Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Vưuơng Quốc, Quyền Năng, Vinh Quang-2



VƯƠNG QUỐC CỦA SỰ SÁNG XUNG ĐỘT
VỚI VƯƠNG QUỐC CỦA SỰ TỐI TĂM.
Kinh văn: Sáng 1:1-3, II Cô 4:3, 4, 6
Giăng 1:1, 4, 5
Chúng ta tiếp tục suy nghĩ Vương quốc Đức Chúa Trời là gì? Chúng ta thấy rằng từ ban đầu đã có một sự xung đột lớn trong vũ trụ này về sự việc: Ai sẽ có sự quản trị. Tân ước diễn giảng về hai Vương quốc, Vương quốc của Đức Chúa Trời và Vương quốc của Satan, Vương quốc của Con yêu dấu của Đức Chúa Trời và Vương quốc của kẻ muốn chiếm đoạt chỗ của Con Đức Chúa Trời, và hai Vương quốc đó đã xung đột nhau cách ghê gớm suốt cả lịch sử thế giới này. Về Vương quốc của Đức Chúa Trời, chúng tôi đã nói rằng đó là sự cai trị tối thượng của Đức Chúa Trời. Chúng ta diễn giảng về việc “bước vào Vương quốc Đức Chúa Trời”, và theo cách đó chúng ta nghĩ về Vương quốc Đức Chúa Trời như là một lãnh vực cai trị của Đức Chúa Trời, nhưng có vài điều chúng ta phải rất sáng tỏ, dù điều đó rất dễ giải thích.

ĐỨC CHÚA TRỜI CAI TRỊ BẰNG BẢN CHẤT CỦA NGÀI.
Chúng ta đã có thể nghĩ về một Vương quốc như là một chỗ, và một số người tại chỗ đó, tiếp theo chúng ta nghĩ về một ít người, như một nhà độc tài, chuyên chế có sự quản trị tại chỗ đó trên số dân kia. Chúng ta đã có thể nói Ai Cập là Vương quốc của ông X, rằng Anh quốc là Vương quốc của ai khác, nhưng đó không  phải là ý tưởng về Vương quốc Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không cai trị như một nhà chuyên chế hay nhà độc tài. Vương quốc Đức Chúa Trời bao gồm những kẻ giống như Ngài. Đó là những gì sắp xảy ra vào lúc cuối cùng. Ngày nay Vương quốc đang đến, và khi nó đến cách đầy đủ, nó sẽ là và chỉ là dân giống như Đức Chúa Trời. Tôi ngạc nhiên nếu anh em hiểu những gì tôi ngụ ý khi nói rằng Đức Chúa Trời cai trị bằng bản chất của Ngài, Sự cai trị của Đức Chúa Trời dựa trên căn bản Ngài là gì. Đó là cách Ngài cai trị bây giờ. Khi chúng ta nói: “Ý chỉ Cha được thành tựu”, chúng ta phải thêm ngay, “trên trái đất như trong trời”. Vương quốc Đức Chúa Trời ăn khớp với những gì thỏa mãn bản chất của Đức Chúa Trời.
Chúng ta có hai điều suy nghĩ. Thứ nhất, để thuộc về Vương quốc Đức Chúa Trời, chúng ta phải được tái cấu tạo theo đúng Đức Chúa Trời. Anh em biết cánh cửa đã đóng lại đối với mọi người mà đã không được tái cấu tạo theo Đức Chúa Trời. Thí dụ: một số người muốn ở trong Vương quốc Đức Chúa Trời và họ đến cửa, họ thấy chữ “không thể vào ” trên cửa đó. “Các anh không thể vào đây”. Phải có đôi điều xảy ra trong các anh trước khi các anh vào đây. Lãnh vực này thuộc về dân chúng là đã hoàn toàn khác biệt với anh em là những gì theo bản chất”.
Anh em nhớ rằng Chúa Jésus đã kể một ẩn dụ về một người dọn tiệc lớn, và để tham dự các quan khách phải mặc một loại áo xống nào đó. Khi chủ tiệc bước vào xem khách dự, ông ta thấy một người không có áo xống, ông ta nói: “Bạn ơi, sao bạn vào đây mà không có áo xống vậy?” Nói cách khác, “Anh không có quyền đến đây”. Chủ tiệc truyền tôi tớ trói người đó và ném ra ngoài. Qua thí dụ đó Chúa Jésus giải thích chính nguyên tắc này: nếu anh em muốn ở trong Vương quốc Đức Chúa Trời, đôi điều gì phải xảy ra để làm cho anh em thích ứng với Vương quốc đó.
Tôi muốn bàn với anh em về Giăng 3:. Tôi tin chắc rằng sự dị biệt duy nhất giữa Ni cô đem và người dự tiệc cưới là, người sau đã vào trong mà bị ném vào chỗ riêng, nhưng Ni cô đem chưa tái sanh chưa hề bước vào. Anh em chú ý rằng Ni cô đem có liên hệ với Vương quốc. Ông là người rất tín ngưỡng, có học vấn cao, một con người được tôn kính giữa loài người trong thế giới này. Có lẽ anh em không thấy có lỗi lầm nào, nhưng Jésus nói cùng ông: “ngoại trừ một người được sinh ra từ trên, anh ta không thể thấy Vương quốc Đức Chúa Trời” (Giăng 3:3) và “ngoại trừ một người được sinh ra bằng nước và Linh, anh ta không thể bước vào Vương quốc Đức Chúa Trời” (Giăng 3:5). Chẳng những không được vào, thậm chí anh ta không thể thấy được.
