Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Jeanne Guyon (1648—1717) -Nhà Thần Bí Người Pháp

Jeanne Guyon (1648—1717)

-Nhà Thần Bí Người Pháp

Bouvier Jeanne-Marie de la Guyon Motte ( thường được gọi là Madame Guyon) (sinh ngày 13 tháng Tư năm 1648 – và qua đời ngày 9 Tháng Sáu, 1717) là một nhà thần bí Pháp và một trong những người ủng hộ quan trọng của phái Kiền Thành (Quiestism). Giáo Hội Công Giáo coi phái Kiền Thành là tà giáo, và bà ấy đã bị bỏ tù từ 1695 đến 1703 sau khi xuất bản một cuốn sách về chủ đề  “Phương pháp cầu nguyện ngắn ngủi và dễ dàng”.

Thời niên thiếu và cuộc hôn nhân

Guyon là con gái của Claude Bouvier, biện lí của tòa án ở Montargis. Với một cơ thể nhạy cảm và mảnh mai, cô ấy luôn đau ốm trong thời thơ ấu và sự học hành của cô bị lãng quên. Thời thơ ấu của cô đã được sống giữa tu viện và ngôi nhà có bậc  cha mẹ luôn luôn cư xử tốt, ông bà di chuyển chỗ ở đến chín lần trong mười năm. Cha mẹ  của Guyon là những người rất sùng đạo, và họ đã cho cô một sự đào tạo đặc biệt về sự kỉnh kiền. Ấn tượng quan trọng khác từ thời thiếu niên của cô, mà còn lại trong cô, ấy là việc cô đọc các tác phẩm của St . Francis de Sales, từ một số nữ tu nào đó, là các giáo viên của cô. Có một khoảng thời gian, cô muốn trở thành một dì phước, nhưng cô đã nhanh chóng thay đổi suy nghĩ của mình.

Khi cô lên 16 tuổi, sau khi từ chối nhiều lời cầu hôn khác, cô kết hôn với một nhà quý phái giàu có ở Montargis, là Jacques Guyon, 38 tuổi. Trong suốt mười hai năm của cuộc hôn nhân, Guyon bị hành hạ cách khủng khiếp dưới bàn tay của mẹ chồng và người nữ tì. Thêm vào đau khổ của cô, là cái chết của người em cùng cha khác mẹ, tiếp theo là của mẹ cô, con trai yêu quý của cô, con gái cô và cha cô đều đã chết trong những ngày khác nhau. Guyon tiếp tục tin tưởng vào kế hoạch hoàn hảo của Đức Chúa Trời và rằng cô sẽ được ban phước trong sự đau khổ. Để kết thúc sự việc này, cô đã sinh một con trai và con gái ít lâu trước khi xảy ra cái chết của chồng cô. Sau mười hai năm của cuộc hôn nhân không hạnh phúc, Madame Guyon đã trở thành một góa phụ ở tuổi 28.
Trong thời gian cuộc hôn nhân của mình, Guyon đã được cha Lacombe, một người Barnabite, giới thiệu về phái Thần Bí và cô được  ông hướng dẫn.

Cuộc sống sau hôn nhân

 

