Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Rau cỏ, thảo mộc, và các loài cây ăn trái

cothaomoccay

Phần 4a của loạt bài  “Công trình phục hồi của Đức Chúa Trời

Ngày thứ ba trong Sáng Thế Ký 1 thật tuyệt vời. Khoa học và cả nhân loại khi nghĩ về sự hình thành của sự sống thì họ luôn tranh luận xem nó được xảy như thế nào. Những người theo Thuyết sáng tạo thì nghĩ ra một cái gì đó mới của riêng mình để chứng minh Kinh Thánh đúng. Còn những nhà khoa học thì luôn tìm hiểu bằng các phương pháp phân tích. Cuối cùng gây ra nhiều sự tranh cãi và sự chết. Kể cả các Cơ Đốc nhân với nhau cũng bất đồng quan điểm. Mỗi người nói một kiểu khác nhau. Nhưng những điều chúng ta đã thấy trong hội nghị này thật tuyệt vời. Trong Sáng Thế Ký 1, điều quan trọng đối với Đức Chúa Trời không phải là trái đất được hình thành như thế nào. Chúa không muốn nói nhiều với chúng ta về sự sáng tạo  mà Chúa đã cho chúng ta thấy rằng Sáng Thế Ký 1 có liên quan đến chúng ta. Xin Chúa ban ân điển cho chúng ta để chúng ta biết quý những điều đã nghe.

A. Sự sống là sự phát triển tăng dần


(Sáng Thế Ký 1:11-13, Ê-phê-sô 4:13-15; Hê-bơ-rơ 6:1; 1.Cô-rinh-tô 3:1-7)
Chúng ta cần phải yêu quý những gì Chúa đã làm. Chúa đã làm rất nhiều: Chúa đã mang lại ánh sáng từ trong tối tăm. Điều đã làm tôi hôm qua cảm động là Chúa đã làm đất khô xuất hiện. Đất này chính là linh của chúng ta. Trước đó tôi chỉ nghĩ đến đất liền thôi, nhưng Chúa muốn cho chúng ta thấy rằng đó là linh của chúng ta. Chúa thực sự làm cho linh chết của chúng ta được sống lại, Ngài đã đẩy lùi nước biển là nước sự chết để tạo nên đất khô. Thật tuyệt vời! Đó chính là điều kiện tiên quyết cuối cùng để Chúa có thể tạo nên sự sống. Ngay vào ngày thứ ba, sau khi Chúa mang lại đất khô, nghĩa là Chúa đã giải phóng  linh chúng ta khỏi nước sự chết, Chúa liền tạo nên sự sống. Chúa đã không chờ đợi mà Ngài đã làm nên cỏ, thảo mộc (Bản Kinh Thánh Truyền thống tiếng Việt dịch ba từ ngữ “ cây cỏ” , “cỏ kết hột” (herb) “cây có trái” trong Sáng Thế Ký 1:11-12).  Thất ra  là rau cỏ và thảo mộc kết hạt giống tùy theo loại, cây có quả, quả cũng có hạt giống tùy theo loại. Trong tiếng Hê-bơ-rơ ba từ ngữ nầy khác nhau: Rau cỏ, thảo mộc, cây có trái. Thời đó chưa có cỏ dại.

