Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Ngày Thế giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình

                         
Sau Vatican II, thế giới Cơ- Đốc đã thay đổi nghiêm trọng. Virus thần học Đa Nguyên Tôn Giáo bắt đầu tác động toàn bộ thế giới Cơ-Đốc. WCC và Giáo hội Công giáo La Mã làm việc tích cực tay trong tay để khởi sự đối thoại tương tác niềm tin với các tôn giáo khác vì hòa bình thế giới.
Là một phần của toan tính như vậy, Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình được tổ chức tại Đại Giáo đường St. Mary of Angles ở Assisi, Italy, ngày 27 tháng Mười  năm 1986. Trong buổi nhóm cầu nguyện nầy, Dalai Latma, lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng, Tổng Giám Mục Canterbury, lãnh đạo của Giáo hội Anh quốc và Khối Liên Hiệp khắp Thế Giới, Tổng Giám mục Chánh Tống giáo Hi Lạp và những người khác, đã tham dự và cầu nguyện, kiêng ăn cho hòa bình thế giới. Ghi lại sự kiện này, các hãng thông tấn đại chúng quốc tế ca ngợi sự kiện này– những chương trình và tin tức đầy hi vọng của đài truyền thanh và truyền hình khắp thế giới báo rằng hòa bình thế giới sẽ đến không lâu. Do đó, phong trào của Đa Nguyên Tôn Giáo dần dần đạt được quyền lực.

Mười sáu năm sau Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hòa Bình lần thứ nhất, ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa bình lần thứ hai diễn ra một lần nữa tại cùng một địa điểm nhưng thực chất ở một diện lớn hơn nhiều. Có sự tham dự của mười bảy đại diện từ các nhà thờ Chánh Thống giáo (Chánh Thống giáo phương Đông, Chánh thống giáo Đông phương, Chánh Thống giáo A-si-ri, Chánh Thống giáo Nga, Chánh Thống giáo Coptic Ai Cập, Chánh Thống giáo Ê-thi-ô-bi, v.v…), mười bốn đại diện từ Anh giáo và các Hội thánh Tin lành, ba mươi từ Hồi giáo, mười Ra-bi từ Do thái giáo, cũng có những nhà lãnh đạo từ Phật giáo, đạo Tenrikyo, thần Đạo, đạo Bahai, Jain giáo, đạo Sikh, Ấn giáo, Bái hỏa giáo, Khổng giáo, và các tôn giáo dân gian truyền thống Phi Châu.
Sau buổi họp cầu nguyện, phong trào dành cho đối thoại tương tác niềm tin với các tôn giáo khác và cầu nguyện cho hòa bình được tiến hành tích cực hơn khắp thế giới. Gần đây vào ngày 27 tháng Mười năm 2011, một sự kiện quan trọng kỷ niệm năm thứ 25 ngày thế giới cầu nguyện cho hòa bình được diễn ra cùng địa điểm ở Assisi, Italy. Giáo hoàng Benedict XVI, người lãnh đạo tối cao các tôn giáo thế giới bảo trợ từ độ năm mươi quốc gia họp lại và kiêng ăn cầu nguyện với các thần và các linh họ phục vụ.
Những người tham dự trong buổi họp gồm có Tổng giám mục Anh giáo, Giáo Trưởng Bartholomew I phụ trách Đại Kết của Giáo hội Chánh Thống Hi Lạp, một đại diện của Chánh Thống giáo Nga cùng với 8 linh mục địa phương, một hồng y từ Chánh Thống giáo Cyprus, một hồng y từ Giáo hội Chánh thống Coptic, một đại diện của Giáo hội Lutheran, David Rosen, là cố vấn về Những Công Tác Tương Tác Tôn giáo cho Ra-bi Trưởng của Y-sơ-ra-ên, Olav Fykse Tveit, là Tổng Thơ Ký của WCC, đại diện của Chánh Thống giáo Nga, tổng thơ ký của Hội Nghị Quốc tế về các Trưởng Hồi Giáo, Setri Nyomi là tổng thơ ký của Liên Hiệp Các Hội thánh Cải cách Thế Giới, chủ tịch của Hiệp Hội Lão giáo từ Hongkong, chủ tịch của Hiệp Hội Khổng giáo từ Nam Hàn, hai địa diện Thần giáo từ Nhật Bản, bốn mươi tám đại diện Hồi giáo, các đại diện của các tôn giáo dân gian từ Phi Châu, Mỹ Châu và Á Châu, năm đại diện Ấn giáo, ba đại diện của Jain giáo, năm đại diện của đạo Sikh, một đại diện của Bái Hỏa giáo, một đại diện của đạo Bahai, sáu mươi bảy đại diện Phật giáo từ mười một quốc gia Phật giáo, năm người vô thần và v.v…. Tất cả những người tham dự đồng ý rằng họ phải tiếp tục tổ chức những buổi họp cầu nguyện như vậy trong tương lai.
