Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

JOHN CALVIN VÀ CUỘC CẢI CÁCH TẠI GENEVA

JOHN CALVIN VÀ CUỘC CẢI CÁCH TẠI GENEVA

Cuộc cải chánh Geneva được thực hiện và hoàn thành do nỗ lực của Calvin. Lúc này cũng có nhiều nhân vật nổi tiếng: Rafael, Michelangelo, Spencer, William Shakespeare, Erasmus, Martin Luther, Zwingli…, nhưng trong số đó không có người nào ảnh hưởng đến lịch sử thế giới như John Calvin.

I. CUỘC ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA JOHN CALVIN (1509-1564)
- Ngày 10/7/1509: Ông được sinh ra tại Noyon, Pháp. Cha làm thư ký ở nhà thờ Công giáo Lamã, và là thủ quỹ của thành phố, mẹ là Janrofran (Hà Lan).
- Năm 1521: Ông thường thờ phượng Chúa tại Hội thánh Coiiege de Capettes.
- Năm 1523: Ông học ngữ văn và tiếng Latinh ở trường đại học Mar Shoe do giáo sư Marthurin Cordier (1479-1564) đảm trách.
- Năm 1524: Ông học triết học ở trường đại học Mantaigu do giáo sư Antonio Coronel dạy, trường đại học này nổi tiếng về Thần học chính thống.
- Năm 1528-2533: Ông học nhân văn học, triết học, Thần học tại những trường đại học nổi tiếng như Scale Lynn (1528), Fribourg (1529), Orleans (1532) ở Paris.
- Năm 1532: Ông đã xuất bản quyển sách “Giải nghĩa khoan dung của Seneka”.
- Năm 1532-1534: Đây là giai đoạn có lẽ ông Calvin được hoán cải. Việc nghiên cứu Kinh thánh, học về chủ nghĩa nhân văn, nghiên cứu những nhà cải chánh…đều ảnh hưởng Calvin để giúp ông được hoán cải. Sau khi được hoán cải, ông trở nên người của Kinh thánh, người của lời Chúa.
- Năm 1533: Bạn của ông tên là Nicolas Cop (hiệu trưởng trường đại học Rubro), giảng Phúc Âm để phê phán Thần học Schola tại Hội thánh Martriren.
- Tháng 1/1535-3/1536: Ông chạy trốn đến Basel, ông cho xuất bản quyển sách “Nền tảng Cơ Đốc giáo” (1536) lần đầu tiên. “Nền tảng Cơ Đốc giáo” là một tập sách mỏng, bao gồm 6 chương. Chương 1 chép về 10 điều răn, chương 2 đức tin, chương 3 bài cầu nguyện chung, chương 4 các thánh lễ, chương 5 phê phán các thánh lễ của Công giáo La mã, chương 6 đề cập quyền tự do tín ngưỡng của Cơ Đốc nhân. Sau đó quyền sách này được hiệu đính và bổ sung nhiều lần. Đến năm 1559, trọn bộ sách được hoàn tất chia làm 4 quyển. Quyển thứ nhất viết về Đức Chúa Trời, quyển thứ hai viết về Đức Chúa Con, quyển thứ ba viết về Đức Thánh Linh, và quyển thứ tư đề cập đến Hội thánh.
Ông đã tặng bộ sách này cho vua Fransois I với mục đích là ông thay mặt tín đồ để biện hộ cho Cơ Đốc giáo. Mặt khác, ông phát tín đồ, giúp họ nhận biết về giáo lý Cơ Đốc giáo rõ hơn. Quyền này hệ thống hóa lại tổng quát Thần học.
- Tháng 7/1536-1538: Ông sống tại Geneva.
1. Ông muốn trở về Pháp từ Basel nhưng do chiến tranh giữa Fransois I và Charles V nên ông phải ghé thành phố Geneva để đi đến Pháp.
2. Do ông Farrell đề nghị quả quyết nên ông đã dự phần chức vụ Mục sư kiêm cả giáo sư.
3.Ông dạy thư tín Sứ dồ Phao-lô và Kinh thánh Tân Ước tại Hội thánh Pierre từ tháng 9/1536, và cũng từ đó ông bắt đầu công cuộc cải chánh.
4. Ông tổ chức ban hát lễ thiếu nhi để góp phần cuộc cải chánh, sau đó ông kêu gọi người lớn tuổi hát Thánh ca.