Có đôi điều về Vương quốc Đức Chúa Trời mà cần phải có sự cấu tạo hoàn toàn mới mẻ. Trong thời kỳ này chúng ta nghe rất nhiều về ngoại tầng không gian, và chúng ta đưa người vào đó. Anh em đã xem các bức hình các phi hành gia đó chưa? Anh em có thể khó nhận ra họ là người. Họ mang đầy các bộ đồ nhân tạo đến nỗi anh em khó nhìn thấy họ. Họ không có đủ tư cách sống ở ngoại không gian, do đó phải có phổi nhân tạo. Theo một nghĩa họ phải được tái cấu tạo theo nguyên tắc khác. Đó chỉ là một sự minh họa về Giăng 3:. Có thể Jésus đã nói cùng Ni cô đem: “Ni cô đem ơi, nếu ngươi muốn vào Vương quốc Đức Chúa Trời, ngươi phải chết. Ngươi không có sự trang bị để sống trong bầu không khí hiếm hoi đó”. Điều đó rất đơn giản. Nếu anh em đã đưa một người mà đời sống họ quen ở trong thế giới này, thế giới này là mọi sự cho người, vào một buổi nhóm như vầy, nơi chúng ta đang hát các thánh ca kỳ diệu này và đàm đạo về các điều thiên thượng, anh em biết, mắt của người đó sẽ cứ luôn nhìn ra cửa. Anh ta sẽ cứ cựa quậy tại chỗ ngồi và nói: “tôi rất hoan hỉ khi buổi nhóm này kết thúc và tôi sẽ bước ra. Tôi ra khỏi đây càng sớm càng tốt”. Anh em thấy ý nghĩa chưa? Họ đã không được cấu tạo theo lãnh vực của Đức Chúa Trời.
Nên Vương quốc Đức Chúa Trời chính là Đức Chúa Trời là gì trong bản chất của Ngài. Đây không phải là lãnh vực mà trong đó Đức Chúa Trời cai trị như một nhà chuyên chế. Đó là lãnh vực mà nơi đó bản chất Đức Chúa Trời đã được biểu hiện. Phierơ đã phát ngôn về “các lời hứa quí báu và cực kỳ lớn lao mà nhờ đó chúng ta trở nên các người dự phần bản chất thần thượng” (II Phi 1:4), và đó chỉ là cách phát ngôn khác về Vương quốc của Đức Chúa Trời hay Vương quốc của các từng trời.

VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ SỰ CAI TRỊ
CỦA ÁNH SÁNG THẦN THƯỢNG.
Đức Chúa Trời giống như điều gì? Nếu Vương quốc Đức Chúa Trời là lãnh vực nơi đó bản chất Đức Chúa Trời cai trị, điều này mở cửa cho rất nhiều điều khác. Bây giờ tôi chỉ muốn diễn giảng một điểm, nhưng là sự việc có tầm quan trọng cơ bản. Sự việc này đi vào trọng tâm trường hợp của Nicôđem. Kinh Thánh chép: “Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài không có sự tối tăm chút nào” (Giăng 1:5) nên Vương quốc Đức Chúa Trời là sự cai trị của ánh sáng thần thượng, nhưng ánh sáng thần thượng đã luôn luôn là tiêu điểm của sự xung đột cường độ.
Kinh Thánh mở ra với một cuộc xung đột (Sáng. 1:). Có một tình trạng các sự vật theo bản chất mà Đức Chúa Trời tấn công – Ngài bắt đầu tạo ra một cuộc tấn công kinh khủng vào tình trạng của các sự vật, và cuộc tiến công đầu tiên của Đức Chúa Trời là nhắm vào sự tối tăm. “Sự tối tăm ở trên mặt vực sâu”, và tôi không nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã nhìn vào sự tối tăm đó và nói bằng tiếng êm ái: “Chúng ta hãy có vài ánh sáng”. Tôi tin đã có một cơn giận thoáng hiện trên gương mặt Ngài và Ngài phán: “Hãy có sự sáng! Đây là một tình trạng ta đã không bao giờ định ý hiện hữu và ta sẽ không dung tha nó. Nó mâu thuẫn với chính bản chất của ta”. Nên sắc lệnh thần thượng đã được phát tuyên bằng một tiếng nói cường kiện: “Hãy có sự sáng!” Anh em có tưởng rằng tôi đang thêm đôi điều vào câu chuyện chăng? Không, tôi có toàn bộ Kinh Thánh hậu thuẫn cho điều tôi vừa nói. Đó là tại sao tôi đã đưa ra II Cô 4:3-6 từ trên, và nếu anh em có thể lắng nghe âm điệu trong tiếng nói của sứ đồ Phao lô khi ông đang nói các lời đó, anh em sẽ không tìm được bất cứ điều gì nhu mì và dịu dàng – “Thần của thời đại này đã làm đui mù các tâm tư của những kẻ vô tín kẻo sự sáng chói của phúc âm vinh quang của Đấng Christ không chiếu lòa đến họ”. Sự tối tăm này là công tác của ma quỉ, và Đức Chúa Trời đối kháng nó.
Tôi lặp lại rằng sự tiến công đầu tiên của Đức Chúa Trời là nhắm vào sự tối tăm, và cái thiên nhiên là ẩn dụ của cái thuộc linh. Anh em biết rằng suốt cả Kinh Thánh, sự cứu chuộc được tập trung nơi sự sáng, vì sự cứu chuộc của trái đất thiên nhiên vốn bằng ánh sáng (Sáng 1:3), giai đoạn đầu tiên của sự cứu chuộc cho trái đất là tình trạng chiến tranh đối kháng sự tối tăm, hay sự sáng toàn thắng bóng tối.