Những người này xuất hiện bên ngoài là những người từ thiện nhân đạo, mỗi người sở hữu một tấm lòng yêu thương toàn thể nhân loại đáng khâm phục. Đó là lý do hầu hết những người nam và nữ có tôn giáo đều cảm thông với Đa Nguyên Tôn Giáo. Chúa Giê-xu nói tiên tri rằng vào thời cuối cùng sẽ có những kẻ lừa dối với con cái Đức Chúa Trời bằng cách tuyên bố Chúa Jesus ở đây hay là ở đó (Math. 24:23-27). Lời tiên tri nầy thật sự đang diễn ra bây giờ trong thời đại của chúng ta.
 Đối thoại Tương Tác Niềm tin
Khi Trụ Sở của Giáo hội Công giáo La Mã, Vatican, triệu tập Ngày Thế giới cầu nguyện cho Hòa Bình, đồng lúc giáo hội cố gắng họp với những người lãnh đạo hai tôn giáo, Hồi giáo và Do thái giáo, những tôn giáo có mối liên hệ rắc rối, để hòa giải với họ. Năm 1986, trong một nỗ lực làm mới lại mối liên hệ với người Do thái, lần thứ nhất trong lịch sử, Giáo hoàng John Paul II của Giáo hội Công giáo La Mã đã thăm viếng một nhà hội Do thái giáo và ban sứ điệp hòa giải.
Nắm lấy cơ hội này, cuối cùng Giáo hoàng thăm Y-sơ-ra-ên vào tháng ba năm 2000. Ông thăm đài Kỷ Niệm Diệt Chủng và công khai hóa lập trường chính thức của giáo hội Công giáo La Mã không thừa nhận chủ nghĩa chống Do thái. Rồi Giáo hoàng cầu nguyện tại Bức Tường than khóc ở Giê-ru-sa-lem: “Nguyện tội lỗi của Giáo hội Công giáo La Mã chống lại người Do thái trong 1.500 năm qua được tha thứ, đặc biệt những tội Giáo Hội Công giáo kết ước chống lại người Do thái trong Chiến Dịch Thập Tự quân (1096 ~ 1291 SC.). Chúng con muốn kết ước chính chúng con với tình anh em chân thật cùng người Do thái.”
Giáo hoàng John Paul II cũng đến với Hồi giáo để hòa giải. Năm 1995, ông thăm viếng Morocco, một quốc gia Hồi giáo ở Bắc Phi, và nói với người Hồi giáo ở đó: “Vì chúng ta tin Đức Chúa Trời giống nhau, chúng ta là một.” Sau đó vào tháng ba năm 2000 khi ông đang phát biểu tại Đài Kỷ niệm Diệt Chủng ở Y-sơ-ra-ên, ông cũng gởi một sứ điệp cho những nhà lãnh đạo Hồi giáo xin sự tha thứ về những tội lỗi của các Thập Tự Chinh (1096~1291 SC.).
Vào tháng Tư năm 2001, Giáo hoàng John Paul II đã thăm Đền thờ Ummayad ở Damascus, Sy-ri, một trong đền thời Hồi giáo xưa nhất. Tại đó ông nhấn mạnh rằng cả hai tôn giáo đều tin một Đức Chúa Trời và họ có nhiều điều chung, như các tiên tri, Chúa Giê-xu, Ma-ri, Giê-ra-sa-lem, và tin sự sống sau khi chết. Vì thế, họ là những người đồng công trong thuộc linh”, và họ nên hiểu nhau, cùng làm việc cho hòa bình thế giới.
Giáo hội Công giáo La mã muốn hiệp nhất tất cả các tôn giáo trên thế giới thành một thực thể dựa trên thần học Đa Nguyên Tôn Giáo như đã công bố trong Vatican II. Hi vọng về một điều không tưởng được thể hiện trên đất, họ đã tiếp tục tích cực hoạt động trong phong trào hòa bình thế giới cùng với các giáo hội là những thành viên của WCC.
