Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Tân Jerusalem-- 8


NHỮNG NGUYÊN TẮC THUỘC LINH VÀ NHỮNG
NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA JERUSALEM MỚI –
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NẾP SỐNG HỘI THÁNH
ĐỊA PHƯƠNG THỰC TIỄN NGÀY NAY (6)

TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI – LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT,
ĐẦNG LÀ NGUỒN VÀ LÀ THỂ YẾU DUY NHẤT

(John 5:19, 30; 8:28; 15:5)


Đức Chúa Trời là nguồn và là thể yếu duy nhất cho sự xây dựng Jerusalem Mới. Do đó, mọi điều gì chúng ta làm ngày nay trong hội thánh phải đến từ Đức Chúa Trời, phải chính là Đức Chúa Trời. Nhiều người không nhận thức điều này, nhưng vào một ngày nào đó họ sẽ ngạc nhiên khi đứng trước ngai thẩm phán của Chúa và Chúa phán: “Ta từ chối điều này, và Ta cũng không tiếp nhậnđiều kia.”  Tại sao Chúa sẽ từ chối nhiều điều? Không phải vì nó không tốt mà vì nó không thuộc về Đức Chúa Trời. Điều làm hài lòng Đức Chúa Trời là mọi điều dành cho dân của Ngài.

Jahweh (Jehovah) – Đấng “Ta Là”: Đối với Dân Ngài
                           (Xuất 3:14)
Khi Chúa kêu gọi Moses dẫn dân Ngài ra khỏi Ai Cập, Moses hỏi danh Ngài và
Ông nhận được câu trả lời: “Ta là Đấng Ta Là”. Đây là một danh khác thường, có nghĩa là ngoài Ngài chẳng còn ai và chẳng có gì hiện hữu, chẳng có gì có giá trị và tồn tại. Điều này đặc biệt có tính quyết định đối với sự xây dựng thành phố thánh, Jerusalem Mới. Do đó Chúa phán trong John 15 :5b ‘‘ …vì ngoài Ta ra, các ngươi không thể làm gì cả.’’ Toàn bộ Jerusalem làm bằng vàng, ngọc trai và đá quý, không có vật liệu nào khác được phép sử dụng. Mỗi cổng là một viên ngọc trai duy nhất. Từ trước đến giờ, anh em có bao giờ nhìn thấy một cái cổng làm bằng ngọc trai chưa ? Những con đường của thành phố là vàng ròng – Người ta nhận được vật liệu xây dựng này ở đâu ? Và tường thành bằng đá quý – Người ta nhận được đá quý này ở đâu ? Ai giao cho chúng ta vật liệu để xây dựng Jerusalem và Zion ? Các vật liệu đó phải được nhập khẩu, phải được nhập từ thiên thượng, từ Đức Chúa Trời, từ trên mà xuống. Nếu Chúa mở mắt chúng ta, chúng ta sẽ không dám xây dựng hội thánh với bất kỳ vật liệu nào khác.

Tôi phải thường xuyên sấp mình xuống trước mặt Chúa và xưng nhận với Ngài : « Chúa ơi, chúng tôi chẳng có gì để có thể  xây dựng. Chúng tôi phải l ấy nhiều vàng từ đâu ? Ngọc trai và đá quý từ đâu ? Ngài phải ban cho chúng tôi vàng và 12 viên ngọc trai dành cho 12 cổng ! Xin chỉ cho chúng tôi thấy những viên ngọc trai. Chúng tôi phải nhận được những viên ngọc trai quí giá này từ đâu ? »
Jehovah, Đấng Ta Là, là tất cả những gì cần thiết cho sự xây dựng thành phố này. Chúa phải là tất cả trong nếp sống hội thánh. Ngài phải là thực tại và thể yếu của nếp sống hội thánh. Điều này khó lĩnh hội được. Nơi thiên thượng cao hơn đất bao nhiêu, đường lối và ý tưởng của Ngài – Cũng như điều lệ đến Jerusalem Mới – cao hơn ý tưởng của chúng ta bấy nhiêu.

ĐẤNG CHRIST – ĐẤNG « LÀ MỌI SỰ VÀ TRONG MỌI SỰ »
TRONG NGƯỜI MỚI
(Eph. 3 :8 ; Col. 3 :11)
Tuy nhiên, chúng ta có mối liên hệ với những điều ở trên. Ngày nay, ai muốn làm một doanh nghiệp, thì cần phải có các mối liên hệ. Vậy mối liên hệ thiên thượng của chúng ta thì sao? Trong Tân Ước, chúng ta được chỉ cho thấy rằng Chúa Jesus Đấng Christ là Người đã phục hồi mối liên hệ với Đức Chúa trời là đầu tiên và cuối cùng, Ngài là đá  nền, đá góc nhà, và là viên đá cuối cùng, đá chóp. Ngài là mọi sự và trong mọi sự. Toàn bộ công tác của Đức Chúa trời đều bao hàm trong một mình Chúa Jesus Đấng Christ và bởi Chúa Jesus Đấng Christ. Trong Ngài chúng ta tìm thấy sự phong phú không thể đo lường được. Đôi khi chúng ta hành xử như là chúng ta bất cần mọi điều, chúng ta thông minh hơn Đức Chúa trời và biết rõ phải làm gì. Nhưng nguyên tắc quyết định để xây dựng nếp sống hội thánh là mọi điều phải đến từ thiên thượng, từ Đức Chúa Trời và mọi điều phải là Đấng Christ. Chỉ có cách này, Zion mới có thể có sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.