Sau cái chết của chồng, cô Guyon cảm thấy mình bị thu hút đi  đến Geneva. Cô rời đứa con của mình và thường lui tới Annecy, và Thonon, nơi cô  tìm thấy cha Lacombe trong tháng 7 năm 1681 và một lần nữa đặt mình dưới chỉ đạo của ông ấy. Cô bắt đầu phổ biến những ý tưởng thần bí của mình, nhưng do kết quả của những tác động mà các lời đó phát sinh,  Giám Mục ở Geneva, D' Aranthon d'Alex, người đã lần đầu tiên hài lòng khi thấy cô đến Geneva, thì nay yêu cầu cô rời khỏi giáo phận của mình, và  đồng thời trục xuất cha Lacombe, và cha Lacombe đã đến cùng  giám mục ở Vercelli.
Madame Guyon theo người hướng dẫn của mình để đi đến Turin, sau đó quay trở lại Pháp và ở lại tại Grenoble, nơi đó cô đã xuất bản tác phẩm “Tòa án Moyen" (January, 1685) và truyền bá giáo lí của mình. Nhưng ở đây, cũng vậy, giám mục của Grenoble,  Hồng Y  Le Camus, bị nhiễu loạn bởi sự chống đối  mà cô khuấy động. Theo yêu cầu của ông ấy, cô đã rời thành phố, cô quay trở lại với cha Lacombe tại Vercelli, và một năm sau đó họ quay trở lại Paris ( 7/ 1686 ). Ngay lập tức Madame Guyon đề xuất hành động để chiếm được các học viên bước theo các lý thuyết thần bí của mình. Nhưng thời điểm xấu xa xảy ra. Vua Louis XIV, người mà mới đây đã lên án  phái Kiền Thành của Molinos ở Rome, không có cách nào hài lòng khi muốn chiếm lập trường, thậm chí ngay trong thủ đô của ông ta, một hình thức của chủ nghĩa thần bí, mà theo ông ta nó phải giống như phái Thần bí của Molinos trong nhiều khía cạnh. Do lệnh của ông, cha Lacombe đã bị nhốt trong ngục thất Bastille, và sau đó chuyển đến lâu đài  Oloron và Lourdes. Việc bắt giữ Madame Guyon được triển hoãn, do việc cô đang bị bệnh, sau đó, đến ngày 29 tháng 1 năm 1688, việc bắt giữ cô xảy ra; cho dù cô gởi lời thỉnh cầu đến cha ở La Motte, đến anh trai của cô, và một Barnabite nào đó, cũng đều vô hiệu.
Cô không được trả tự do suốt bảy tháng sau đó, sau khi cô đã được đặt trong tay của các nhà thần học, những người nầy đã kiểm tra cuốn sách của cô, là bản tóm tắt các kiến ​​nghị  chứa trong bản sách đó. Một vài ngày sau đó, cô đã gặp François Fénelon, mà về sau là người nổi tiếng nhất trong các môn đệ của cô tại Beyne, trong nhà của nữ công tước de Béthune –Charrost. Cô đã thu phục anh ta bởi lòng đạo đức và sự hiểu biết về con đường thuộc linh của cô. Giữa hai người đã thành lập được một sự liên hiệp về sự mộ đạo và tình bằng hữu mà trong đó không có yếu tố bóng gió ám chỉ có thể có điều tương tự tình yêu xác thịt, dù thậm chí không cảm xúc được..
Thông qua Fénelon, ảnh hưởng của Madame Guyon đã thâm nhập, hay nói cách khác, đã được tăng lên, trong các giới tôn giáo có quyền thế tại tòa án—giữa những người  Beauvilliers, Chevreuses, Montemarts, họ đã ở dưới sự chỉ đạo thuộc linh của Fenelon. Rồi có Madame de Maintenon, và thông qua cô nầy, các mệnh phụ trẻ tuổi ở Saint-Cyr, đã nhanh chóng được chiếm cho  chủ nghĩa thần bí mới. Đây là đỉnh cao trong vận may của Madame Guyon. Hầu hết tất cả mọi sự đều liên hệ đến một điều, là khi Fénelon được bổ nhiệm vào ngày 18 tháng 8 năm 1688 làm gia sư cho Công tước xứ Burgundy, cháu trai của nhà vua Pháp. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, đức giám mục ở Chartres, có giáo phận Saint-Cyr, đã cảnh báo về những ý tưởng thuộc linh thần bí được truyền bá tại đó. Do cảnh báo của ông, Madame de Maintenon đã tìm kiếm lời khuyên của những người có lòng kỉnh kiền và sự thận trọng đề nghị họ về cô Guyon, và những cố vấn này đã nhất trí trong việc bài xích của họ về những ý tưởng của Madame Guyon. Sau đó, Madame Guyon yêu cầu kiểm tra phẩm hạnh và các bài viết của cô bở các thẩm phán dân sự và Giáo Hội. Nhà vua đồng ý rằng các bài viết của cô nên được nộp cho sự phán xét ​​của Bossuet, Louis-Antoine, đức hồng y de Noailles, và Tronson, cấp trên của Hiệp hội Saint-Sulpice .
Sau khi một số cuộc hội nghị bí mật nào đó được tổ chức tại Issy, nơi Tronson đã bị bệnh tật cản trở tham dự, các ủy viên trình bày trong 34 bài viết về các nguyên tắc của giáo huấn Công Giáo như là sự thuộc linh và đời sống bề trong (bốn trong số những bài viết này đã được đề xuất bởi Fénelon, người mà trong tháng hai đã được đề cử vào chức Tổng giám mục ở Cambrai ). Nhưng vào ngày 10 tháng 10, 1694 François de Harlay de Champvallon, tổng giám mục Paris, người đã bị loại trừ khỏi các Hội nghị tại Issy, dự đoán kết quả của họ bằng cách lên án các tác phẩm đã xuất bản của Madame Guyon. Cô lo sợ một vụ bắt giữ khác nữa sẽ xảy ra, nên đã trú ẩn suốt mấy tháng tại Meaux, với sự cho phép của Bossuet, nhưng sau đó giám mục tại đó đã nhìn thấy cô. Sau khi nắm trong tay của mình tờ giấy thuận phục đối với các hội nghị ở Issy, cô bí mật trở lại  Paris. Tuy nhiên, tại Paris, cảnh sát đã bắt cô vào ngày 24 tháng 12 năm 1695, và  giam cầm  cô, trước tiên tại Vincennes, sau đó trong một tu viện tại Vaugirard, và sau cùng ở Bastille, nơi đó vào ngày 23 tháng Tám 1699, một lần nữa cô đã ký nhận về bản tóm tắt các lý thuyết của mình và một bản cam kết không tiếp tục làm lan rộng những điều đó nữa. Từ thời gian đó trở đi, cô đã không có phần, cách cá nhân, hay trong các cuộc thảo luận công cộng, nhưng những tranh luận về những ý tưởng của cô càng lúc càng nóng lên giữa Bossuet và Fénelon.
Madame Guyon vẫn bị giam cầm trong ngục Bastille cho đến ngày 21 tháng ba năm 1703, khi bà được phép ra đi, sau hơn bảy năm bị giam cầm, sống với con trai của mình trong một ngôi làng ở giáo phận Blois. Tại đây, bà đã trải qua chừng mười lăm năm trong im lặng và cô lập, chi dành thời gian của mình để viết thi thơ.
Bà vẫn còn được người Beauvilliers, Chevreuses, và Fénelon tôn kính. Fenelon là người không bao giờ thất bại trong việc truyền thông với bà bất cứ khi nào tìm được trung gian an toàn và kín đáo.

