Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

ĐƯỜNG HƯỚNG THỜI GIAN TRONG SỰ KHÔI PHỤC CỦA CHÚA—Phần II

ĐƯỜNG HƯỚNG THỜI GIAN TRONG SỰ
KHÔI PHỤC CỦA CHÚA—Phần II


IV. Cuộc Cải Chánh:
1. Martin Luther (1483-1546)
   Khôi phục lẽ thật xưng nghĩa bởi đức tin vào trao quyển Kinh thánh mở toang cho thế  giới. Các tác phẩm đầu tiên của ông được viết trong linh của Anh Em của Đời sống chung, bày tỏ rằng sự cứu rỗi nắm được bởi sự tiếp cận trực tiếp cùng Đức Chúa Trời qua đức tin trong Christ và vâng phục Lời Ngài. Gắn kết theo lẽ thật Kinh thánh. Dịch Kinh thánh ra tiếng Đức.

2. Ulrich Zwingli (1484-1531)
   Nhà lãnh đạo cuộc cải chánh ở Thụy sĩ. Giải thích kinh thánh Tân ước từng sách một. Coi Kinh thánh là nguyên tắc ràng buộc duy nhất. Viết 67 bài tiểu luận ngắn về sự cứu rỗi bởi đức tin. Từ bỏ các sự mê tín của công giáo, nhưng ông còn ở trong tình trạng không sáng tỏ về lẽ thật báp-têm.
3. Kaspar Von Schwenckfeld (1489-1561)
   Nhân vật trung tâm của cuộc cải chánh ở Silesia (vùng đất ở giữa Ba lan, Đức và Czech). Tin sự cảm thúc thần thượng của cả Kinh thánh. Tuyên bố lẽ thật rằng sự cứu rỗi là một tiến trình hữu cơ và rằng Đấng Thần nhân được đóng đinh, sống lại và vinh hóa là Linh ban sự sống. Khẳng định thể chế tế lễ phổ thông của mọi tín đồ. Coi sự việc được lựa chọn là đôi điều không bởi ý muốn con người nhưng bởi sự thúc đẩy, khải thị và biểu lộ của Đức Linh.
4. Jacques Le Fevre (1455-1536)
   Nhân vật chính yếu trong phong trào cải chánh tại Pháp và Thụy sĩ vào phần đầu thế kỷ 16. Dịch Tân ước và Thi thiên ra tiếng Pháp. Đưa dân chúng đến Kinh thánh. Dạy dỗ rõ ràng, “chỉ Đức Chúa Trời, Đấng bởi ân điển Ngài, qua đức tin, xưng nghĩa chúng ta cho đến sự sống đời đời”.

5. Guillame Farel (1489-1565)
   Nhân vật lãnh đạo trong phong trào cải chánh tại Thụy sĩ. Kinh nghiệm sự cứu rỗi bởi đức tin trong Con Đức Chúa Trời và sự đầy đủ của công tác đền tội của Ngài. Nhận thức rằng sự cứu rỗi không đến từ công việc nhưng từ ân điển Đức Chúa Trời. Lao tác cách nóng cháy tại Pháp, Thụy sĩ (đặc biệt là tại Geneva) và cuối cùng chiếm được John Calvin.
6. John Calvin (1509-1564)
   Viết bộ sách The constitutes of the christian religion (Những cơ cấu của niềm tín ngưỡng cơ đốc), cung cấp tổ chức lành mạnh nhất và sự hệ thống hóa sáng tỏ nhất về niềm tin và sự sống giữa các công tác trong cuộc cải chánh. Khai triển và giải bày lẽ thật rằng sự xưng nghĩa bởi đức tin và báp têm đại diện bằng chứng lời hứa Đức Chúa Trời. Nhấn mạnh các lẽ thật về vinh quang của Đức Chúa Trời, sự chọn lựa tín đồ, sự bảo đảm của sự cứu rỗi, các nỗ lực của tín đồ tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời như là mục tiêu sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Viết các lời chú thích về Kinh thánh và là một trong các tác giả viết nhiều sách nhất trong cuộc cải chánh. Bênh vực lẽ thật về việc các trưởng lão quản lý hội thánh, mà được các nhà Cải chánh Tô-cách-lan tuân theo và trở thành nguồn gốc của hội thánh Trưởng Lão.
7. Anabaptists:
   Các giáo đoàn anh em Đức quốc đã rao giảng lẽ thật về sự xưng nghĩa bởi đức tin. Nhìn thấy lỗi lầm của việc báp têm cho trẻ con. Dạy rằng con người chỉ nên được báp-têm sau khi biết lẽ thật sự xưng nghĩa bởi đức tin. Khôi phục sự tương giao với Chúa trong nhân linh đối kháng sự phá hỏng của các hình thức tôn giáo và thế tục. Nhiều thánh ca được viết trong nhà tù, biểu hiệu đến mức độ đầy đủ nhất kinh ngiệm về sự đau khổ cho Chúa và tình yêu dành cho Ngài.
8. Menno Simon (1492-1559)
   Một trong các giáo sư chính yếu giữa vòng người Anabaptists. Chuyên cần nghiên cứu Kinh thánh, ấn hành rộng rãi ở Hà Lan để thăm viếng các tín đồ bị truy tố và xây dựng các buổi nhóm. Những môn đệ của ông trở thành người Mennonites ngày nay.
   Những người nhận biết lỗi lầm của hàng giáo phẩm và khôi phục quyền nói năng của mỗi người như một anh em. Một số người của họ đã đi đến Nga để rao giảng phúc âm.
9. William Tyndale (1494-1536)
   Dịch Kinh thánh ra tiếng Anh. Ấn bản đó đã được lưu hành rộng rãi. Tuận đạo.