Anh em có thể đưa ngay nguyên tắc đó vào Kinh Thánh anh em. Tôi chỉ bàn ít điểm bây giờ. Ápraham vốn là một chuyển động khác trong sự cai trị của Đức Chúa Trời liên quan đến Vương quốc Ngài, và cuộc chuyển động mới mẻ đó trong sự cứu chuộc vốn dựa vào nền tảng của sự sáng. Một tôi tớ Chúa đã gọi đó là khải tượng, nhưng đó cũng như vậy. Sự sáng là khải tượng và khải tượng là sự sáng. Hãy để cho Ê tiên, người tuân đạo vĩ đại kể cho chúng ta điều này xảy ra như thế nào “Đức Chúa Trời quang vinh đã hiện ra cùng tổ phụ chúng ta, Ápraham, khi người còn ở Mê sô bô ta mi” (Sứ 7:2). Đức Chúa Trời quang vinh đã hiện ra, đã bày tỏ chính mình. Ápraham có đôi mắt mở ra nhìn thấy Đức Chúa Trời quang vinh, rồi mọi công tác cứu chuộc lớn lao của Đức Chúa Trời đã tiến hành xuyên qua Ápraham, trên căn bản đó. Đó là một sự chiếu sáng kỳ mỹ! Jésus đã phán cùng dân Do Thái: “Tổ phụ các ngươi, Ápraham, đã vui mừng thấy ngày của Ta” (Giăng 8:56), Ápraham đã bước vào ánh sáng kỳ diệu biết bao! Ông vốn là một chìa khóa lớn để mở toàn bộ kế hoạch cứu chuộc.
Lướt qua một ít thế kỷ và anh em thấy hậu tự của Ápraham, con cái Ysơraên, trong sự tối tăm tại Ai Cập. Nếu anh em muốn thấy Đức Chúa Trời nghĩ và cảm thấy gì về sự tối tăm, anh em hãy nhìn vào 10 sự thẩm phán tại Ai Cập! Đức Chúa Trời đã bước vào một tình trạng chiến tranh kinh khiếp với sự tối tăm của Ai Cập, và giai đoạn của tình trạng chiến tranh đó đã tiến đến điểm này: vào đêm định mệnh đó cho Ai Cập, khi mọi sự đều ở trong sự tối tăm ghê gớm, con cái Ysơraên đã có ánh sáng trong các chỗ cư ngụ của mình. Các con đầu lòng của Ai Cập đã chết trong sự tối tăm, nhưng các con trưởng của Đức Chúa Trời đã bước ra trong ánh sáng. Điều đó chưa kết thúc. Trên suốt hành trình xuyên qua đồng vắng, có một trụ lửa trong bóng tối của ban đêm, và ánh sáng đó ở trên họ trong tình trạng chiến tranh nghịch lại sự tối tăm quanh mình. Nhờ trụ lửa, ánh sáng trong sự tối tăm, họ đã được cứu chuộc khỏi tình trạng hư mất trong đồng vắng.
Tôi cần dùng bao nhiêu phần Cựu ước để bày tỏ cho anh em điều này chơn thật như thế nào đây? Các vị tiên tri đã là các trung tâm của ánh sáng trong sự tối tăm của dân Đức Chúa Trời để cứu chuộc họ ra khỏi sự tối tăm của họ. Nếu anh em chỉ lưu tâm đến Ê sai, ông ấy là một thí dụ cho chính điều này là dường nào! Sự cung phụng vĩ đại của ông đã đề khởi từ sự việc: “Tôi đã thấy Chúa ngồi trên ngai cao và được cất cao lên” (Êsai 6:1). Và ông đã cứ lại phát ngôn về sự tối tăm và ánh sáng, và cuối cùng với một khải tượng nhảy vọt, ông đã gào lên: “Hãy dấy lên và sáng lòe ra, vì sự sáng của ngươi đã đến” (60:11).
Tôi muốn đánh trúng đích cho điều này. Mọi điều là lẽ thật đều có thể có tính cách khách quan, nhưng chúng ta hãy trở lại điểm này: có một sự xung đột kinh khủng giữa hai Vương quốc của sự sáng và sự tối tăm này. Chúng ta được đưa đến chính công tác của ma quỉ trong II Cô 4: “Thần của thời đại này đã làm đui mù”. Vậy, công tác tối thượng của ma quỉ là gì? Hắn không làm cho các người tốt thành các người xấu, không lôi kéo các thanh niên nam, nữ vào vũng bùn tội lỗi, hoặc đưa thanh niên nam nữ cường tráng xuống sự đồi bại luân lý… Đó chỉ là các phó sản. Chúng là các hậu quả của điều khác, đó là: “Thần của thời đại này đã làm đui mù”. Hãy cất bỏ tình trạng đui mù của họ, hãy mở mắt họ, các điều trên sẽ được xử lý cách triệt để. Công tác của ma quỉ là kiềm giữ dân chúng trong sự tối tăm. Sự sáng là điều định mệnh đối với Vương quốc của Satan, hắn sợ ánh sáng hơn bất cứ điều gì khác. Hắn là “bá chủ của sự tối tăm”. Hắn đã làm đui mù tâm trí kẻ vô tín, và tại sao hắn đã làm như vậy? Đó là một sự đề phòng để đối kháng lại vài điều khác, và một chữ nhỏ bé giải thích, “kẻo ánh sáng của phúc âm quang vinh của Đấng Christ không chiếu lòa” được. Satan nói: “nếu các người đó nhận được ánh sáng phúc âm vinh quang của Đấng Christ, Vương quốc của ta bị mất. Trận chiến sẽ nghiêng về phía ta. Ta sẽ thất bại”. Nên Satan sẽ làm bất cứ điều gì miễn ngăn chặn chúng ta chiếm được sự sáng.
