Việc
tất cả các thánh đồ thật sự nhìn thầy Đức Chúa Trời là “Đấng Thượng Cổ” chân
thật và hằng sống là điều rất quan trọng (Dan. 7:9, 22). Ngài đã bày tỏ cho
Daniel mọi điều sẽ xảy ra cách chi tiết. Như Nebuchadnezzar và sau đó là Vua
Darius đã phải thừa nhận, Đức Chúa Trời là toàn năng và toàn tri; sự khôn ngoan
của Ngài là vô hạn. Không có điều gì giấu kín đối với Ngài. Ngài biết các ý
tưởng của chúng ta từ xa(Thi 139 :2). Đức Chúa Trời của chúng ta thật kỳ
diệu. Tất cả những người nhận biết Ngài đều phải thừa nhận điều đó và dâng cho
Ngài sự tôn trọng. Đặc biệt là trong nhà Ngài, chúng ta cần thể hiện sự tôn kính
và tôn trọng sâu sắc đối với Đức Chúa Trời.
Daniel
7 là chương cuối cùng của phân đoạn đầu tiên trong sách Daniel. Khải tượng
trong chương 7 hoàn toàn tương ứng với giấc chiêm bao của Nebuchadnezzar. Bảy
chương đầu được viết bằng tiếng Chaldea, sau đó Daniel đã dùng tiếng Hebrew.
Bảy chương đầu chứa đựng khải tượng về các vương quốc của thế giới này. Từ
chương tám, Daniel chủ yếu nói về dân Đức Chúa Trời, đền thờ và Jerusalem. Cho
rằng phần thứ hai của sách này không phải do Daniel viết, nhưng chúng ta không
đấu tranh về điều đó. Chúng ta chỉ vui hưởng. Càng thấy Đức Chúa Trời, chúng ta
sẽ càng tin cậy, ngợi khen Ngài và dâng sự tôn trọng cho Ngài.
Trong
chương 7, chúng ta được cho biết rằng các thánh đồ của Đấng Chí Cao sẽ nhận
được vương quốc (7:18, 22, 27). Các vương quốc của thế giới này sẽ trở nên
vương quốc của Chúa chúng ta, và chúng ta sẽ trị vì cùng với Đấng Christ. Chúng
ta nhận được vương quốc này vì chủ đích đó. Điều này đáng để chúng ta không yêu
thế giới nhưng hoàn toàn dâng mình cho Chúa. Chúng ta sống trong thế giới nhưng
không thuộc về thế giới (John 15:19; 17:14; 16)
CHƯƠNG 8 - KHẢI
TƯỢNG VỀ CHIẾC SỪNG NHỎ
(KHÔNG ĐÁNG
KỂ)
“Vào năm thứ
ba Vua Belshazzar trị vì, một khải tượng đã hiện ra với tôi – Daniel– sau khải
tượng đã hiện ra với tôi lần thứ nhất.. Tôi đã nhìn thấy trong khải tượng, và
khi tôi đang xem thì sự việc diễn ra như vầy: Tôi ở thành lũy Shushan trong
tỉnh Elam ;
và trong khải tượng tôi thấy mình ở bên sông Ulai. Khi ấy tôi ngước mắt lên
nhìn, và ở đó, bên bờ sông có một con chiên đực đang đứng, có hai sừng, và hai
sừng của nó rất cao, sừng này cao hơn sừng kia, và sừng cao hơn thì đến sau.
Tôi nhìn thấy con chiên đực húc sừng về hướng tây, hướng bắc và hướng nam, và
không con vật nào kháng cự được nó; cũng không có con vật nào thoát khỏi tay
nó, nhưng nó cứ làm theo ý muốn mình và trở nên lớn. Khi tôi đang suy xét, đột
nhiên có một con dê đực đến từ hướng tây, vượt qua mặt đất mà không chạm đến
đất; con dê có một chiếc sừng nổi bật giữa hai mắt nó. Rồi nó đến chỗ con chiên
đực có hai sừng mà tôi nhìn thấy đứng
bên sông, và giận dữ xông vào mạnh mẽ. Tôi nhìn thấy nó đối đầu với con chiên
đực; nó hết sức giận dữ với con chiên đực, tấn công và làm gãy hai sừng của nó.
Con chiên đực không đủ sức chống cự nó và bị nó quăng xuống đất và giày đạp
lên; không ai có thể giải cứu con chiên đực khỏi tay nó. Vì vậy con dê đực trở
nên rất lớn; nhưng khi nó trở nên mạnh thì chiếc sừng lớn bị gãy, và từ chỗ
chiếc sừng đó mọc ra bốn chiếc sừng đáng kể theo bốn hướng gió của trời. Từ một
chiếc sừng mọc ra một chiếc sừng nhỏ trở nên rất lớn về hướng nam, hướng đông và hướng Đất Vinh Hiển.