1. Rau CỎ – HÌNH THỨC ĐƠN GIẢN NHẤT CỦA ĐỜI SỐNG THỰC VẬT

Sự sống là điều gì đó rất tuyệt vời. Sự sống không đơn giản. Con người có thể nghiên cứu tất cả, tìm mọi cách để hiểu, nhưng không ai có thể tạo ra sự sống. Ngay cả sự sống đơn giản như rau cỏ cũng là một điều đặc biệt mà ngoài Chúa ra không ai làm được. Khi chúng ta tiếp nhận Chúa vào, hình thức sự sống mà Chúa tạo ra trong chúng ta là rau cỏ. Rau Cỏ là loại sự sống mà có thể xuất hiện cách nhanh chóng, xanh tươi rất lẹ, và phát triển cũng rất nhanh. Nhưng Chúa thật là khôn ngoan. Chúa đã chỉ ra sự khác biệt giữa những sự sống mà Chúa đã tạo nên vào ngày thứ ba. Không phải sự sống nào cũng giống nhau, có nhiều loại sự sống khác nhau: có rau cỏ, có thảo mộc và cũng có cây ăn quả. Sự khác biệt này đối với chúng ta rất quan trọng. Sau khi tiếp nhận sự sống vào thì chúng ta cần phải biết sự khác nhau giữa rau cỏ, thảo mộc và cây là gì. Đây là điều tuyệt đối cần thiết cho đời sống thuộc linh của chúng ta.
Rau cỏ thật tuyệt, tạo nên đồng cỏ xanh tươi, nhưng rau cỏ có một đặc điểm là có ít rễ. Chỉ cần trời nắng gắt hai tuần thì rau cỏ bị héo rất nhanh. Sau đó trời mưa thì rau cỏ xanh tươi. Như thế rau cỏ dễ thay đổi nhiều. Khi chúng ta vẫn còn là con trẻ trong đức tin thì kinh nghiệm chúng ta cũng vậy. Trong thư Ê-phê-sô, Cô-rinh-tô, Hê-bơ-rơ, Phao-lô nói “anh em vẫn còn là con trẻ”. Rau cỏ chính là tình trạng của con trẻ. Cỏ tuy nhìn đẹp nhưng khi có gió thì bị uốn theo gió. Như vậy, cỏ tuy là một sự sống tuyệt vời mà chúng ta có được nhưng cỏ không thực sự có rễ và cũng không có sự vững vàng, bị lay động và uốn theo chiều gió, như Phao-lô nói trong Ê-phê-sô 4:14. Chúng ta hãy đọc một số câu Kinh Thánh nói về cỏ. Ví dụ như 1.Phi-e-ơ 1:24: “Mọi xác thịt giống như cỏ, và mọi vinh quang của nó giống như hoa cỏ. Cỏ khô, hoa rụng”. Đó chính là bản chất của rau cỏ. Cỏ tuy nhìn đẹp, thỉnh thoảng có hoa đẹp nhưng bản chất của rau cỏ thì không ổn định.
Đó cũng là kinh nghiệm của chúng ta, thỉnh thoảng chúng ta cũng không ổn định lắm. Cách đây 5 năm tôi đến Hội Thánh và bắt đầu cuộc sống với Chúa, tôi thực sự rất thích. Thỉnh thoảng tôi cảm nhận sự sống rất rõ. Nhưng khi tôi ở nhà hai ba ngày thì cả sự sống bị mất. Thật không ổn định! Khi tôi đi nhóm thì tôi được đổ đầy sự sống. Tôi rất vui hưởng thức buổi nhóm và tôi rất vui hưởng  sự sống trong buổi nhóm cũng như qua các lời chia sẻ của anh em. Tôi giống như hoa cỏ nở rộ vậy. Sau đó, tôi ở nhà hai ba ngày, gặp khó khăn trong đời sống hằng ngày, nghĩa là nhiệt độ nóng lên, thì tôi cảm thấy rất khô hạn, bị giam cầm trong suy nghĩ và cảm xúc của mình. Sự vinh hiển mà tôi đã vui hưởng  được không còn nữa. Như vậy, cỏ đã thực sự là kinh nghiệm của tôi. Chúng ta đừng dừng lại ở cỏ.

2. THẢO MỘC – SINH RA HẠT GIỐNG

(Kinh Thánh Tiếng Việt dịch  từ  ngữ nầyal2 “cỏ kết hạt giống”. Nên dich là “thảo mộc” trong Sáng Thế Ký 1:12)
Ngoài rau cỏ ra còn có thảo mộc. Giê-rê-mi 17:5-6 nói về thảo mộc: “CHÚA phán như vầy: Đáng rủa thay là kẻ nhờ cậy loài người, lấy loài xác thịt làm cánh tay, lòng lìa khỏi CHÚA. Nó sẽ như thạch thảo trong sa mạc”. Đó là những gì Chúa nói về thảo mộc. Tuy thảo mộc có nhiều rễ hơn cỏ chút xíu, nhưng ở trong sa mạc thì nó không thể sống và phát triển tốt được. Như vậy sự sống mà Chúa ban cho chúng ta rất tuyệt vời. Toàn bộ Kinh Thánh chỉ cho chúng ta thấy rau cỏ và thảo mộc không phải là hình thức sự sống mà Chúa đã định sẵn cho chúng ta mà Chúa muốn chúng ta trở thành những cây.

3. CÁC CÂY ĂN TRÁI – HÌNH THỨC CAO NHẤT CỦA ĐỜI SỐNG THỰC VẬT

(Giê-rê-mi 17:7-8; Thi Thiên 52:8; 1:3; 104:16; 92:12-15, Cô-lô-se 2:5-7, Sáng Thế Ký 1:12)
Giê-rê-mi 17:7-8 nói tiếp: “Đáng chúc phước thay là kẻ nhờ cậy CHÚA, và lấy CHÚA làm sự trông cậy mình. Nó cũng như cây trồng nơi bờ suối, đâm rễ theo dòng nước chảy; gặp khi trời nắng, chẳng hề sợ hãi, mà lá cứ xanh tươi. Gặp năm hạn hán cũng chẳng lo gì, mà cứ ra trái không dứt.” Như vậy không tốt hơn sao? Chúa cho chúng ta thấy rằng chúng ta phải là những cái cây. Chúng ta đọc tiếp trong Thi Thiên 52:8 “Còn tôi khác nào cây ô-liu xanh tươi trong nhà Đức Chúa Trời; Tôi nhờ cậy nơi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đến đời đời vô cùng.”
Chúa không chỉ muốn chúng ta là những cái cây mà Ngài còn so sánh chính mình với cây nữa. Chính Chúa là “cây sự sống” đích thực trong vườn Ê-đen mà chúng ta phải ăn trái của cây này. Và ai là cây sự sống ở cuối sách Khải Huyền? Chính Chúa. Và chúng ta phải như thế nào? Chúng ta cũng phải là những cái cây. Thi Thiên 1:3 “Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, sinh bông trái đúng mùa, lá nó cũng chẳng tàn héo; mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng.” Chúng ta phải thực sự thấy điều này và nhận ra được tình trạng của mình. Và chúng ta cũng phải biết Chúa muốn gì. Chúa muốn chúng ta là những cái cây. Mỗi khi thấy mình bị gió làm lay động thì chúng ta phải nhắc Chúa rằng: “Chúa ơi, trong Lời Ngài, Ngài nói chúng con phải là những cây.”