5. Ông tuyên bố chỉ có Kinh thánh là nền tảng duy nhất của đức tin và đời sống đạo, bất kỳ quan điểm nào đi xa Kinh thánh chắc chắn không được ủng hộ. Ông cho rằng các giáo lý nằm ngoài sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu không được công nhận.
6. Mục đích cải cách cảu ông là khiến cho Geneva trở thành cộng đồng đức tin hiệp một để gây dựng thành phố trên nền tảng lời Chúa. Việc làm của ông đã làm người dân ở đây thay đổi bằng cách từng 10 người tuyên xưng đức tin trước mặt các cấp chính quyền và hứa sống một đời sống đức tin theo Kinh thánh.
7. Cũng có một số thành phần chống đối cuộc cải chánh về mặt kỷ luật.
8. Vào tháng 5/1538, quốc hội thông qua luật trục xuất những ai phạm tội chống đối.
- 1538-1541: Ông sống ở Strasbourg.
1. Ông được ảnh hưởng tư tưởng cải chánh của Martin Bucer.
2. Tháng 10/1539, “Nền tảng Cơ Đốc giáo” được xuất bản lần hai.
3. Tháng 10/1539, sách giải nghĩa thơ Rô-ma được in ra.
4. Ông làm Mục sư quản nhiệm tại Hội thánh nhỏ ở Pháp và dạy ở trường Thần học.
5. Đôi khi ông phải bán sách của mình để trả tiền thuê nhà.
6. Ông có quan hệ rộng với các nhà cải chánh khác. Lúc đó Melanchthon nhận xét rằng Thần học Calvin thật uyên thâm.
7. Tháng 8/1540, ông lập gia đình. Vợ ông trước đây thuộc Anabaptist nhưng giờ là tín đồ của ông. Ông có 3 con, tất cả chết sớm. Dù ông có một đời sống gia đình hạnh phúc, nhưng vào năm 1549 vợ ông mất sớm.
8. John Caivin lập gia đình năm 31 tuổi, nhưng đến 40 tuổi vợ ông qua đời và ông sống độc thân cho đến khi chết.
* Những cuộc cải chánh tại Strasbourg.
1. Ông nhấn mạnh về các bài Thánh ca tại Hội thánh. Ông thấy rằng hát Thánh ca là một yếu tố quan trọng trong giờ thờ phượng. Ông rất thích Thánh ca đến nỗi ông cho rằng “Hội thánh là một cộng đồng hát”.
2. Vào năm 1540, ông soạn “Cầu nguyện và các thánh lễ theo Hội thánh đầu tiên” bắt chước theo cách của Bucer.
3. Ông rất chú trọng đến sự hiệp một giữa các Hội thánh.
4. Ông quan tâm đến giáo dục Cơ Đốc. Ông dạy Kinh thánh tại trường nhân văn do John Strum thành lập và huấn luyện sinh viên trở thành Mục sư tương lai.
Khi ông ở tại thành phố Strasburg đã giúp đức tin và sự hiểu biết Thần học của ông tiến bộ và trưởng thành hơn. Một nhà Thần học nổi tiếng nghiên cứu Thần học Calvin nhận xét Calvin đã học rất nhiều tại Srasburg trong 3 năm đến nỗi làm ông giống như trở thành một người khác.
- 1541-1564: Ông sống ở Geneva lần hai.
1. Geneva là thành phố đã để lại nhiều nan đề trong ông nên ông không muốn trở lại đây.
2. Ông nhấn mạnh về lời Kinh thánh và Đức Thánh Linh: Ông nói rằng nếu cuộc cải chánh muốn thành công, thì phải có lời Chúa và sự vận hành của Đức Thánh Linh. Do đó, ông tổ chức thờ phượng Chúa vào ngày thường 3 lần một ngày.
3. Cho dù hiến pháp của Hội thánh được quốc hội thông qua nhưng có một số thành phần chống lại, vì họ bất mãn cuộc cải chánh đạo đức quá nghiêm túc và những người tản lạc trong chiến tranh xem thường ý kiến của người dân địa phương. Thái độ của họ đã gây không ít khó khăn cho Calvin. Họ cho rằng Calvin là nhà độc tài, thậm chí họ thả chó dữ ở dường Calvin thường qua lại. Trong giờ thờ phượng thì họ chỉa súng nổ về hướng Hội thánh, Khi Calvin chia sẻ lời Chúa thì họ cố ý làm ồn bằng tiếng ho. Thậm chí họ treo giải thưởng 500 crown cho ai giết được Calvin, nhưng bởi ơn Đức Chúa Trời ông đã vượt qua được những thời gian thử thách tại đây. Sau đó ông tiếp tục gây dựng Hội thánh Chúa tại Geneva bằng lời Đức Chúa Trời và sự vận hành của Đức Thánh Linh.
