Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

ĐA NGUYÊN TÔN GIÁO

Image result for photo  of great religion pray for the world peace
            Các giáo chủ tôn giáo cầu nguyện cho hỏa bình thế giới


Ngày nay, một phong trào trong thế giới Cơ Đốc là hiệp nhất tất cả các tôn giáo thế giới thành một tổng thể thống nhất đang lan nhanh. Đây là tư tưởng thần học của Đa Nguyên Tôn Giáo. Tư tưởng này tuyên bố rằng tất cả các tôn giáo về bản chất là một, bởi vì Chúa Giê- Xu hiện hữu trong mỗi tôn giáo, dù Ngài được gọi bằng những danh xưng khác nhau. Trên căn bản này, Đa Nguyên Tôn Giáo tìm cách đối thoại đức tin, hòa giải và hợp nhất.

Đa Nguyên Tôn Giáo về bản chất là một phong trào quay lại Tôn Giáo Ba-by-lôn. Nhiều tôn giáo thế giới như Thần thoại Hi Lạp, Thần thoại La Mã, Hồi giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo, đạo Sikh, Bái Hỏa Giáo, Thần Giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Đạo thờ Tổ tiên, các tôn giáo dân gian, đạo Bahai,v.v…đã thành lập trên căn bản Tôn giáo Ba-by-lôn, đã tồn tại cách độc lập cho đến ngày nay. Đa Nguyên Tôn Giáo là một phong trào hiệp nhất tất cả các tôn giáo thế giới thành một tôn giáo, là Tôn giáo Ba-by-lôn, là nền tảng của tất cả các tôn giáo thế giới.
Phong trào Đa Nguyên Tôn Giáo này khởi sự trong Cơ-Đốc giáo, và nó được lãnh đạo bởi Giáo hội Công giáo La Mã, hệ phái Cơ-Đốc lớn nhất (52% tất cả Cơ-Đốc nhân trong thế giới thuộc về hệ phái này) và Công Đồng Các Hội Thánh Thế Giới (WCC),  tổ chức Cơ-Đốc lớn nhất có 560 triệu thành viên Cơ-Đốc Tin Lành khắp thế giới.
Hậu quả công việc của các tổ chức này mà chúng ta có thể thấy khắp thế giới ngày nay là những nhà lãnh đạo các tôn giáo khác nhau có mối tương thông quá giới hạn của mỗi tôn giáo. Thí dụ, vào Lễ kỷ niệm Chúa giáng sanh, một số đền thờ Phật giáo trưng bày những biểu ngữ “Chúc Mừng Giáng Sanh Vui Vẻ” và giảng những sứ điệp lễ hội sinh nhật Chúa Giê-Xu. Thêm nữa, vào Lễ Phật Đản, một số nhà lãnh đạo Cơ-Đốc thăm viếng đền chùa, giảng bài chúc mừng, và bắt tay các thành viên Phật giáo. Một số thần học gia nổi tiếng đã làm những cuộc hành hương đến đền chùa Phật giáo, và ngay cả một số mục sư giảng kinh văn Phật giáo, kinh Phật. Chúng ta có thể quan sát ngay cả những người theo hai hoặc ba tôn giáo khác nhau cùng một lúc trong một nơi và thờ tại chỗ thuận tiện của họ là một bàn thờ vừa có thập tự giá vừa có tượng Phật.
Những người theo Đa Nguyên Tôn Giáo khởi sự trong Cơ-Đốc giáo, nhưng họ đặt nền tảng theo đuổi một tinh thần phi Cơ-Đốc. Họ chấp nhận tinh thần thuộc linh của Phong Trào Thời Đại Mới mà không có nhận biết thuộc linh. Họ sẵn sàng dự phần trong những buổi thờ phượng của các tôn giáo khác. Vì Đa Nguyên Tôn Giáo đang diễn ra như một khuynh hướng quốc tế, nên ai chống lại nó bị xem là lỗi thời.
Có những lý do lịch sử và theo Kinh Thánh là tại sao điều này đang xảy ra trong Cơ-Đốc giáo ngày nay. Khi chúng ta xem xét bối cảnh, những hoạt động và lý thuyết của Đa Nguyên Tôn Giáo, chúng ta nên hiểu rõ ràng bản chất thật của Tôn giáo Ba-by-lon mới này và chuẩn bị chính mình cho thời tận thế.
.BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA
ĐA NGUYÊN TÔN GIÁO