Công nhận sự góp phần của Giáo hoàng John Paul II của Giáo hội Công giáo La Mã đối với hòa bình thế giới, nhiều nhà lãnh đạo tối cao của thế giới, bao gồm chính vua và hoàng tử, ba mươi tám tổng thống, ba phó tổng thống, mười bảy thủ tướng, mười bảy thủ tướng, mười ngoại trưởng, sáu bộ trưởng, Tổng Thơ Ký Liên Đoàn Á-Rập, Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc, Ra-bi Trưởng của Do thái giáo, Hồng y của Anh giáo, Giáo trưởng Chánh Thống giáo Hi Lạp, Giáo trưởng Chánh Thống giáo Nga, Giáo trưởng Chánh Thống giáo Ê-thi-ô-bi, đại diện của Ấn giáo và Hồi giáo, v.v… tham dự tang lễ của ông vào tháng Tư 2005. Đây là một thí dụ cho thấy cách Đa Nguyên Tôn Giáo phổ biến trên toàn cầu. Bây giờ sự phổ biến của Đa Nguyên Tôn Giáo vượt ra ngoài lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn bản, tôn giáo và chủng tộc. Điều này đơn giản cho thấy cách con người trên thế giới bị Đa Nguyên Tôn Giáo lừa dối cách dễ dàng.
Người kế thừa Giáo hoàng John Paul II là Giáo hoàng Benedict XVI tái xác nhận mục tiêu của người tiền nhiệm của ông. Ông đã thăm Đền thờ Xanh của Hồi Giáo ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 20 đến 30 tháng 11 năm 2006 và nhấn mạnh tinh thần đồng công của cả hai tôn giáo.
Những hoạt động tích cực như vậy bởi các hệ phái tự do hoàn toàn chống lại những sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu là Con Đường Cứu Rỗi duy nhất. Chỉ có Chúa Giê-xu là Sự sống và Hi vọng thật. Các Cơ-Đốc nhân không được theo đuổi hòa bình thế tục của thế giới. Hơn nữa, chúng ta giảng Chúa Giê-xu là con đường duy nhất của sự sống, để cứu những người đã được Đức Chúa Trời định sẵn  nhận sự cứu rỗi và được sự sống đời đời trong Vương quốc của Đức Chúa trời. Đây là Đại Mạng Lịnh mà các Cơ-Đốc nhân đã được Chúa Giê-xu ban cho (Math. 28:19; Công vụ 1:8).
Những nhóm tự do, bao gồm Giáo hội Công giáo La Mã, đã không quan tâm đến mạng lịnh này và đã tiếp tục tiến hành những hoạt động chống Cơ-Đốc, tìm kiếm hòa bình thế tục của thế giới. Trái với sự tranh luận của họ, Chúa Giê-xu tiên tri rằng sẽ phải chịu đau đớn, không phải hòa bình trong thời tận thế (Math. 24;6-13). Chúa Giê-xu phán rằng hiện tượng xã hội và thiên nhiên sẽ xảy ra trước khi Chúa tái lâm không phải là hòa bình mà là chiến tranh, đói kém và động đất, cùng với việc cá Cơ-Đốc nhân bị thế giới này bắt bớ.
Trong những năm tới, phong trào đại kết vì sự hiệp nhất của các tôn giáo thế giới và phong trào hòa bình thế giới sẽ được khuếch trương do Vatican lãnh đạo. Họ sẽ truyền bá nhanh chóng những sứ điệp giả dối và đáng ghê tởm. Loại hòa bình thế giới họ biện luận nhìn có vẻ đúng hoàn toàn theo quan điểm của con người, nhưng chúng ta phải biết rằng đây là con đường dẫn tới sự hủy diệt đời đời. Như đã được nói tiên tri thành trì Ba-by-lôn lớn sẽ bị hủy diệt chỉ trong một giờ (Khải. 18:10), chúng ta cần phải khôn ngoan để không bị lừa dối bởi những lời dối trá của họ.

 Sự Đáp Ứng của Các Hệ Phái  Tin lành: Liên Hiệp Tin Lành Thế Giới (WEA)
Để chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do, những hệ phái Tin lành từng chia rẽ trong lịch sử đã bắt đầu kết sức lại vào thế kỷ thứ 19. Vào năm 1846. Lần đầu tiên, những nhà lãnh đạo Tin Lành đã họp nhau ở London. Ở đó, họ hình thành Liên Hiệp Tin Lành (EA) chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do đang lớn mạnh từng ngày. Sau đó họ đã thường xuyên gặp nhau để thảo luận những biện pháp đối phó, và thực hiện, họ thành lập những văn phòng chi nhánh Liên Hiệp Tin Lành trong các vùng khác. Dần dần, nhiều ngành được thành lập ở Canada (1849), rồi ở Thụy Điển và Đức (1847), ở Ấn Độ (1849), Thổ Nhĩ Kỳ (1855), ở Mỹ (1867), v.v...
