Đế
quốc La mã (63 T.C- 476 S.C.) kế thừa đế quốc Hi-lạp (của Alexandre đại đế), và
văn minh Hi lạp đã thống trị toàn bộ Âu châu (ngoại trừ Đức), Trung đông và Bắc
Phi gần 500 năm, trong đó tôn giáo Hi lạp đã mô phỏng tôn giáo Babylon.
Nhiều
Cơ Đốc nhân trong thời kỳ nầy (30- 313 S.C.) âm thầm giữ niềm tin của mình và
thờ phương Chúa trong các phòng nhóm hầm mộ thầm lặng dưới đất, chịu đựng sự
bắt bớ của đế quốc La mã và liều mạng sống của họ. Cuối cùng, do ảnh hưởng của
người mẹ, là người đã tiếp nhận Tin lành qua các Cơ đốc nhân thầm lặng, hoàng
đế La mã Constantine chấp nhận Cơ đốc giáo vào năm 313 S.C. Sau nầy Cơ Đốc giáo
đầu tiên trở thành quốc giáo của đế quốc La mã trong thời trị vì của hoàng đế
Theodosius I, vào năm 380 S.C.
Sau
khi Cơ Đốc giáo trở thành quốc giáo của đế quốc La mã, ảnh hưởng của tôn giáo
Babylon lần lần giảm bớt. Có những lý do dân chúng trong đế quốc La mã không dễ
dàng quay về với Cơ Đốc giáo ngay, cho dù Cơ Đốc giáo đã trở thành quốc giáo.
Trước
hết, tôn giáo Babylon thờ một nữ thần, nhưng Cơ Đốc giáo không thờ nữ thần nào.
Tôn giáo Babylon thờ nữ thần mẹ hơn là thờ thần con trai. Trái lại, Cơ Đốc giáo
thờ Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời. Vì vậy, khó cho người trong đế quốc La Mã
chấp nhận Cơ Đốc giáo, một đạo rất trái với niềm tin của họ vào lúc bấy giờ.
Đồng
thời có năm giáo phận Hội thánh đầu tiên trong thế giới Cơ Đốc: giáo phận La mã, giáo phận An-ti-ốt, giáo phận
Constantinople ở Hi lạp, giáo phận Alexandria ở Ai cập và giáo phận Jerusalem. Trong
năm giáo phận nầy, giáo phận La mã đề xuất một ý tưởng dưới sự dẫn dắt của các
nhà thần đạo của Hội thánh La mã; họ nghĩ ra sự thờ lạy Ma-ri. Họ nghĩ nếu họ
có thể bản xứ hóa Ma-ri là mẹ của Chúa Jesus như Semiramis và Chúa Jesus là Tham-mu,
hướng dẫn người ta tin tưởng vào ý tưởng nầy, thì nhiều người trong đế quốc La
mã sẽ chấp nhận Cơ Đốc giáo.
Để
thảo luận về vấn đề nầy, các nhà lãnh đạo của năm giáo phận đã gặp nhau trong
một cuộc họp. Cuộc họp đầu tiên thảo luận về Ma-ri là giáo hội nghị toàn cầu tại
Ê-phê-sô lần thứ ba với sự hiện diện của 250 nhà lãnh đạo từ các hội thánh vào
năm 431 S.C. Trong hội nghị nầy, giáo phận La mã giới thiệu thuyết “Ma-ri là mẹ
thánh” và thuyết “Ma-ri đồng trinh trọn đời” trong chương trình nghị sự. Vào
lúc đó, trừ những người từ giáo phận La-mã, tất cà các nhà lãnh đạo từ bốn giáo
phận kia đều từ chối thuyết ngớ ngẫn và trái với Kinh thánh nầy. Tuy nhiên, sau
khi kiên trì đàm phán dưới sự đề xuất của chương trình nghị sự của giáo phận La
mã, giáo hội nghị toàn cầu lần thứ tư tại Chalcedon năm 451 S.C., có 600 nhà
lãnh đạo các hội thánh họp lại, đã chính thức chấp nhận hai đề nghị đó.
Từ
lúc đó, việc thờ lạy Ma-ri đã làm sai lạc toàn bộ thế giới Cơ đốc. Bất cứ nơi
nào quyền lực của đế quốc La Mã vươn tới, Hội Thánh Công giáo La mã và việc thờ
Ma-ri cũng được truyền bá. Giống như Hội Thánh Công giáo La mã, giáo hội chính
thống Hi lạp cũng tích cực đi theo việc thờ Ma-ri. Cuối cùng 1000 năm sau, vào
năm 1517 S.C., cuộc cải chánh do Martin Luther và nhiều người khác khởi xướng,
đã xảy ra và những nhà cải chánh Tin lành từ chối việc thờ Ma-ri và sự liên hệ
với ý tưởng điên rồ ấy. Tuy nhiên, giáo hội công giáo La mã và toàn thể Chính
thống giáo vẫn tích cực phát triển ý tưởng thờ Ma-ri cho đến ngày nay.
