Anthony Groves Norris sanh ngày 1 tháng 2 năm 1795 và qua đời ngày 20 tháng 5, năm 1853, đã được mô tả
Ý nghĩa của Groves nằm trong ước muốn của ông là làm đơn giản hóa nhiệm vụ của các hội thánh và các hội truyền giáo bằng cách quay trở lại các phương pháp của Christ và các sứ đồ của Ngài được mô tả trong Tân Ước. Là một nhà truyền giáo, mục tiêu của ông là giúp đỡ các người hoán cải ở bản địa hình thành hội thánh riêng của họ, mà không phụ thuộc vào sự đào tạo, uy quyền hoặc tài chính nước ngoài. Cuối cùng, ý tưởng của ông đã được chấp nhận cách rộng rãi trong giới Tin Lành.
Tiểu sử
* Thiếu thời:
* Được Kêu Gọi Cho công việc truyền giáo:
Trong năm 1826, trong khi tiếp tục nghề nha khoa của mình ở Exeter, ông ghi danh như là một sinh viên ngoại trú của trường đại học thần học Trinity, ở Dublin, với ước mơ về sự phong chức trong Giáo hội Anh và sự bổ nhiệm của Hội Truyền Giáo Hội Thánh (CMS). Việc ông nghiên cứu kinh Tân Ước đã dẫn ông để chỗ tin rằng các sự thực hành của Hội Thánh đầu tiên nên được coi là một mô hình cho mọi thời đại và văn hóa, và điều này khiến ông xem xét việc rút lui khỏi trường đại học Trinity, và ra khỏi CMS, cũng như ra khỏi sự tương giao trong Anh giáo của mình, theo lời khuyên của vợ. Tuy nhiên, ông đã để tiền lo cho sự ghi danh đó rồi, và ông nghĩ rằng mình sẽ bị người ta suy nghĩ là hay thay đổi, nếu đột nhiên ông từ bỏ sự ghi danh của mình. Nhưng, buổi sáng trước khi ông khởi hành đi Dublin, ông đã được đánh thức bởi một tiếng ồn, sau khi điều tra, và đã phát hiện một vụ trộm đã xảy ra. Hai gói tiền trong ngăn kéo của ông - một gói có 40 bảng Anh cho chuyến đi Dublin và một goqi có 16 bảng Anh cho các loại thuế: chỉ các gói tiền 40 bảng Anh đã bị mất. Groves tiếp nhận sự việc này như một dấu hiệu từ Đức Chúa Trời, là ông không phải đi Dublin, và sau đó ông đã từ bỏ ý tưởng theo học tại Dublin thêm nữa.
Ông đã nhóm họp với các tín hữu cơ đốc khác trong nhà riêng của họ để nghiên cứu giáo lí của các sứ đồ, để tương giao, bẻ bánh, và cầu nguyện, như là tập quán của Hội Thánh đầu tiên (Công. 2:42), mà không cần sự hiện diện của bất kỳ một chức sự được phong chức nào cả. Chính ở đây mà ông đã gặp J. N. Darby và những người khác, là những người sau này trở thành các nhà lãnh đạo nổi bật trong phong trào các anh em Plymouth . Ông càng ngày càng quan tâm đến sự trôi dạt của các anh em Plymouth tiến tới chủ nghĩa bè phái dưới sự lãnh đạo của Darby và Anthony đã tự liên kết với George Müller khi các anh em chia rẽ vào năm 1848, để hình thành các anh em mở (Open Brethren) và các anh em độc quyền (Exclusive Brethren).
* Truyền Giáo tới Baghdad
Năm 1829, Groves và vợ của ông là Mary, khởi hành đi đến Baghdad , cùng với hai cậu con trai của họ, Henry và Frank, và đi kèm với một số bạn bè cơ đốc, một trong số đó là John Kitto. Đoàn thứ hai tham gia vào năm sau, bao gồm Francis William Newman và John Vesey Parnell. Trong tháng 3 năm 1831, Baghdad lâm vào cảnh nghèo khổ dữ dội, nào là nội chiến, bệnh dịch hạch, lũ lụt và nạn đói, trong đó Groves chịu đựng cái chết của vợ và đứa con gái mới sinh ra.