Giống như Phong Trào Thời Đại Mới, Đa Nguyên Tôn Giáo được cộng đồng quốc tế chú ý vào đầu thập niên 1960. Nhưng trước khi ý tưởng này hình thành thì quan niệm căn bản của Đa Nguyên Tôn Giáo bắt đầu nổi lên khoảng đầu thập niên 1500 SC., đặc biệt (Francis Bacon 1561-1626 SC., Vương Quốc Anh), được gọi là Cha của Khoa Học Hiện Đại và Rene Decartes (1596-1650SC., Pháp)  được gọi là Cha của Triết Hoc Hiện Đại, đã đặt nền tảng cho ý tưởng này.
Bacon đã giới thiệu Phương Pháp Thực Nghiệm (Experiment Method), kiểm nghiệm lại những giả thuyết cho các dữ liệu thực tế và lý trí con người. Sau đó tuyên bố những kết quả đó là đúng nếu chúng dựa trên nền tảng những giả thuyết hợp lý được xác nhận. Phương pháp này gần như trở thành nền tảng cho Thời đại Duy Lý và Thời Đại Ánh Sáng. Hơn nữa, triết gia Descartes đã góp phần giúp Chủ Nghĩa Duy Lý xuất hiện, như câu nói nổi tiếng của ông: “Tôi suy nghĩ, vì vậy tôi hiện hữu” (Cogito, ergo sum trong tiếng La-tinh). Đặc biệt, Descartes nhấn mạnh “toán học” và “nghi ngờ” là hai phương pháp chủ yếu cho tư tưởng lý luận.
Chủ Nghĩa Duy Lý (thế kỷ thứ 16~17) và Ánh Sáng (thế kỷ thứ 18~19) đã phát triển từ thế kỷ thứ 16 cho đến thế kỷ thứ 19. Những tư tưởng triết học này ảnh hưởng John Locke (1632~1704, Vương quốc Anh), và tràn vào nước Đức, phát triển xa hơn bởi Emmanuel Kant (1724-1804), George Hegel (1770~1831) và Friedrich Schleiermacher (1768~1834). Những tư tưởng này cũng tác động nặng nề trên thần học.
Các thần học gia chịu ảnh hưởng những tư tưởng này, bắt đầu phân tích những ý tưởng và những lời tuyên bố về Đức Chúa Trời, về Kinh Thánh, và về Cơ-Đốc Giáo theo quan điểm nghi ngờ và chủ nghĩa hoài nghi. Họ đã nổ lực chứng minh Kinh Thánh liệu có đúng hay không. Họ phủ nhận phương pháp đặt Đức Chúa Trời làm tâm điểm và cố gắng sử dụng phương pháp nhân bản để phân tích Kinh Thánh. Đặc biệt qua các thế hệ thần học gia kế thừa chịu ảnh hưởng bởi Schleiermacher, như Albert Ritsel (1822~1899), Adolf Harnack (1851~1930), Walter Rauschenbusch (1861~1918), Paul Tillich (1886~1965), phong trào dành cho chủ nghĩa phê bình Kinh Thánh mang tính nhân bản, duy lý hoạt động tích cực hơn.
Phong trào này được gọi là chủ nghĩa thượng phê bình Kinh Thánh, và những nhà phê bình Kinh Thánh này được gọi là các nhà thần học tân phái. Bị tác động của các thần học gia này, John Hick (1922~2012, nguyên Giáo sư của Đại học Cambridge, Tốt nghiệp Đại học Claremont, Chúng Viện Princeton)  từ Đại học Oxford, nước Anh, lần đầu tiên tạo ra danh từ Đa Nguyên Tôn Giáo.