Có một sự xúc động thiết thực về thiên tài của John Bunyan (tác giả Thiên lộ lịch trình) trong một tác phẩm khác của ông ta là “Thánh chiến”. Satan và Vương quốc hắn đang mở cuộc tiến công vào hồn người để chiếm lĩnh nó – thành trì hồn người đã bị các lực lượng của sự tối tăm vây hãm: Satan ra lệnh các sĩ quan thuộc cấp rằng: “có một con người các ngươi phải câu lưu. Nếu chúng ta bắt được con người đó, thành phố sẽ thuộc về chúng ta. Các ngươi hãy tập chú vào viên thị trưởng!” Tên của viên thị trưởng là gì? Danh tánh của ông ta là ông Hiểu Biết. “Khi các ngươi đã bắt được ông Hiểu Biết rồi, hãy ném hắn xuống ngục tối đến nỗi hắn không biết điều gì đang xảy ra. Phần còn lại của cuộc chiến sẽ dễ dàng”. Đó là thiên tài của John Bunyan, nhưng ông đã kiếm được điều đó từ đâu? Ông đã rút ra từ lời của Phao lô “đã bị tối tăm trong sự hiểu biết của mình” (Êphêsô 4:18 bản Anh văn), anh em có nhớ câu này chăng? Phao lô đang phát ngôn về mọi sự tà ác luân lý của các dân tộc thế giới, ông bảo tất cả họ chỉ vì một điều: sự hiểu biết của họ đã tối tăm.
Anh em thân mến, có lẽ anh em kinh ngạc tại sao tôi lại nói anh em như vậy. Có thể anh em nói: “dẫu sao, chúng tôi không ở trong sự tối tăm. Chúng tôi là dân được cứu mà”. Tôi yêu cầu anh em giải thích một điều cho tôi: điều chắc chắn là tại sao khi chúng ta sắp có một cuộc hội đồng, nơi Chúa đang ban ánh sáng nhiều hơn, chúng ta phải trải qua nhiều xung đột mới tổ chức được vậy? Điều đó cũng đúng với chính kỳ hội đồng này. Đủ loại sự việc đã đồng loạt dấy lên cản đường. Nhưng đó chỉ là một thí dụ đơn sơ của lẽ thật vĩ đại này.
Chúng tôi đã diễn giảng về các đấng tiên tri, và họ đã làm các điểm ánh sáng trong sự tối tăm của Ysơraên. Anh em sẽ nói với tôi rằng họ đã không ở trong sự xung đột chăng? Vì cớ họ đã là các điểm của ánh sáng nên họ đã là các điểm tấn công rất hiểm ác từ các quyền lực tà ác. Jésus phán: “Ta là sự sáng của thế giới” (Giăng 8:12), và Jésus đã ở trong sự xung đột mỗi ngày và mọi nơi vì cớ Ngài là sự sáng. Điều đó cũng đúng với các sứ đồ. Bất luận họ đã đi đâu, thậm chí không bắt đầu rao giảng, họ đều nhận thấy chính mình ở trong sự xung đột. Dường như ma quỉ và các quyền lực của hắn nói: “chúng ta không muốn có điều này trong Vương quốc chúng ta”, và chúng sẽ không đình chỉ dập tắt ánh sáng. Chúa phán: “các ngươi là sự sáng của thế giới” (Mathiơ 5:14). Đây là sự thách thức. Ánh sáng thần thượng có tính cách tích cực. Anh em không thể có được ánh sáng thần thượng và sống trung lập. Nếu Đức Chúa Trời đã chiếu sáng vào lòng anh em, ban ánh sáng của tri thức về vinh quang Đức Chúa Trời nơi mặt của Jésus Christ, sinh hoạt của anh em là một thách thức đối với Vương quốc Satan, và thái độ của hắn đối với anh em là: “nếu có thể, chúng ta sẽ rứt bỏ anh ta càng sớm càng tốt!” Anh em sẽ nhận thấy rằng Satan sẽ không đình chỉ dập tắt ánh sáng đó. Anh em thấy đó, ánh sáng thần thượng không phải là sự dạy dỗ và lý thuyết, nó là một sự đe dọa cho Vương quốc của Satan. Chúng ta có ở trong Vương quốc của Đức Chúa Trời chăng? Đó là những gì có ý nghĩa. Các cơ đốc nhân phải giống như vậy – chính sự hiện hữu của họ gây xáo trộn cho Vương quốc Satan.
Những gì đúng với cá nhân cũng đúng với các hội thánh của dân Chúa. Satan không lưu ý tổ chức các hội thánh, các cộng đồng cơ đốc nhân. Tôi không nghĩ hắn bối rối rất nhiều về họ, vì lý do đơn giản là họ không quấy nhiễu hắn, nhưng nếu hội thánh nào của dân Chúa, dù nhỏ bé và ở bất cứ chỗ nào, nếu thực sự ở trong ánh sáng và là các tiêu điểm về ý nghĩa của Jésus Christ, Satan sẽ làm mọi sự để tiêu diệt hội thánh nhỏ bé đó.
Tôi phải nói thêm điều này. Hãy nhớ rằng đây không chỉ là một sự việc sơ bộ trong sinh hoạt cơ đốc nhân. Mỗi bước thăng tiến mới mẻ trong sinh hoạt thuộc linh đều là kết quả của vài ánh sáng mới. Chúng ta chỉ tạo được sự tiến bộ trong sinh hoạt thuộc linh bằng ánh sáng thần thượng càng thêm càng hơn, và ma quỉ không muốn chúng ta thăng tiến đến ánh sáng sung mãn. Ngay khi chúng ta nghĩ mình đã có mọi ánh sáng, sự chết sẽ tràn đến ngay.


