CUỘC CẢI CHÁNH CỦA ANABAPTIST
Những nhà cải chánh trong thế kỷ 16 được chia thành 3 nhóm. Thứ nhất, nhóm theo quan điểm cải chánh, hoàn toàn dựa trên Kinh thánh: Martin Luther, Zwingli, Calvin. Thứ hai, nhóm Anabaptist và những nhà cải chánh li khai, hoàn toàn phủ nhận truyền thống của Hội thánh và luôn mong muốn vương quốc Thiên hi niên sớm được hình thành trên đất. Thứ ba, nhóm theo chủ nghĩa cá nhân và phong trào Đức Thánh Linh cực đoan như Thomas Muntzer, Ridden John và trường phái Socinus.
George H.Williams, giáo sư trường đại học Harvard dạy môn “ Lịch sử Hội thánh”. Ông phân chia cuộc cải chánh thế kỷ 16 thành hai nhóm. Thứ nhất, nhóm Martin Luther, Calvin, Zwingli và Anh quốc giáo, có tư tưởng cái chánh lành mạnh. Ông cho rằng nhóm này cải chánh về hành chính và cải chánh có uy tín ( thẩm quyền) bởi vì cuộc cải chánh của họ được sự bảo vệ và hậu thuẩn của quốc gia. Thứ hai, nhóm Anabaptist và những nhà cải chánh li khai. Nhóm này cho rằng để có Hội thánh quốc gia, trước hết cần phải trở về Hội thánh nguyên thủy. Phong trào Anabaptist không phải xảy ra ở một khu vực hay một quốc gia, nhưng xảy ra ở nhiều nước như Thụy sĩ, Đức, Hà Lan, Moravia….Trường phái Anabaptist chia thành 3 nhóm: Thứ nhất, nhóm Anh em tại Thụy Sĩ gồm có Conrad Grebel, Felix Manz. Thứ hai, nhóm trường phái Anabaptist cực đoan ở Nam Đức quốc, có Hamns. Nhóm này chủ trương sự mạc khải trực tiếp và vương quốc Thiên hi niên trong tương lai gần. Thứ ba, nhóm trường phái Anabaptist phấn nhuệ, họ chủ trương về kinh nghiệm thần bí và tôn giáo lí trí.
Trường phái Anabaptist phủ nhận truyền thống Hội thánh và nhà nước và chủ trương phục hồi lại hình ảnh Hội thánh nguyên thủy. Cuộc cải chánh của Anabaptist không làm cho Hội thánh ổn định và tốt hơn, nhưng chỉ là cớ để phục hồi hình ảnh Hội thánh đầu tiên. Do vậy, họ tin rằng thế giới ở dưới sự cai trị của Satan cho nên sắp bị diệt vong và Hội thánh sẽ được vinh hiển.
I. CÁC NHÓM CỦA TRƯỜNG PHÁI ANABAPTIST
1. Nhóm Anh em tại Thụy Sĩ
Conrad Grebel và Felix Manz làm lãnh đạo. Họ bất mãn cuộc cải chánh của Zwingli nên đã tổ chức nhóm riêng. Trong cuộc thảo luận công khai lần hai, họ cho rằng Zwingli là tà giáo. Họ phủ nhận các truyền thống của Hội thánh, họ tự tổ chức cuộc cải chánh mà không cần sự giúp đỡ của chính phủ và họ kêu gọi mọi người hãy quay về hình ảnh Hội thánh nguyên thủy.
* Chủ trương xóa bỏ Báp- tem con trẻ.
- Trẻ con chưa có ý thức về đức tin.
- Kinh thánh không ghi chép về Báp-tem con trẻ.
- Đây là phương cách do con người bại hoại gây ra.
- Hội thánh phải làm Báp- tem cho người có kinh nghiệm sự cứu nỗi.
* Họ chủ trương sự tách biệt giữa Hội thánh và chính quyền.
- Do tội lỗi nên chính phủ được thành lập.
- Hội thánh được thành lập dành riêng cho tín đồ.
- Khi tín đồ bị bắt bớ, đừng chống đối như sự dạy dỗ cùa Chúa Giê- xu trên núi, không thề thốt và không được sử dụng vũ lực, đừng tham dự vào công việc nhà nước, đừng tham gia quân ngũ và chiến tranh.
* Họ tổ chức Hội thánh riêng không liên quan đến chính phủ. Vào năm 1525, họ làm Báp- tem lại cho toàn Hội thánh và tách khỏi Hội thánh chính thống.