10. Những Nhà Thanh Giáo (The Puritans)
   Được dấy lên do kết quả ảnh hưởng của John Calvin. Tôn cao Kinh thánh là thẩm quyền cơ bản. Khước từ lời dạy dỗ của nhóm Ni-cô-la và sự thờ lạy thần tượng. Quyết định thiết lập hội thánh theo đường lối Kinh thánh. Bị bắt bớ và tìm chỗ ẩn náu ở Hà Lan. Thành lập hội thánh hội đồng vào năm 1616. Đi thuyền có tên là Mayflower sang Hoa kỳ vào năm 1620, lập nền tảng tại đó và tồn tại đến ngày nay.
11. George Fox (1424-1691)
   Nhà lãnh đạo của người Quakers (Hội các bạn hữu). Theo đuổi kinh nghiệm thuộc linh thiết thực- Nhìn thấy rằng các tín đồ có thể tiếp nhận sự soi sáng trực tiếp từ Chúa. Tin sự cảm thúc trực tiếp của Đức Thánh Linh. Hướng dẫn phần lớn các buổi nhóm theo cách tôn trọng sự vận hành tự do của Đức Thánh Linh.
12. John Bunyan (1628-1688)
   Một nhà Thanh giáo có ân tứ ngoại hạng khi rao giảng lời Chúa. Viết quyển “Cuộc du hành của lữ khách” (The pilgrim’s progress”. Có thể được người ta đọc nhiều hơn hết các sách, ngoại trừ Kinh thánh. Hầu hết 80% lời đàm thoại trong sách đó xuất phát từ các câu trích trực tiếp hay phỏng theo lời Kinh thánh. Tuận đạo.
13. J. Spencer (1635-1705)
   Một nhân vật chính yếu giữa vòng những người phái Kiền Thành (Pietists) trong hội thánh Cải chánh. Đã nhận thấy rằng vào thời ông, hệ phái Luther đã sa bại thành một loại tôn giáo hình thức, dẫy đầy ý kiến của con người. Bênh vực sự trở về với lời dạy dỗ của 1 Cô-rinh-tô 14. Dạy dân chúng từ bỏ các hình thức truyền thống và theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh.
14. Gottfried Arnold (1666-1714)
   Bạn của Spencer. Viết một số sách về vấn đề hội thánh. Coi rằng hội thánh vào thời đó đã lệch hướng với lẽ thật và cần phải trở về lập trường đúng đắn như đã được khải thị trong Tân ước. Làm thức tỉnh hi vọng về sự phân rẽ khỏi thế giới và sự thông công với mọi thánh đồ.