CÓ SỰ VINH HIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
(2 COR. 3:17-18)
Tiêp nhận và Phản Chiếu Đức Chúa Trời
Nhu Là Ánh Sáng – Sự Rực Rỡ Của Ánh sáng
Sự Vinh Hiển Của Ánh Sáng Giống Một Viên Đá Quý
Nhất, Bích ngọc, Trong Suốt Như Pha Lê

Chúng ta đọc torng Khải Thị 21 :10-11: « Rồi thiên sứ ấy đã đem tôi đi trong linh lên một ngọn núi cao lớn và chỉ cho tôi thấy thành thánh, Jerusalem, xuống từ trời từ Đức Chúa trời, có sự vinh hiển của Đức Chúa trời. Ánh sáng của thành giống như một viên đá rất quí, giống như một viên bích ngọc, trong suốt như pha lê».

Và chúng ta hãy đọc trong chương 4 :2-3: «Và lập tức tôi ở trong linh; và kìa, có một ngai lập, trên ngai có một Đấng đang ngồi, Đấng đang ngồi có diện mạo giống như bích ngọc và hồng bửu thạch, và có một cầu vồng quanh ngai giống như viên ngọc lục bảo. »
Viê bích ngọc này trong chương 4, mô tả sự hiện hữu của Đức Chúa Trời ở trên ngai, và trong chương 21, viên bích ngọc mô tả sự vinh hiển của ánh sáng thành phố. Ánh sáng của thành phố phù hợp với Ngai. « Đấng đang ngồi có diện mạo giống như bích ngọc… »

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy bích ngọc rực rỡ như thế nào. Bích ngọc là một viên đá nhiều màu, tuy nhiên không nhìn xuyên qua được. Một vài lời bình luận quả quyết rằng ở đây có thể ám chỉ một viên kim cương. Một viên kim cương phù hợp với sự mô tả của Kinh Thánh : Nó trong suốt như pha lê. Trong ngành khoáng học, viên đá được tượng trưng là bích ngọc, thì không phải là viên đá vô giá. Vậy viên bích ngọc trong Kinh Thánh được ám chỉ là viên đá nào? Các thông tin về đá quý chỉ mới có trong vòng 200 năm qua. Việc đặt tên ban đầu của những viên đá khác nhau có cùng tên. Các tác giả của những lời bình luận được đề cập ở trên, là những người nói giỏi tiếng Ả Rập, theo các nghiên cứu khoa học, họ cũng không thể nào nói viên bích ngọc của Kinh Thành chỉ về viên đá nào.

Vì vậy, nó vẫn còn là một huyền nhiệm, bởi vì Đức Chúa Trời của chúng ta cũng đầy sự huyền nhiệm. Về một phương diện, chúng ta biết Ngài, còn phương diện kia, chúng ta không biết Ngài. Paul hoàn toàn biết rõ điều này, khi ông nói: «Vì chúng ta biết có chừng » (1 Cor. 13 :9) và « …tôi cũng coi mọi sự là lỗ… để biết Ngài… » (Phi. 3: 8-10). Trong thơ Philip, Paul tỏ ra như hoàn toàn chưa biết ChúaJesus, mặc dù ông đã kinh nghiệm Ngài ở nhiều phương diện. Chúng ta cũng nên có thái độ này. Những gì trước đây chúng ta nhận biết về Chúa thì rất ít, nếu đem so sánh với sự phong phú không thể dò lường được, được giấu kín trong Đấng Christ (so sánh Eph. 3 :8) và chúng ta phải làm điều này là bươn tới để đạt cho được. Tôi đã từ bỏ việc nghiên cứu về ý nghĩa của viên bích ngọc, nhưng tôi không muốn ngưng dò tìm sự phong phú của Đấng Christ. Chúng ta hãy hạ mình trước mặt Chúa, hầu cho chúng ta có thể cất bỏ bức màn che phủ chúng ta từng lớp một…
Chúng ta biết chưa trọn vẹn, vì chúng ta còn sống trong xác thịt, bị xác thịt giới hạn để hiểu biết Chúa cách đầy đủ. Nếu chúng ta vui hưởng Chúa, có lúc chúng ta làm chứng rằng chúng ta biết Ngài hoàn toàn, nhưng vào một lần khác, chúng ta nghỉ rằng thật khó để biết Ngài. Paul có thái độ thường xuyên quên mọi sự ở đằng sau và bươn tới những điều ở đằng trước để hiểu biết Ngài. Chúng ta phải đạt được Chúa về phương diện này. Đừng bao giờ hài lòng với những gì chúng ta đạt được trong nếp sống hội thánh. Điều này thật vinh hiển, nhưng chưa vinh hiển đủ. Điều này rất trong suốt, nhưng chưa trong suốt như pha lê.

Chúng ta đừng bao giờ hài lòng với tình trạng của mình nhưng hãy mong ước nhận biết Đấng Christ tuyệt vời này nhiều hơn nữa, được đổ đầy bằng Ngài và ước muốn rằng Ngài sẽ cất khỏi chúng ta nhiều bức màn hơn nữa. Có thể ngày nay anh em nghĩ rằng mình đã nhìn thấy Jerusalem Mới, nhưng vào tuần sau, anh em đọc chương 21 lần nữa, thì anh em còn nhận được nhiều ánh sáng hơn nữa, và trong một vài tháng tới, có thể Chúa còn cất nhiều bức màn khác nữa. Cuối cùng chúng ta ý thức rằng mình nhận biết ít ỏi như thế nào và chúng ta cầu xin Chúa khải thị cho chúng ta nhiều hơn nữa.