Thi Thiên 1 nói đến ai vậy? “Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước” là một hình ảnh ám chỉ Chúa. “Nhưng chỉ vui thích luật pháp của CHÚA, Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm”. Thật tuyệt vời phải không? Làm thế nào để chúng ta trở thành cây được? Nếu chúng ta sống bằng sự sống riêng của mình, cả ngày sống trong suy nghĩ, cảm xúc của mình thì chúng ta không thể là cây được. Khi trời nóng lên, đời sống thuộc linh của chúng ta cũng như mối quan hệ với Chúa sẽ đi xuống rất nhanh. Như thế, chúng ta không có sự vững vàng.
Chúng ta thường quan niệm sai rằng “mọi sự đều sẽ tốt đẹp khi chúng ta đi theo Chúa”. Nhưng qua Giê-rê-mi 17, chúng ta thấy luôn có “trời nắng”, “sa mạc”. Chúng ta phải thấy được điều này nếu không chúng ta sẽ hoảng sợ. Chúng ta thưởng thức Chúa, được đổ đầy với Ngài, nhưng thỉnh thoảng sa mạc hay ngày trời nắng gắt đến làm chúng ta hoảng sợ và nghĩ rằng: “Làm thế nào mà nó xảy ra được?” Nhưng Lời Chúa cho biết rằng những điều đó phải như vậy, nếu không thì chúng ta sẽ dừng lại ở cỏ. Nếu lúc nào cũng đủ độ ẩm, nắng vừa đủ thì chúng ta không cần hình thức sự sống của cây. Nhưng Chúa muốn chúng ta trở thành cây. Cây có đặc điểm gì? Có rễ sâu. Làm thế nào để chúng ta nhận biết được rễ của cây? Thông qua việc cây dù ở trong lúc hạn hán vẫn xanh tươi. Chúng ta tuy không thấy rễ, nhưng thấy cây vẫn xanh tươi, dù lúc trời nắng gắt. Như vậy, khi chúng ta thấy trời nắng gắt và không cảm nhận được Chúa, thì chúng ta biết rễ của mình. Chúng ta cần Chúa để được xanh tươi. Những hoàn cảnh như vậy nhằm mục đích để chúng ta mọc thêm rễ, và sự vững vàng của chúng ta trong Chúa được thử nghiệm.
Nếu chúng ta nói rằng Chúa sắp trở lại, chúng ta phải biết rằng mình không thể dừng lại hình thức sự sống của cỏ và thảo mộc được. Bản chất của cỏ và thảo mộc là không bền, bị lay động và uốn theo chiều gió. Phao-lô nói với các anh em ở Cô-rinh-tô và Hê-bơ-rơ rằng họ giống như trẻ em vậy, không vững vàng, dễ bị lay động theo nhiều sự dạy dỗ. Phao-lô đã gặp vấn đề với họ. Ông muốn bày tỏ Đấng Christ với đầy đủ sự phong phú của Ngài, nhưng ông không thể làm được vì họ vẫn còn như con trẻ và bị nặng tai (Hê-bơ-rơ 5:11-13). Như vậy, chúng ta phải biết rằng nếu chúng ta muốn đi tiếp và muốn nhận biết Đấng Christ nhiều hơn thì chúng ta phải lớn lên. Trong hình thức sự sống của cỏ thì chúng ta không thể nhận biết Đấng Christ với mọi sự phong phú của Ngài được. Tuy chúng ta có Đấng Christ giàu có, nhưng không thể vui hưởng Ngài một cách toàn diện được. Mối quan hệ giữa chúng ta với Chúa chỉ là: “Chúa ơi, xin ban cho con sự sống, xin đổ đầy con với Chúa. Con muốn vui hưởng Chúa. Xin tẩy sạch tội lỗi chúng con.” Chúa không chỉ muốn tẩy sạch tội lỗi chúng ta mà Ngài muốn bày tỏ sự đầy dẫy của Ngài cho chúng ta. Và chúng ta cần sự đầy dẫy này để đạt đến sự trưởng thành. Chúng ta phải nhận biết toàn vẹn Đấng Christ. Thỉnh thoảng, chúng ta chỉ biết Ngài như là sự tha thứ tội lỗi và sự vui hưởng của chúng ta. Nhưng chúng ta đã nhận biết Ngài như là sự công chính của chúng ta chưa? Chúng ta phải quen biết Ngài sâu sắc hơn nữa và kinh nhiệm Ngài trong đời sống chúng ta. Để như vậy thì chúng ta cần sự tăng trưởng và phải ra khỏi hình thức sự sống của rau cỏ. Tuy nhiên, chúng ta đừng nản lòng vì thấy sự sống của mình đang là rau cỏ. Chúng ta không chỉ có bản chất của rau cỏ, mà bản chất của cây cũng đang ở trong chúng ta nữa. Khi thấy mình bị dao động, chúng ta có thể nói với Chúa rằng: “Chúa Jesus, con xin bỏ sự sống của rau cỏ. Xin làm con trở thành một cái cây”.
Chúng ta đã nghe rằng Chúa phải phân rẽ để đem lại sự sống. Ở đây chúng ta có thể thấy điều này. Rau cỏ chỉ bao gồm một mớ tế bào hỗn độn gần giống nhau không có sự phân rẽ lớn, chỉ có vài cái lá, vài cái rễ. Một cái cây thực sự có nhiều tế bào như lá, gỗ, rễ, vòng gỗ và mạch gỗ. Tất cả những tế bào này nhằm mục đích cung cấp đầy đủ cho cây. Trong cuộc sống, chúng ta cũng phải có sự phân rẽ như vậy. Khi chúng ta phân rẽ khỏi tội lỗi thì chúng ta có thêm một mức độ cứng (vững vàng) nhất định. Đó là kinh nghiệm của tôi. Khi tôi đến Hội Thánh, tôi đã từ bỏ tội lỗi. Qua đó, tôi có được một độ vững vàng. Tôi không còn bị lay động nhiều bởi gió nữa. Tôi không cần phải bận tâm với những câu hỏi: “Tôi nên đi chỗ này, tôi nên đi chỗ kia không?” Tôi ý thức rõ điều này: “Đối với thế gíơi này thì tôi đã chết rồi”.