V. Các NHà Thần Bí (The Mystics)
1. Jean De Labadie (1610-1674)
   Chuyên cần nghiên cứu Kinh thánh Tân ước. Tin sự phục hồi hội thánh bao gồm sự trở về với khuôn mẫu của nếp sống hội thánh nguyên sơ và buổi nhóm nên được hướng dẫn theo nguyên tắc của 1 Corinhto 14. Duy trì phúc âm là qui luật duy nhất về đức tin và lòng sùng đạo, rằng quyền năng cho các sự cải cách bên ngoài và nếp sống kỉnh kiền nằm trong sự sống bề trong do thông công với Đức Chúa Trời. Viết các bài giáo huấn về sự cầu nguyện và sự suy gẫm. Bày tỏ rằng chỉ có đoàn thể những ai được tái sinh thật sự mới có thể được coi là hội thánh; nơi đó, mọi người qua Đức Thánh Linh, được hiệp nhất trong một Thân Thể, và nơi đó mọi chi thể của hội chúng được Linh của Christ hướng dẫn.
2. Miguel De Molinos (1640-1697)
   Viết tác phẩm The Spiritual Giude, dạy cho loài người con đường từ chối chính mình và chết với Christ. Sách ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều người vào thời đó.
3. Madame Guyon (1648-1717)
   Kinh nghiệm thập tự giá trải suốt cuộc đời Chị, được thanh tẩy qua sự đẻo gọt và cắt xén của Đức Chúa Trời. Các sách của Chị là “Phương cách vắn tắt, dễ dàng của sự cầu nguyện” và “Một dược thơm dịu ngọt” (tự truyện) rất có ích lợi cho sự phát triển sự sống thuộc linh của các thánh đồ. Hiểu biết sâu sắc về sự việc liên hiệp với ý muốn Đức Chúa Trời và sự từ bỏ bản ngã. Lời của các bài thánh ca số 546 và 724 của Hymn của Living Stream Ministry, là các bài thơ thuộc linh của Chị.
4. Father Fenelon (1651-1715)
   Đồng công với Madame Guyon. Rất sẵn sàng chịu khổ vì Chúa. Giải phóng nhiều sự khải thị thuộc linh.
5. Anh Lawrence (1605-1691)
   Viết quyển “The practice of the presence of God” (Thực hành sự hiện diện của Đức Chúa Trời”. Đây là tác phẩm cổ điển của phái Thần bí, nhấn mạnh kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong nếp sống và trong khi làm việc.
6. Wiliam Law (1686-1761)
   Chấn hưng các lời dạy dỗ của phái Thần bí và làm cho chúng có thể thực hành được. Luận án của ông” A serious call to a devout and holy life” (Tiếng kêu nghiêm trọng cho một cuộc đời sùng đạo và thánh khiết). Đã có ảnh hưởng lớn lao trên đời sống của John Wesley và George Whitefield.

VI. CÁC ANH EM MORAVE:
1. Zinzendorf (1700-1760)
    Nguyên thủy là một nhà quí tộc, một bá tước. Cha ông là người bạn tốt của Spencer. Chịu ảnh hưởng sâu xa của phái Kiền Thành. Mở tài sản mình ra vì cớ Chúa. Tiếp nhận mọi loại tín đồ bị bắt bớ ở mọi nơi đến sống trong lãnh địa của ông, xứ Morave, nước Czech. Cũng phụng hiến chính mình cho công tác do sự hướng dẫn thuộc linh. Qua ông, các Anh Em Morave đã được dấy lên. Đó là nhóm Anh em đầu tiên đi rao giảng phúc âm khắp thế giới. 85 % thành viên của họ cuối cùng đã trở thành giáo sĩ nước ngoài.
2. John Wesley (1703-1781)
   Được cứu và nhìn thấy lẽ thật sự xưng nghĩa bởi đức tin qua sự giúp đỡ của Anh em Morave. Cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm từ các nhà Thần bí như Madame Guyon và William Law. Khôi phục lẽ thật sự thánh hóa, nhận thức con người không chỉ được xưng nghĩa bởi đức tin, nhưng cũng được thánh hóa bởi đức tin nữa. Khởi đầu các buổi nhóm ở Oxford vào năm 1729 vì mục đích thảo luận sự cứu rỗi hồn người và sống cho vinh quang của Đức Chúa Trời. Về sau thành lập hội thánh Giám lý (Methodist).
3. Charles Wesley (1707-1771)
   Cùng lao tác với anh mình, John Wesley. Là một nhà viết thánh ca bậc thầy. Các tác phẩm của ông vượt quá con số 6000. Về giá trị thuộc linh cao cả, phần lớn thánh ca chứa đựng các lời giải bày về các giáo lý chính yếu được dạy trong Kinh thánh và biểu lộ sự thờ phượng cùng các kinh nghiệm bề trong của nhân linh mà thốt lên các niềm ước vọng và lời ngợi khen từ tấm lòng được Linh Đức Chúa Trời chạm đến.
4. George Whitefield (1714-1770)
   Bắt đầu tổ chức các buổi nhóm ngoài trời chung với hai anh em Wesley và đưa dân chúng đến cùng Chúa theo cách nầy. Về sau, phần lớn cuộc đời ông là giảng tại Mỹ Quốc. Khôi phục phúc âm của ân điển. Bênh vực việc tiếp nhận sự bình an của Christ do đức tin và một cuộc đời phụng hiến hoan hỉ như là kết quả của sự cứu rỗi. Một lần kia, ông nói, “hãy để cho mọi danh khác bị từ bỏ, chỉ hãy tôn cao danh của Christ”.