Hội
Thánh công giáo La mã còn đi xa hơn trong ý tưởng thờ Mari vào thế kỷ 19. Năm
1854 S.C., giáo hoàng Pius IX nâng cấp ý tưởng “Ma-ri thọ thai trinh khiết” và
“Ma-ri vô nghiễm nguyên tội”. Năm 1950, giáo hoàng Pius XII gia cấp ý tưởng
“Ma-ri thăng thiên về trời”. Cuối cùng tronggiáo hội nghị tại Vatican II
(1962-1965), ý tưởng “Ma-ri vợ của Đức Chúa Trời là Cha” được giới thiệu. Chúng
ta có thể thấy rõ ràng cách Cơ Đốc giáo Âu châu đã bị ảnh hưởng sâu nặng của
tôn giáo Babylon khi chúng ta xem lại quá trình nầy. Hội Thánh bỏ qua sự mầu
nhiệm của Sáng thế ký 3:15, “Ta sẽ làm cho mầy (Satan) cùng người nữ, dòng dõi mầy(antichrist)
cùng dòng dõi người nữ (Đấng Christ) nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu
mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người”, kết
quả là gây ra một lỗi lầm khủng khiếp.
Hội
Thánh đã bản xứ hóa việc thờ Ma-ri cho phù hợp với thói tục thờ nữ thần của tôn
giáo Babylon từ ngàn xưa. Ngày nay nhiều hội thánh Tin lành theo vết xe đổ đó
bằng cách hội nhập văn hóa với các dân ngoại đạo, với dụng ý gia tăng số lượng
tín đồ trong hội thánh mình. Thí dụ, Đức Chúa Trời ra lịnh cho chúng ta phải
hiếu kính cha mẹ, vì thế họ nói, “thực hiện những nghi lễ thờ cúng tổ tiên đối
với cha mẹ đã qua đời của chúng ta là đúng”. Việc làm nầy cũng giống như thờ
hình tượng. Mặc dù các Cơ Đốc nhân cố gắng truyền bá chân lí Cơ Đốc giáo, nhưng
họ không thể chấp nhận văn hóa thế giới và đánh mất cốt lõi sứ điệp Tin lành,
là hậu quả của việc bản xứ hóa. Giáo phận La mã đã hợp nhất Semiramis với
Tham-mu vào Cơ đốc giáo là một thí dụ mẫu cho việc bản xứ hóa trái với Kinh
thánh. Nếu họ thực sự nhận biết đúng về mục đích sáng tạo (Ê-sai 43:7, 21--tức là những kẻ xưng bằng
tên Ta, Ta đã dựng nên họ vì vinh quang Ta; Ta đã tạo thành và đã làm nên họ.-
Ta đã làm nên dân nầy cho Ta, nó sẽ hát khen ngợi Ta.) và sự mầu nhiệm của Sáng thế ký 3:15, thì họ đã
không mắc vào sai lầm tai hại như vậy.
Nếu
chúng ta xem xét tiến trình bản xứ hóa của Cơ Đốc giáo đầu tiên do giáo phận La
mã lãnh đạo, chúng ta có thể thấy hai đặc điểm chính của Cơ Đốc giáo đầu tiên.
Thứ
nhất, lý do hội thánh tại La mã thừa nhận việc thờ Ma-ri là để gia tăng số hội
viên và thêm sức mạnh uy quyền giáo hội. Để thu hút những người theo tôn giáo
Babylon vào hội thánh tại La mã, tăng số thuộc viên, giáo phận La mã đã bản xứ
hóa Cơ Đốc giáo. Khi đó họ đồng hóa Ma-ri với Semiramis và Chúa Jesus với
Tham-mu, nhiều người đã từng quen với tôn giáo Babylon, đã mở tấm lòng gia nhập
vào hội thánh tại La mã. Từ đó, do nhấn mạnh tình yêu thương và khoan dung là
tinh thần của Đấng Christ, hội thánh La mã tiếp tục thỏa hiệp với các tôn giáo
ngoại đạo.
Nhiều
trường hợp đã xảy ra trong lịch sử hội thánh nhân danh sự phát triển của hội
thánh, các nhà thờ đã cố gắng tăng thêm số hội viên bằng những phương pháp trái
với Kinh thánh. Hiện tượng nầy vẫn tồn tại trong các nhà thờ Tin Lành hôm nay.