Lý Thuyết và Tư Tưởng
Đa Nguyên Tôn Giáo

Các thần học gia tự do đã kết luận rằng tư tưởng truyền thống mà Đức Chúa Trời mặc khải chính Ngài, can thiệp vào lịch sử loài người, và tác động đến tư tưởng và đời sống con người là không đúng. Lý do đưa đến kết luận này là từ khi con người được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời (Sáng. 1:27), Đức Chúa Trời đã ban tư tưởng và ý muốn của Ngài cho con người. Vì vậy, Đức Chúa Trời không cần đến thế giới này và dính líu một cách cá nhân. Các thần học gia tự do tuyên bố rằng vì sức mạnh của lý trí con người là quyền lực của Đức Chúa Trời, nên con người bằng lý trí của mình có thể phán xét muôn vật và quyết định điều gì đúng, điều gì sai.
Họ đã phân tích Kinh Thánh với thái độ “tôi tin điều tôi có thể hiểu”. Để thực hiện điều này, họ quyết định tất cả những hiện tượng siêu nhiên được ghi trong Kinh Thánh là không thể chấp nhận được bằng lý trí con người. Vì vậy, họ phải kết luận rằng những phép lạ trong Kinh Thánh như Môi-se rẽ Biển Đỏ, Chúa Giê-xu được sanh bởi Nữ Đồng Trinh, sự Phục Sinh và Thăng Thiên là những truyện tích dựng lên để mô tả sự vĩ đại của Đức Chúa Trời.
Theo cách này, họ phân tích cách có hệ thống mọi việc được ghi trong Kinh Thánh và chối bỏ giá trị tuyệt đối được mặc khải trong Kinh Thánh. Hệ thống phân tích này hoặc phương pháp giải kinh này được gọi là phái thượng phê bình Kinh Thánh. Cuối cùng, họ chối bỏ sự vô ngộ của Kinh thánh và tuyên bố rằng thay vì tin Kinh Thánh theo nghĩa đen là đúng, người ta nên giải thích Kinh Thánh từ viễn cảnh biểu tượng, tỉ dụ, ẩn dụ và thuộc linh.
Giáo lý của Đa Nguyên Tôn Giáo đã được thành lập trên nền tảng thấn học này. Thí dụ, những người theo Đa Nguyên Tôn Giáo nói, nếu chỉ các Cơ Đốc nhân được chọn để được cứu như trong giáo lý Tiền Định, Đức Chúa Trời thiên vị và không công bình. Họ nói Đức Chúa trời là Đức Chúa Trời yêu thương (I Giăng 4:8) và tất cả các tôn giáo nói về tình yêu thương và cách thực hành tình yêu thương là giống nhau. Vì vậy, họ cho rằng Đức Chúa Trời của Cơ-Đốc Giáo và các thần của các tôn giáo khác, thực chất là các thần yêu thương, vì như thế các thần và Đức Chúa trời là giống nhau.
Họ cũng tin rằng Chúa Giê-xu của Kinh Thánh có thể được tìm thấy trong tất cả các tôn giáo. Họ tuyên bố rằng những phẩm chất tiêu biểu của Chúa Giê-xu như cách sống khiêm nhường, đời sống thanh đạm, sự thương xót của Chúa Giê-xu đối với người nghèo và người bệnh, sự tự dâng mình Ngài trên thập tự giá, v.v… cũng có thể được tìm thấy phổ biến trong các giáo chủ khác. Họ mô tả cái chung này là tinh thần của Đấng Christ và họ cho rằng Đấng Christ, chính Chúa Iesus, hiện hữu trong tất cả các tôn giáo. Hơn nữa, họ bảo vệ những người sống đời sống thực hành tinh thần Đấng Christ là những người “giống Chúa Giê-xu” (Đấng Christ) không cần biết bối cảnh tôn giáo của họ.