VỚI VƯƠNG QUỐC CỦA SỰ TỐI TĂM.
Kinh văn: Sáng 1:1-3, II Cô 4:3, 4, 6
Giăng 1:1, 4, 5
Chúng ta tiếp tục suy nghĩ Vương quốc Đức Chúa Trời là gì? Chúng ta thấy rằng từ ban đầu đã có một sự xung đột lớn trong vũ trụ này về sự việc: Ai sẽ có sự quản trị. Tân ước diễn giảng về hai Vương quốc, Vương quốc của Đức Chúa Trời và Vương quốc của Satan, Vương quốc của Con yêu dấu của Đức Chúa Trời và Vương quốc của kẻ muốn chiếm đoạt chỗ của Con Đức Chúa Trời, và hai Vương quốc đó đã xung đột nhau cách ghê gớm suốt cả lịch sử thế giới này. Về Vương quốc của Đức Chúa Trời, chúng tôi đã nói rằng đó là sự cai trị tối thượng của Đức Chúa Trời. Chúng ta diễn giảng về việc “bước vào Vương quốc Đức Chúa Trời”, và theo cách đó chúng ta nghĩ về Vương quốc Đức Chúa Trời như là một lãnh vực cai trị của Đức Chúa Trời, nhưng có vài điều chúng ta phải rất sáng tỏ, dù điều đó rất dễ giải thích.

ĐỨC CHÚA TRỜI CAI TRỊ BẰNG BẢN CHẤT CỦA NGÀI.
Chúng ta đã có thể nghĩ về một Vương quốc như là một chỗ, và một số người tại chỗ đó, tiếp theo chúng ta nghĩ về một ít người, như một nhà độc tài, chuyên chế có sự quản trị tại chỗ đó trên số dân kia. Chúng ta đã có thể nói Ai Cập là Vương quốc của ông X, rằng Anh quốc là Vương quốc của ai khác, nhưng đó không  phải là ý tưởng về Vương quốc Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không cai trị như một nhà chuyên chế hay nhà độc tài. Vương quốc Đức Chúa Trời bao gồm những kẻ giống như Ngài. Đó là những gì sắp xảy ra vào lúc cuối cùng. Ngày nay Vương quốc đang đến, và khi nó đến cách đầy đủ, nó sẽ là và chỉ là dân giống như Đức Chúa Trời. Tôi ngạc nhiên nếu anh em hiểu những gì tôi ngụ ý khi nói rằng Đức Chúa Trời cai trị bằng bản chất của Ngài, Sự cai trị của Đức Chúa Trời dựa trên căn bản Ngài là gì. Đó là cách Ngài cai trị bây giờ. Khi chúng ta nói: “Ý chỉ Cha được thành tựu”, chúng ta phải thêm ngay, “trên trái đất như trong trời”. Vương quốc Đức Chúa Trời ăn khớp với những gì thỏa mãn bản chất của Đức Chúa Trời.
Chúng ta có hai điều suy nghĩ. Thứ nhất, để thuộc về Vương quốc Đức Chúa Trời, chúng ta phải được tái cấu tạo theo đúng Đức Chúa Trời. Anh em biết cánh cửa đã đóng lại đối với mọi người mà đã không được tái cấu tạo theo Đức Chúa Trời. Thí dụ: một số người muốn ở trong Vương quốc Đức Chúa Trời và họ đến cửa, họ thấy chữ “không thể vào ” trên cửa đó. “Các anh không thể vào đây”. Phải có đôi điều xảy ra trong các anh trước khi các anh vào đây. Lãnh vực này thuộc về dân chúng là đã hoàn toàn khác biệt với anh em là những gì theo bản chất”.
Anh em nhớ rằng Chúa Jésus đã kể một ẩn dụ về một người dọn tiệc lớn, và để tham dự các quan khách phải mặc một loại áo xống nào đó. Khi chủ tiệc bước vào xem khách dự, ông ta thấy một người không có áo xống, ông ta nói: “Bạn ơi, sao bạn vào đây mà không có áo xống vậy?” Nói cách khác, “Anh không có quyền đến đây”. Chủ tiệc truyền tôi tớ trói người đó và ném ra ngoài. Qua thí dụ đó Chúa Jésus giải thích chính nguyên tắc này: nếu anh em muốn ở trong Vương quốc Đức Chúa Trời, đôi điều gì phải xảy ra để làm cho anh em thích ứng với Vương quốc đó.
Tôi muốn bàn với anh em về Giăng 3:. Tôi tin chắc rằng sự dị biệt duy nhất giữa Ni cô đem và người dự tiệc cưới là, người sau đã vào trong mà bị ném vào chỗ riêng, nhưng Ni cô đem chưa tái sanh chưa hề bước vào. Anh em chú ý rằng Ni cô đem có liên hệ với Vương quốc. Ông là người rất tín ngưỡng, có học vấn cao, một con người được tôn kính giữa loài người trong thế giới này. Có lẽ anh em không thấy có lỗi lầm nào, nhưng Jésus nói cùng ông: “ngoại trừ một người được sinh ra từ trên, anh ta không thể thấy Vương quốc Đức Chúa Trời” (Giăng 3:3) và “ngoại trừ một người được sinh ra bằng nước và Linh, anh ta không thể bước vào Vương quốc Đức Chúa Trời” (Giăng 3:5). Chẳng những không được vào, thậm chí anh ta không thể thấy được.