Nhưng tối qua chúng ta đã nghe rằng sự phân rẽ còn đi xa hơn nữa, càng trở nên tinh tế hơn. Chúng ta phải phân rẽ nhiều hơn trong chúng ta. Một cái cây phân rẽ rất nhiều, những gì sống động thì ở bên ngoài của cây, còn ở trong thân thì chỉ là tế bào chết, gỗ là những tế bào đã chết. Gỗ chết đã đem lại sự cứng cáp cho cây. Còn sự sống thì chỉ ở phần ngoài thôi, sự sống chảy từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới. Ở chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta không phân rẽ khỏi tội lỗi, khỏi cái tôi và bản chất cũ kỹ của mình, thì chúng ta không có thêm sự vững chắc. Chúng ta đừng để cảm xúc mình bị trôi dạt hay lừa dối mình mà hãy đoán xét nó: “Con không đồng ý với suy nghĩ này. Chúa ơi, cảm xúc này phải trở thành gỗ”. Như thế chúng ta đạt được sự vững chắc. Trong Thi Thiên 1, chúng ta thấy người suy gẫm lời Chúa ngày và đêm, đó chính là sự vững chắc. Chúng ta có lời Chúa phong phú ở trong lòng. Chúng ta biết rằng Chúa muốn trình diện chúng ta một cách thánh khiết, tinh sạch và không tì vết trước Ngài. Thế chúng ta đã tinh sạch và không tì vết chưa? Chưa. Chúng ta đang ở trong một tiến trình của sự phát triển. Như vậy, chúng ta phải là một với Chúa, nói với Ngài rằng: “mọi điều ô uế trong con phải chết đi!”. Chúng ta đừng nghĩ rằng xác thịt của mình sẽ thay đổi. Không! Xác thịt chúng ta không thay đổi, nếu chúng ta không phán xét nó thì nó sẽ rất sống động và nó cũng sẽ không tốt hơn. Cách duy nhất để làm xác thịt im lặng là nói: “Tôi phán xét xác thịt của tôi”. Như thế chúng ta sẽ vững vàng. Thật là tuyệt vời!
Chúng ta giữ giờ canh thức bồi linh buổi sáng, sau khi ăn trưa thì ăn lời Chúa, rồi buổi tối cầu nguyện. Làm như vậy tốt, tâm linh chúng ta sẽ được thêm sức. Nhưng như vậy thì chưa đủ. Thật ra Chúa nói là cầu nguyện không ngừng (1.Tê-sa-lô-ni-ca 5:17). Sự sống trong chúng ta luôn tích cực, suy nghĩ của chúng ta hoạt động trong 24 tiếng mỗi ngày. Như vậy cần phải hỏi rằng suy nghĩ của chúng ta làm gì trong 24 tiếng vậy? Không phải suy nghĩ của chúng ta như cỏ dại, bị trôi dạt đây đó sao? Thỉnh thoảng nó là những điều chết chóc của thế gian. Chính vì vậy, Chúa nói là cầu nguyện không ngừng. Chúng ta phải không ngừng hướng lòng về Chúa. Hãy nói với Chúa: “Xin hãy làm nên trong con những gì đẹp lòng Chúa. Xin tẩy sạch và thánh hóa con”.
Chúng ta cầu xin cho chính mình, rồi một lúc nào đó chúng ta lớn lên và bắt đầu cầu nguyện cho những người khác. Dấu hiệu cho sự lớn lên trong Chúa là chúng ta không chỉ nghĩ đến mình mà nghĩ đến việc Chúa muốn gì. Khi tôi là một đứa trẻ thì tôi có tất cả ở trong nhà. Tôi có một cái nhà lớn, một nông trại lớn, và tôi có thể vui hưởng  tất cả. Nhưng khi lớn hơn, tôi đã nghĩ rằng ba mẹ tôi cả ngày ở ngoài đồng, còn tôi ngồi trong phòng mình mà vui hưởng. Rồi tôi nghĩ: “Ok, tôi phải giúp đỡ cha mẹ tôi”. Từ lúc đó, sự vui hưởng của tôi không hướng đến riêng tôi nữa mà sự vui hưởng của tôi là tôi giúp đỡ cha mẹ tôi. Chúa cũng nói như thế trong Giăng 4:34: “Thức ăn của Ta tức là làm theo ý muốn của Đấng sai Ta đến”. Qua đó chúng ta thấy mình cần phải lớn hơn nữa. Nếu cả ngày chỉ nghĩ đến chính mình, thì chúng ta là con trẻ, chỉ ở hình thức rau cỏ. Chúa muốn mang chúng ta đến sự trưởng thành. Tối hôm qua, chúng ta đã đọc trong 1.Cô-rinh-tô 15:57-58: “Tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”. Sự sống của Chúa trong chúng ta thật tuyệt vời. Amen! Kế đó “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động”. Ở đây, chúng ta biết sự kêu gọi của chúng ta là gì? Là trở nên vững vàng, và “đừng rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn”. Chúa không tạo nên chúng ta để chúng ta là “cỏ”, mà Ngài tạo chúng ta để chúng ta vững vàng và không rúng động.