Liên quan đến tư tưởng này, quan niệm về một Cơ-Đốc nhân vô danh  mới ra đời. Raymond Panikkar, một thần học gia Công giáo La Mã được sanh ra ở Ấn Độ, đã viết một quyển sách với chủ đề Đấng Christ Vô Danh của Ấn Giáo (1981). Trong sách này, ông xác nhận rằng có một Giê-xu (Đấng Christ)  vô danh trong Ấn Giáo, và vì vậy tất cả những người theo Ấn giáo là Cơ-Đốc nhân vô danh. Các thần học gia, là những người đồng ý với quan điểm của Panikkar, gọi những phi-Cơ-Đốc nhân là những Cơ-Đốc nhân vô danh.
Các hệ phái tự do theo Đa Nguyên Tôn Giáo mô phỏng quan niệm những sứ mạng Cơ-Đốc trái với quan niệm của các hệ phái truyền thống. Họ dựng lên một quan niệm được gọi là Missio Dei (sứ mạng của Đức Chúa trời). Theo quan niệm này, vì tất cả người phi-Cơ-Đốc cuối cùng cũng sẽ được cứu, nên Cơ-Đốc nhân không cần truyền giảng mạnh mẽ và công kích hoặc đi ra với sứ mạng để khiến những người phi- Cơ-Đốc qui đạo, vì làm điều đó là thiếu tôn trọng và khinh khi các tôn giáo khác.
Thay vào đó, những người tự do tuyên bố rằng Cơ-Đốc nhân nên thi hành những sứ mạng bằng cách làm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và xã hội của những người phi- Cơ-Đốc. Loại sứ mạng này bao gồm nuôi trẻ mồ côi, bệnh viện và trường học, phong trào NGO, những phong trào môi trường xanh, phong trào nhân quyền, phong trào bài trừ tham nhũng, phong trào cải cách cơ cấu xã hội, phong trào thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, v.v…Họ cho rằng quan niệm và mục đích của các sứ mạng tập trung vào sự giải phóng xã hội là đúng với Missio Dei. Họ tuyên bố ủng hộ Kinh thánh như các câu (Math. 25:35-36; Gia cơ 2:17) nhưng họ chỉ trích giảng Tin Lành.
 Họ cho rằng các Cơ-Đốc nhân bảo thủ và theo nguyên tắc gốc là “giả hình” không thể cứu được, bởi vì họ không tích cực dự phần, theo định nghĩa về sứ mạng của họ, những nhà giải phóng xã hội.
Lý do mà Đa Nguyên Tôn Giáo cố gắng tránh xung đột và chiến tranh tôn giáo là để xây dựng một Ba-ra-đi ngay trên đất qua việc bảo vệ hòa bình thế giới. Họ dựa vào tư tưởng rằng những rào cản của các tôn giáo khác nhau phải được phá bỏ vì sự sống còn của nhân loại. Do đó họ tin rằng khi tất cả các tôn giáo trên thế giới cuối cùng hợp nhất thành một tôn giáo, loài người sẽ có thể hưởng Ba-ra-đi thật. Vì vậy, câu trả lời họ tìm được là một phong trào cuối cùng quay lại với Tôn giáo Ba-by-lon.
Chủ nghĩa Đa Nguyên Tôn Giáo này hoàn toàn chống lại sứ điệp Tin Lành quan trọng nhất của Cơ-Đốc giáo. Nó hoàn toàn đi ngược lại với lẽ thật Chúa Giê-xu Christ là Đấng Cứu Thế và là Chúa duy nhất. Nói cách khác, nó trực tiếp chống lại lẽ thật Chúa Jesus là Con Đường Duy Nhất đến Ba-ra-đi, Chân lý và Sự sống (Giãng 14: 6). Vì thế, niềm tin của họ cơ bản là giả dối và sai lầm. Hơn thế nữa, nếu một người tiếp tục theo con đường của họ, người đó sẽ rơi vào sự hủy diệt đời đời (Khải. 20:10-1

Thomas Hwang (South Korea)