Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Việc Truyền Bá Đa Nguyên Tôn Giáo


Image result for photo of ecumunical movement
                                          Phong trào Ecumunical

Thần học tự do, tức là chủ nghĩa Tiến Bộ, trở nên cụ thể hóa nhiều hơn trong thế kỷ thứ 20. Trải qua Thế Chiến thứ I (1914~1918), đại khủng hoảng kinh tế (1929), và Thế Chiến II (1937~1945), các hệ phái theo thần học tự do cảm thấy cần liên kết lại để hiệp nhất. Vì vậy, họ khởi sự Phong Trào Toàn cầu (Ecumunical) hoặc Phong Trào Hội Thánh Thế Giới. Đây là một phong trào của Đa NGuyên Tôn Giáo để hiệp nhất trong Chúa Giê-xu bằng cách phá vỡ những rào cản giữa những truyền thống giáo hội, những hệ phái giáo hội, tánh thất quốc gia, chủng tộc, văn hóa và ngay cả tôn giáo.

Sau nhiều hội nghị quốc tế, họ khởi xướng Cộng Đồng các Hội Thánh Thế Giới (WCC)  năm 1948. WCC là một tổ chức lãnh đạo ủng hộ Đa Nguyên Tôn Giáo cùng với Giáo Hội Công giáo La Mã. Các tổ chức ủng hộ Đa Nguyên Tôn giáo đã đạt được và mở rộng ảnh hưởng của họ qua những sự kiện như Ngày Thế Giới cầu nguyện cho hòa bình, đối thoại tương tác niềm tin, v.v… Kiểm tra cụ thể cách họ đã mở rộng, các Cơ-Đốc nhân đang sống trong thời kỳ này phải phát triển sự nhạy bén thuộc linh của mình để nhận biết bản chất của họ.
 Cộng đồng các hội thánh thế giới
Năm 1948, đại diện của 147 Hội thánh và hệ phái tự do họp nhau tại Amsterdam, Hòa Lan, và hình thành Cộng Đồng Các Hội Thánh Thế Giới (WCC). Hầu hết các hệ phái truyền thống đại diện giới Cơ-Đốc thuộc cộng đồng này và thành viên của họ đã dần dần gia tăng. Nói chung, 359 Hội thánh và hệ phái đại diện 560 triệu người hiện hành thuộc về tổ chức nầy. Mặc dù Giáo hội Công giáo La Mã không phải là một thành viên chính thức, nhưng cũng là một thành viên liêt kết.
Phần lớn những sự quan tâm của WCC ngày nay là phong trào hòa bình thế giới, phong trào nhân quyền, phong trào chống tham nhũng, phong trào thu hẹp giữa giàu và nghèo, phong trào xanh v…v…., là những biểu lộ của Missio Dei tập trung vào sự cứu rỗi xã hội. WCC tập trung vào đối thoại tương tác niềm tin dựa trên thần học Đa Nguyên Tôn Giáo của họ. Tổ chức nầy họp lại 6 đến 8 năm để hiệp sức mạnh các tôn giáo thế giới, lấy cớ là đối thoại tương tác niềm tin.
Lịch sử các hội nghị của WCC như sau: hội nghị thứ nhất diễn ra ở Amterdam, Hòa Lan (1948), hội nghị thứ hai ở Evanston, Mỹ (1954), thứ ba, ở New Delhi, Ấn Độ (1961), ở Uppsala, Thụy Điển (1968), thứ năm ở Nairobi, Kenya (1975), thứ sáu ở Vancouver, Canada (1983), thứ bảy ở Camberra, Úc (1991), thứ tám ở Harare, Zimbabwe (1998), thứ chín ở Portro Alegre, Brasil (2006), và thứ mười ở Busan, Hàn quốc (2013).
Trong số các hội nghị, đặc biệt trong hội nghị thứ ba tổ chức ở New Delhi, Ấn Độ, năm 1961, thảo luận về đối tượng tương tác niềm tin, đã xuất hiện một tinh thần rõ ràng. Hội nghị đưa ra một tuyên bố: “Như chúng ta nhận biết sự thật Đấng Christ phán với họ (những người phi-Cơ-Đốc) qua chúng ta, và cũng như phán với chúng ta qua họ, nên chúng ta phải đối thoại với họ về Đấng Christ”. Và hội nghị chính thức tuyên bố rằng Đức Thánh Linh cũng hành động qua các tôn giáo