Sau khi được xử lý, những viên đá quý sẽ có giá trị khác nhau. Như vậy, cũng có những mức độ vinh hiển khác nhau. Anh em có thể đánh giá nếp sống hội thánh địa phương của anh em là vinh hiển, tuy nhiên Chúa sẽ nói: «Đúng vậy, nhưng không đủ vinh hiển». Đối với Chúa luôn luôn có sự nâng cao thêm: Từ vinh hiển đến vinh hiển. «Và Chúa là Linh ; Linh của Chúa ở đâu, ở đó có sự tự do. Nhưng tất cả chúng ta đều để mặt trần, ngắm xem và phản chiếu vinh hiển của Chúa như một cái gương, đang được bến đổi thành cùng một hình ảnh, từ vinh hiển đến vinh hiển, cũng như từ Chúa Linh».  (2 Cor 3 :17-18). Nếp sống hội thánh phải luôn được vinh hiển hơn. Chúng ta còn cần từ nơi Ngài nhiều hơn nữa. «Ánh sáng của thành…trong suốt như pha lê. » Hội thánh sẽ không bao giờ có đủ về sự vinh hiển nà. Chúng ta càng ở trong ánh sáng của Chúa và nhìn ngắm Ngài, chúng ta sẽ phản chiếu sự vinh hiển của Ngài càng nhiều hơn nữa. Toàn thể thành phố Zion là một sự phản chiếu sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.

Tất cả chúng ta, đặc biệt là những người trẻ tuổi, cần mong muốn biết Chúa nhiều hơn nữa. Nếu chúng ta đã biết Chúa rồi, thì chúng ta còn có thể biết Chúa nhiều hơn nữa – chiều rộng, chiều dài, chiều cao và chiều sâu của Ngài. Mỗi người chúng ta càng nhìn xem và kinh nghiệm Đấng Christ này, hội thánh càng trở nên vinh hiển hơn. Hãy nhìn xem Chúa hàng ngày và mọi lúc – trong Lời, trong lòng của anh em, thậm chí đang khi lái xe, nhờ đó anh em nhai lại lời Chúa. Hãy lấy lời Chúa ra từ lòng của anh em và nhìn xem Ngài. Anh em cần nhân tính của Chúa Jesus, vì thế anh em hãy nhìn xem Ngài! Trong lúc chúng ta nhìn xem Chúa, linh của chúng ta hấp thụ Ngài. Chỉ có cách này, hội thánh mới có thể có được sự vinh hiển của Chúa. Hội thánh phải là sự biểu lộ của Đấng Christ.

Paul nói trong 1 Tim. 3 :16 rằng Đức Chúa Trời được biểu lộ trong xác thịt, và điều đó đề cập đến hội thánh. Đừng nghĩ rằng chỉ khi chúng ta nhóm lại mới là quan trọng, đừng nghĩ rằng chỉ khi chúng ta ca hát sôi nổi thì chúng ta mới đem sự sống động vào trong buổi nhóm, mà là Đức Chúa Trời được biểu lộ trong xác thịt. Không chỉ trong lúc nhóm lại, mà là hàng ngày và mọi lúc. Nếu Đức Chúa Trời có thể được biểu lộ trong xác thịt của tôi và của anh tại trong nhà của mình và sau đó chúng ta cùng nhau đến buổi nhóm hoặc cùng nhau phục vụ chung, sự vinh hiển của Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ được nhìn thấy. Điều đó quý giá đối với Đức Chúa Trời. Đó là «sự rực rỡ của thành», rồi sẽ một điều gì đó chiếu sáng.

Các thánh đồ phản chiếu ra sự vinh hiển của Đức Chúa trời, như Moses từ trên núi xuống, sau khi ở trên núi Sinai 40 ngày đêm, nơi mà ông nhìn xem Đức Chúa Trời. Sự vinh hiển được đo lường bởi thực tại và thực chất của Chúa trong mọi thánh đồ. Hội thánh càng có nhiều sự vinh hiển, hội thánh càng trong suốt hơn và giống như pha lê. Pha lê thì còn trong suốt hơn cả thủy tinh bình thường.