* Do trường phái Anabaptist nên làm thành phố Zurich rơi vào hoàn cảnh rắc rối. Vì vậy, chính quyền đã trục xuất thế lực của họ và tử hình một số, trong số đó có một số chạy trốn đến Strasbourg ( thuộc Pháp). Michael Sattler lãnh đạo Anabaptist lúc này. Ông soạn tài liệu “ 7 điều tuyên xưng đức tin”, tài liệu này có giá trị góp phần vào hệ thống thần học của họ. Nội dung : “7 điều tuyên xưng đức tin” như sau:
- Điều thứ nhất: Hội thánh cần phải làm Báp- tem cho người được hoán cải hoàn toàn.
- Điều thứ hai: Dù tín đồ thuộc Anabaptist nhưng nếu làm sai hoặc phạm tội, thì bị loại trừ.
- Điều thứ ba: Tín đồ chịu Báp-tem được tham dự Tiệc thánh.
- Điều thứ tư: Tín đồ không được phạm tội, không đi nghĩa vụ quân sự, và tín đồ phải có đời sống tách khỏi thế giới.
- Điều thứ năm: Mục sư phải có tiếng tốt từ người khác và được tín đồ tín nhiệm.
- Điều thứ sáu: Tín đồ không được tham gia công tác nhà nước, vì thế giới này theo tư dục nhưng tín đồ theo sự dẫn dắt của Thánh Linh.
- Điều thứ bảy: Con người không được thề thốt vì con người giới hạn, nhưng chỉ có Đức Chúa Trời có thể.
Một thời gian sau, Micchael Sattler bị cắt lưỡi và tử hình
Mặc khác, tại Nikolsburgi, một người tên là Hans Hutt, chủ trương như sau:
* Ông thường giảng dạy về sự tái lâm và ngày phán xét của Đấng Christ, vì ông thuộc phong trào thần bí.
* Ông chống đối sử dụng vũ lực.
* Ông chủ trương thuyết Thiên hi niên.
* Ông nhấn mạnh việc cất tài sản riêng nhưng chỉ có tài sản chung, đây chính là xã hội thật.
* Ông nhấn mạnh tự túc tài chánh.
* Ông nhấn mạnh làm việc cần cù, kiềm chế dục vọng nhưng có đời sống tiết độ.
* Ông đóng vai trò cuộc cải chánh công nghiệp. Ông là thầy thuốc giỏi, thợ sửa đồng hồ khéo tay, người chế tạo các loại dụng cụ công ngiệp và là thợ gốm.
* Do 30 năm chiến tranh nên nhóm Anabaptist bị tản lạc tại Hungary , Thổ Nhĩ Kỳ, và Ukraine .
Một nhà lãnh đạo khác tên là Menno Simons đã hoạt động tại Hòa Lan và Đức, ông chủ trương như sau:
* Ông từ chối phong trào Anabaptist mang tính cải chánh nhưng ông tái thiết lập Hội thánh bằng con đường hòa bình.
* Ông thành lập Hội thánh Meno tại Hà Lan và Miền Bắc nước Đức.
* Ông cho rằng cuộc cải chánh thật, là phủ nhận các truyền thống của Hội thánh mà chỉ làm theo sự dạy dỗ của Kinh thánh. Nhưng ông giải nghĩa Kinh thánh theo ý riêng mình, ông nhận định rằng Giê-xu chỉ là người được sinh ra bởi Mary. Ông hoàn toàn ủng hộ Thần học cùa Anabaptist.
Hậu tự của Menno Simons là Hội thánh Mennonite ngày nay, vì chữ "Mennonite" ra từ chữ "Menno"
Hậu tự của Menno Simons là Hội thánh Mennonite ngày nay, vì chữ "Mennonite" ra từ chữ "Menno"
2. Nhóm trường phái Anabaptist cực đoan.
Đặc trưng Thần học tiêu biểu của họ là sự mặc khải trực tiếp và vương quốc Thiên hi niên.
(1) Hans Denck
Ông là một học giả tiếng Hê-bơ-rơ nổi tiếng. Ông cho rằng tín đồ bình thường có thể nhận sự mạc khải trực tiếp, ông tổ chức lễ tinh sạch bằng lửa than đỏ rực, giống tiên tri Ê-sai để làm cho tín đồ bị phỏng. Ông trần truồng chạy ra đường, thậm chí ông quan hệ xác thịt tự do trong đền thờ. Cuối cùng ông bị bệnh truyền nhiễm và qua đời.
(2) Davis Joris
Ông là người sống hoang tưởng và cho mình là Chúa Giê-xu, ông nói tiên tri rằng Basel là một Giê-ru-sa-lem mới.
(3) Melchior Hoffmann
Nghề nghiệp của ông là thợ sửa giày, ông giảng về sự tái lâm hầu đến. Ông cho rằng Martin Luther là sứ đồ đầu tiên và chính mình là sứ đồ cuối cùng.