Năm 1968, WCC bổ nhiệm Stanley Samartha, một thần học gia Ấn Độ, đứng đầu Bộ phận Đối Thoại Tương Tác Niềm Tin trong WCC. Liên kết với Giáo hội Công giáo La Mã, họ tiếp tục đối thoại niềm tin, đầy thuyết phục về giá trị của nó. Trong khi đó, qua Tuyên bố Baar ban hành vào ngày 15/1/1990 (Baar là một làng lân cận Zurich, Thụy Sĩ), WCC chính thức tán thành Đa Nguyên Tôn Giáo. Ý định của họ là đeo đuổi sự hiệp nhất và chủ nghĩa đại kết các tôn giáo, trước hết theo cách nghiêm túc và khả quan, dù các tôn giáo về bản chất khác xa nhau.
Khi WCC tập trung vào hòa bình và đối thoại tương tác niềm tin thế giới, nó đã dần nghiêng về quan điểm nhân bản Cơ-Đốc. WCC đã xác định tất cả hiện tượng ác trong xã hội như chiến tranh, vũ khí hủy diệt hàng loạt, phân biệt giới tính, đồng tính luyến ái và những người khuyết tật, khoảng cách giàu với nghèo, phân biệt chủng tộc, vi phạm nhân quyền, ô nhiễm môi trường ..v..v…đe dọa hòa bình thế giới là công việc của các ác linh. Kết quả, một số người gia nhập WCC đã mắc lỗi khi tuyên bố rằng ngay cả các tôn giáo thờ các linh và hình tượng có thể là công việc của Đức Thánh Linh nếu như các tôn giáo đó thực hiện những công việc thiện cho xã hội.
Thí dụ, tại hội nghị WCC lần thứ bảy ở Camberra, Úc, Chung Hyun-kyung, một thần học gia binh vực nữ quyền Hàn quốc, đã thi hành một nghi thức shaman (Gut ở Hàn Quốc). Bà Chung, trong bài thuyết trình của bà với tiêu đề “Đức Thánh Linh, hãy đến, hãy làm mới lại vũ trụ”, thi hành một nghi thức shaman để kêu gọi và an ủi những hồn và linh nạn nhân vô tội. Khi chúng ta xem lại sự trưng dẫn sau đây, chúng ta có thể thấy bà Chung đã xem Đức Thánh Linh của Chúa Giê-xu giống như các linh của nước và không khí, cho thấy bà hoàn toàn không biết về sự thuộc linh và không biết Kinh thánh.
“Hãy đến. Linh của Hagar, người Ai Cập, một phụ nữ nô lệ da đen bị Áp-ra-ham và Sa-ra lợi dụng và ruồng bỏ, những tổ phụ đức tin của chúng ta. Hãy đến. Linh của U-ri, người lính trung thành được sai đi và bị giết trên chiến trường bởi vua Đa Vit vĩ đại, vì vua tham muốn vợ của ông, Bát-sê-ba. Hãy đến. Linh của những bé trai bị giết bởi những người lính của vua Hê-rốt lúc Chúa Jesus giáng sanh. Hãy đến. Linh của Joan of Arc, và nhiều phụ nữ khác bị thiêu lúc xử án phù thủy – trong thời trung cổ, Hãy đến. Linh của những người đã chết trong những cuộc Thập tự chinh. Hãy đến. Linh của người bản xứ trên đất, nạn nhân của nạn diệt chủng trong thời chủ nghĩa thực dân và thời kỳ của đại sứ mạng Cơ-Đốc cho người ngoại giáo thế giới. Hãy đến. Linh của người Do thái bị giết trong những hầm hơi ngạt hủy diệt hàng loạt. Hãy đến. Linh của những người bị giết ở HiroshimaNagasaki vì bom nguyên tử. Hãy đến. Linh của đất, của không khí, và nước, bị hãm hiếp, tra khảo và bị lạm dụng bởi những kẻ tham lam tiền bạc. Hãy đến. Linh của những người lính, những thường dân và những sinh vật biển, bây giờ đang hấp hối trong chiến tranh đẫm máu ở Vùng Vịnh. Hãy đến. Linh của người giải phóng, người anh em Jesus của chúng ta, bị tra khảo và bị giết trên thập tự giá”(Marlin Van Elderen. Introducing the Word Council of Churches Geneva: World Council of Churches, 1990)
Dĩ nhiên nghi thức của bà Chung bị các Cơ Đốc nhân Tin Lành và thành viên các hệ phái thuộc WCC chỉ trích nghiêm khắc. Dù vậy, nhóm lãnh đạo của WCC vẫn có ý tưởng và khải tượng sai lầm nầy. Đây là một thí dụ minh họa không thiên vi sự phá hủy tâm linh mà cuối cùng sẽ phát triển khi có một con người sẽ nắm lấy Đa Nguyên Tôn Giáo.

