Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

PHONG TRÀO THỜI ĐẠI MỚI

                    Kết quả hình ảnh cho photo of logo of theosophy
                     Logo của Thông thiên học

Thế giới hiện đại là một xã hội hậu- hiện đại. Thuyết hậu hiện Đại là một phong trào triết học đã nổi lên, chủ yếu ở Pháp và Mỹ vào thập niên 1960. Ý tưởng chủ yếu của nó là Thuyết Tương đối và Chủ nghĩa Đa nguyên. Hậu quả là nó chối bỏ những uy quyền và giá trị truyền thống. Nó chối đỏ ngay cả những quan niệm tuyệt đối thiện và ác

Đương nhiên, những người theo thuyết hậu Hiện Đại nghi ngờ sự hiện hữu của Satan. Andrew Delbanco (1952~) viết trong sách của ông The Death of Satan (Cái chết của Satan) khẳng định rằng “Ma quỉ, giống như một diễn viên hùng biện già cỗi đã trở nên diễn viên kịch vui, đang mất dần khán thính giả của nó”. Delbanco đã ghi chú những nổ lực che giấu bản chất thật chất của Ma quỉ suốt 200 năm qua. Ngay cả Rolling Stones, một người theo Thời Đại Mới và chủ nghĩa hoài nghi là những người không tin Ma quỉ hiện hữu, khen Ma quỉ là “một người giàu có và có khiếu thẩm mỹ”
Giữa những ngụy biện xã hội nầy, hoạt động của Satan vẫn đầy sự tự do, mặc cho người ta có nhận ra chúng hay không. Ngày nay, Satan, cùng với những nô lệ của nó gồm các quỉ và ác linh, phá hủy những tạo vật và công việc của Đức Chúa Trời để phân rẽ các tạo vật khắp thế giới khỏi Đức Chúa Trời. Satan đi rình mò chung quanh giống như sư tử rống tìm kiếm người nào đó để ăn tươi nuốt sống, cố lừa dối ngay cả những người được chọn- nếu có thể (Math. 24:24; I Phi. 5:8). Chúa Giê-xu đã nói tiên tri rằng những hoạt động thuộc Satan là một trong những dấu hiệu tận thế (Math. 24:3-36)
Đặc biệt, sự kiện được nói tiên tri xảy ra ngay trước khi Chúa Giê-xu tái lâm là sự hủy diệt “Ba-by-lôn-Lớn” (Khải 18:10). Theo Khải huyền chương 13 đến 18, “Ba-by-lôn-lớn” nghĩa là hệ thống của hai con thú, đó là con cái của Satan (II Phi 2:12-22; Giuđe 1:10;I Giăng 3:10)
Con thú thứ nhất ra từ biển, đại diện cho hệ thống kinh tế chính trị (Khải 13:1), và con thú thứ hai ra từ đất đại diện một hệ thống tôn giáo (Khải 13:11). Trong Kinh thánh, biển và đất thường biểu hiệu thế giới loài người đang sống, vì vậy, hai con thú này chỉ về hệ thống thuộc Satan được hình thành trong thế giới loài người
Con thú thứ hai, một hệ thống tôn giáo, tiêu biểu là Đa Nguyên Tôn Giáo ngày nay. Đa Nguyên Tôn Giáo sẽ có ảnh hưởng và quyền lực to lớn đối với hệ thống kinh tế- chính trị cai trị cách thực tế (khải 13:13-14). Do đó các vua trên đất (thí dụ, con thú thứ nhất) sẽ cam kết ngoại tình (phục vụ Satan) với Đại Dâm Phụ (Con thú thứ hai, đó là Đa Nguyên Tôn Giáo) và những cư dân trên đất (đó là những người phi-Cơ-Đốc) bị nhiễm độc bởi chén pha trộn (tôn giáo pha trộn, Khải 18.6) hoặc rượu dâm loạn (những lời dạy dỗ của Đa Nguyên Tôn Giáo, khải 18:2). Sứ đồ Giăng nói tiên tri rằng những thương gia trên đất cũng sẽ chia sẻ quyền lực với nó (khải 17:2; 18:3)