B. Đức Chúa Trời trông đợi quả tốt


(Gia-cơ 5:7; Mác 11:13; Giăng 15:2-8, 16; Cô-lô-se 1:10; Rô-ma 7:4; Ma-thi-ơ 3:8-10, Ê-xê-chi-ên 36:8-9)
Tại sao, Chúa muốn chúng ta trở thành cây? Tại vì trong Sáng Thế Ký 1, Chúa đã nói “cây ra trái và trong trái có hạt” (câu 12). Cỏ và thảo mộc cũng có hạt theo loại của nó. Tất cả sinh vật trên trái đất này đều có hạt giống. Nếu một sinh vật không có hạt, thì nó là sinh vật cuối cùng trong loài của nó. Chúng ta thấy sinh vật nhỏ nhất cũng được Chúa trang bị hạt giống. Nghĩa là khi chúng ta mới được cứu, chúng ta cũng có hạt giống. Chúng ta không cần suy nghĩ mình có hạt giống hay không? Chúng ta có hạt, lời Chúa nói như vậy mà. Như vậy, chúng ta có thể gieo hạt và có thể kết quả. Chúa không thỏa lòng với các hạt giống mà Chúa muốn chúng ta gieo hạt khắp nơi. Nhưng cuối cùng, Chúa muốn hạt giống kết quả. Chính vì vậy Chúa đã nói nhiều lần trong trong sách Giăng rằng Chúa muốn chúng ta cũng kết quả. Ai là người không ngừng kết quả. Chính Chúa là cây không ngừng kết quả.
Chúa đã làm rất nhiều, Chúa đã tạo nên ánh sáng, phân rẽ nước. Ngài đã chuẩn bị cả trái đất để sự sống có thể phát triển được. Tại sao người nông dân phải cày xới, bón phân, gieo hạt và tưới ruộng? Để ruộng có thể kết quả. Khi ai đó trồng cái cây nào đó, thì người ta cũng muốn có quả. Thế tại sao đối với Đức Chúa Trời lại khác? Chúa đã ban cho chúng ta toàn bộ sự sống của Ngài để chúng ta kết quả. Chúa cũng nói: “Ta là gốc nho thật, Cha ta là người trồng nho” (Giăng 15:1). Chính Cha là người trồng nho và Cha mong đợi quả từ chúng ta. Đức Chúa Trời chờ đợi quả tốt. Chúng ta hãy đọc trong Gia-cơ 5:7 “Hỡi anh em, vậy hãy kiên nhẫn cho tới lúc Chúa đến. Hãy xem kẻ làm ruộng: họ bền lòng chờ đợi sản vật quí báu dưới đất cho đến chừng nào đã được mưa đầu mùa và cuối mùa”. Trong sách Rô-ma, Phao-lô còn nói rõ hơn rằng chúng ta được cứu để kết quả. Khi chúng ta được cứu, chúng ta cũng phải ý thức rằng lúc đó Chúa cũng “đầu tư” vào trong chúng ta. Ngài không chỉ đầu tư cho có mà còn trông đợi chúng ta kết quả. Chúng ta hãy xem trong Rô-ma 7:4 “Cũng vậy, thưa anh em của tôi, nhờ thân thể của Đấng Christ mà anh em đã chết về luật pháp và nay thuộc về một người khác, là Đấng đã sống lại từ cõi chết, để chúng ta kết quả cho Đức Chúa Trời.” Chúng ta được ấn định để kết quả cho Đức Chúa Trời. Ngợi khen Chúa! Chúng ta không cần là một cây to để có thể kết quả, những cây nhỏ cũng có thể cho quả tốt. Thật như vậy đó! Tôi ở trong Hội Thánh được 5 năm rồi, bây giờ tôi là một cái cây được năm tuổi. Tôi cũng kết được một chút quả. Tôi rất thích những cây nhỏ, chúng không thực sự có nhiều quả, nhưng quả của chúng rất tốt. Khi tôi còn nhỏ thì những cây cherry nhỏ là những cây tốt nhất. Một cây như vậy chắc chỉ có mười trái cherry thôi, nhưng tôi có thể với tới được. Những quả này mọng nước và ngọt ngào, thật sự là những quả lớn. Cho nên, chúng ta không cần phải so sánh với người khác, nghĩ người khác là một cái cây lớn, còn mình chỉ là một cây nhỏ. Chúng ta