Trong nếp sống hội thánh, chúng ta càng nhìn xem Ngài và có được Ngài nhiều hơn, thì một đặc tính tuyệt vời sẽ nảy sinh trong chúng ta càng nhiều hơn. Đó là chúng ta sẽ trở nên trong suốt và nhìn thấy được, và chúng ta chẳng cần che giấu điều gì trước mặt nhau. Trong suốt thì còn hơn là thành thật. Nhiều lúc anh em thành thật, nhưng không hoàn toàn trong suốt. Khi chính chúng ta sống trong Linh, chúng ta có thể nhận ra một người nào đó có trong suốt hay không. Paul nói trong 1 Cor 2 :15 rằng: «Người thuộc linh biện biệt được mọi sự». Chúng ta hãy đứng và học tập trước mặt Ngài, hấp thu và phản chiếu Ngài nhiều hơn nữa. Kinh nghiệm này làm cho lòng chúng ta trong suốt, nhân tính chúng ta, thái độ chúng ta, tư tưởng chúng ta trở nên trong suốt và nhìn thấy được. Sự trong suốt này thật tươi mới. Trong nếp sống hội thánh, nếu chúng ta chỉ mang vẻ đẹp bề ngoài để được nhìn ngắm, thì chúng ta không trong suốt và không nhìn thấy được, và hội thánh cảm nhận được điều đó. Nhưng nếu chúng ta đứng trước mặt Chúa, hấp thu và phản chiếu sự vinh hiển của Ngài, chúng ta sẽ trong suốt như pha lê. Sự trong suốt là vấn đề vinh hiển. Nếu mối liên hệ của các anh chị em với nhau trong suốt như pha lê, thì không cần phải nói nhiều lời – anh em sẽ biết các anh em khác nghĩ gì. Nếu mối liên hệ giữa hai vợ chồng trong suốt như pha lê, họ chỉ cần nhìn vào trong đôi mắt của người đối diện để biết những gì xảy ra với người ấy. Người ta không chỉ nói bằng môi miệng nhưng cũng bằng mắt. Điều này có nghĩa là «nhìn thấy được». Thật đẹp, khi trong nếp sống hội thánh, mọi sự đều trong suốt và nhìn thấy được! Điều này là một đặc tính của Zion, bởi vì chẳng có gì che giấu trong Zion.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng một điều gì đó bề ngoài rất tốt, nhưng bằng cách nào đó vẫn còn ẩn giấu và không trong suốt. Chỉ có chính người trong suốt như pha lê mới có thể nhận biết được điều đó. Thật không tốt khi những tình trạng không trong suốt như thế kéo dài quá lâu trong hội thánh. Một hội thánh chỉ thật sự vinh hiển khi các anh chị em cư xử như chính mình có thể được nhìn thấy. Nhiều người sống nếp sống giấu giếm cách công khai, như thể chẳng ai nhìn thấy mình. Pha lê thì trong suốt hoàn toàn. Chẳng có điều gì có thể giấu giếm trong pha lê được. Đây là đặc tính, là sự vinh hiển của Zion.

Tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời thì rất cao. Trong nếp sống hội thánh, tất cả mọi điều phải trong suốt như pha lê. Chúng ra không được giả dối trong bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ đạt được tiêu chuẩn này bằng cách nhìn xem sự vinh hiển của Chúa, tiếp nhận và phản chiếu từ nơi sự vinh hiển của Ngài hơn nữa. Chúng ta không chỉ nhìn thấy Chúa trong giáo lý, mà trong sự vinh hiển của Ngài, nghĩa là chúng ta nhìn vào thực tại của Chúa chúng ta. Điều này thật quan trọng đối với sự tiến bộ của chúng ta trong nếp sống hội thánh
JERUSALEM MỚI TỪ TRÊN TRỜI
Ở NƠI ĐỨC CHÚA TRỜI MÀ XUỐNG
(Khải 21 :2 ; 10)
Chúng ta ngợi khen Chúa về Jerusalem Mới. Toàn bộ Kinh Thánh bắt đầu từ sách thứ nhất của Moses cho đến  sách Khải Thị, bày tỏ cho chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời chỉ muốn có một «công trình xây dựng» duy nhất. Mặc dù Satan cũng xây dựng một thành phố, là BaByLon, nhưng thành phố này cuối cùng sẽ bị tàn phá, như Khải Thị chương 17 bày tỏ cho chúng ta. Sự xây dựng của Đức Chúa Trời tiến triển thành Jerusalem mới. Ngày nay chúng ta được trở nên những người xây dựng của Đức Chúa Trời, điều này không tuyệt vời và vinh hiển sao ? Khi Jesus đến trên đất, Ngài bị dân Israel loại bỏ.Về xây dựng của Đức Chúa Trời, Ngài đã đến như viên đá góc và đá nền, và sự sốt sắng về nhà của Đức Chúa Trời nung đốt trong lòng Ngài, nhưng những người xây dựng ngày xưa đã loại bỏ Ngài. Tuy nhiên, Ngài đã nói:  «Ta sẽ xây dựng hội thánh Ta» (Matt. 16 :18). Kiến ốc hội thánh là công trình xây dựng của Đức Chúa Trời ngày nay. Đức Chúa Trời đã bắt đầu công trình xây dựng của Ngài với các tổ phụ và dân Israel. Ngài tiếp tục điều đó trong Tân Ước và ngày nay Ngài tiếp tục thưc hện điều đó với chúng ta, và cuối cùng Ngài sẽ hoàn thành điều đó trong vương quốc thiên hi niên. Nếu có cái nhìn này, chắc chắn chúng ta sẽ dâng mình cho công trình xây dựng của Đức Chúa Trời. Thực tế thì điều này rất đáng giá để chúng ta đánh cuộc mạng sống mình cho thành phố tuyệt vời này.

MỘt nguyên tắc tuyệt vời có giá trị đối với công trình xây dựng của Đức Chúa Trời. Đó là mọi sự phải từ trên mà xuống. Nó xuống như dầu xức tức là dầu xức từ đầu của Aaron làn chảy xuống gấu áo ông (Thi. 133 :2). Đức Chúa Trời không muốn nhồi nhét hay áp đặt lên chúng ta điều gì. Mà thay vào đó, Ngài thường đến với chúng ta cách mềm mại như chim bồ câu, vì Ngài có thể biết và đồng cảm với tình trạng của chúng ta và hoàn toàn hiểu chúng ta. Chúa đã trở nên giống như chúng ta và cũng đã chịu đựng tất cả những khó khăn của chúng ta (Heb. 2 :17,18 ; 4 :15). Điều này thật cần thiết, hầu cho Ngài có thể trở nên thầy tế lễ thượng phẩm thiên thựng vĩ đại, Đấng đủ khả năng cứu chúng ta ngày nay.

