Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Sách Đa-ni-ên 10

Image result for photo of titus of Romans destroy jerusalem
Titus chiến thắng Jerusalem

CHƯƠNG 9 – KHẢI TƯỢNG VỀ BẢY MƯƠI TUẦN LỄ
I.                  Sự Khải Thị về Bảy Mươi Tuần Lễ qua Gabriel
 Trong phần này, điều quan trọng đối với chúng ta là bảy mươi tuần lễ (490 năm) được mô tả ở phần đầu trong khải tượng của Daniel. Chúa đặc biệt nhấn mạnh và mô tả bảy mươi tuần lễ này để bày tỏ khi nào Đấng Messiah sẽ đến, cả sự đến lần thứ nhất lẫn sự đến lần thứ hai của Ngài.

Daniel 9:24-27:
24  Bảy mươi tuần lễ được định cho dân ngươi và thành thánh ngươi, để kết thúc sự quá phạm, chấm dứt tội lỗi, làm sinh tế vãn hồi vì tội ác, đem lại sự công nghĩa của các thời đại, niêm ấn khải tượng và lời tiên tri, và xức dầu cho Nơi Chí Thánh.
25 Vậy hãy nhận biết và hiểu rằng từ khi ra lệnh phục hồi và xây dựng Jerusalem cho đến thời kỳ của Đấng Messiah sẽ là bảy tuần lễ, và sáu muoi hai tuần lễ: thành sẽ được xây dựng lại, có đường và hào, thậm chí ngay trong thời kỳ khốn khổ.
26 Và sau sáu mươi hai tuần lễ, Đấng Messiah sẽ bị trừ khử và sẽ không có gì cả; và dân của vua sẽ đến hủy diệt thành phố và nơi thánh; rồi sự cuối cùng của nó sẽ đến bằng một cơn lụt, thậm chí sẽ có chiến tranh cho đến cuối cùng; những cảnh hoang tàn đều được định.
27  Và hắn sẽ lập một giao ước vững bền với nhiều người trong một tuần lễ: rồi vào giữa tuần lễ, hắn sẽ khiến cho sinh tế và của lễ ngưng lại và sẽ thay thế sinh tế và của lễ bằng sự gớm ghiếc của kẻ tàn phá, thậm chí cho đến khi sự hủy diệt trọn vẹn đã được định đổ ra trên kẻ tàn phá.
 Từ khi Vua Artaxerxes Longimanus ra chiếu chỉ tái thiết Jerusalem (ngày 5 tháng 3 năm 444 TCN- Daniecl 9: 25) tới khi Chúa đến lần thứ nhất là đúng 483 năm, hoặc 69 tuần lễ (69 x 7= 483). Chúa đã hoàn thành lời trong Daniel 9:24 vào lúc Ngài đến lần thứ nhất. Ngài đã xử lý các sự quá phạm của dân chúng; Ngài đã hoàn thành sự cứu chuộc và đem sự công nghĩa đến cho chúng ta, tuy nhiên điều này vẫn chưa hoàn thành kế hoạch xây dựng vương quốc của Ngài. Chỉ khi Ngài đã sửa soạn mọi sự trong sự đến lần thứ nhất của Ngài và khi ân điển của sự sống đã đến với chúng ta, Ngài mới bắt đầu sự xây dựng vương quốc. Bấy giờ sự xây dựng hội thánh như vương quốc của Ngài đã có thể bắt đầu và tính đến nay đã diễn ra được gần hai ngàn năm.
Từ khi Artaxerxes Longimanus ban lệnh (Nê. 2:1-8) cho tới khi Đấng Messiah đến lần thứ nhất (lúc Ngài vào Jerusalem) là 69 tuần lễ. Tuần lễ thứ bảy mươi là ngay trước khi Chúa trở lại. Khoảng giữa tuần lễ thứ 69 và tuần lễ thứ 70 là 2000 năm, một khoảng thời gian dài được giấu kín, không khải thị trong thời Daniel.
Sau 62 tuần lễ đầu tiên, Đấng Được Xức Dầu sẽ bị trừ khử và sẽ không có gì cả. Đấng Được Xức Dầu là chính Chúa, và câu này cho thấy rằng vào lúc này Ngài vẫn chưa có được điều Ngài muốn có– một vương quốc. Dân Israel đã từ chối Ngài làm Vua và muốn Caesar làm vua của họ (John 19:15). Vào năm 70, Đức Chúa Trời đã sai Titus đến hủy diệt Jerusalem và xóa sổ quốc gia Israel khỏi bản đồ, và những người Israel sống sót bị bắt đi làm phu tù. Titus là hoàng tử sẽ đến trong câu 26, kẻ đã tập trung bốn đội quân khác nhau vào năm 70 S.C. để hủy diệt thành phố Jerusalem. Kết thúc sẽ là một cơn lụt, và cơn lụt này đại diện cho quân đội của Titus (xem thêm Isa. 8:7-8). Kết cục là sự hoang tàn– không còn nước Israel nữa.