kết quả tùy theo sự phát triển của mình. Chúng ta phải chú ý rằng mình phải lớn lên vì bản chất của cây không nằm trong bản chất của rau cỏ. Rau cỏ không thể nào kết quả được. Không thể nào tưởng tượng được nếu quả táo phát triển ở cỏ. Cỏ không thể nào kết quả mà chỉ đem lại hạt giống thôi. Hạt giống cũng tốt, những không thích hợp cho việc vui hưởng. Do đó, chúng ta hãy kết quả tùy theo sự tăng trưởng của mình. Những quả mà chúng ta kết được sẽ là thức ăn cho chính mình và cũng là thức ăn cho người khác nữa.
Tối hôm qua, tôi vui hưỏng Thi Thiên 52:8 rất nhiều “Còn tôi khác nào một cây ô-liu xanh tươi trong nhà Đức Chúa Trời; Tôi nhờ cậy nơi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đến đời đời vô cùng”. Tất cả chúng ta hãy làm câu này trở thành của mình, hãy dùng câu này để cầu nguyện với Chúa. Ngợi khen Chúa vì “cây ô-liu xanh tươi” trong nhà của Đức Chúa Trời! Cách đây năm năm, khi tôi đến Hội Thánh thì có nhiều “cây ô-liu”. Những cây ô-liu này đã cho tôi rất nhiều dầu ô-liu rất tốt, rất bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh và đã làm cho tôi lớn lên. Chúng ta cũng cần ý thức rằng không phải ai đó mà chúng ta cũng phải là những cây ô-liu cung cấp dầu trong nhà của Chúa. Nhà Chúa thật tuyệt vời vì có những cây ô-liu. Theo kinh nghiệm của tôi, cây ô-liu chỉ có trong nhà Chúa. Khi đọc về cây ô-liu trong Kinh Thánh, nhất là trong các Thi Thiên, chúng ta thường thấy có sự liên quan đến nhà Chúa. Khi tôi đến Hội Thánh, tôi thực sự được chăm sóc. Hội Thánh là nơi có nhiều sự sống, nhiều dầu, nghĩa là nhiều Thánh Linh, vì chính Chúa có trong Hội Thánh. Thật là khó khi nói về Hội Thánh mà bỏ qua sự sống. Hội Thánh được đặc trưng bởi sự sống, có sự tăng trưởng. Và ai là sự sống: chính Chúa. Chúa chính là sự tăng trưởng, chính Chúa là cây ô-liu nuôi dưỡng cho chúng ta và tất cả các anh em. Đó chính là một đặc điểm về nhà của Chúa mà chúng ta đã thấy trong sách Ê-xê-chi-ên trong hội nghị trước: trong nhà của Chúa có nhiều thức ăn, có nhiều sự cung cấp, có sự vinh hiển của Chúa, Đấng được biểu lộ bởi tất cả anh em. Như vậy, là Cơ Đốc nhân thì không phải chúng ta ở nơi nào cũng được. Chúng ta không phải là những cây ô-liu nằm rải rác khắp nơi mà chúng ta là cây ô-liu trong nhà của Chúa. Chúng ta hãy nói với Chúa rằng: “hãy bày tỏ cho con thấy nhà của Chúa”. Nếu đã nếm được mùi vị của sự sống, chúng ta cũng thấy rằng nơi đây mình có thể phát triển thành một cây ô-liu tốt, đây là nơi mà mình có thể tăng trưởng. Tôi phải làm chứng rằng nếu tôi không đến Hội Thánh mà vẫn ở trong môi trường của mình thì chắc chắc tôi vẫn là cỏ, cỏ một lúc nào bị héo và sẽ bị ném vào lò. Cỏ không phải là một tình trạng tốt, không phải là tình trạng mà Chúa định cho chúng ta. Chúa muốn chúng ta trở thành cây ô-liu trong nhà của Chúa, chúng ta phải kết quả.