Phái Thần

Guyon tin rằng người ta nên cầu nguyện vào mọi thì giờ, và cầu nguyện trong bất cứ điều gì một người đang làm, anh ta nên dành thời gian ở với Thiên Chúa. "Cầu nguyện là chìa khóa của sự hoàn hảo và hạnh phúc tối thượng, nó là phương tiện hiệu quả của việc loại bỏ tất cả các thói nết xấu và chiếm được tất cả các mỹ đức; vì phương cách để trở nên hoàn hảo là sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính Ngài bảo cho chúng ta về điều nầy: " hãy bước đi trước mặt Ta, và ngươi hãy hoàn hảo" (Genesis 17:1). “Chỉ sự cầu nguyện có thể mang bạn vào sự hiện diện của Ngài, và giữ cho bạn liên tục sống ở đó 
Như bà đã viết trong một bài thơ của bà: "Có một khoảng thời gian khi tôi đã chọn, thời gian và nơi để cầu nguyện ... Nhưng bây giờ tôi tìm kiếm lời cầu nguyện liên tục, trong sự tĩnh lặng  được biết đến ở bên trong..."

Ân Điển Đối Kháng Việc Làm

 Trong sự tranh luận cơ đốc liên quan đến ân điển  và các việc làm, Guyon bảo vệ niềm tin gây tranh cãi rằng ơn cứu độ là kết quả của ân điển, không do việc làm. Giống như thánh Augustine, thánh Thomas Aquinas, Calvin, và Martin Luther, bà nghĩ rằng sự giải thoát của một người chỉ có thể đến từ Thiên Chúa, như là một nguồn ở bên ngoài, không bao giờ từ bên trong con người. Theo đó, Đức Chúa Trời được tin là có quyền quyết định ai là được cứu, bất kể những nỗ lực hay sự chăm chỉ của bất cứ ai. Sau đó, như là kết quả của ý chí tự do của Mình, Ngài ban ân huệ của mình như một món quà. Sự tiền định này bị phản đối bởi các người Pelagians, là những người coi lý thuyết đó là không hợp lý, khi Thiên Chúa ban an huệ cho một kẻ tội lỗi xấu xa hơn cho một người tốt. Tuy nhiên, theo Schopenhauer, "nếu nó là việc làm, xuất phát từ động cơ và ý định cố ý, dẫn đến tình trạng hạnh phúc, sau đó, tuy nhiên chúng tôi có thể biến thay nó, đức hạnh luôn luôn chỉ là thận trọng, có phương pháp, sự ích kỷ thấy xa ... Việc làm ... không bao giờ có thể biện minh, bởi vì chúng luôn luôn là một hành động ra từ những động cơ “. Ví dụ, trong cuốn tự truyện của mình, Madame Guyon chỉ trích những người tự xưng nghĩa, cố gắng để đạt được thiên đàng thông qua các việc làm của họ. Cô ca ngợi những người tội lỗi thấp hèn, những người chỉ đơn thuần thuận phục ý muốn của Đức Chúa Trời. Bà viết về người công bình: “....những người công chính nầy, được hỗ trợ từ số lượng lớn các việc làm của sự công bình, mà ông ta  giả định có thực hiện, dường như để nắm giữ sự cứu rỗi của mình trong tay của chính mình, và coi thiên đàng như sự tưởng thưởng cho công lao của ông ta ... đối với ông, Cứu Chúa của ông gần như vô dụng. .”
 Những người này chờ đợi Thiên Chúa giải cứu và cứu họ  như là sự thanh toán ( trả công) cho các việc làm tốt đẹp của họ. Trái ngược với bản ngã tự túc, sự công bình ích kỉ, những người tội lỗi, những người thuận Thiên Chúa cách vị tha lại "được thực hiện nhanh chóng bởi đôi cánh của tình yêu và sự tin tưởng vào vòng tay của Đấng Cứu Độ của họ, và tưởng thưởng cho họ  những gì Ngài đã dành cho họ cách vô hạn." Những quà tặng rộng rãi  của Thiên Chúa " là hiệu lực của ý muốn Ngài, và không phải là những thành quả từ việc làm của chúng ta”.