Vatican II

Thời kỳ quan trọng nhất trong việc mở rộng Đa Nguyên Tôn Giáo quốc tế là Vatican II được tổ chức từ 1962 đến 1965 tại Vatican, Italia. Công đồng được Giáo hoàng John XXIII triệu tập, nhưng ông đã qua đời trong thời gian công đồng nầy, nên Giáo hoàng Paul VI đã kết thúc công đồng. Khoảng 2.540 hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục và thần học gia tham dự công đồng mỗi năm. Các đề tài được thảo luận trong ba năm của công đồng này là chủ nghĩa đại kết và mối liên hệ của giáo hội với các tôn giáo khác.
Một trong những tuyên bố được thảo luận trong công đồng này là “Tuyên Ngôn về Mối Liên hệ của Giáo hội với các Tôn giáo Phi-Cơ-Đốc”. Qua tuyên ngôn nầy, Giáo hội Công giáo La mã chính thức tiếp nhận Đa Nguyên Tôn Giáo. Bản tuyên ngôn tuyên bố rằng những người theo Ấn Độ, Phật Giáo, Hồi Giáo, Do thái và tất cả các tôn giáo khác là anh em và chị em trong Đức Chúa Trời. Tuyên Ngôn này bao gồm một tuyên bố như sau:
“Giáo hội Công giáo không từ chối điều gì là đúng và là thánh trong các tôn giáo nầy. Giáo hội thành thật tôn trọng các nghi lễ và cách sống của các tôn giáo khác. Những lời giáo huấn và lời dạy đó, dù có khác nhau với giáo hội trong nhiều phương diện, nhưng phản chiếu cùng một tia sáng chân lý, soi sáng mọi người”.
Chân lý ở đây chỉ về Chúa Giê-xu. Nói cách khác, bản tuyên ngôn tuyên bố rằng những lời dạy của các tôn giáo khác cuối cùng sẽ dẫn tín hữu của họ đến với chân lý, là Chúa Giê-xu Christ. Những người theo Đa Nguyên Tôn Giáo đã bị lừa dối bởi lý luận của con người ngoài Kính thánh, và kết quả, họ đã từ chối cốt lõi của Chân lý Cơ-Đốc, đó là Chúa Giê-xu là Cứu Chúa và Chúa duy nhất.
Hơn nữa, ngay cả các nhóm tự do bắt đầu chấp thuận Hồi giáo là con cái của Đức Chúa Trời. Giáo hội Công giáo La Mã công nhận Allah của Hồi Giáo là Đức Chúa Trời của Cơ-Đốc giáo trong bản tuyên ngôn về Hồi giáo. Bản tuyên ngôn được đọc: “Giáo hội (Giáo hội Công giáo La Mã) cũng coi trọng Hồi giáo. Hồi giáo có điều chung sau đây với Cơ Đốc nhân và người theo Công Giáo La Mã. Họ (Hồi giáo) yêu mến một Đức Chúa Trời giống nhau, chính Ngài hằng sống và tồn tại; thương xót và toàn năng, Đấng Tạo hóa trời và đất”. Những phát triển phi Kinh thánh và phản Cơ-Đốc của các hệ phái tự do, trong đó có Giáo hội Công giáo La Mã vẫn tiếp tục đến ngày nay./.

Thomas Hwang (South Korea)