Chúng ta cũng có thể nói rằng: “Tôi đã ở lâu trong Hội Thánh và đã là một cái cây rồi. Tôi cũng kết quả”. Ở đây cũng có sự phân biệt: có quả tốt và có quả xấu. Chúng ta cần phải có sự phân biệt này. Chúng ta đã nghe rằng vấn đề không chỉ ở việc phạm tội mà nó có liên quan tới những gì đến từ tâm linh và những gì đến từ tâm hồn. Quả mà chúng ta có là gì? Phải những quả do chúng ta tự tạo ra từ sức lực và bản chất của mình không? Đức Chúa Trời không công nhận những quả này. Đức Chúa Trời chỉ bằng lòng với những quả do chính Chúa tác động trong chúng ta. Chúng ta hãy nói với Chúa rằng: “Chúa ơi, hãy gìn giữ con để con đem lại một quả gì khác ngoài chính Chúa”. Hai loại trái cây này chúng ta có thể thấy ở trong Cựu Ước, luôn có hai hạt giống: một hạt đẹp lòng Chúa và hạt kia thì Chúa không đẹp lòng. Hai loại hạt giống này không liên quan đến việc phạm tội hay không phạm tội. Áp-ra-ham đã là một người tốt, được gọi là bạn của Đức Chúa Trời. Nhưng ông đã kết hai quả khác nhau: Ích-ma-ên và Y-sác. Ích-ma-ên là quả đến từ sức riêng của ông, vợ ông đã khuyến khích ông giúp đỡ Đức Chúa Trời. Quả còn lại là Y-sác, đến từ lời hứa, được sinh bởi quyền năng của Đức Chúa Trời. Thật tuyệt vời! Và Y-sác đã đẹp lòng Chúa. Còn quả khác thì Chúa nói là “hãy đuổi người hầu gái và con của nó đi”. Có nghĩa là Đức Chúa Trời không hài lòng về quả này. Ngài luôn phân biệt giữa những gì đến từ chúng ta và những gì đến từ Đấng Christ.
Chỉ có quả đến từ Đấng Christ mới làm Đức Chúa Trời đẹp lòng. Chính vì vậy chúng ta hãy nói với Chúa rằng: “Chúa ơi, con muốn có quả đến từ Đấng Christ”. Đây chính là quả của sự công chính sẽ làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Thế ai là sự công chính? Đấng Christ là sự công chính. Chúng ta không thể tin tưởng vào sự công chính của riêng mình được vì nó rất mau kết thúc. Còn sự công chính của Đức Chúa Trời thì tồn tại đời đời. Sự công chính của Đức Chúa Trời chính là Đấng Christ luôn sẵn sàng cho chúng ta. Thật là tuyệt là chúng ta có thể làm sự công chính này trở thành quả của chúng ta. Nó không chỉ liên quan đến việc được cứu rỗi và vui hưởng Chúa mà chúng ta phải ý thức rằng mình phải đem lại quả tốt cho Chúa, là những quả tương xứng với Ngài, là những quả do Đấng Christ tác động trong chúng ta. Tuy nhiên, những quả đến từ Đấng Christ này không chỉ nằm trong một danh sách quả tốt, quả xấu như trong Ga-la-ti 5, mà quả mà Chúa muốn tác động đến chúng ta là một cái gì đó sống động. Trong mọi hoàn cảnh, mọi suy nghĩ của chúng ta, Chúa muốn nói rằng: “Suy nghĩ này phải là quả của Ta”. Chúng ta cần khả năng phân biệt được suy nghĩ nào đến từ chúng ta, suy nghĩ nào đến từ Chúa. Chúng ta đừng nghĩ rằng mình là Cơ Đốc nhân ở trong Hội Thánh, có sự dạy dỗ đúng đắn, vì những điều này có thể chỉ là một cái vỏ bọc thôi mà nó phải được đổ đầy với những những quả của sự công chính do Chúa tác động. Ở trong bản chất của tôi còn nhiều cỏ và nhiều quả không phải do Chúa tác động. Tôi luôn phải ăn năn. Trong sách Ma-thi-ơ, Chúa cũng nói chúng ta phải kết quả xứng đáng với sự ăn năn. Có nghĩa là chúng ta luôn xoay lòng mình lại khỏi những điều cũ kỹ và nói với Chúa rằng: “Con muốn kết quả xứng đáng với sự ăn năn”.