Có đôi điều về Vương quốc Đức Chúa Trời mà cần phải có sự cấu tạo hoàn toàn mới mẻ. Trong thời kỳ này chúng ta nghe rất nhiều về ngoại tầng không gian, và chúng ta đưa người vào đó. Anh em đã xem các bức hình các phi hành gia đó chưa? Anh em có thể khó nhận ra họ là người. Họ mang đầy các bộ đồ nhân tạo đến nỗi anh em khó nhìn thấy họ. Họ không có đủ tư cách sống ở ngoại không gian, do đó phải có phổi nhân tạo. Theo một nghĩa họ phải được tái cấu tạo theo nguyên tắc khác. Đó chỉ là một sự minh họa về Giăng 3:. Có thể Jésus đã nói cùng Ni cô đem: “Ni cô đem ơi, nếu ngươi muốn vào Vương quốc Đức Chúa Trời, ngươi phải chết. Ngươi không có sự trang bị để sống trong bầu không khí hiếm hoi đó”. Điều đó rất đơn giản. Nếu anh em đã đưa một người mà đời sống họ quen ở trong thế giới này, thế giới này là mọi sự cho người, vào một buổi nhóm như vầy, nơi chúng ta đang hát các thánh ca kỳ diệu này và đàm đạo về các điều thiên thượng, anh em biết, mắt của người đó sẽ cứ luôn nhìn ra cửa. Anh ta sẽ cứ cựa quậy tại chỗ ngồi và nói: “tôi rất hoan hỉ khi buổi nhóm này kết thúc và tôi sẽ bước ra. Tôi ra khỏi đây càng sớm càng tốt”. Anh em thấy ý nghĩa chưa? Họ đã không được cấu tạo theo lãnh vực của Đức Chúa Trời.
Nên Vương quốc Đức Chúa Trời chính là Đức Chúa Trời là gì trong bản chất của Ngài. Đây không phải là lãnh vực mà trong đó Đức Chúa Trời cai trị như một nhà chuyên chế. Đó là lãnh vực mà nơi đó bản chất Đức Chúa Trời đã được biểu hiện. Phierơ đã phát ngôn về “các lời hứa quí báu và cực kỳ lớn lao mà nhờ đó chúng ta trở nên các người dự phần bản chất thần thượng” (II Phi 1:4), và đó chỉ là cách phát ngôn khác về Vương quốc của Đức Chúa Trời hay Vương quốc của các từng trời.

VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ SỰ CAI TRỊ
CỦA ÁNH SÁNG THẦN THƯỢNG.
Đức Chúa Trời giống như điều gì? Nếu Vương quốc Đức Chúa Trời là lãnh vực nơi đó bản chất Đức Chúa Trời cai trị, điều này mở cửa cho rất nhiều điều khác. Bây giờ tôi chỉ muốn diễn giảng một điểm, nhưng là sự việc có tầm quan trọng cơ bản. Sự việc này đi vào trọng tâm trường hợp của Nicôđem. Kinh Thánh chép: “Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài không có sự tối tăm chút nào” (Giăng 1:5) nên Vương quốc Đức Chúa Trời là sự cai trị của ánh sáng thần thượng, nhưng ánh sáng thần thượng đã luôn luôn là tiêu điểm của sự xung đột cường độ.
Kinh Thánh mở ra với một cuộc xung đột (Sáng. 1:). Có một tình trạng các sự vật theo bản chất mà Đức Chúa Trời tấn công – Ngài bắt đầu tạo ra một cuộc tấn công kinh khủng vào tình trạng của các sự vật, và cuộc tiến công đầu tiên của Đức Chúa Trời là nhắm vào sự tối tăm. “Sự tối tăm ở trên mặt vực sâu”, và tôi không nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã nhìn vào sự tối tăm đó và nói bằng tiếng êm ái: “Chúng ta hãy có vài ánh sáng”. Tôi tin đã có một cơn giận thoáng hiện trên gương mặt Ngài và Ngài phán: “Hãy có sự sáng! Đây là một tình trạng ta đã không bao giờ định ý hiện hữu và ta sẽ không dung tha nó. Nó mâu thuẫn với chính bản chất của ta”. Nên sắc lệnh thần thượng đã được phát tuyên bằng một tiếng nói cường kiện: “Hãy có sự sáng!” Anh em có tưởng rằng tôi đang thêm đôi điều vào câu chuyện chăng? Không, tôi có toàn bộ Kinh Thánh hậu thuẫn cho điều tôi vừa nói. Đó là tại sao tôi đã đưa ra II Cô 4:3-6 từ trên, và nếu anh em có thể lắng nghe âm điệu trong tiếng nói của sứ đồ Phao lô khi ông đang nói các lời đó, anh em sẽ không tìm được bất cứ điều gì nhu mì và dịu dàng – “Thần của thời đại này đã làm đui mù các tâm tư của những kẻ vô tín kẻo sự sáng chói của phúc âm vinh quang của Đấng Christ không chiếu lòa đến họ”. Sự tối tăm này là công tác của ma quỉ, và Đức Chúa Trời đối kháng nó.
Tôi lặp lại rằng sự tiến công đầu tiên của Đức Chúa Trời là nhắm vào sự tối tăm, và cái thiên nhiên là ẩn dụ của cái thuộc linh. Anh em biết rằng suốt cả Kinh Thánh, sự cứu chuộc được tập trung nơi sự sáng, vì sự cứu chuộc của trái đất thiên nhiên vốn bằng ánh sáng (Sáng 1:3), giai đoạn đầu tiên của sự cứu chuộc cho trái đất là tình trạng chiến tranh đối kháng sự tối tăm, hay sự sáng toàn thắng bóng tối.