EA tổ chức những hội nghị quốc tế cứ bốn đến sáu năm một lần - ở London (1851), Berlin (1857), Geneva (1861), Amsterdam (1867), New York (1873), Basel (1879), Copenhagen (18840, Florence (1891), và một lần nữa ở London (1896, 1907 và 1912). Hội nghị London năm 1912 là lần cuối vì sự bùng nổ Thế Chiến I (1914~1918), buộc họ ngưng hội nghị quốc tế. Rồi sau đó, với sự bùng nổ Thế Chiến II (1927~1945) khiến cho tiến độ thuộc linh trì trệ, EA mất phương hướng tương lai của mình.
Về sau, khi các nhóm tự do thành lập WCC năm 1948, tình trạng trở nên khẩn cấp cho các Hội thánh Tin lành hiệp nhất và đáp trả với nó. Họ mang vấn đề sức sống mới cần cho những buổi nhóm giảng tin Lành. Cuối cùng, năm 1951, chín mươi mốt nhà lãnh đạo Tin Lành đại diện hai mươi mốt quốc gia họp lại tại Hòa Lan, thành lập Hội Thông Công Tin Lành Thế Giới (WEF). Hầu hết các nhà lãnh đạo từ Anh quốc (như John R. W. Scott, Jack Dain), Mỹ (như Elwin Wright, Clyde Taylor, Waldron Scott) và Canada (như Dennis Clark) nắm vài trò cột trụ. John Scott và Jack Dain của nước Anh đã phác họa “mục đích chính” với ba phương tiện : 1) Đẩy mạnh Tin Lành (vâng theo Đại Mạng Lịnh của Chúa Jesus), 2) Binh vực và củng cố Tin lành (ngăn Tin Lành khỏi bị hư hoại), 3) Thông Công các hệ phái Tin Lành.
Chín năm trước khi WEF được thành lập năm 1951, các Hội thánh Tin Lành ở Mỹ đã vấp phải làn sóng mạnh mẽ của chủ nghĩa tự do. Vì vậy, họ thành lập Hiệp Hội Tin lành Quốc Gia (NAE – National association of Evanggelicals) năm 1942. Với NAE đóng vai trò quan trọng, họ tìm cách kiểm tra nguồn gốc ảnh hưởng tự do từ Âu Châu, và họ khởi sự hiệp nhất các nhóm Tin lành trong sự thông công. Kết quả, NAE sản sinh nhiều nhà lãnh đạo của WEF được thành lập năm 1951. Bây giờ, nước Mỹ trở thành lực lượng lèo lái phong trào Tin Lành Thế Giới.
Nhưng thật sự, ảnh hưởng của WEF không đủ lớn để sánh với WCC. Lý do khó hiệp nhất những Hội Thánh Tin Lành, vì mỗi hội có một sự khác biệt giáo lý sâu sắc. Họ không có khả năng ngăn chặn làn sóng của chủ nghĩa tự do, đặc biệt từ các Hội thánh Anh quốc và Đức đang xuống cấp.
Năm 1982, WEF thay đổi danh xưng sang Liên Hiệp Tin Lành Thế Giới (WEA). Sau đó, những nhà lãnh đạo từ Mỹ như David Howard và rồi Gary Edmonds nắm giữ vị trí giám đốc quốc tế. Về sau, Jun Vence của Phi-luật-tân, một người Á Châu, giữ vai trò giám đốc quốc tế từ năm 1992 đến 2001. Năm 2012, giám đốc quốc tế là Geoff Tunocliffe, một người Canada, đã giữ trọn vị trí từ 2005. Thành viên của WEA ước độ 460 triệu Cơ-Đốc nhân thuộc 100 Hội thánh các hệ phái từ 128 quốc gia và tổ chức truyền giáo.
Ảnh hưởng chính trị và kinh tế của WEA có thể yếu hơn WCC. Một trong những lý do là vì hầu hết lãnh đạo các hệ phái truyền thống trên thế giới Chánh Thống giáo phương Đông, Chánh Thống giáo Đông phương, hầu hết Hội Thánh Lutheran, hầu hết các hệ phái Bap-tít, v.v...) là thành viên của WCC, và Giáo hội Công giáo La Mã, đại diện 52% Cơ-Đốc nhân trên thế giới. Những người cộng tác với WCC là một thành viên hiệp hội, cho dù họ không phải là thành viên chính thức.
Liên kết sức mạnh giũa các hệ phái Tin Lành chống lại các khuynh hướng tự do và tín đồ Đa Nguyên Tôn Giáo đang mỗi ngày bành trướng là điều hết sức quan trọng. Chúng ta là Cơ-Đốc nhân phải hiểu biết đầy đủ bản chất thực và những nguy hiểm của Đa Nguyên Tôn Giáo, phải trang bị Lời của Đức Chúa Trời, nổ lực hết sức để truyền bá Tin Lành chân thật.

Thomas Hwang (Nguồn gốc các tôn giáo).