Sau
khi Nim-rốt chết, hệ thống đức tin của Babylon khởi sự hình thành cách cụ thể.
Những người Babylon tin rằng Nim-rốt đã đầu thai thành Tham-mu, con trai Nim-rốt,
bởi quyền năng của Semiraris, vợ của Nim-rốt. Bởi thế, họ truyền bá chuyện
hoang dường nầy và bắt đầu tôn trọng quyền năng của Semiramis.
Dần
dần Semiramis lên nắm quyền. Thật vậy, người ta thờ Semiramis là vị cao nhất
giữa ba thần- Nim-rốt, Semiramis và Tham-mu. Họ đặt Semiramis trên Nim-rốt và
Tham-mu. Vì thế, trong các hình tượng của Semiramis, người ta đặt Tham-mu là
Nim-rốt đầu thai, ngồi trong lòng Semiramis. Do đó, hình tượng đó trở nên hình
tượng mẫu của tôn giáo Babylon, nơi mà nữ thần nầy đang bồng con trai Tham-mu
trong tay.
Khi
chúng ta nhìn vào những hình tượng của Semiramis được truyền bá trong nhiều khu
vực, hầu hết chúng nhấn mạnh những nhũ hoa của thần nầy. Thí dụ, dân Ê-phê-sô
gọi Semiramis là Artemis như trong Kinh thánh (Công 19:2-28, bản Việt văn dịch
là Đi-anh), và tượng nữ thần nầy có 18 đến 24 nhũ hoa. Lý do là vì Semiramis
đại diện cho sự trù phú và sinh sản. Ảnh hưởng của Semiramis tiếp tục phát triển,
với các đặc tánh được thêm vào cho nữ thần, như hiểu biết và phát triển sự
sống. Nữ thần giàu có, nữ thần ban phước theo điều con người muốn, nữ thần ban
sự cứu rỗi, nữ thần làm cho người ta giàu, nữ thần may mắn..v..v..Khi ảnh hưởng
của nữ thần nầy đã lớn, nó trở thành niềm tin căn bản của tôn giáo Babylon thờ
nữ thần ấy.
Khu
vực Trung Đông chủ yếu là sa mạc, nơi mà sức nóng mặt trời vô cùng khắc nghiệt.
Do đó người ta thờ mặt trăng nhiều hơn thờ mặt trời, vì mặt trời khó chịu, vì
họ tin mặt trăng ban sự mát mẻ và bình an. Đặc biệt trong số những hình dạng
của mặt trăng, trăng lưỡi liềm có ý nghĩa là một sự bắt đầu mới đem ánh sáng
cho nơi tối tăm, được xem là huyền bí hơn. Bởi vậy người trong khu vực Babylon
đã bắt đầu xem trăng lưỡi liềm là Semiramis. Trăng lưỡi liềm xua đuổi bóng tối
đi, đem ánh sáng đến, trở thành biểu hiệu của nữ thần Semiramis, đem lại sự
sống, tin tức tốt lành, giàu có, may mắn, hi vọng và phước lành.
Thật
là xấu xa, khi chúng ta đọc Kinh thánh Cựu ước, dân Israel là con cái Đức Chúa
Trời cũng thờ trăng lưỡi liềm (Sô 1:5). Dân Isrel và các dân sống trong những
khu vực lân cận đã mang đồ trang sức hình trăng lưỡi liềm (Quan 8:21-26; Esai
3:18). Hơn nữa lúc bắt đầu tháng mới, khi trăng lưỡi liềm mới mọc, dân Israel
xem ngày đầu tháng là quan trọng, nên họ tổ chức lễ hội vào đầu mỗi tháng (1 Sa
20:5, 18; Esai 47:13; Am. 8:5; Col. 2:16). Từ đó lễ hội trăng mới được dân
Israel xem là quan trọng và cũng từ đó họ mang đồ trang sức hình trăng lưỡi
liềm. Chúng ta có thể xác nhận rằng dân Istrael hết sức mê muội trong việc thờ
nữ thần mặt trăng của người Babylon.