4. Cuộc cải chánh của Calvin bắt đầu từ năm 1536, cho dù có lúc đối diện nhiều hiểm nguy nhưng ông không hề ngã lòng bỏ sứ mạng của mình mà cứ tiếp tục thực hiện cuộc cải chánh. Đến 1555, cuộc cải chánh được ổn định và vững vàng.
5. John Knox là nhà cải chánh tại Scotland. Sau khi ông thấy cuộc cải chánh của Calvin tại Geneva thành công, ông đã nói rằng “đây là trường học trọn vẹn nhất của Đấng Christ sau thời đại Sứ đồ. Dù có nhiều nơi cũng thực hiện như vậy nhưng tôi chưa thấy một nơi nào đã thực hiện cuộc cải chánh thành công và sống đạo thật như ở Geneva”.
6. Tháng 6/1559, John Calvin khai giảng trường học tại Geneva. Sau đó trường này trở thành trường đại học. Việc thành lập trường học Academy là đỉnh điểm của cuộc phục hưng tại Geneva. Ông kêu gọi sự giúp đỡ tài chánh để thành lập trường. Theodore Beza được bầu làm hiệu trưởng. Ban giám hiệu điều hành cả viện nghiên cứu và trường đại học. Chương trình đại học gồm có 7 học phần trong đó dạy tiếng Latinh, Hylạp….Tại viện nghiên cứu đã dạy môn Thần học, tiếng Hylạp, tiếng Hê-bơ-rơ, biện giáo học, thuật hùng biện, vật lý học, toán học,….Đặc biệt, học thuộc câu gốc và tham dự giờ tĩnh nguyện là bắt buộc.
7. Ông chuyên tâm và miệt mài trong việc viết sách. Đến năm 1550, ông hoàn tất giải nghĩa trọn bộ Kinh Thánh Tân Ước ngoại trừ II, III Giăng và Khải huyền. Từ năm 1551, ông bắt đầu giảng luận các sách Cựu Ước.
8. Ông mang trong mình 13 căn bệnh nên được gọi là “bệnh viện di động”.
9. Đến ngày 6/2/1564, sau khi chia sẻ bài giảng cuối cùng, ông nằm bất động trên giường. Vào 27/5/1564, ông qua đời ở tuổi 55.
II. THẦN HỌC CỦA CALVIN
Trọng tâm của Thần học Calvin là Kinh thánh và Đức Thánh Linh nên người ta thường gọi Thần học Calvin là Kinh thánh và Đức Thánh Linh.
1. Kinh thánh luận.
1. Chỉ có Kinh thánh là nền tảng của Cơ Đốc giáo. Ông phủ nhận truyền thống lệch lạc và uy quyền của hội nghị Công giáo Lamã.
2. Ông nhận định quả quyết rằng lời Đức Chúa Trời và Đức Thánh Linh luôn đi đôi với nhau. Cho dù Kinh thánh là văn tự nhưng luôn luôn soi sáng và cảm động lòng con người bởi sự soi dẫn của Đức Thánh Linh.
2. Giải nghĩa Kinh thánh.
1. Khi giải nghĩa Kinh thánh, ông sử dụng câu văn ngắn gọn súc tích và tổng quát hơn là sử dụng thuyết hùng biện dài dòng. Nên ông nhận định rằng nhà Thần học phải giải nghĩa Kinh thánh ngắn gọn dễ hiểu.
2. Ông chỉ trích cách giải nghĩa Kinh thánh của Công giáo Lamã mang tính gián tiếp, và của Martin Luther theo lối văn tự.
3. Theo ông, nguyên tắc giải kinh đúng đắn theo quan điểm cải chánh là dựa trên bối cảnh lịch sử, văn tự, và ngữ pháp.
3. Nhân sinh quan.
1. Ông cho rằng mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và con người rất gần gũi và mật thiết.