Nó lớn lên đến đội quân trên trời và quăng một phần đội quân ấy và một phần các
ngôi sao xuống đất và giày đạp họ. Thậm chí nó còn tự tôn cao mình ngang bằng
với Vua của đạo quân; và nó cất đi các sinh tế mỗi ngày, và nôi thánh của Ngài
bị quăng xuống. Vì sự quá phạm, một đội quân đã được ban cho chiếc sừng để
chống lại các sinh tế mỗi ngày; và nó quăng lẽ thật xuống đất. Nó làm tất cả
những điều này và trở nên thịnh vượng. Rồi tôi nghe một đấng thánh phát ngôn;
và một đấng thánh khác nói với người đang phát ngôn: ‘Khải tượng về các sinh tế
hàng ngày và sự quá phạm của sự hoang tàn, việc để cho cả nơi thánh và đội quân
bị giày đạp dưới chân sẽ kéo dài bao lâu nữa? Và người ấy nói với tôi: “Trong
hai ngàn ba trăm ngày; rồi nơi thánh sẽ được tẩy sạch.’ Rồi khi tôi là Daniel
đã nhìn thấy khải tượng và đang tìm cách để hiểu ý nghĩa thì đột nhiên có một
đấng có diện mạo của một con người đứng trước mặt tôi. Và tôi nghe tiếng nói
của một người đứng giữa các bờ sông Ulai, người ấy kêu lớn: ‘Hỡi Gabriel, hãy
giúp người này hiểu được khải tượng.’ Vậy người ấy đến gần nơi tôi đứng và khi
người ấy đến tôi sợ hãi và sấp mặt xuống; nhưng người ấy nói với tôi: “Hỡi con người, hãy hiểu rằng
khải tượng chỉ về thời kỳ cuối cùng.’ Bây giờ, khi người ấy đang nói với tôi,
tôi đang sấp mặt xuống đất ngủ rất sâu; nhưng người ấy chạm vào tôi, và khiến
tôi đứng thẳng lên. Rồi người ấy nói: ‘Này, ta đang bày tỏ cho ngươi những điều
sẽ xảy ra trong thời kỳ cuối cùng của sự phẫn nộ; vì sự kết thúc sẽ đến vào kỳ
đã định. Con chiên đực mà ngươi nhìn thấy đó có hai sừng, đó là các vương quốc
Media và Ba Tư. Còn con dê đực là vương
quốc Hy lạp. Chiếc sừng lớn ở giữa hai mắt nó là vua đầu tiên. Còn về chiếc
sừng bị gãy và bốn chiếc sừng mọc ra từ chỗ nó, đó là bốn vương quốc sẽ dấy lên
từ quốc gia đó, nhưng không có quyền lực của quốc gia đó. Và vào thời kỳ cuối
của vương quốc của họ, khi những kẻ quá phạm đã đến chỗ cực điểm, một vua sẽ
dấy lên, có những thế mạnh dữ dội, là kẻ hiểu biết những kế hoạch hiểm độc.
Quyền lực của hắn sẽ rất lớn, nhưng không phải bởi quyền lực của riêng hắn; hắn
sẽ hủy diệt một cách đáng sợ, và sẽ thịnh vượng và hùng mạnh; hắn sẽ hủy diệt
kẻ mạnh, và cả dân thánh. Qua sự hủy diệt của mình, hắn sẽ khiến sự lừa dối
tràn lan dưới sự cai trị của hắn; và hắn sẽ tự tôn trong lòng. Hắn sẽ hủy diệt
nhiều người trong sự thịnh vượng của họ. thậm chí hắn sẽ dấy lên chống lại Vua
của các vua; nhưng hắn sẽ bị đập tan mà không cần đến các phương tiện loài
người. và khải tượng về các buổi chiều và buổi mai đã được kể là thật; vì vậy
hãy niêm ấn khải tượng, vì nó chỉ về những ngày còn xa.’ Và tôi là Daniel đã
ngất đi và ốm nhiều ngày; sau đó tôi trỗi dậy và đi chăm lo cho những việc của
vua. Tôi đã kinh ngạc bởi khải tượng, nhưng không có ai hiểu điều đó” (Dan. 8:1-27).
Một phân đoạn mới bắt đầu với chương 8, trong
đó Chúa muốn khải thị cho Daniel nhiều chi tiết hơn về chiếc sừng nhỏ, vua cuối
cùng và thời kỳ kết thúc. Mọi sự đã được hoàn thành một lần trong năm 171 TCN
qua Vua Antiochus IV. Epiphanes của Syria . Khải tượng này (xem các câu
17-19) là cho thời kỳ kết thúc. Vì vậy chúng ta biết rằng mọi điều được mô tả
trong khải tượng này đã được hoàn thành không chỉ một lần (qua Antiochus
IV Epiphanes.), nhưng
cũng sẽ được hoàn thành một lần nữa vào cuối thời đại, trong ba năm rưỡi cuối cùng,
trong Cơn Đại Nạn. Trong chương 8, Chúa muốn mô tả cho chúng ta rõ ràng hơn
những điều mà con thú sẽ làm vào lúc kết thúc.