VII. CÁC ANH EM ANH QUỐC:
1.Các Anh em Anh quốc:
   Khôi phục hai sự việc về sự kêu gọi thuộc thiên của hội thánh và sự hiệp nhất của hội thánh. Nhìn thấy lỗi lầm của các tổ chức hệ phái. Nhận thấy chỉ có một Thân thể của Christ, hội thánh không được hình thành theo các ý kiến của loài người, nhưng nên ở dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Thánh Linh. Các Anh em là các nhà giải kinh rất xuất chúng về các tiêu biểu khác nhau trong Kinh Cựu ước. Họ đưa ra sự phân biệt sáng tỏ giữa các lời tiên tri Kinh thánh về dân Do thái và các lời tiên tri về hội thánh. Ấn phẩm rất dồi dào. Mãi đến ngày nay, thần đạo học của họ vẫn được xếp hàng cao nhất trong cơ đốc giáo.
2. Anthony Norris Groves (1795-1853)
   Khởi đầu các buổi nhóm của Anh em. Nhìn thấy lỗi lầm về sự phong chức mục sư của các hệ phái. Rao phúc âm ở Trung đông và Ấn độ.
3. John Nelson Darby (1800-1882)
   Xuất bản quyển “ Bản chất về sự hiệp nhất hội thánh của Christ”. Đó là quyển đầu tiên giữa hàng ngàn sách do các Anh Em xuất bản. Thông thạo tiếng Hi lạp và Hê-bơ-rơ. Dịch Kinh thánh ra tiếng Đức, Pháp và Anh. Tác phẩm “Toát yếu các sách của Kinh thánh” có thẩm quyền trong hạng loại nầy. Rao phúc âm rộng rãi vì cớ Chúa. Vẫn sống độc thân cả đời. Ông nói, “Christ là mục tiêu độc nhất trong đời sống tôi, sống là Christ”. Ông cũng nói, “Có 3 điều tôi thường suy nghĩ: thứ nhất, Đức Chúa Trời là Cha tôi và tôi là ban tứ của Ngài cho Con yêu dấu của Ngài. Thứ hai, Christ là sự công nghĩa của tôi. Thứ ba, Christ là mục đích của đời sống tôi ngày nay và niềm vui của tôi trong cõi đời đời”.
4. John Giffrod Bellett (1795- ?)
   Bạn học của Darby trong trường đại học Trinity ở Dublin. Nhìn thấy sự lỗi lầm trong sự dạy dỗ của nhóm Ni-cô-la. Khôi phục các buổi nhóm theo sự tương giao hỗ tương và sự theo đuổi thuộc linh giữa các tín đồ.
5. George Muller (1805-1898)
   Học được nhiều bài học tuyệt vời về sự cầu nguyện và về đức tin trong lời Đức Chúa Trời. Thành lập một cô nhi viện và sống bằng đức tin trong sự việc liên hệ về các nhu cầu tài chánh. Khôi phục lẽ thật về sự đòi hỏi các lời hứa của Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện và chứng cớ về nếp sống bằng đức tin. Trong cuộc đời ông, được Chúa đáp lời cầu nguyện hàng triệu lần.
6. C.H.Mackintosh (1820-1896)
   Viết tác phẩm “Những ghi chú về Ngũ Kinh”, là thẩm quyền trong hạng loại nầy. Khôi phục sự hiểu biết đúng đắn về các tiêu biểu (hình bóng).

