỗi của Israel và của các dân
ngoại bang gộp lại. Đó là dân Israel thuộc linh mà sứ đồ Phao-lô nói ở Ga-la-ti
6: 15,16, “Vì chịu cắt bì, hay không chịu cắt bì đều chẳng quan hệ gì, quan
hệ là sáng tạo mới. Hễ ai bước theo mẫu mực nầy, thì nguyện sự bình an, thương
xót giáng trên họ, cùng trên Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời nữa”. Mọi người được
cứu từ Cựu Ước đến Tân ước bao gồm trong cây Ô-liu nầy.
Vào thời Chúa Jesus, tỉ lệ dân
Do thái là đông nhất, nên Chúa Jesus có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau: “Ngài
bèn phán thí dụ nầy: “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình, đến
tìm trái mà không thấy, bèn
nói cùng kẻ coi vườn nho rằng: 'Kìa, đã ba năm
nay ta đến tìm trái nơi cây vả nầy mà không thấy. Hãy đốn nó đi; sao để nó
choán đất làm chi?' Kẻ coi vườn nho đáp rằng:
'Thưa chủ, xin để lại năm nầy nữa, đợi tôi đào xung quanh và bỏ phân, thử sau
nó có kết quả chăng; bằng không, chủ sẽ đốn.'” (Lu ca 13: 6-9). Anh em chú ý
lời Chúa nói “ có một cây vả trồng trong vườn nho”. Cây vả Do thái trồng trong
vườn nho Israel. Vì không kết quả nên cây vả Do thái nầy bị đốn vào năm 70 S.C
, sau khi Chúa Jesus chết.
Tại sao Chúa nói “Ngài phán
cùng họ một thí dụ rằng: “Hãy xem cây vả và các cây khác; khi nó nứt lộc, thì các ngươi
thấy và tự nhiên biết rằng mùa hạ đã gần. Cũng vậy, khi các ngươi thấy những
điều ấy xảy đến, khá biết rằng nước Đức Chúa Trời đã gần rồi” (Lu ca 21:
29-31). Tại sao Chúa không nói : “hãy xem cây nho?”. Cây vả là người Do thái ở
Israel, các cây khác là các nước khác. Chúa nhấn mạnh ý tưởng nầy ở Ma-thi-ơ
24:32-33 và Mác 13:28-29, “Nầy, hãy học thí dụ nơi cây vả: vừa lúc nhành non, lộc
nứt, thì các ngươi biết mùa hạ đã gần. Cũng vậy, khi các ngươi thấy mọi điều ấy,
khá biết rằng Con người đã gần, thật đương ở trước cửa
-- Nầy, hãy học thí dụ nơi cây vả: vừa lúc nhành non, lộc nứt, thì các
ngươi biết mùa hạ đã gần. Cũng vậy, khi các ngươi thấy những điều ấy xảy đến,
khá biết rằng Con người đã gần, thật đang ở trước cửa”.
·
Cây
vả Bị Rủa Sả:
Mác 11: 12-14, 20 có chép, “Sáng ngày sau, khi đã lìa Bê-tha-ni rồi, thì
Ngài đói. Vừa thấy đàng xa một cây vả có lá, Ngài đến xem may ra trên nó có chi
chăng; song lại gần thì chẳng thấy chi, chỉ lá mà thôi, vì không phải mùa vả. Ngài bèn cất tiếng
phán cùng cây vả rằng: “Từ rày về sau mãi chớ hề có ai ăn trái của mầy nữa!”
Các môn đồ đều nghe lời ấy.-- Sáng hôm sau, khi Ngài và môn đồ đi ngang qua,
thấy cây vả đã héo từ gốc héo lên”. Cây vả đây là dân Giu đa bị Chúa rủa sả.
Ngày hôm sau cây vả “đã héo từ gốc héo lên”. Nguyên văn Hi-lạp là “ đã héo bên
ngoài các cái rễ” (out of the roots). Ngoại trừ bộ rễ, toàn thân cây vả đều bị
héo sau lời rủa sả của Chúa. Đến năm 70
S.C., cây vả bị đốn tận gốc, chỉ chừa bộ rễ. Điều lạ lùng là bộ rễ cây vả vẫn
tồn tại mãi đến năm 1948- cây vả đã hồi sinh.
·
Cây Vả Hồi Sinh
Mác 13:28-29, “Nầy, hãy học thí dụ
nơi cây vả: vừa lúc nhành non, lộc nứt, thì các ngươi biết mùa hạ đã gần. Cũng
vậy, khi các ngươi thấy những điều ấy xảy đến, khá biết rằng Con người đã gần,
thật đang ở trước cửa”.
Sự tái lập kỳ diệu của quốc gia
Israel vào năm 1948 là sự hồi sinh của cây vả Giu đa bị Chúa rủa sả. Rồi đến
năm 1967, Jerusalem đã trả lại cho người Do thái. Tất cả những điều đó nói lên
nhánh lá vả bắt đầu nhú lên và đâm chồi nẩy lộc, nhưng chưa có trái nào. Quốc
gia Israel có sự biểu lộ bề ngoài, nhưng chưa có kết quả.
Nếu nhìn vào bản đồ, anh em sẽ
thấy Israel là trung tâm các dân cư trên mặt đất về mặt địa lý, chính trị và
quân sự. Tình hình Trung Đông là một vấn đề nghiêm trọng dẫn đến ngày Chúa tái
lâm và sự chuyển đổi thời đại sang Vương quốc ngàn năm. Các quốc gia Á-rập xung
quanh dường như không có cách nào đối phó nổi quốc gia Israel nhỏ bé của người
Do thái.
Việc tái lập Israel làm ứng
nghiệm một số lời tiên tri trong kinh thánh. Israel đã được tái lập, Jerusalem
đã được hoàn trả và bây giờ cây vả đang ra lá non xanh rờn. Điều nầy khiến
chúng ta biết mùa hè đã gần tới rồi. Tuy nhiên, chúng ta không thể nói còn bao lâu nữa thì mùa hè sẽ đến.
Kết Luận:
Cây Ô-liu là Israel thuộc linh và
các dân tộc được cứu rỗi. Mỗi năm cây ô-liu đều sinh ra nhiều nhánh mới. Cây
Nho là Israel cách chung chung. Cây Vả
là dân Do thái trong quốc gia Israel. Cây vả đã ra lá từ năm 1948 đến nay,
nhưng vẫn chưa có trái. Khi nào công việc xây dựng Hội Thánh của Đấng Christ
hoàn tất, ngày đó đại nạn sẽ đến. Cây vả sẽ ra trái trong Thiên hi niên.
Rồi ngày đó “Gia-cốp đâm rễ, Y-sơ-ra-ên kết nụ
và nở hoa, chắc sẽ ra trái đầy trên mặt đất”. Cây nho thay thế cây vả trong
thời vương quốc ngàn năm. Sách Ê-xê-chi-ên chương 48
nói tiên tri rằng trong ngày đó quốc gia Israel sẽ có đủ 12 chi tộc cách đều
đặn.Ôi Chúa Jesus, xin Ngài mau đến! Amen.
Minh Khải 19-6-2014