(4)Raiden John
Ông thường trần truồng khi đi trên đường, ông chủ trương chế độ đa thê. Ông tuyển 15 cô gái đẹp để làm vợ và tuyên bố mình là vua.
3. Nhóm trường phái Anabáptist phấn nhuệ mang tính lý trí.
Nhóm này nghiêng về sự kinh nghiệm thần bí và tôn giáo duy lý trí, khác với nhóm sử dụng bạo lực. Họ cho rằng không cần Tiệc thánh và Kinh thánh không phải là lời Đức Chúa Trời nhưng chỉ là quyển sách mang tính biểu tượng. Họ chủ trương tư tưởng sự cứu rỗi của mọi dân, phủ nhận giáo lý Tam Nhất. Trường phái Socini phủ nhận thần tánh của Chúa Giê-xu, họ cho rằng sự cứu rỗi không phải đến từ Chúa Giê-xu, nhưng qua đời sống tri thức mới có sự cứu rỗi.
II- THẦN HỌC VÀ GIÁO LÝ CĂN BẢN CUA ANABAPTIST
1. Hội thánh luận
Họ nhận viết rằng Hội thánh thời Tân Ước và các Hội thánh trước thời đại Constantine đều là Hội thánh thật. Sự sa ngã của Hội thánh khi thỏa hiệp với nhà nước. Điều này bắt đầu từ thời đại Constantine . Vì vậy, họ hoàn toàn tách Hội thánh khỏi nhà nước. Lý do Hội thánh bị sa ngã lần thứ hai là nhà nước gây ra chiến tranh bằng tên “ quân thập tự”. Dùng bạo lực là đi ngược với Kinh thánh Tân Ước. Họ cho rằng không sử dụng bạo lực trong bất cứ tình huống nào. Họ nhận biết rằng ngày sau khi Hội thánh sử dụng vũ lực thì đã bị sa ngã. Lý do thứ ba, Hội thánh sa ngã là tín đồ chỉ có đời sống và sự thờ phượng bằng hình thức. Họ cũng cho rằng nghi thức quan trọng hơn chất lượng, sự lộng lẫy bên ngoài tốt hơn bên trong, xem trọng quyền Hội thánh. Đó là những dấu hiệu của một Hội thánh sa ngã.
2. Báp-tem.
Hội thánh là một nhóm do các tín đồ được xưng nhận đức tin và làm Báp- tem. Khi được chịu Báp-tem, tín đồ mới trở thành thành viên chính thức. Theo họ, con trẻ không được làm Báp-tem và trở nên thành viên chính thức. Họ cũng cho rằng Báp-tem con trẻ là do Giáo hoàng khởi xướng, nhưng Kinh thánh không đề cập đến điều này. Vì vậy, cho dù Báp-tem con trẻ nhưng khi trưởng thành phải làm lại. Họ nhận định con trẻ chỉ được cứu rỗi bởi Chúa Giê-xu. Họ cũng dạy rằng chính Chúa Giê-xu và Giăng Báp- tít không làm Báp-tem cho con trẻ. Khi tín đồ có chức vụ trong Hội thánh đã được Báp –tem mà phạm tội, thì họ bị giáng chức.
3. Quốc gia
Họ cho rằng quốc gia thuộc thế giới nên Hội thánh và quốc gia là hai phần tách rời nhau hoàn toàn. Theo tuyên xưng đức tin của một tờ báo nêu lên ba điều về quốc gia: Thứ nhất, Cơ Đốc nhân có thể sử dụng bạo lực để bảo vệ cái thiện và tín đồ trước trẻ thù gian ác không? Thứ hai, Cơ Đốc nhân có được quyền lên án thế giới không? Thứ ba, Cơ Đốc nhân có được làm việc trong cơ quan nhà nước không? Trường phái Anabaptist trả lời vì Đức Chúa Giê-xu không làm theo những câu hỏi này nên chúng tôi cũng không.
Anabaptist cũng cho rằng dù Cơ Đốc nhân sống ở thế giới, nhưng chúng tôi không phải dân thuộc về thế giới. Ngoài ra, họ thiên về việc không sử dụng bạo lực nhưng chỉ hướng về hòa bình như Hội thánh đầu tiên.
* Tín điều của Anabaptist (BASIN)
§ B- Brotherhood → tất cả tín đồ là anh em
§ A- Adult baptism → Chỉ chấp nhận Baptem người lớn.
§ S- Separation → Sự phân li giữa Hội thánh và quốc gia.
§ I- In the world, but of all the world → Dù ở thế giới nhưng không thuộc thế giới.
§ N- Nonviolent resistance → Chủ nghĩa hòa bình, không bạo lực.
§ (Sưu tầm)