Tất cả điều gì cần thiết cho sự xây dựng hội thánh đều phải được nhập khẩu từ trên, ở nơi Đức Chúa Trời. Ở trong và bởi Đấng Christ, chúng ta được đem lên trên, và ở trong và bởi Ngài, mọi sự dành cho việc xây dựng kiến ốc đều từ trên mà xuống. Chúa là chiếc thang trong giấc mơ của Jacob (Sáng 28 :10). Trên chiếc thang thiên thượng này, chúng ta có thể đi lên và bởi chiếc thang đó, tất cả mọi điều từ trên xuống. Những gì Đức Chúa Trời muốn xây dựng chúng ta, diễn ra nhờ thân vị tuyệt vời của Chúa Jesus. Ngài không chỉ là con đường đến với Đức Chúa Trời, trên con đường đó, Jerusalem mới từ trên xuống trái đất này. Chúa là mọi sự và ở trong mọi sự (Col. 3 :11), mọi sự đều diễn ra trong thân vị của NGài. Nếu chúng ta biết điều này, chúng ta không dám khoe klhoang rắng chúng ta đã xây dựng hội thánh, hay đã làm một công tác gì cho Chúa- Không ! Chúng ta chẳng là gì cả. Paul hỏi, ông là ai, Apollos là ai, và đến cuối cùng chẳng là ai cả (1 Cor 3 : 5,7). Chẳng có là ai cả, bởi vì mọi sự đều từ nơi thiên thượng, ở nơi Đức Chúa trời mà xuống. Chúng ta chỉ có thể đạt được thực tại của Jerusalem mới, khi chúng ta nhận được nó từ bên trên.

Làm sao chúng ta biết những gì là từ trên xuống ? Điều gì là sự biểu hiện của những điều đến từ Đức Chúa Trời ? Nó luôn luôn mang sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và biểu lộ Đức Chúa Trời. Người ta có thể nhận biết được một điều gì đó có nguồn gốc thiên thượng, bởi vì nó mang đặc điểm chiếu sáng và biểu lộ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, giống như viên đá bích ngọc quý giá nhất, trong suốt như pha lê. Những gì đến từ thiên thượng, không gây ra các nan đề, khó khăn, hay tranh cãi, bởi vì nó trong suốt như pha lê, rõ ràng và nhìn thấu được. Không phải ý kiến của anh em, cũng không phải ý kiến của anh em, cũng không phải ý kiến của tôi được công nhận, bởi vì mọi sự đều rõ ràng, và mọi người nhìn thấy như nhau. Làm sao để chúng ta không xung đột về ý kiến trong nếp sống hội thánh? Chắc chắn không phải vì chúng ta kiềm chế các ý kiến– dù sao đi nữa, điều này không thực hiện được. Nhưng nếu trong nhà của Chúa mọi sự đều trong suốt như pha lê, thì chúng ta sẽ nói như nhau và có ý kiến như nhau (1 Cor 1 :10). Kế tiếp là sự hòa bình cai trị, ánh sáng chiếu sáng mọi sự, và sự sống, sự vinh iển của Đức Chúa Trời hiện diện. Đây là công trình xây dựng của Đức Chúa Trời.

ĐƯỢC BAO QUANH BỞI MỘT TƯỜNG THÀNH CAO VÀ LỚN
(Khải 21 :12)

« Thành có một bức tường cao lớn với mười hai cổng, tại các cổng có mười  hai thiên sứ, và có các tên được ghi khắc, là tên mười hai chi phái của các con Israel. Phía đông có ba cổng; phía bắc có ba cổng; phía nam có ba cổng ; phía tây có ba cổng. Tường thành có mười hai nền, và trên đó có mười hai tên của mười hai sứ đồ của Chiên Con». (Khải 21 :12-14).

Bức tường của thành phố rất quan trọng đối với việc xây dựng Jerusalem, chúng ta nhìn thấy điều này trong sách Nehemiah. Nó mang ý nghĩa bảo vệ và phân cách cho thành phố. Không có bức tường, mọi người có thể xâm nhập và mang vào thành phố những gì mong muốn hoặc đi ra khỏi thành phố bất cứ lúc nào mình muốn. Tại Âu Châu có rất ít biên giới, bởi vì con ngừi không muốn có biên giới nữa. Thế giới càng phát triển, biên giới và bức tường càng ít đi. Điều này có nghĩa là, theo thời gian, mọi sự đều được cho phép và không còn sự kiểm soát nữa. Anh em có mong muốn tình trạng như vậy trong nếp sống hội thánh không ? Đối với Âu Châu, điều này có thể tốt, nhưng trong hội thánh, chúng ta có nên từ chối bức tường không? Ngày nay, điều được coi là hiện đại
đó là mỗi người đều tự do và được phép làm những gì mong muốn. Nhưng chúng ta có nên cho phép mỗi người có thể mang vào hội thánh bất kỳ điều gì làm họ hài lòng không? Trong thế giới, điều này được coi là không có thành kiến và hiện đại. Anh em thích có tiếng là cởi mở đối với mọi sự không? Hay là anh em muốn được coi như là một người không cởi mở? Trong thế giới, người ta ưa thích việc không có bức tường nào. Nhưng đường lối của Đức Chúa Trời khác với thế giới. Jerusalem mới được bao bọc bởi một bức tường cao.