Thờ
Nữ Thần và Sự Bành Trướng
Khi
tôn giáo Babylon truyền bá từ Trung đông vào các khu vực lân cận, sự thờ nữ
thần cũng truyền bá theo. Đặc biệt là Semiramis được các cư dân địa phương gọi
bằng các tên khác nhau theo mỗi khu vực, nên nữ thần nầy có nhiều tên khác
nhau. Người Babylon gọi Semiramis là Inanna (nữ vương trên trời) hoặc Ishtar. Ở
Phoenicia (Lebanon ngày nay và đông Syria) nữ thần nầy được gọi là Astarte. Khi
tên nầy được dịch sang tiếng Hê-bơ-rơ, nữ thần được gọi là A-sê-ra (Xuất
34:11-13; Phục 7:4), hoặc Ashtaroth (Quan 2:12-13; 1 Vua 11:5; 2 Vua 23:13)
trong Canaan và những khu vực lân cận. Người Phe-rơ-sơ (Ba-tư) cũng gọi nữ thần
nầy là Anahita, còn người Ai-cập gọi là Isis.
Khi
tôn giáo Babylon tràn vào Âu châu, người Hi lạp dựa vào từng thuộc tính của
Semiramis sáng chế ra nhiều nữ thần. Những kiểu nữ thần Hera (vợ của Zeus),
Athena (nữ thần khôn ngoan và mưu lược); Aphrodite (nữ thần tình yêu và sắc
đẹp), Demeter (nữ thần công nghiệp)..v..v,,. Đặc biệt là nữ thần mặt trăng được
gọi là Artemis. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng dân thành Ê-phê-sô gọi nơi
thờ Artemis là “đền thờ của đại nữ thần Đi-anh” (Công 19:24-28).
Người
La-mã gọi nữ thần nầy là Đi-anh (Diana) và Mea Domina, nghĩa là “mẹ của tôi”
theo tiếng La-tinh, và Madonna theo tiếng Italia. Người Đức gọi là Hertha,
người Pháp gọi là Diane, người Scandinavia (Bắc Âu) gọi là Disa.
Người
ta thờ nữ thần nầy theo căn nguyên nữ thần cỗ còn đến ngày nay. Olympic hiện
nay được tổ chức từ lễ hội mùa gặt của người Hi lạp cổ tôn kính đại nữ thần
Artemis. Sự rước đuốc Olympic chủ yếu diễn tả sự thở nữ thần. Khi thế vận hội
khai diễn, và qua phương tiện truyền thông cho chúng ta thấy người ta từ các
nước họp lại reo hò vui vẻ, một lần nữa chúng ta xác nhận rằng căn nguyên của
tôn giáo Babylon vẫn còn tiếp tục đến ngày nay.
Liên
hệ điều nầy, chúng ta có thể tìm thấy dấu vết của sự thờ lạy nữ thần trong
tượng nữ thần tự do tại New York, Hoa Kỳ giống như vậy. Triết học Hi lạp sinh
ra chủ nghĩa nhân bản, được phản ảnh trong tượng nữ thần tự do. Tượng nữ thần
tự do giống như tượng Athena của Hi lạp. Hai tượng nầy hầu như giống nhau về
vương miện hai tượng đội trên đầu, quần áo và hình ảnh người phụ nữ thông minh
và có sức mạnh phụ nữ. Athena, nữ thần khôn ngoan và chiến tranh, là nữ thần
bảo vệ Athene, thủ đô Hi lạp. Vị nữ thần nầy cũng đóng vai trò quan trọng trong
triết học và tư tưởng Hi lạp. Nữ thần nầy được tái hiện trong tượng nữ thần tự
do, người cầm đuốc, một mặt gợi ý thời đại ánh sáng và lý trí con người, một
mặt gợi ý về tuyên ngôn độc lập.
Thomas
Hwang—South Korea