BẠN CÓ BIẾT? CÂU CHUYỆN SÁNG THẾ KÝ ĐẦU TIÊN ĐƯỢC VIẾT BẰNG CHỮ HÁN?
Chúng ta ai nấy cứ nghĩ rằng câu chuyện Sáng thế, ma quỷ cám dỗ loài người sa ngã, cơn đại hồng
thủy, tàu Nô ê, tháp Babên là được viết đầu tiên trong sách Sáng thế ký
bằng tiếng Aramiac (Do Thái Cổ) nhưng thực tế cho thấy chữ Hán và người
Trung Quốc đã từng thờ phượng Thượng Đế SHANG DI ngay từ đầu rất nhiều
năm trước khi có Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo.
Nhiều nhà nghiên cứu cổ Hán Ngữ hiện nay đang bàn tán về những ý nghĩa ẩn bí khi phân tích nguồn gốc của những chữ Hán cổ. Chữ Hán đã có trên 4000 năm và nó có trước khi Kinh Thánh cựu ước được viết lại. Ngay từ thời Babel, sau khi ngôn ngữ bị phân tán, người Hán đã bắt đầu có chữ viết và chữ viết của họ được ghép lại bằng nhiều hình ảnh khác nhau để biểu tượng cho nhứng ý nghĩa của chữ mới. Hiện nay người ta đã phân tích ra được những chữ gốc và phát hiện rằng câu chuyện sáng tạo, sự cám dỗ, cơn Đại Hồng thủy, con tàu Nô ê v.v đã được ghi chép vào những mẫu tự của chữ hán.
Chữ
THÁP 塔 là chữ ghép từ chữ THỔ 土 (đất, bùn) cộng với chữ THẢO (cỏ, rơm)
và chữ HIỆP 合 (Nhân nhất khẩu/ngôn, cũng là từ ghép nói lên sự nhất trí
đồng một ngôn ngữ). Điều này cho thấy từ "Tháp" ngay từ đầu đã ám chỉ đến
Tháp Ba Bên khi người ta hiệp lại và lấy bùn và rơm trộn lại và tạo
thành một cái tháp lớn.
Chữ
TẠO là chữ ghép từ bốn từ CÁO 告 (phán, nói) cộng với chữ THỔ 土(bụi
đất), chữ 丿PHIỆT (tượng trưng cho sự sống) và chữ 辶 SƯỚC/PHÓ (chợt bước
đi). Đức Chúa Trời tạo nên loài người từ BỤI ĐẤT và Ngài hà hơi sự sống
và phán thì họ bước đi.
Chữ
QUỶ鬼 cũng là từ ghép từ ba chữ 厶 khư, mỗ (riêng tư, cổ văn 私) nhân vật
không xác định, NHÂN 儿 (người) chữ丿PHIỆT (tượng trưng cho sự sống) và
chữ ĐIỀN 田 (vườn, ruộng). Hàm ý ma quỷ chính là vật bí ẩn có sự sống núp
ở sau vườn.
Từ
LAM婪 (tham muốn) cũng là từ ghép từ từ ngữ MỘC木 (cây) và NỮ女 (đàn bà). Sự
tham muốn đầu tiên ám chỉ một người nữ chọn giữa hai cái cây, hình ảnh
của cây điều thiện điều ác và cây sự sống.
Từ
MA魔 (kẻ dỗ dành, dụ dỗ) có những từ ghép QUỶ(kẻ bí ẩn trong vườn, hai
cây điều thiện điều ác và cây sự sống và từ YỂM 广 (MÁI CHE), chỗ ẩn núp. Kẻ dỗ
dành là ma quỷ núp bên dưới hai cây trong vườn Êden để cám dỗ người phụ
nữ.
Cuối
cùng từ thời cổ xưa người ta đã biết giết chiên bò làm của sinh tế dâng
hiến chuộc tội cho họ, vì vậy hai từ HI 犧 (hi sinh, sinh tế) và NGHĨA 義
(Công chính, công nghĩa) cũng chứng minh phong tục Cổ Hán và Do Thái có
rất nhiều điểm giống nhau.