Jerusalem mới cũng có các cổng, thậm chí mười hai cổng, bởi một bức tường cao và lớn mà không có cổng thì không tốt. Trong hội thánh, chúng ta cũng «cởi mở», bởi vì  chúng ta thậm chí có tới mười hai cổng. Nếp sống hội thánh rất quân bình và không thiên về một phía. Mọi lẽ thật thuộc linh đều có hai mặt, và Đức Chúa Trời rất quân bình về việc xây dựng thành phố của Ngài.
PHÒNG THỦ, BẢO VỆ, PHÂN CÁCH VÀ BIỂU HIỆN
Thành phố của Đức chúa Trời là một đồn lũy, nơi có ngai của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời không cho phép bất cứ điều gì bất khiết xâm nhập vào trong thành phố của Ngài. Vườn Eden không có bức tường; do đó, việc một con rắn xâm nhập vào thật là dễ dàng. Chỉ một khe nhỏ đã đủ cho nó đi vào bên trong. Nhưng trong Jerusalem mới, nó không vào trong được, bởi vì thành phố được bao bọc bằng một bức tường cao lớn.

Không Bao Giờ Có Một Điều Gì Tầm Thường,
Bất Khiết Và Ô Uế Lọt Vào Trong Thành,
Cũng Không Có Ai Hành Động Độc Ác và Giả Dối.
(KHải 21:27; 22:15)
Từ ngữ “tầm thường” cũng có nghĩa là bình thường và phổ thông. Điều thuộc thiên thượng thì luôn luôn là một điều gì đó đặc biệt, nhưng mọi điều thuộc đất thì đều tầm thường. Điều đó không có nghĩa là mọi thứ thuộc đất đều xấu, nhưng Jerusalem mới thì thuộc Linh. Trong thành phố này, chẳng có điều gì tầm thường vào được. «Bất cứ điều gì thông thường, những kẻ làm điều ghê tởm và nói dối chắc chắn không được vào thành, nhưng chỉ có những người được ghi tên trong sách sự sống của Chiên Con»(Khải 21 :27).
« Ở bên ngoài là những con chó, các thuật sĩ, những kẻ tà tâm, những kẻ giết người, những kẻ thờ hình tượng, và mọi kẻ thích và làm điểu giả dối. » (Khải 22 :15)
Chỉ Những Người Nào Được Ghi Tên
Trong Sách Sự Sống Của Chiên Con

Trong vòng các hội thánh tại Châu Á và tại Mỹ, tình yêu rất được nhấn mạnh trong thời điểm này. Chắc chắn tất cả chúng ta cần tình yêu, nhưng chúng ta phải yêu như Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có tình yêu lớn nhất, thậm chí Ngài chính là tình yêu. Chúng ta chỉ có thê yêu, nhưng Đức Chúa Trời chính là tình yêu. Chúng ta phải học tập yêu thương như Đức Chúa Trời yêu thương. Tình yêu của Ngài thì đầy sự công nghĩa, thánh khiết và ánh sáng. Đây là loại tình yêu gì? điều này có thể nhận biết được và cũng hiểu được, bởi vì nhiều người sẽ quở trách chúng ta vô tình, vì chúng ta không dung chịu mọi sự và không để cho mọi sự vào trong hội thánh. Tôi phải công bố với các anh em rằng: chỉ những ai được ghi tên trong sách sự sống mới vào được Jerusalem mới. Đối với tình yêu của Đức Chúa Trời thì như thế nào ở đây? Tình yêu ở đây có giá trị cùng với sự an  toàn. Đó là một loại tình yêu loại trừ mọi điều ô uế. Vì cớ đó, chúng ta cũng không được phép chỉ nhấn mạnh tình yêu và cho phép mọi điều, nhưng cần phải quân bình. Là cha mẹ, chúng ta yêu thương con cái của mình, nhưng nếu tình yêu của chúng ta cho phép con cái làm mọi sự, chúng ta sẽ làm tổn hại chúng. Vì vậy, chúng ta yêu thương như Đức Chúa Trời yêu thương. Đằng sau sự nhấn mạnh quá mức của tình yêu thương mà ngày nay chúng ta thường gặp là sự cố tình muốn tiếp nhận mọi điều thuộc Babylon. Nhưng tình yêu của Đức Chúa Trời không bao che điều tầm thường, nhưng thay vào đó là loại trừ nó.