Câu 27 mô tả thể nào một giao ước sẽ được lập “bằng sức mạnh”. “Hắn”, kẻ lập giao ước, trong câu này không phải là hoàng tử (Titus) trong câu 26 nữa mà là vua thứ bảy trong Khải Thị 17. Con thú không phải vua thứ bảy mà là vua thứ tám. Có một khoảng gián đoạn giữa câu 26 và câu 27, đó là thời đại hội thánh. Bây giờ chúng ta đang ở phần cuối của khoảng gián đoạn này. Ngay lúc bắt đầu tuần lễ thứ bảy, “hắn” thứ hai này sẽ lập một giao ước “bằng sức mạnh” như được nói rõ ở đây, để nhấn mạnh sự khác biệt với giao ước của Đức Chúa Trời không cần sức mạnh để lập giao ước, mà trái lại, do Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá một cách hoàn toàn không tự vệ. Tuy nhiên, hiệp ước hòa bình mà tất cả chúng ta đang chờ đợi không thể được lập nếu không có sức mạnh. Đó phải là một người có sức mạnh để ép buộc các bên ký một hiệp ước hòa bình. Chúng ta không biết đó là ai, nhưng kẻ đó sẽ đến và có sức mạnh để lập giao ước với nhiều người.
Giao ước này sẽ được thỏa thuận kéo dài một tuần lễ (7 năm), nhưng vào giữa tuần lễ, “hắn” sẽ khiến sinh tế và của lễ ngưng lại. “Hắn” trong câu 27 là “hắn” thứ ba– vua thứ tám. Vua thứ tám này là vua thứ năm mà sẽ nhập vào thi thể của vua thứ bảy, sau khi vua thứ bảy bị giết. Điều đó xảy ra vào giữa tuần lễ thứ bảy mươi và là khởi đầu của ba năm rưỡi cuối cùng. Ngay trước đó, Satan sẽ bị ném khỏi trời, hắn sẽ dùng chìa khóa mở cửa vực sâu, và linh của con thú thứ năm sẽ đi lên và hồi sinh thi thể của con thú thứ bảy, AntiChrist (Khải 12:9; 9:1-2; 17:8, 11). Vua này, bao gồm vua thứ năm và vua thứ bảy, là vua thứ tám mà sẽ bãi bỏ giao ước được lập ba năm rưỡi trước đó; hắn sẽ khiến các sinh tế của người Do Thái ngưng lại và sẽ hủy diệt mọi sự, giống như Antiochus IV. Epiphanes đã làm vào thời xưa. Cuối cùng, Chúa sẽ đến, và mọi sự sẽ kết thúc trong sự hoang tàn (Dan.9:27)
Trong chương 9, Chúa bày tỏ cho chúng ta mọi sự sẽ xảy ra như thế nào và khi nào thì sự kết thúc sẽ đến. Tại sao chúng ta cần phải biết tất cả những điều đó? Không phải để chúng ta giữ điều đó làm tri thức, nhưng để chúng ta tự sửa soạn cho sự đến của Chúa và có thể được cất lên ngay trước thời điểm đó. Chắc chắc sự phục sinh sẽ xảy ra ngay trước ba năm rưỡi cuối cùng này. Khải Thị 12:1-6 cũng nói về điều này: Người đàn bà trong đồng vắng là sự tổng cộng của dân Đức Chúa Trời, và chỉ có người con trai được cất lên đến ngai. Người đàn bà sẽ ở lại đồng vắng trong 1260 ngày (ba năm rưỡi) – cách xa con rắn, nhưng vẫn còn ở trên trái đất.
Đức Chúa trời rất chính xác. Qua Daniel, Đức Chúa Trời muốn thuyết phục chúng ta rằng mọi điều Ngài đã nói sẽ được hoàn thành. Chúng ta phải chú ý kỹ lời Đức Chúa Trời để nhận biết rằng sự kết thúc đã gần kề. Nhiều dấu hiệu mà Chúa đã bày tỏ cho chúng ta chỉ ra điều này.