2. Ông quả quyết rằng dù con người không nhận biết Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào nhưng Ngài vẫn mặc khải chính Ngài cho con người qua Kinh thánh để con người nhận biết Ngài. Ông cũng nhấn mạnh qua Kinh thánh con người mới nhận biết về Đức Chúa Trời và chính họ như thế nào.
4. Sự tiền định.
1. Theo ông, điều kiện để Đức Chúa Trời lựa chọn, hoàn toàn dựa trên tình yêu thương chứ không phải là công đức hay sự cố gắng của họ.
2. Ông nhận biết rằng Đức Thánh Linh là Đấng chủ động giải cứu con người, và Đức Chúa Trời đã tiền định người được chọn trước khi sáng thế. Đức Thánh Linh kêu gọi con người qua lời Chúa.
5. Hội thánh luận.
1. Hội thánh không phải là một cộng đồng thuộc thế giới hay một nhóm từ từng cá nhân hợp thành, nhưng Hội thánh là tổng số những người được Chúa chọn xuyên suốt lịch sử nhân loại qua giao ước của Đức Chúa Trời.
2. Hội thánh là cộng đồng do chính Đấng Christ lãnh đạo bằng lời của Ngài và Đức Thánh Linh. Qua Đức Thánh Linh, Chúa ban các ân tứ cho những người phục vụ Ngài.

6. Hành chính Hội thánh.
1. Vào năm 1541, qua hiến chương Hội thánh, ông lập hai chức vụ Trưởng Lão và chấp sư. Trưởng lão gồm các Mục sư, Trưởng Lão quản trị, và thầy.
2. Mục sư: Giảng lời Chúa, giáo huấn, bẻ trách, khuyên dạy tín đồ và điều hành các thánh lễ. Ngoài ra, Mục sư còn cộng tác một số công việc khác với anh em trong Hội thánh.
3. Giáo sư: Dạy giáo lý cho tín đồ cách đúng đắn để giúp họ hiểu đúng lời Chúa Chức vụ này đảm trách ở hai lĩnh vực là Hội thánh và trường học.
4. Chấp sự: Chăm sóc người bệnh, yếu đuối, người già, quả phụ, trẻ mồ côi…Ngoài ra, chấp sự còn tiếp đãi khách lạ và quản lý tài chánh.
5. Trưởng lão: Phụ tá Mục sư và chăm sóc gây dựng thuộc linh tín đồ.
6. Ông nỗ lực duy trì đời sống đạo tốt qua việc kỷ luật. Theo ông, khiêu vũ là cách Satan cám dỗ con người, nhưng ông chấp nhận khiêu vũ để ca ngợi Chúa giống như Đa-vít nhảy múa khi di chuyển Hòm Giao ước.
7. Sự thờ phượng.
1. Mục đích tồn tại của con người là nhận biết Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo, vâng phục theo Ngài và làm Ngài được vinh hóa Ngài qua sự thờ phượng.
2. Sự thờ phượng phải theo Kinh thánh, nhưng phải xóa bỏ sự thờ phượng mê tín. Sự thờ phượng mê tín là sử dụng hình ảnh và hình tượng các thánh.
3. Đặc tính thờ phượng của Calvin hoàn toàn dựa trên Kinh thánh và nghi thức đơn giản.
4. Bài giảng của ông thường theo lối giải kinh.
8. Các thánh lễ.
1. 7 thánh lễ của Công giáo Lamã đến từ ý riêng của con người. Theo Kinh thánh, các thánh lễ chỉ có Báp-tem và Tiệc thánh.
2. Các thánh lễ: có ý thức làm tinh sạch với mục đích tái xác nhận giao ước và ấn chứng để giúp Cơ Đốc nhân hiểu rõ. Vì vậy, thánh lễ là dấu hiệu của giao ước mới và xác quyết niềm tin.
3. Ông phản bác chủ trương của Anabaptist cho rằng con trẻ không thể kinh nghiệm về Ân điển của Đức Thánh Linh. Theo ông, con trẻ có thể kinh nghiệm Đức Thánh Linh giống Giăng-báp-tist khi còn trong bụng mẹ.
4. Biến thể thuyết của Công giáo Lamã khiến cho ý nghĩa thật của Tiệc thánh bị lu mờ. Calvin chỉ tích mạnh các nghi lễ hình thức của Giáo hoàng làm bại hoại ý nghĩa thuộc linh của Tiệc thánh, và việc thờ lạy hình tượng để gây thêm sự phẫn nộ của Đức Chúa Trời./.
(sưu tầm)