* Truyền Giáo đến Ấn Độ
Tại thời điểm này, một điều lệ sửa đổi cấp cho Công ty Đông Ấn Độ đã mở đường cho công việc truyền giáo không hạn chế ở Ấn Độ. Dựa vào lời mời từ Đại tá Arthur Cotton, năm 1833, Groves thăm viếng rộng rãi giữa các nhà truyền giáo ở Ấn Độ, và thấy cánh cửa mở ra cho phúc âm ở nhiều nơi của đất nước đó. Vào năm 1834, ông cùng đi với nhà giáo dục truyền giáo người Scotland, Alexander Duff, từ Calcutta tới Scotland, và Groves phải nuôi dưỡng ông ta cho bình phục sức khỏe từ từ. Duff có thể còn nợ cuộc đời mình đối với sự quan tâm của Groves, như thực sự Cotton Arthur đã làm trong một cơ hội trước đó.
Trong thời gian ở Anh quốc, Groves kết hôn lần thứ hai. Vợ ông là Harriet Baynes. Hôn lễ diễn ra vào ngày 25 tháng tư năm 1835 tại nhà thờ St. Mary, Great Malvern. Cô đi cùng Groves , khi ông trở về Ấn Độ vào năm 1836. John Kitto, Edward Cronin và John V Parnel (Baron Congleton II) đồng đi với Groves. Được tái kết nối với hai người con trai của ông và những người khác từ Baghdad, ông thành lập một đoàn truyền giáo ở Madras, chủ yếu do nghề nha khoa của ông hỗ trợ tài chánh, và sau đó lập trang trại và cơ sở tại Chittoor. Ông đã tuyển dụng một số các nhà truyền giáo để hỗ trợ các nỗ lực hiện có tại một số phần đất của Ấn Độ, và đi tiên phong dự án mới, đặc biệt là ở đồng bằng sông Godavari và Tamilnadu.
Tác giả
Năm 1825, Groves đã viết một cuốn sách nhỏ nhan đền “Tình trạng tận hiến cơ đốc”, giải thích sự dạy dỗ của Chúa Giêsu liên quan đến sự quản lý của cải vật chất. Ông khuyến khích mọi cơ đốc nhân sống theo cách kinh tế, tin cậy vào Đức Chúa Trời cung cấp nhu cầu của họ, và dâng hiến thu nhập của họ cho chính nghĩa của phúc âm. Cuốn sách nhỏ này có sự tác động lớn trên George Mülle, và qua Groves, cũng tác động trên James Hudson Taylor (người đã sớm được hoán cải và đã tham dự cuộc nhóm họp ở Kennington, nơi Edward Cronin là dân địa phương) và nhiều nhà lãnh đạo cơ đốc quan trọng khác.
Những trang nhật ký đầu tiên của Groves nhan đề “ Nhật ký về sự cư trú tại Baghdad” đã được AJ Scott chỉnh sửa và J. Nisbet, London xuất bản vào năm 1831 & 1832. Sau khi ông chết, cuốn hồi ký của ông được người vợ góa bụa của ông, Harriet Groves, xuất bản vào năm 1856, nhan đề “Hồi ký của A.N. Groves quá cố”, có chứa đựng các thư từ và nhật ký của ông.
Thư Từ:
Trong suốt cuộc đời của mình, Groves trao đổi thư từ với các nhà lãnh đạo nổi bật của phong trào các anh em đầu tiên. Thư của ông là một nguồn chính yếu đáng chú ý cho các sử gia của các anh em Plymouth .
Cha đẻ của các hội truyền giáo đức tin
Quyển tiểu sử về ông do R.B. Dann viết ra, cho thấy Anthony Norris Groves Norris có thể được coi một cách đúng đắn là "cha đẻ của các hội truyền giáo đức tin". Bằng tấm gương của mình, ông thách thức nhiều suy nghĩ trước đây về nhiệm vụ truyền giáo thông qua các chuyến đi của mình đến vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) và Ấn Độ mà ông đã đảm đương, dù không có sự ủng hộ của Nhà nước hoặc Giáo Hội. Thay vào đó, ông đưa vào thực hành các nguyên tắc Kinh Thánh là tin cậy vào một mình Đức Chúa Trời cung cấp mọi nhu cầu của mình.