Từ
HI 犧 (hi sinh, sinh tế) có bốn từ NGƯU 牛 (Trâu bò), CỪU 羊, từ HOÀN THIỆN
và từ ĐAO. Vậy sinh tế là Chiên Bò không tì vít được giết đi.
Từ
nghĩa 義 cũng là từ ghép từ Từ CỪU (chiên) nằm trên từ NGÃ (tôi, bản
ngã). Chiên nằm ở trên tôi ghép lại là Nghĩa.Từ NGÃ cũng là từ THỦ (Tay)
ghép với từ ĐAO (dao, kiếm). Vậy bàn tay cầm đao giết Chiên tượng trưng bản ngã.
Ngày
nay chúng ta biết hình ảnh con Chiên tượng trưng cho Chúa Giêsu. Thế
như ngay từ đầu Đức Chúa Trời đã cài đặt sẳn hình ảnh con Chiên sinh tế
hi sinh cho nhân loại vào tận trong ngôn ngữ chữ viết lâu đời nhất thế
giới.
Ngoài ra chúng ta còn nhìn thấy rất nhiều chữ Trung Hoa có từ CỪU ẩn bên trong.
Ví dụ Chữ THIỆN 善 có hình con cừu trên môi miệng. Người thiện có môi miệng phát ra những lời nói với đặc tính của con Cừu hoặc của CHIÊN CON.
Ví dụ Chữ THIỆN 善 có hình con cừu trên môi miệng. Người thiện có môi miệng phát ra những lời nói với đặc tính của con Cừu hoặc của CHIÊN CON.
Chữ Mĩ 美 (Vẽ đẹp, sự hoàn mĩ) là hình ảnh con cừu ở trên chữ ĐẠI hoặc chữ Nhất và Nhân.
Chữ Vĩnh cũng có một dạng có hình Cừu ở trên biểu tượng 永 (Nhân đứng ở giữa những dòng nước)
Chữ DƯƠNG 洋 (Rộng Lớn, biển cả) gồm có THỦY và CỪU ghép lại.
Chữ
TIÊN 鮮 có hình con Cá bên cạnh con chiên ám chỉ về Tính Tươi, non. Như:
tiên hoa 鮮 花 hoa tươi. Như: tiên minh 鮮 明 , tiên nghiên 鮮 妍 tươi đẹp, rực
rỡ. Mới lạ, thú vị, hay ho v.v
Chữ tường 詳 (biết rõ, tỏ tường, kỷ càng tỉ mĩ, và lành) có những lằn gạch có thể là số đếm nhất nhị tam vv và từ Khẩu, là chữ ngôn, đứng kế bên hình con chiên.
Chữ tường 詳 (biết rõ, tỏ tường, kỷ càng tỉ mĩ, và lành) có những lằn gạch có thể là số đếm nhất nhị tam vv và từ Khẩu, là chữ ngôn, đứng kế bên hình con chiên.
Có
lẽ không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có được một bộ chữ viết tầm cỡ
quốc tế nhưng lại cổ điển hơn các loại chữ mà vẫn còn giữ được nhiều ý
nghĩa ẩn dấu, dù cho phát âm bằng bất cứ ngôn ngữ nào cũng vẫn còn có thể
diễn đạt được ý nghĩa của nó. Có phải chăng Chúa muốn nói lên điều gì đó
cho tất cả những dân tộc dùng Hán tự để làm chữ viết?
Còn
rất nhiều chữ khác mà chúng ta có thể phân tích nhưng điều này cần có
sự chủ động của từng cá nhân. Hôm nay tôi chỉ giúp bật mí cho các bạn
đọc giả hiểu thêm về NGUỒN GÔC của chữ Hán.
Soạn giả: Enoch Nguyễn
Tin Lành Quyền Năng
www.TLQN.org
www.tinlanhquyennang.com
www.TLQN.org
www.tinlanhquyennang.com
Trích từ Facebook.com