C. Đức Chúa Trời trông đợi trái đầu mùa


(Khải Huyền 14:4; Xuất Ê-díp-tô Ký 23:19)
Chúa đã cho chúng ta thấy rằng Ngài muốn làm chúng ta trở thành những cây kết những quả đến từ sự tác động của Chúa. Và Chúa bây giờ Chúng cũng nói rằng Chúa muốn làm chính Ngài trở thành quả của chúng ta vì Chúa rất thích khi chúng ta trưởng thành. Và chúng ta phải trở thành sự thưởng thức của Cha. Chúa đã hiến dâng chính mình để chúng ta trở nên chín và là sự vui  hưởng  của Cha. Đây chính là mục tiêu của Chúa. Vì vậy, Chúa nâng đỡ chúng ta bằng cả sự sống của Chúa để chúng ta có thể trưởng thành. Trong cả Kinh Thánh, Chúa luôn muốn có quả và Chúa cũng muốn có trái đầu mùa, có nghĩa là Chúa muốn có những trái mà chín đầu tiên. Và đó cũng là ý định của chúng ta. Chúng ta muốn trở thành những trái chín đầu tiên vì chúng ta biết rằng những trái đầu mùa đặc biệt rất dễ chịu đối với Đứu Chúa Trời.



Trong Rô-ma 8, Chúa cho chúng ta thấy Chúa muốn làm những tín đồ trở nên vinh hiển. Mỗi người được cứu thì sẽ được mang vào sự vinh hiển. Chúa sẽ làm được điều này đối với mỗi người trong chúng ta. Chúa đã bắt đầu công việc tốt đẹp của Ngài trong chúng ta, và Chúa cũng sẽ hoàn tất nó. Điều này là chắc chắn. Có nghĩa là một khi Chúa gieo sự sống của Ngài vào trong lòng chúng ta, Ngài sẽ mang chúng ta vào trong sự vinh hiển trọn vẹn. Điều tuyệt vời này chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng mà có sự khác biệt về cách mà chúng ta đạt đến sự vinh hiển này. Có hai cách để chúng ta đạt đến sự vinh hiển này, sau đó tất cả chúng ta đều sẽ được vinh hiển. Ở đây, Chúa cũng có sự phân biệt: có những người sẵn sàng và tự nguyện để Chúa mang vào sự vinh hiển và cũng có những người mà Chúa phải mang vào sự vinh hiển như là đi qua lửa vậy. Nghĩa là nếu ngày nay chúng ta không quan tâm đến sự tăng trưởng của mình và không để Chúa làm mình trở thành trái đầu mùa, thì sau này Chúa phải làm cho chúng ta chín bằng cách cho chúng ta giống như đi qua lửa vậy. Có nghĩa là những người này sẽ gặp những hoàn cảnh không dễ chịu chút nào, không còn cách nào khác ngoài kêu gào với Chúa. Qua dụ ngôn về 10 trinh nữ, chúng ta có thể thấy có một số người để Chúa làm mình trưởng thành vì họ biết như vậy sẽ làm Chúa đẹp lòng. Họ tận dụng cuộc sống trong hiện tại và mọi hoàn cảnh do Chúa sắp đặt để Chúa làm họ trở nên trưởng thành. Đây là những người sẽ chín đầu tiên và họ sẽ đặc biệt quý giá đối với Chúa. Khải Huyền 14:3-5 “Họ hát một bài ca mới trước ngai, trước bốn sinh vật và các trưởng lão. Không ai có thể học được bài ca đó, trừ ra một trăm bốn mươi bốn nghìn người đã được cứu chuộc khỏi đất. Những người ấy không bị ô uế với phụ nữ vì họ còn trinh khiết. Chiên Con đi đâu thì những người nầy theo đó. Họ đã được cứu chuộc từ giữa loài người để làm trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên Con. Trong miệng họ không tìm thấy sự dối trá nào; họ là những người không tì vết”. Trưa nay anh em hãy đọc những câu này trong thời gian dành riêng với Chúa. “Trong miệng họ không tìm thấy sự dối trá nào; họ là những người không tì vết”. Điều này thật tuyệt vời! Chúng ta có thể cùng tác động với Chúa để được như vậy. Chúng ta cần ý thức về điều này. Chúng ta muốn trở thành những trái đầu mùa như vậy, là những người để Chúa chuẩn bị. Chúng ta cần quyết định để Chúa chuẩn bị chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Vì thế, hoàn cảnh chúng ta đang có là do Chúa sắp đặt. Đừng nói rằng hoàn cảnh này thật nặng nề hay thật khó chịu đối với tôi, đối với người khác thì tốt hơn, còn đối với tôi thì không. Không phải như vậy. Chúa đã ban hoàn cảnh đó cho chúng ta để Ngài có thể chuẩn bị cho chúng ta được. Và chúng ta muốn trở thành trái đầu mùa. Những trái đầu mùa có một phần thưởng đặc biệt mà chúng ta cần nhận được. Thật là đáng tiếc nếu chúng ta bỏ phí thời gian này mà không để Chúa chuẩn bị. Những người tự nguyện để Chúa làm trở nên trưởng thành, là một sự vui hưởng lớn nhất của Chúa. Cả ngày chúng ta phải nối kết với Chúa, được đổ đầy với sự sống của Ngài để chúng ta có thể chín được. Ngợi khen Chúa!