Sự Phát Triển:
Đa Nguyên Tôn Giáo là một phong trào khôi phục tôn giáo Ba-by-lôn-cũ. Nói cách khác, một lần nữa nó muốn hợp tất cả các tôn giáo bắt nguồn từ tôn giáo Ba-by-lôn cũ lại làm một tôn giáo hay gọi là tôn giáo Ba-by-lôn mới. Sứ đồ Giăng hàm ý phong trào khôi phục tôn giáo này là một nàng dâu kinh tởm đang ngụy trang như một nàng dâu của Chúa Giê-xu. Nó được mô tả là một người đàn bà (khải 17:3, 6, 7, 9, 18), là dâm phụ (khải 17:15, 16), đại dâm phụ (khải 17:1), mẹ những kẻ tà dâm và gớm ghiếc (các thần của tôn giáo thế gian) trên trái đất (khải 17:5), nữ vương (khải 18:7), v.v…trong Kinh thánh.
Do đó, hiện tượng hợp nhất các tôn giáo thế giới này đang lan tràn khắp thế giới ngày nay. Mặc dù Đa Nguyên Tôn Giáo nổi lên từ trong Cơ Đốc Giáo, nó đang truyền bá sự dạy dỗ của Satan pha trộn ý nghĩa huyết quý báu của Chúa Giê-xu với những lời dạy của các tôn giáo khác. Phong trào này chối bỏ đặc tính của Chúa Giê-xu Christ trong Kinh thánh. Và như thế, phong trào này dự định hiệp nhất tất cả các tôn giáo lại, sẽ càng ngày càng ảnh hưởng trong tương lai theo lời tiên tri của Kinh thánh. Phong trào Thời Đại Mới đang thịnh hành ngày nay, có thể được thấy như một phần của phong trào Đa Nguyên Tôn giáo.
Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận Phong trào Thời Đại Mới và Đa nguyên Tôn giáo, đang che giấu bản chất thật của chúng là tôn giáo thuộc Satan và đang xảo quyệt xâm nhập toàn xã hội. Khi chúng ta xem xét nguồn gốc đức tin của chúng, chúng ta thấy mục đích kết hợp các tôn giáo thế giới của họ được bắt nguồn từ tôn giáo Ba-by-lôn, do Nim-rốt thành lập, đang trở lại một lần nữa. Sự ứng nghiệm này là một phần lời tiên tri trong Sáng Thế ký 3:15. Mặc dù dòng dõi Satan, tôn giáo Ba-by-lôn hoặc Ba-by-lon lớn, dường như sẽ thắng, chắc chắn nó sẽ bị hủy diệt bởi Dòng Dõi Người Nữ vào lúc cuối cùng (Khải. 18).
Tôn giáo Ba-by-lôn tiếp tục tồn tại phong trào Thời Đại Mới ngày nay. Phong trào Thời Đại Mới chối bỏ những uy quyền truyền thống đang hiện hữu, tìm kiếm những uy quyền mới, xem con người là trung tâm trong mọi lĩnh vực bao gồm chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng, tôn giáo,v.v… Trước phong trào Thời Đại Mới, xã hội phương Tây đã duy trì giá trị Đấng Christ là trung tâm theo Kinh Thành một thời gian dài và đã khước từ các tôn giáo khác cũng như giá trị thế tục của họ. Nói cách khác, phong trào Thời Đại Mới tích cực đi theo tinh thần tâm linh  của các tôn giáo thờ các hình tượng khác nhau.
Phong trào Thời Đại Mới bao gồm phiếm thần giáo, tin rằng muôn vật đều có thể là thần. Theo họ, thần thì không cần có thân vị. Họ tin rằng chính vũ trụ chúng ta sống là một vị thần. Vì vậy, họ tuyên bố rằng tất cả các tôn giáo trên thế giới cuối cùng tin vào một thần và họ ủng hộ sự tương tác niềm tin là hợp nhất các tôn giáo. Thêm nữa, họ tin rằng, bản thể con người là một phần của vũ trụ, con người cũng có thể trở nên các thần qua việc giải thoát chính họ khỏi thế giới này nhờ luyện linh hồn để đạt được niết bàn. Do đó họ gom các hoạt động tôn giáo thuộc Satan khác nhau như: ngồi thiền (như trong Phật giáo), ngồi thiền Yoga (như trong Ấn giáo), đoán số tử vi, thần bí chủ nghĩa, v. v….để trở thành thần.
Người theo phong trào Thời Đại Mới không nghĩ phong trào Thời Đại Mới là một tôn giáo, vì vậy họ không đòi hỏi những lễ nghi riêng biệt. Nhưng trong mọi lãnh vực đời sống, họ theo đuổi những giá trị Thời Đại Mới, và họ truyền bá điều đó khắp thế giới, với mục tiêu thay đổi trật tự thế giới.
Nhiều tổ chức khắp thế giới hoạt động ủng hộ phong trào Thời Đại Mới. Đặc biệt trong số đó, hội Thông Thiên Học cung cấp học thuật hợp lý cho phong trào Thời Đại Mới. Khi chúng ta xem xét những hoạt động và biểu tượng của họ, chúng ta có thể tìm thấy những bằng chứng cho biết bản chất thật của phong trào Thời Đại Mới là thuộc Satan; nó là tôn giáo Ba-by-lôn trá hình.