Paul viết về một anh em phạm tội nặng rằng các thánh đồ đừng nên ăn chung với người ấy, nếu người ấy không ăn năn (1 Cor 5 :11). Paul không nói gì vì người ấy là một anh em, nên mọi người cho phép người ấy làm mọi điều. Chỉ vì người ấy là một anh em, nên các anh chị em mới không ăn chung với người ấy, hầu cho người ấy hổ thẹn mà quay lại ăn năn. Đây có phải là tình yêu, là những gì mà Paul đòi hỏi đối với anh em không ? Người Corinth có thể tự hào về tình yêu bao la của họ, là thứ tình yêu thậm chí chấp nhận tội lỗi của anh em mình. Theo sự nhận định của con người, hội thánh tại Corinth có tình yêu. Nhưng tình yêu của họ đe dọa, không chỉ hủy hoại a h em với men tội lỗi, thậm chí hủy hoại cả hội thánh. Trong lúc Paul loại trừ người anhe m này, ông cũng muốn loại trừ tội lỗi, hầu cho người anh em đó được cứu. Thực tế, người anh em này sau đó đã ăn năn và được cứu, và cuối cùng không chỉ có anh m đó ăn năn, mà cả hội thánh cũng ăn năn, như chúng ta có thể biết được khi đọc bức thư thứ hai.
Chúng ta phải áp dụng những nguyên tắc thần thượng trong nếp sống hội thánh của chúng ta. Nếu chúng ta không áp dụng tất cả những nguyên tắc này, nó có thể dẫn đến sự chia rẽ. Thí dụ như nếu các trưởng lão phải loại trừ một người nào đó, một số các anh chị em có thể sẽ quở trách họ là vô tình

Điều này không có nghĩa là trong hội thánh, chúng ta không có một chút tự do nào. Chúng không quá hẹp hòi là chúng ta sẽ loại trừ một người nào đó khỏi sự bẻ bánh, nếu người ấy tham dự thêm vào các buổi nhóm của một nhóm khác. Một anh em đã được tái sanh, được chào đón vào bàn của Chúa trong hội thánh bất cứ lúc nào. Chúng ta đừng hỏi người ấy đến từ giáo phái nào. Nhưng người ấy không đươc phép mang bất cứ điều gì thuộc Babylon vào trong hội thánh. Trong tinh thần này, hội thánh phải có một bức tường cao và lớn.

Có những lúc người ta hỏi chúng ta xây dựng hội thánh như thế nào. Mô tả điều này thì hoàn toàn không dễ dàng. Vấn đề không phải là phương pháp, bởi vì vật liệu của bức tường này đến từ trên, và mọi điều được đo với chuẩn mực thiên thượng. Chúng ta không được phép loại trừ ai vì cái mũi của người ấy không hợp với chúng ta, hoặc là vì người ấy cảm thấy lời của sứ điệp là quá cứng rắn; bởi vì chuẩn mực đó là chuẩn mực riêng của chúng ta. Điều đó không được phép xảy ra. Chúng ta hãy nhìn xem, để xây dựng bức tường trong hội thánh thì không dễ dàng, chúng ta cần sự khải thị về điều này, và Chúa phải công tác nơi chúng ta, hầu cho chúng ta được biến đổi.

Nếu trong hội thánh, tất cả chúng ta đều rõ ràng và minh bạch, không ai có điều gì che dấu, chúng ta sẽ cảm thấy vui mừng trong các buổi nhóm. Chúng ta không cần phải loại trừ người nào đó, bởi vì người ấy sẽ tự động ra đi. Không có bất cứ kẻ trộm cắp, bởi vì người ấy sẽ tự động ra đi. Không có bất cứ kẻ trộm cắp, giết người, và gian dâm nào lại cảm thấy sung sướng khi ở giữa vòng chúng ta. Nếu sự vinh hiển của Đức Chúa Trời được nhìn thấy, vì mọi anh chị em vui hưởng Chúa và được biến đổi theo hình ảnh của Ngài, rồi một người sống trong tăm tối bước vào, người ấy sẽ bị lộ ra và được làm cho thấy thấu suốt như với chụp x-quang vậy (1 Cor 14 :25). Trước ánh sáng của Chúa mọi sự đều được phơi bày. Sẽ không có ai kiên trì ở trong hội thánh mà không ăn năn trong ánh sáng của Chúa và cần đến huyết Ngài. Trong hội thánh mọi sự đều được phơi bày, và điều đó sẽ làm tất cả mọi sự tốt lành cho chúng ta. Đây là bức tường thiên thượng, là bức tường mà chúng ta cần trong hội thánh.
Nhu Cầu Hiện Tại
Nơi Những Người Canh Gác Trên Bức Tường
(Isa. 62 :6-7)