Anh em có thể đưa ngay nguyên tắc đó vào Kinh Thánh anh em. Tôi chỉ bàn ít điểm bây giờ. Ápraham vốn là một chuyển động khác trong sự cai trị của Đức Chúa Trời liên quan đến Vương quốc Ngài, và cuộc chuyển động mới mẻ đó trong sự cứu chuộc vốn dựa vào nền tảng của sự sáng. Một tôi tớ Chúa đã gọi đó là khải tượng, nhưng đó cũng như vậy. Sự sáng là khải tượng và khải tượng là sự sáng. Hãy để cho Ê tiên, người tuân đạo vĩ đại kể cho chúng ta điều này xảy ra như thế nào “Đức Chúa Trời quang vinh đã hiện ra cùng tổ phụ chúng ta, Ápraham, khi người còn ở Mê sô bô ta mi” (Sứ 7:2). Đức Chúa Trời quang vinh đã hiện ra, đã bày tỏ chính mình. Ápraham có đôi mắt mở ra nhìn thấy Đức Chúa Trời quang vinh, rồi mọi công tác cứu chuộc lớn lao của Đức Chúa Trời đã tiến hành xuyên qua Ápraham, trên căn bản đó. Đó là một sự chiếu sáng kỳ mỹ! Jésus đã phán cùng dân Do Thái: “Tổ phụ các ngươi, Ápraham, đã vui mừng thấy ngày của Ta” (Giăng 8:56), Ápraham đã bước vào ánh sáng kỳ diệu biết bao! Ông vốn là một chìa khóa lớn để mở toàn bộ kế hoạch cứu chuộc.
Lướt qua một ít thế kỷ và anh em thấy hậu tự của Ápraham, con cái Ysơraên, trong sự tối tăm tại Ai Cập. Nếu anh em muốn thấy Đức Chúa Trời nghĩ và cảm thấy gì về sự tối tăm, anh em hãy nhìn vào 10 sự thẩm phán tại Ai Cập! Đức Chúa Trời đã bước vào một tình trạng chiến tranh kinh khiếp với sự tối tăm của Ai Cập, và giai đoạn của tình trạng chiến tranh đó đã tiến đến điểm này: vào đêm định mệnh đó cho Ai Cập, khi mọi sự đều ở trong sự tối tăm ghê gớm, con cái Ysơraên đã có ánh sáng trong các chỗ cư ngụ của mình. Các con đầu lòng của Ai Cập đã chết trong sự tối tăm, nhưng các con trưởng của Đức Chúa Trời đã bước ra trong ánh sáng. Điều đó chưa kết thúc. Trên suốt hành trình xuyên qua đồng vắng, có một trụ lửa trong bóng tối của ban đêm, và ánh sáng đó ở trên họ trong tình trạng chiến tranh nghịch lại sự tối tăm quanh mình. Nhờ trụ lửa, ánh sáng trong sự tối tăm, họ đã được cứu chuộc khỏi tình trạng hư mất trong đồng vắng.
Tôi cần dùng bao nhiêu phần Cựu ước để bày tỏ cho anh em điều này chơn thật như thế nào đây? Các vị tiên tri đã là các trung tâm của ánh sáng trong sự tối tăm của dân Đức Chúa Trời để cứu chuộc họ ra khỏi sự tối tăm của họ. Nếu anh em chỉ lưu tâm đến Ê sai, ông ấy là một thí dụ cho chính điều này là dường nào! Sự cung phụng vĩ đại của ông đã đề khởi từ sự việc: “Tôi đã thấy Chúa ngồi trên ngai cao và được cất cao lên” (Êsai 6:1). Và ông đã cứ lại phát ngôn về sự tối tăm và ánh sáng, và cuối cùng với một khải tượng nhảy vọt, ông đã gào lên: “Hãy dấy lên và sáng lòe ra, vì sự sáng của ngươi đã đến” (60:11).
Tôi muốn đánh trúng đích cho điều này. Mọi điều là lẽ thật đều có thể có tính cách khách quan, nhưng chúng ta hãy trở lại điểm này: có một sự xung đột kinh khủng giữa hai Vương quốc của sự sáng và sự tối tăm này. Chúng ta được đưa đến chính công tác của ma quỉ trong II Cô 4: “Thần của thời đại này đã làm đui mù”. Vậy, công tác tối thượng của ma quỉ là gì? Hắn không làm cho các người tốt thành các người xấu, không lôi kéo các thanh niên nam, nữ vào vũng bùn tội lỗi, hoặc đưa thanh niên nam nữ cường tráng xuống sự đồi bại luân lý… Đó chỉ là các phó sản. Chúng là các hậu quả của điều khác, đó là: “Thần của thời đại này đã làm đui mù”. Hãy cất bỏ tình trạng đui mù của họ, hãy mở mắt họ, các điều trên sẽ được xử lý cách triệt để. Công tác của ma quỉ là kiềm giữ dân chúng trong sự tối tăm. Sự sáng là điều định mệnh đối với Vương quốc của Satan, hắn sợ ánh sáng hơn bất cứ điều gì khác. Hắn là “bá chủ của sự tối tăm”. Hắn đã làm đui mù tâm trí kẻ vô tín, và tại sao hắn đã làm như vậy? Đó là một sự đề phòng để đối kháng lại vài điều khác, và một chữ nhỏ bé giải thích, “kẻo ánh sáng của phúc âm quang vinh của Đấng Christ không chiếu lòa” được. Satan nói: “nếu các người đó nhận được ánh sáng phúc âm vinh quang của Đấng Christ, Vương quốc của ta bị mất. Trận chiến sẽ nghiêng về phía ta. Ta sẽ thất bại”. Nên Satan sẽ làm bất cứ điều gì miễn ngăn chặn chúng ta chiếm được sự sáng.