II. Lời Cầu Nguyện của Daniel – Daniel 9:3-19;
                           Levi ký 26:34-45
Daniel chương 9 nói về sự chúc phước và sự rủa sả của Đức Chúa Trời. Toàn bộ dân của Đức Chúa Trời đã phạm tội. Thậm chí khi Chúa đến lần thứ nhất, sau khi đền thờ được tái thiết, dân chúng đã lại trở nên bất trung, bất tín. “vào năm thứ nhất vua ấy trị vì, tôi là Daniel nhờ sách vở đã hiểu được con số các năm được nói rõ bởi lời của Jehovah qua tiên tri Jeremiah, đó là Ngài sẽ hoàn thành bảy mươi năm trong các sự hoang tàn của Jerusalem” (Dan. 9:2). Điều đó nghĩa là dân chúng phải trở về sau bảy mươi lăm. Và vua Cyrus thật sự đã truyền lệnh, y như Kinh Thánh đã nói tiên tri. Chúng ta cũng phải học tập chú ý cẩn thận về lời để biết được khi nào sự kết thúc sẽ đến. Chúng ta sẽ không biết ngày hoặc giờ, nhưng từ nhiều dấu hiệu mà Đức Chúa Trời đã ban cho, chúng ta biết rằng chúng ta ở rất gần sự kết thúc.
Daniel đã rất tỉnh thức. Từ Kinh Thánh, ông biết rằng sự kết thúc sẽ đến, vì vậy ông đã cầu nguyện. “Rồi tôi hướng mặt về Chúa Đức Chúa Trời để thỉnh cầu bằng sự cầu nguyện và khẩn xin, bằng cách kiêng ăn, mặc vải xô và đội tro. Tôi đã cầu nguyện với Jehovah Đức Chúa Trời tôi, và đã xưng nhận: “Thưa Chúa là Đức Chúa Trời vĩ đại và đáng sợ, Đấng giữ giao ước của Ngài và thương xót những người yêu Ngài và những người giữ các điều răn Ngài, chúng tôi đã phạm tội và đã làm ác, chúng tôi đã làm nhiều điều hiểm độc và phản loạn, thậm chí sai lạc khỏi các sự răn dạy của Ngài và các sự thẩm phán của Ngài. Chúng tôi cũng đã không để ý các đầy tớ của Ngài là các tiên tri, những người đã phát ngôn trong danh Ngài với các vua và các hoàng tử của chúng tôi, với các tổ phụ của chúng tôi và toàn bộ dân của miền đất. Chúa ôi, sự công nghĩa thuộc về Ngài, còn sự mất thể diện thuộc về chúng tôi, như chính ngày hôm nay– thuộc về những người Judah, thuộc về các cư dân của Jerusalem và toàn bộ Israel, những người ở gần và ở cách xa trong mọi quốc gia mà Ngài đã khiến họ bị lưu lạc đến, vì cớ sự bất trung mà họ đã phạm tội nghịch cùng Ngài. Chúa ôi, sự mất thể diện thuộc về chúng tôi, thuộc về các vua, các hoàng tử và các tổ phụ của chúng tôi, vì chúng tôi đã phạm tội với Ngài. Sự thương xót và sự tha thứ thuộc về Jehovah Đức Chúa Trời chúng tôi, mặc dù chúng tôi đã phản loạn với Ngài. Chúng tôi đã không vâng phục tiếng của Jehovah Đức Chúa Trời chúng tôi để bước đi trong các luật lệ của Ngài, là điều Ngài đã đặt trước mặt chúng tôi bởi các đầy tớ Ngài là các tiên tri. Phải, cả Israel đã quá phạm luật pháp Ngài, và đã lạc hướng đến nỗi không vâng phục tiếng Ngài; vì vậy sự rủa sả và nguyền rủa được chép trong Luật Pháp Moses, đầy tớ của Đức Chúa Trời, đã đổ ra trên chúng tôi, vì chúng tôi đã phạm tội với Ngài. Và Ngài đã xác nhận các lời Ngài, là các lời mà Ngài đã phát ngôn nghịch lại chúng tôi và nghịch lại các thẩm phán của chúng tôi, là những người đã thẩm phán chúng tôi, bằng cách giáng trên chúng tôi một tại họa lớn; vì dưới cả bầu trời chưa từng có điều nào giống như điều đã được làm ra cho Jerusalem. Như có chép trong Luật Pháp Moses, mọi tai họa này đã đến trên chúng tôi; nhưng chúng tôi vẫn chưa dâng lời cầu nguyện trước mặt Jehovah Đức Chúa Trời chúng tôi, để chúng tôi có thể xoay khỏi những điều ác của mình và hiểu được lẽ thật của Ngài. Vì vậy Jehovah đã ghi nhớ tai họa và giáng điều đó trên chúng tôi; vì Jehovah Đức Chúa Trời của chúng tôi là công nghĩa trong công việc Ngài làm, mặc dù chúng tôi đã không vâng phục tiếng Ngài” (Danh. 9:3-14)
“Hỡi Jehovah Đức Chúa Trời chúng tôi, Đấng đã đem dân Ngài ra khỏi miền đất Ai Cập bằng bàn tay đại năng và đã tạo cho chính Ngài một danh, giống như hôm nay– chúng tôi đã phạm tội, chúng tôi đã làm ác! Chúa ôi, theo mọi sự công nghĩa của Ngài, tôi cầu nguyện để Ngài xoay sự nóng giận và cơn thạnh nộ của Ngài khỏi thành của Ngài là Jerusalem, núi thánh của Ngài” (cc.15-16).