Học thuật Thời Đại mới

      Hội Thông Thiên Học được thành lập năm 1875, do một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatski, lãnh đạo (1831~1891). Hội này nắm vai trò quan trọng trong việc truyền bá phong trào Thời Đại mới trong giới học thuật.
    Thuật ngữ Thông Thiên học (Theosophy) hình thành từ hai thuật ngữ Hi-lạp: “Theos” (thần) và “sophy” (sự khôn ngoan). Hội này tìm cách hợp nhất tất cả các tôn giáo trong danh Thông Thiên Học, và theo đuổi tình anh em quốc tế. Nó tuyên bố rằng tất cả các tôn giáo có cùng một nguồn gốc và không có sự khác biệt nhau. Hội này tin rằng chỉ có một thần trên cả thế giới, mặc dù khác tên nhau. Sự đa dạng trong việc tiếp xúc với thần, chỉ là từ ngữ những khác biệt cá nhân và văn hóa.
Chúng ta có thể thấy ý tưởng của Hội Thông Thiên Học bắt nguồn sâu đậm trong tôn giáo Ba-by-lôn trong logo của nó. Có một con rắn, biểu tượng của Satan trong logo, cũng như có một bàn thờ, biểu tượng của việc đoán tử vi. Giữa đầu và đuôi con rắn là một swastika, một biểu tượng dùng trong Ấn giáo và Phật giáo. Đây là một ký tự biểu tượng cho phước lành và may mắn, là một biểu tượng của Phát- xít ở Đức. Hơn nữa, trên đỉnh của Logo, là một dấu aum, một loại bùa chú được dùng trong Ấn giáo từ thời xa xưa.
Website mà hội hoạt động giải thích thêm một cách khác thường những biểu tượng thô tục này. Họ xem biểu tượng aum nầy chỉ là một bùa chú, với Ngôi Lời, tức là Chúa Giê-xu, trong Giăng 1:1 và họ đối xử Cơ-Đốc Giáo như một trong nhiều tôn giáo thế giới. Họ xem Đức Chúa Trời Tam Nhất ngang bằng với ba vị thần Ấn giáo– Shiva, Vishnu và Brahma. Hội này đầy dẫy thuyết hổn tạp của Satan.
Hội Thông Thiên Học chủ trương rằng vì chính vũ trụ là một vị thần, nên mỗi người, là một phần của vũ trụ, có đặc tánh thần thánh. Theo họ, thách thức là phải đánh thức thần tính trong con người, và để làm như vậy, Hội đã đặc biệt chú tâm đến mọi sự thần bí trong văn hóa Đông- Tây. Những hành động khác như bùa chú, yoga, thiền, đoán tử vi, thuật giả kim, thần bí…v…đã trở thành quan tâm hàng đầu của họ. Chúng hợp nhất với những hình ảnh của tôn Giáo Ba-by-lôn, những hình ảnh mặt trời, mặt trăng, các vì sao, con rồng, con rắn….Hội Thông Thiên Học tách những giáo lý của thần bí thuyết Đông và Tây phương như phù chú, bùa mê rồi gán cho chúng những ý nghĩa mới, bằng cách ấy họ lừa dối và xúi giục người ta thờ Satan
Như đã đề cập ở trên, từ Thông Thiên Học (theosophy) là sự kết hợp hai từ Hi Lạp “theo” (thần) và “sophy” (sựkhôn ngoan). Những người theo Hội Thông Thiên tuyên bố rằng từ ngữ “sự khôn ngoan” trong tiếng Hi Lạp này tương đương với “sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời” tìm thấy trong I Côrinhtô 2: 6-7
Nhưng trái với lời tuyên bố này, “sự khôn ngoan mầu nhiệm của Đức Chúa Trời” mà sứ đồ Phao-lô đề cập trong I Côrinhtô liên quan đến kế hoạch cứu rỗi vĩ đại của Đức Chúa Trời trong Sáng thế ký 3:15, tức là chức vụ cứu rỗi của Chúa Giê-xu qua thập tự giá và Tin Lành đã được truyền trong dân ngoại. Nhưng những người theo Thời Đại Mới, không thể hiểu ý nghĩa thuộc linh sâu sắc này, đã dùng vài câu Kinh thánh để ủng hộ các tôn giáo giả dối thờ hình tượng, làm phai mờ và bóp méo sứ điệp về huyết chuộc tội quý báu của Giê-xu
Thật tai hại, những lời dạy sai lệch này của phong trào Thời Đại Mới đang trở nên phổ biến với con người hiện đại, là những người đang bị lừa dối. Những lời giả dối đó đang truyền bá nhanh chóng trong mọi thành phần văn hóa và xã hội ngày nay. Vì những sứ điệp này ủng hộ sự hài hòa và bình đẳng giữa các niềm tin, nên nhiều người thế tục hoan nghinh và khen ngợi. Bởi vì bầu không khí này lan tràn trong xã hội hiện đại, nếu Cơ Đốc nhân không được trang bị thuộc linh bằng Lời của Đức Chúa Trời, họ sẽ càng rất khó phân biệt những sự lừa dối của phong trào Thời Đại Mới đang được văn hóa thế tục khuếch trương./.
Trích: “Nguồn gốc các tôn giáo” của Thomas Hwang