Sự chết và ảnh hưởng

Năm 1704, các tác phẩm của bà được xuất bản  Hà Lan, trở nên rất phổ biến. Nhiều người Anh và Đức đã đến thăm  tại Blois, trong số đó có Johann Wettstein, và lãnh chúa Forbes. Bà qua đời ở tuổi 68, tại Blois, tin rằng bà đã qua đời dưới sự  phục tùng  Giáo Hội Công Giáo, mà  bà đã không bao giờ có ý định ra khỏi.
Tác phẩm được xuất bản của bà, Toà án Moyen  Các qui tắc hội họp của các con của Jesus, cả hai đều được đặt trên Trang Phụ Đính có ghi tên là sách bị cấm của Thư viện vào năm 1688. Tác phẩm “Cách ngôn của các thánh đồ” của Fénelon  cũng bị dán nhãn hiệu với việc lên án của cả hai đức giáo hoàng và các giám mục của Pháp.
Các môn đệ của bà tại Tòa án của vua Pháp, Louis XIV, là người của lòng đạo đức và đời sống gương mẫu. Các môn đệ sùng đạo nhất của Madame Guyon, mà sau cái chết của bà vẫn được tìm thấy trong số những  người Tin Lành và đặc biệt là giữa nhóm Quakers. Những người Tin Lành  như Charles Spurgeon  Johan Oscar Smith  cũng chịu ảnh hưởng nơi Bà. Cả  những tác phẩm của Watchman Nee  Witness Lee  đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Madame Guyon. Các tác phẩm của bà đã được dịch sang tiếng Anh và tiếng Đức, và những ý tưởng của bà, dù bị lãng quên ở Pháp, đã được đọc ở Đức, Thụy  , Anh, và Mỹ.




Nhận Xét về Madame Guyon:

Trong bản kí thuật cuộc đời mình, Madame Guyon có thưa với Chúa, “Chúa ôi, nếu Ngài muốn dùng con, đánh đập con, đè nén con, hay nắn đúc con, con muốn được Ngài tùy nghi sử dụng tùy theo ý muốn Ngài, cho dù Ngài muốn cắt con thành nhiều mảnh và giết chết con, con vẫn sẵn sàng cho ý muốn Ngài. Con không còn ở trong tay con nữa, con đã trao chính mình vào tay Ngài”.

   Witness Lee có nhận xét về sự dâng mình của bà như sau: “Điều nầy đặc biệt sáng tỏ trong Madame Guyon. Mục đích dâng mình của bà không mập mờ chút nào. Qua sự dâng mình, bà thật là một người đã để Đức Chúa Trời hành động trong mình, đẽo gọt, phá vỡ và đè nén mình. Vì vậy, chức năng của bà đã được bày tỏ một cách đầy đủ, chiếu sáng như mặt trời giữa ban trưa. Chúng ta nhận định rằng trong ba thế kỉ vừa qua, bà cung ứng sự sống cho các thánh đồ hơn bất cứ người nào khác. Vì bà đã để Đức Chúa Trời hành động trong mình nhiều nhất, nên bà có thể phục vụ người khác nhiều nhất. Mặc dù bà đã qua đời, nhưng đến chính hôm nay chúng ta vẫn còn nhận được sự giúp đỡ qua bà. Cuối cùng, kết quả sự dâng mình của bà làm cho chúng ta thậm chí còn thờ phượng Đức Chúa Trời nhiều hơn. Bà không thành công gì trong thế giới nầy, công tác thuộc linh của bà cũng không có triễn vọng tương lai. Bà có thể nói mình chỉ là một đống tro tàn; mọi sự đều mất hết. Trái lại trong vũ trụ nầy, trước mặt Đức Chúa Trời, bà mãi mãi dâng lên hương thơm ngọt ngào để làm cho Đức Chúa Trời thỏa lòng và dân Ngài vui mửng. Kinh nghiệm dâng mình của bà thật đã đạt đến bậc trưởng thành trọn vẹn. Amen./.