Daniel đã không chỉ xưng nhận tội lỗi của mình trước mặt Đức Chúa Trời mà còn xưng nhận tội lỗi của cả dân tôc. Vào cuối thời đại này, chúng ta cũng phải liên tục xoay qua Đức Chúa Trời và không chỉ cầu nguyện để Ngài sửa soạn chúng ta nhưng cũng cầu nguyện cho toàn bộ dân của Đức Chúa Trời, cho những người vẫn chưa được nghe về mục đích của Chúa đối với chúng ta là gì. Ân điển mà chúng ta đã nhận được không phải chỉ dành cho chúng ta để chúng ta được cất lên nhưng cũng để nhiều người khác sẽ nhận được vương quốc cùng với chúng ta. Lòng của Daniel vì toàn bộ dân Đức Chúa Trời.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta nên thỏa hiệp với Babylon. Hệ thống này của Babylon thật kinh khủng, và chúng ta phải ghét nó. Tuy nhiên chúng ta phải cầu nguyện cho các tín đồ vẫn còn bị bắt giữ trong đó: giải phóng dân Ngài khỏi sự phu tù để họ có thể trở về Zion và đi theo Chiên Con đến bất cứ nơi nào Ngài đi, và không phải trải qua ba năm rưỡi này của Cơn Đại Nạn. Ngày nay họ vẫn còn cơ hội để cùng nhau xây dựng vương quốc của Chúa. Vì điều đó chúng ta phải cầu nguyện thật nhiều mỗi ngày. Daniel thật có lòng đối với dân chúng và Jerusalem, đối với nhà Đức Chúa Trời! Chúng ta cũng phải có một tấm lòng như vậy.

CHƯƠNG 10 – SỰ KHẢI THỊ
VỀ CON ĐỨC CHÚA TRỜI VINH HIỂN
I. Sự Than Khóc và Sự Cầu Nguyện của Daniel Cho Dân Mình và Cho               Jerusalem
Với sự trở về của dân Israel, chắc chắn Daniel cũng hi vọng về sự đến của Đấng Messiah. Tuy nhiên ông được khải thị rằng còn nhiều năm nữa Đấng Messiah mới đến, và thậm chí Ngài phải bị giết. Nếu là chúng ta thì chắc chắn chúng ta cũng than khóc một thời gian dài giống như Daniel
Thật tốt khi có tấm lòng giống như Daniel. Ông đã mang một gánh nặng như vậy trong lòng! Ông là một hình bóng kỳ diệu về Chúa Jesus, Đấng Christ của chúng ta, Đấng vẫn không ngừng cầu thay cho chúng ta, các tín đồ, kể từ khi Ngài thăng thiên.

Chúa đã nói rằng ai tìm sẽ gặp. Tuy nhiên, chỉ có một ít người tìm kiếm đường lối của Chúa. Vào thời đó, chỉ có một phần trong số những người bị bắt làm phu tù trở về Jerusalem cùng với Zerubbabel và Jeshua (Ezra.2). “Chúa ôi, hãy đem những người tìm kiếm đến hội thánh của Ngài!” Ngợi khen Chúa; chúng ta không ở đây vì chính mình, nhưng vì chủ đích của Đức Chúa trời và cũng vì toàn bộ dân của Đức Chúa Trời. Nguyện Chúa thương xót và nhân từ với chúng ta