Vì ngày nay chúng ta chưa được làm cho trong suốt hoàn toàn, bức tường này vẫn chưa được xây dựng xong. Trong Cựu Ước, sách Nehemiah là một quyển sách đặc biệt nhấn mạnh đến sự tái thiết Jerusalem và tái thiết bức tường thành Jerusalem. Mặc dù tại thời điểm đó, thành phố đã được xây dựng, nhưng bức tường còn đổ nát và không có sự bảo vệ cho thành phố Jerusalem. Khi một vài người Judah đến cùng Nehemiah và tường thuật cho ông biết về bức tường bị tàn phá, mối quan tâm lớn nhất của ông là trở về Jerusalem để xây dựng lại bức tường, bởi vì ông đã yêu Jerusalem (Neh. 1 :3). Anh em có nghĩ rằng trong Kinh Thánh có một quyển sách nói về sự xây dựng bức tường, lại không quan trọng đối với Đức Chúa Trời không ? Đang lúc bức tường chưa được xây dựng, những kẻ thù nghịch đã để cho dân Israel ở trong yên tịnh. Nhưng ngay lúc Nehemiah quay trở về Jerusalem, mọi kẻ thù nghịch đã lắng nghe. Trước tiên họ nhạo báng Nehemiah và nói: « Nếu có một con chồn leo lên đó, cũng đủ phá sập bức tường đá của họ !» (Neh. 4 :3b). Tuy nhiên, khi họ nhìn thấy Nehemiah đã nghĩ điều này cách chín chắn và thực tế đã xây dựng bức tường, họ tìm mọi cách ngăn trở  sự xây dựng bằng mọi phương pháp. Ngày nay cũng vậy, kẻ thù không muốn chúng ta xây dựng bức tường, thật dễ dàng cho chúng tàn phá nếp sống hội thánh. Vì cớ đó, trong thời đại của Nehemiah, người ta đã đặt những người canh gác ở trên bức tường, họ phải thổi kèn lên khi nhìn thấy kẻ thù từ đằng xa. Nếu có người đến để phá hoại thành phố, họ bèn thổi kèn Posaune – họ không trương bảng : «Nhiệt liệt chào mừng » hoặc là « ở đây có tình yêu thương anh em rộng lớn». Tôi khuyên tất cả anh em hãy đọc sách Nehemiah một lần để có thể tiếp nhận nhiều ánh sáng nữa về việc xây dựng bức tường. Cho đến ngày nay, một lần nữa, chúng ta luôn luôn bị quở trách. Trong các hội nghị của chúng ta, chúng ta chỉ có một đề tài: hội thánh, mặc dù chúng ta đã có nhiều đề tài khác nhau dành cho các hội nghị của chúng ta. Nhưng thực tế, mỗi hội nghị đều kết thúc với Jerusalem, bởi vì mọi sự đều chỉ đem lại lợi ích cho sự xây dựng hội thánh, và điều gì Chúa đã làm và ngày nay vẫn còn làm, đó là tuôn chảy vào trong Jerusalem mới. Việc chúng ta luôn luôn nhấn mạnh điều này, không làm hài lòng nhiều Cơ Đốc nhân.

« Hỡi Jerusalem, Ta đã chỉ định những người canh gác trên thành ngươi ; cả ngày và đêm chúng nó chẳng hề im lặng. Hỡi các ngươi là kẻ nhắc nhở Đức Jehovah, chớ có im lặng. Đừng để Ngài an nghỉ cho đến chừng nào Ngài đã thiết lập Jerusalem và làm cho Jerusalem trở nên sự ngợi khen trên cả trái đất »(Isa. 62 :6-7).

Trong hội thánh, chúng ta cần những người canh gác. Những người canh gác thì không dễ thương cho lắm, bởi vì họ không bao giờ đem đến tin tức tốt lành mà là luôn luôn thổi kèn nếu sự nguy hiểm sắp xảy ra.

Xây dựng bức tường thì không dễ dàng. Bởi vì, tất cả chúng ta chưa được hoàn hảo, bức tường còn nhiều lỗ hổng. Ngày xưa, bức tường bao bọc Jerusalem được xây dựng theo cách bất thường. Những người thợ xây dựng một tay cầm cái bay thợ hồ còn tay kia cầm kiếm. Kinh nghiệm của chúng ta ngày nay cũng tương tự như vậy. Kẻ thù nghịch tìm cách phá hoại và quấy nhiễu sự xây dựng hội thánh bằng mọi cách. Nó tạo ra sự bất hòa giữa các anh em và giữa các hội thánh. Điều gì gây ra sự chia rẽ, thì luôn luôn là công tác của kẻ thù, mặc dù lúc đầu dường như là tốt lắm. Do đó, chúng ta không được phép chấp thuận điều đó và đầu tiên, trước mặt Chúa, chúng ta phải thử nghiệm mọi điều. Sự hiệp nhất của chúng ta trong hội thánh không phải chỉ là một giáo lý nhưng nó có một lịch sử nhiều năm. Chúng ta không chỉ thực hành giáo lý của sự hiệp nhất trên lập trường này. Trong nhiều năm tháng tại nơi đây, Chúa đã mài giũa và xây dựng chúng ta trở nên những viên đá thích hợp, và lòng tin cậy lẫn nhau được lớn lên. Tôi biết nếu tôi lệch hướng trong bất kỳ thời điểm nào, những anh em trách nhiệm sẽ cảnh giác tôi. Cũng như vợ tôi, nếu tôi nói dối, nàng chỉ nhìn vào đôi mắt tôi và nói: «Điều này nghĩa là sao, anh làm ơn nói lại một lần nữa đi». Tôi không thể nói dối nàng và không bao giờ muốn nói dối anh em. Và nếu tôi phải nói dối, các anh em sẽ nhận ra được điều này, bởi vì chúng ta có một lịch sử của sự hiệp nhất. Thật đau đớn nếu có điều gì đó phá hoại sự hiệp nhất của chúng ta. Đặt sự hiệp nhất vào tình thế nguy hiểm, không bao giờ có lợi. Trước tất cả mọi sự, hãy cảnh giác với sự ưu ái đối với những người mà không chịu xây dựng với chúng ta qua nhiều năm.

Trong Kinh Thánh, chúng ta nhìn thấy Chúa đã bổ nhiệm những người canh gác trước khi bức tường được xây dựng hoàn toàn. Điều này rất quan trọng. Không có điều gì ô uế được phép xâm nhập vào trong thành phố. Không phải chúng ta muốn hẹp hòi, không, mọi điều gì thánh sạch, mọi điều gì từ trên xuống, mới được phép vào trong hội thánh.