7. William Kelly (1820-1906)
   Các sự dạy dỗ và thực hành của Darby được tiếp nhận như là sự giải nghĩa và áp dụng tốt nhất qua Kelly. Được Spurgeon miêu tả là một trong các nhà thần đạo tốt nhất giữa các Anh em và là người có tâm trí to lớn như vũ trụ.
8. Robert Govett (1813-1901)
   Nhìn thấy sự việc phần thưởng cơ đốc nhân. Khám phá rằng điều chân thật là một người được cứu rỗi bởi đức tin, anh được ban thưởng theo các công tác của anh trước mặt Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi là sự việc của sự sống, còn phần thưởng là sự việc của nếp sống. Khôi phục hai chi tiết chủ yếu của lẽ thật. Thứ nhất, các cơ đốc nhân có thể sẽ bị loại trừ khỏi vương quốc thiên hi niên. Vì vậy, người tín đồ phải trung tín và chuyên cần. Thứ hai, không phải mọi tín đồ sẽ được cất lên trước đại nạn. Chỉ những tín đồ đắc thắng và trung tín sẽ tham dự trong sự cất lên sớm sủa nầy.
9. G.H. Pember (1837-1910)
   Các tác phẩm của ông, “Các lời tiên tri lớn”, “Các thời đại tối cổ của địa cầu” và “Hai Babylon”, được mọi người nhìn nhận là các sách giải kinh ngoại hạng của Kinh thánh.
10. David Morrison Panton (1870-1955)
   Xuất bản tạp chí “Rạng đông”, là tạp chí có thẩm quyền về các bài nghiên cứu các tiêu biểu (hình bóng) và các lời tiên tri.
11. Andrew Miller (1810-1883)
   Viết tác phẩm “Lịch sử hội thánh”, là tác phẩm rất đúng Kinh thánh giữa vòng nhiều tác phẩm cùng hạng loại.
12. George Cutting
   Viết tiểu phẩm “Sự an toàn, sự chắc chắn và sự vui hưởng”, nói cùng dân chúng rằng họ có thể có sự bảo đảm sự cứu rỗi, do đó khôi phục sự bảo đảm của sự cứu rỗi. Hướng dẫn sự khôi phục đầy đủ về lẽ thật liên quan phúc âm.

VIII. CÁC CƠ ĐỐC NHÂN TIN LÀNH:
1. William Carey (1761-1834)
   Chịu ảnh hưởng bởi các tác phẩm phái Thần bí của William Law. Tin rằng con người có trách nhiệm và khả năng tiếp nhận phúc âm. Viết tác phẩm, “Chất vấn các nghĩa vụ của các cơ đốc nhân sử dụng phương tiện để hoán cải dân ngoại đạo”. Thành lập hội Baptist đặc biệt để truyền bá phúc âm giữa dân ngoại đạo. Truyền phúc âm ở Ấn độ suốt 40 năm. Dịch Kinh thánh ra nhiều thổ ngữ Ấn độ. Đem lại bầu không khí phúc âm tại Ấn độ và Anh quốc.
2. David Livingstone (1813-1873)
   Cung hiến cả cuộc đời cho công tác phúc âm tại Phi châu.
3. Charles Finney (1792-1875)
   Một chiếc bình mà qua đó cuộc phục hưng lớn lao ở Hoa Kỳ đã xảy ra. Thấy sự phục hưng là sự khôi phục của các cơ đốc nhân về tình yêu đầu nhất và sự hối cải của các tội nhân về các tình trạng quá khứ của anh ta. Làm thức tỉnh và sửa sai các hội thánh thối lui phải chú tâm các sự việc của Đức Chúa Trời. Tuyên bố rằng phương tiện của Đức Chúa Trời hướng về các tội nhân là sự đổi mới và tôn đại hình ảnh của Christ trong các tín đồ Ngài và chứng cớ vinh diệu trong nếp sống của họ.