Các hội thánh xây những nhà thờ to lớn, cố gắng gia tăng số thuộc viên và tiếp
tục công việc như những mục vụ và truyền giáo để giúp họ gia tăng số lượng và
sự dâng hiến. Khi họ làm như vậy, tiền bạc và uy quyền được thần tượng hóa,
nhưng mục đích sáng tạo cùng sự mầu nhiệm kế hoạch cứu rỗi vĩ đại qua Chúa
Jesus bị che khuất. Mối liên hệ giữa dòng dõi người nữ và dòng dõi satan bị
biến chất.
Lý
do thứ hai mà Cơ đốc giáo đầu tiên bị bản xứ hóa trong hội thánh tại La mã lúc
đó, là những người lãnh đạo hội thánh và các Cơ đốc nhân đầu tiên phớt lờ
phương diện thuộc linh. Hầu hết trong số họ không biết chút gì về Kinh thánh.
Họ không biết sứ điệp trọng tâm của Kinh thánh là để dạy họ mục đích sáng tạo.
Thật tồi tệ, họ không biết toàn bộ kinh thánh như chúng ta có bây giờ, là cả
Cựu và Tân ước.
Cựu
ước bị xem nhẹ hơn Tân ước. Cho dù Cựu ước ít nhất đã được dịch sang Hi văn,
nhưng khó cho người ta đọc, vì vậy Cựu ước không được người ta sử dụng cách phổ
thông lắm. Bản Cựu ước Hi văn được gọi là Bản 70, là một bản dịch tiếng Hi lạp từ
bản Cựu ước tiếng Hê-bơ-rơ. Sau nầy Jerome (347-420 S.C.) dịch từ bản 70 sang
tiếng La-tinh, bản dịch đó được gọi là bản Vulgate. Nhưng một lần nữa, Kinh
thánh Cựu ước không đạt được tính phổ thông trong hội thánh Cơ đốc đầu tiên.
Còn
về Tân ước, không được biên soạn như một tài liệu hoàn chỉnh khi giáo phận La
mã được hình thành. Chỉ có vài sách trong Tân ước riêng lẽ có sẵn trong thế kỳ
I đến thế kỷ IV. Cuối cùng các sách nầy được kinh điển hóa cách hoàn chỉnh. Tân
ước được sưu tập, được đặt tên, được kinh điển hóa tại giáo hội nghị Carthage
(Tunisia) lần thứ ba vào năm 397 S.C.
Trong
bối cảnh nầy, Kinh thánh không thể được sử dụng rộng rãi. Thật tệ hại, chỉ hàng
giáo phẩm và các thần học gia mới được phép đọc Kinh thánh trong hội thánh La
mã thời bấy giờ. Với loại văn chương cao cấp như vậy, thật khó cho người bình
dân đọc Kinh thánh, cho dù họ có Kinh thánh trong tay. Trong thời đại Trung cổ,
tín hữu không được phép sở hữu Kinh thánh. Khi tính cách nầy tiếp tục, và khi
các Cơ đốc nhân bỏ qua Kinh thánh, thì không có ai chống lại những ý tưởng tà
giáo như “Ma-ri là mẹ Đức Chúa Trời”, hoặc “Ma-ri đồng trinh trọn đời”.
Các
sử gia thế giới gọi thời kỳ 1000 năm từ lúc Gregory I (năm 590 S.C.), là giáo
hoàng thứ nhất của Hội thánh Công giáo La mã đến cuộc Cải chánh tôn giáo (1517
S.C.) là thời kỳ phong kiến. Còn các sử gia Cơ Đốc gọi đó là thời đại Ám thế
của Cơ Đốc giáo, đui mù thuộc linh trong việc nhận biết ý nghĩa mục đích sáng
tạo. Các nhà lãnh đạo hội thánh đang tìm kiếm vinh hiển cho riêng họ về tiền
bạc và uy quyền.
Chỉ
sau cuộc Cải chánh năm 1517, thì tín đồ bình thường mới có thể đọc Kinh thánh.
Khi bản King James (Authorized version), một bản dịch Kinh thánh toàn bộ bằng
tiếng Anh được in ra vào năm 1611, tín hữu được mở mắt từ từ.
Vì
trong tiến trình bản xứ hóa (hội nhập văn hóa bản xứ), họ đã phớt lờ mục đích
sáng tạo, nên giáo phận La mã đã lựa chọn sai lầm. Vì thế Cơ Đốc giáo đã phải
trải qua thời đại Ám thế lâu dài đến ngót 1000 năm. Ngày nay, khi chúng ta đã
thấy những gì đã xảy ra, chúng ta cần phải học bài học từ quá khứ với kết quả
chết người từ việc bản xứ hóa Cơ Đốc giáo đã gây ra.
Thomas
Hwang, Ph.D.
(trích
từ tác phẩm “Nguồn gốc các tôn giáo”
South
Korea, 2013