ngày 08 tháng 10 năm 1936, là nhà truyền giáo hội Trưởng lão Canada đầu tiên đến Trung Quốc, với vợ của mình, Rosalind (Bell-Smith) Goforth. Jonathan Goforth trở thành nhà phục hưng truyền giáo quan trọng nhất vào đầu thế kỷ 20 ở Trung Quốc và giúp thiết lập tình trạng phục hưng làm một yếu tố quan trọng trong các hội truyền giáo Tin Lành ở Trung Hoa.
Goforth lớn lên trong hạt Oxford, trang trại Ontario,là con thứ bảy trong gia đình mười một người con. Với tư cách là một người trẻ, ông dạy học tại Thamesford, Ontario. Đang khi nghe người đồng hương hạt Oxford , George Leslie Mackay, là nhà truyền giáo Trưởng lão cho Đài Loan, nói chuyện. Sau đó, Goforth tuyên bố mình cảm nhận một sự kêu gọi từ Đức Chúa Trời để đi đến Trung Quốc. Ông theo học đại học Toronto, và đại học Knox, nơi ông tốt nghiệp vào năm 1887, và đã được trao bằng tiến sĩ thần đạo vào năm 1915. Trong quá trình được đào tạo của mình, Goforth gặp Rosalind Bell-Smith tại hội truyền giáo liên hiệp Toronto. Cô đã được sinh ra tại London, Anh quốc, và đã lớn lên ở Montreal, Canada. Họ kết hôn vào năm 1887, là năm cuối cùng của ông tại Knox, và sau nầy họ đã có mười một người con, sáu người sống sót sau thời thơ ấu.
.
Goforth được rất nhiều sự hỗ trợ của các bạn cùng lớp của mình để trở thành một nhà truyền giáo ở nước ngoài. Ông cũng đã đọc cuốn sách của Hudson Taylor, là tác phẩm, “ Nhu cần và các sự đòi hỏi thuộc linh của Trung Hoa”, một cuốn sách mà ông đã đặt mua nhiều bản, và gửi chúng cho nhiều mục sư mà ông quen biết để thúc đẩy công việc truyền giáo ở Trung Quốc.
Goforth được rất nhiều sự hỗ trợ của các bạn cùng lớp của mình để trở thành một nhà truyền giáo ở nước ngoài. Ông cũng đã đọc cuốn sách của Hudson Taylor, là tác phẩm, “ Nhu cần và các sự đòi hỏi thuộc linh của Trung Hoa”, một cuốn sách mà ông đã đặt mua nhiều bản, và gửi chúng cho nhiều mục sư mà ông quen biết để thúc đẩy công việc truyền giáo ở Trung Quốc.
Goforths được gửi đi làm người tiên phong đến miền bắc tỉnh Hà Nam, Trung Hoa, vào năm 1888. Công việc của họ rất khó khăn và họ đã mất năm trong mười một đứa con vì ốm đau.
Năm 1900, vợ chồng Goforth đã bỏ chạy nhiều dặm dọc theo đất nước Trung Quốc trong cuộc nổi loạn của Quyền Phỉ. Jonathan bị tấn công và bị một người dùng một thanh kiếm làm cho bị thương, nhưng cả hai vợ chồng đều sống sót và thoát khỏi cách an toàn đến một trong những hải cảng có hiệp ước mua bán giữa Trung quốc và nước ngoài.
Vợ chồng Goforth trở về
Năm 1907, hoàn cảnh đã đưa ông chứng kiến tận mắt sự phấn hưng khuấy động ở Hàn Quốc ("Khi ngọn lửa của Đức Linh quét qua Hàn Quốc" , năm 1943, đại diện cho phản ứng của ông. Khi ông trở lại Trung Quốc thông qua đường Mãn Châu, các hội đoàn ở đó mời ông trở lại trong đầu năm 1908. Trong chuyến thăm mở rộng này có xảy ra cuộc phục hưng chưa từng có của Mãn Châu. Do cuộc phục hưng đầu tiên như vậy, ông được nổi tiếng cách công khai trên toàn quốc Trung Hoa, cũng như trên trường quốc tế. Sự phục hưng đã biến đổi cuộc sống và chức vụ của Goforth, từ đó ông chủ yếu làm một nhà truyền giảng phúc âm và là nhà phục hưng lưu động, chứ không là một nhà truyền giáo định cư. Ông cũng trở thành một trong những giáo sĩ nổi tiếng nhất của toàn đất nước Trung Quốc, được nhiều người ngưỡng mộ, nhưng bị chỉ trích bởi một số người có "tính dể cảm động."
Vào năm 1925, ông quyết định ở lại trong hội thánh ở Canada, và trạm truyền giáo Hà Nam của ông đã được chuyển qua sự hỗ trợ của Hội thánh liên hiệp của Canada. Ông và Rosalind, mặc dù tuổi tác đã cao và sức khỏe suy yếu, nhưng sau đó họ được Hội thánh liên hiệp của Canada gửi đi để bắt đầu công việc Chúa ở Mãn Châu, nơi họ vẫn còn ở lại cho đến khi thị lực của ông đã suy sụp vào năm 1935. Goforth vẫn hoạt động trong những năm 1930, đặc biệt là ở Mãn Châu, vào năm 1931. Vợ chồng Goforth đồng là tác giả tác phẩm "Những cuộc sống kỳ diệu của Trung Quốc". Sau khi ông qua đời ở Toronto, Rosalind, vợ ông, cũng là một nhà văn có khả năng, đã lần đầu tiên xuất bản vào năm 1920, một tác phẩm mà bà đã viết "Goforth của Trung Quốc" (1937, in lại nhiều lần ), và cuốn tự truyện của riêng bà, "Leo núi: hồi ký của vợ một nhà truyền giáo" (1940 ).
Những năm cuối cùng của họ ở
Ông Goforth có nói:"Tôi yêu những ai giảng lời như tiếng sấm sét. Thế giới cơ đốc đang ngủ như chết.. Không có gì ngoại trừ một tiếng nói lớn mới có thể thức tỉnh họ ra khỏi cơn ngủ say đó.”
Minh Khải