4. Hudson Taylor (1832-1905)
   Viết tiểu phẩm “Liên hiệp và thông công”, diễn giảng một số kinh nghiệm sâu nhiệm trong Christ. Khôi phục lẽ thật về sự liên hiệp và thông công với Christ. Thành lập “Hội truyền giáo Trung Hoa nội địa”, đem lại sự đóng góp rất đáng kể về công tác phúc âm tại Trung quốc.
5. C. H. Spurgeon (1834-1892)
   Mục sư Baptist Anh quốc. Chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm của phái Thanh giáo. Được kêu gọi xây dựng một hội thánh trên các nguyên tắc Tân ước. Có ân tứ lớn trong khâu rao giảng. Vợ ông phân phát các sách của ông cho các giảng sư nghèo ở khắp mọi nơi để họ tiếp nhận sự cung cấp thuộc thinh.
6. D L. Moody (1837-1899)
   Một nhà giảng Tin lành vĩ đại. Thực hành rao giảng phúc âm ít nhất cho một người mỗi ngày. Du hành đến các thành phố lớn ở Anh quốc và Hoa kỳ. Nhấn mạnh nhu cầu sự cầu nguyện. Nỗ lực làm một người thuận phục Đức Chúa Trời cách hoàn toàn và tuyệt đối. Trong suốt cuộc đời, ông đã du hành hàng triệu dặm, rao giảng cho hơn 100 triệu người và cầu nguyện cách cá nhân cho 755.000 tội nhân.
7. A.B. Simpson (1843-1919)
   Đánh giá sự trở về kinh nghiệm sống bằng đức tin như trong thời đại các sứ đồ. Kinh nghiệm sự giải hòa với Đức Chúa Trời qua Chúa Jesus, sự đầy dẫy Đức Thánh Linh qua sự dâng mình hoàn toàn, và cuộc đời hoàn toàn tin cậy Chúa. Cũng khám phá lẽ thật và sự chữa bệnh thần thượng và kinh nghiệm điều đó, nhưng ông không nhấn mạnh sự chữa bệnh, chỉ nói rằng sự sống phục sinh đắc thắng sự yếu đuối của xác thịt. Dạy rằng một người có thể đắc thắng khải hoàn trên bệnh tật qua việc biết Christ như là Đấng quyền năng và Đấng Giải cứu.

IX. CÁC CƠ ĐỐC NHÂN NGŨ TUẦN:
   Vào năm 1909 tại Los Angeles, đường Azusa, đã kinh nghiệm báp-têm của Đức Thánh Linh, do đó khôi phục kinh nghiệm lễ Ngũ tuần và đưa đến phong trào Ngũ tuần hiện tại.

X. CÁC CƠ ĐỐC NHÂN SỰ SỐNG BỀ TRONG:
1. Robert Pearsall Smith (1827--?)
   Khôi phục lẽ thật về sự thánh hóa bởi sự dâng mình. Thấy sự thánh hóa không chỉ do đức tin suông mà đến, nhưng bởi sự dâng mình nữa. Giảng nhấn mạnh rằng con người được thánh hóa không chỉ bởi đức tin, nhưng bởi sự dâng mình qua đức tin.
2. Bà Hannah Smith (1832--?)
   Viết tác phẩm, “Bí quyết đời sống hạnh phúc của cơ đốc nhân”.
3. Andrew Murray (1828-1917)
   Viết tác phẩm “ Cư ngụ trong Christ”, “Linh của Christ” và “Nơi chí thánh”.v.v.. chủ yếu diễn giảng về công tác sự cầu nguyện, thực tại của sự thánh hóa và nhu cầu của Đức Thánh Linh. Khôi phục sự hiểu biết và kinh nghiệm về Christ là Linh. Tiếp tục đường hướng lẽ thật về sự từ bỏ bản ngã do các người như Madame Guyon rao giảng. Đồng công với Evan Hopkins của Anh quốc và số người khác, hướng dẫn các cuộc hội đồng ở Đức, Anh và các chỗ khác, mà là khởi đầu của điều được gọi là các hội đồng Keswick (Kewick Conventions).