Có một sự xúc động thiết thực về thiên tài của John Bunyan (tác giả Thiên lộ lịch trình) trong một tác phẩm khác của ông ta là “Thánh chiến”. Satan và Vương quốc hắn đang mở cuộc tiến công vào hồn người để chiếm lĩnh nó – thành trì hồn người đã bị các lực lượng của sự tối tăm vây hãm: Satan ra lệnh các sĩ quan thuộc cấp rằng: “có một con người các ngươi phải câu lưu. Nếu chúng ta bắt được con người đó, thành phố sẽ thuộc về chúng ta. Các ngươi hãy tập chú vào viên thị trưởng!” Tên của viên thị trưởng là gì? Danh tánh của ông ta là ông Hiểu Biết. “Khi các ngươi đã bắt được ông Hiểu Biết rồi, hãy ném hắn xuống ngục tối đến nỗi hắn không biết điều gì đang xảy ra. Phần còn lại của cuộc chiến sẽ dễ dàng”. Đó là thiên tài của John Bunyan, nhưng ông đã kiếm được điều đó từ đâu? Ông đã rút ra từ lời của Phao lô “đã bị tối tăm trong sự hiểu biết của mình” (Êphêsô 4:18 bản Anh văn), anh em có nhớ câu này chăng? Phao lô đang phát ngôn về mọi sự tà ác luân lý của các dân tộc thế giới, ông bảo tất cả họ chỉ vì một điều: sự hiểu biết của họ đã tối tăm.
Anh em thân mến, có lẽ anh em kinh ngạc tại sao tôi lại nói anh em như vậy. Có thể anh em nói: “dẫu sao, chúng tôi không ở trong sự tối tăm. Chúng tôi là dân được cứu mà”. Tôi yêu cầu anh em giải thích một điều cho tôi: điều chắc chắn là tại sao khi chúng ta sắp có một cuộc hội đồng, nơi Chúa đang ban ánh sáng nhiều hơn, chúng ta phải trải qua nhiều xung đột mới tổ chức được vậy? Điều đó cũng đúng với chính kỳ hội đồng này. Đủ loại sự việc đã đồng loạt dấy lên cản đường. Nhưng đó chỉ là một thí dụ đơn sơ của lẽ thật vĩ đại này.
Chúng tôi đã diễn giảng về các đấng tiên tri, và họ đã làm các điểm ánh sáng trong sự tối tăm của Ysơraên. Anh em sẽ nói với tôi rằng họ đã không ở trong sự xung đột chăng? Vì cớ họ đã là các điểm của ánh sáng nên họ đã là các điểm tấn công rất hiểm ác từ các quyền lực tà ác. Jésus phán: “Ta là sự sáng của thế giới” (Giăng 8:12), và Jésus đã ở trong sự xung đột mỗi ngày và mọi nơi vì cớ Ngài là sự sáng. Điều đó cũng đúng với các sứ đồ. Bất luận họ đã đi đâu, thậm chí không bắt đầu rao giảng, họ đều nhận thấy chính mình ở trong sự xung đột. Dường như ma quỉ và các quyền lực của hắn nói: “chúng ta không muốn có điều này trong Vương quốc chúng ta”, và chúng sẽ không đình chỉ dập tắt ánh sáng. Chúa phán: “các ngươi là sự sáng của thế giới” (Mathiơ 5:14). Đây là sự thách thức. Ánh sáng thần thượng có tính cách tích cực. Anh em không thể có được ánh sáng thần thượng và sống trung lập. Nếu Đức Chúa Trời đã chiếu sáng vào lòng anh em, ban ánh sáng của tri thức về vinh quang Đức Chúa Trời nơi mặt của Jésus Christ, sinh hoạt của anh em là một thách thức đối với Vương quốc Satan, và thái độ của hắn đối với anh em là: “nếu có thể, chúng ta sẽ rứt bỏ anh ta càng sớm càng tốt!” Anh em sẽ nhận thấy rằng Satan sẽ không đình chỉ dập tắt ánh sáng đó. Anh em thấy đó, ánh sáng thần thượng không phải là sự dạy dỗ và lý thuyết, nó là một sự đe dọa cho Vương quốc của Satan. Chúng ta có ở trong Vương quốc của Đức Chúa Trời chăng? Đó là những gì có ý nghĩa. Các cơ đốc nhân phải giống như vậy – chính sự hiện hữu của họ gây xáo trộn cho Vương quốc Satan.
Những gì đúng với cá nhân cũng đúng với các hội thánh của dân Chúa. Satan không lưu ý tổ chức các hội thánh, các cộng đồng cơ đốc nhân. Tôi không nghĩ hắn bối rối rất nhiều về họ, vì lý do đơn giản là họ không quấy nhiễu hắn, nhưng nếu hội thánh nào của dân Chúa, dù nhỏ bé và ở bất cứ chỗ nào, nếu thực sự ở trong ánh sáng và là các tiêu điểm về ý nghĩa của Jésus Christ, Satan sẽ làm mọi sự để tiêu diệt hội thánh nhỏ bé đó.
Tôi phải nói thêm điều này. Hãy nhớ rằng đây không chỉ là một sự việc sơ bộ trong sinh hoạt cơ đốc nhân. Mỗi bước thăng tiến mới mẻ trong sinh hoạt thuộc linh đều là kết quả của vài ánh sáng mới. Chúng ta chỉ tạo được sự tiến bộ trong sinh hoạt thuộc linh bằng ánh sáng thần thượng càng thêm càng hơn, và ma quỉ không muốn chúng ta thăng tiến đến ánh sáng sung mãn. Ngay khi chúng ta nghĩ mình đã có mọi ánh sáng, sự chết sẽ tràn đến ngay.