4. Jessie Penn-Lewis (1861-1927)
   Đọc các tác phẩm của Madame Guyon trên giường bệnh và được Chúa dấy lên rao giảng lẽ thật về thập tự giá. Công bố lẽ thật thập tự giá là trung tâm công tác của Đức Chúa Trời và nền tảng cho mọi sự việc thuộc linh. Nhìn thấy sự xử lý của thập tự giá đối với người cũ. Khôi phụ lẽ thật về tình trạng chiến tranh thuộc linh. Hợp tác với Evan Robert viết tác phẩm War on the saints ( phô bày công tác làm giả mạo của các uế linh)- Ấn hành tạp chí “Người đắc thắng”( The overcomer).
5. Evan Robert (1878-1951)
   Khôi phục lẽ thật về vương quốc và đem lại cuộc phục hưng lớn ở xứ Wales (Anh quốc). Dạy rằng công tác phục hưng của Đức Thánh Linh được đem đến qua một nhóm người chịu uốn cong và thuận phục- Cũng bắt đầu hiểu công việc của các ác linh.
6. T. Austin-Sparks (1888-1971)
   Ấn hành tạp chí “Chứng nhân và chứng cớ”. Nhìn thấy sự phục sinh là sự sống đi vào sự chết, trải qua sự chết, và ra khỏi sự chết. Đó là đôi điều sự chết không thể nuốt được. Cũng nhìn thấy các lẽ thật về nếp sống hội thánh, Thân thể Christ, mục đích đời đời của Đức Chúa Trời và Giê-ru-sa-lem mới.
7. M.E. Barber (1866-1929)
   Trước kia là một giáo sĩ Anh quốc, được sai đến Trung Hoa cho công tác phúc âm. Sau đó lìa bỏ hệ phái và đáp tiếng kêu gọi của Chúa để làm một hạt giống lúa mì tốt, gieo xuống Trung Hoa. Làm thay đổi phong trào rao phúc âm sớm sủa tại Trung Hoa thành sự theo đuổi về kinh nghiệm sự sống thuộc linh. Quen biết nhiều với các công tác của Anh em và các cơ đốc nhân sự sống bề trong. Có kinh nghiệm thuộc linh sâu sắc. Là thầy giáo thuộc linh, qua đó Watchman Nee đã tiếp nhận rất nhiều lợi ích. Khi rời khỏi thế giới nầy, để lại bản Kinh thánh của mình, và Chị đã tặng cho Watchman Nee. M.E. Barber có viết 20 bài thơ thuộc linh, và Living Stream Ministry đã phổ nhạc thành 20 hymns, như các Hymn số 377, 628, 710, 775, 880...

XI. SỰ KHÔI PHỤC HIỆN HỮU CỦA CHÚA:
1. Watchman Nee (1903-1972)
   Được Chúa dấy lên tại Trung quốc vào đầu thế kỷ nầy. Mở ra công tác khôi phục của Chúa trong thời đại hiện tại. Thừa kế tinh hoa của sự khôi phục trải suốt các thế kỷ. Tiết lộ cách đầy đủ sự khải thị trung tâm của Kinh thánh trong các phương diện sự cứu rỗi, hội thánh, Christ là sự sống, và Thân Thể Christ, rồi hướng dẫn các thánh đồ thực hiện sự khải thị thần thượng. Dấy lên hơn 400 hội thánh tại Trung Hoa. Sau đó bị cầm tù vì cớ Chúa. Tuận đạo. Các sự phong phú của chức vụ Anh lan tràn đến các xứ sở khác của thế giới qua các sự in ấn, tác động ảnh hưởng sâu xa cả tại Trung Hoa và nước ngoài.
2. Witness Lee ( 1905-1997)
   Một đồng công của Watchman Nee. Kế tiếp chức vụ mà Watman Nee đã tiếp nhận từ Chúa và phát triển nó nhiều hơn nữa. Giải phóng sự khải thị đỉnh cao trong Kinh thánh về cuộc gia tể đời đời của Đức Chúa Trời. Giới thiệu mục tiêu tối hậu trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, đó là Đức Chúa Trời trở thành một người và con người trở thành Đức Chúa Trời trong sự sống và bản chất cho sự cấu tạo Thân Thể Christ để tổng kết trong Giê-ru-sa-lem mới, sự hòa nhập phổ thông của thần tánh liên kết và hòa quyện với nhân tánh. Đã đưa sự khôi phục hiện hữu của Chúa đến đỉnh cao của sự khải thị thần thượng. Dấy lên hơn 2000 hội thánh trong 6 châu lục trên địa cầu, đạt đến đỉnh cao của sự truyền bá./.
( Nguồn: Living Stream Ministry)