I.Khải Tượng
về Con Chiên Đực
Và con Dê Lông
Bờm Xờm - Daniel 8:2-5
A.
Một Con Chiên Đực Có Hai
Sừng –
Vương Quốc
Media và Ba Tư
B.
Con Dê Lông Bờm Xờm – Vương
Quốc Hy Lạp
1.
Chiếc Sừng Lớn – Alexander
Đại Đế
2.
Bốn Chiếc Sừng Đáng Kể - Bốn
Vương Quốc
Sau Cái Chết
của Alexander
Khải tượng trong chương 8 bắt đầu với sự mô
tả về vưng quốc Media và Ba Tư. Hai chiếc sừng của con chiên đực tượng trưng
cho vương quốc Media và Ba Tư (Iran) (c.20). Theo thời gian, vương quốc sau trở
nên mạnh hơn vương quốc Media – đây là chiếc sừng cao hơn xuất hiện cuối cùng
trong câu 3. Vương quốc Ba Tư có biểu hiệu là con chiên đực, còn Hy Lạp có biểu
tượng là con dê đại diện cho Alexander Đại Đế (c.5), người đã chinh phục nhiều
nước chỉ trong một thời gian ngắn, nhanh đến nỗi bàn chân của con dê thậm chí
không chạm mặt đất.
Chiếc sừng lớn bị gãy (c.8) là Alexander Đại
Đế đã chết trẻ vì bị bệnh. Bốn chiếc sừng đáng kể mọc lên từ chỗ đó, là bốn
vương quốc nổi lên sau cái chết của Alexander (tương ứng với bốn cái đầu của
con thú thứ ba trong chương 7). Bốn vua này đã tranh giành quyền lực và chia
cắt vương quốc của Alexander Đại Đế: Cassander cai trị ở Hy Lạp và Macedonia,
Lysimacus ở Asia Minor, Seleucus Nicator ở Syria và Ptolemy ở Ai cập.
II. Chiếc Sừng nhỏ - Một Hình Bóng
Nói Trước về Con Thú trong Khải Thị 13
Một chiếc sừng nhỏ xuất hiện từ bốn chiếc
sừng đại diện cho bốn vương quốc này. Dù ban đầu nó nhỏ, nhưng nó đã trở nên
rất lớn và thậm chí với lên tới đội quân thiên thượng. Đội quân này đại diện
cho dân Đức Chúa Trời. Chiếc sừng này quăng một phần đội quân này và một phần
trong số các ngôi sao xuống đất rồi giày đạp họ. Đây là những người lãnh đạo và
được tôn trọng của dân Israel
mà đã sa ngã. Khi sự quá phạm của dân Israel đạt đến đỉnh điểm (c.23) thì
chiếc sừng nhỏ nắm quyền lực.
A.
Antiochus IV. Epiphanes Vua Syria –
Sự Hoàn Thành
Đầu Tiên
Của Khải Tượng
trong Daniel 8
Chiếc
sừng nhỏ là Vua Antiochus IV. Epiphanes của Syria, người đã cai trị từ năm 175 đến
năm 164 TCN. Qua nhiều mánh khóe và sự thao túng, ông đã trở nên một vị vua đầy
quyền lực. Tài ngoại giao, mua chuộc và hùng biện đã giúp ông chiếm được sự ủng
hộ của những người đã giúp ông có thêm quyền lực. Như được mô tả trong câu 23,
vẻ mặt của ông hung dữ, trơ trẽn và không biết sợ. Ông xấc láo và không hề có
cảm xúc. Là người xảo quyệt, mánh khóe và lừa lọc, ông biết những kế hoạch hiểm
độc. Ông đã quăng một phần đội quân thiên thượng và một phần trong số các ngôi
sao xuống đất và giày đạp họ. Như lịch sử cho thấy, khải tượng được mô tả trong
các câu này đã được hoàn thành trong giai đoạn đầu qua Antiochus IV. Epiphanes.
Vào
thời Antiochus IV. Epiphanes nắm quyền đã có sự rối loạn giữa vòng dân Israel. Ông
đã tìm mọi cách để Hy Lạp hóa người Do Thái và khiến họ chịu ảnh hưởng của văn
hóa Hy Lạp. Tuy nhiên, dân Đức Chúa Trời không nên bị đồng hóa và trở nên giống
thế giới này qua một nền văn hóa ngoại lai. Nhưng một số người Do Thái đã muốn
đồng hóa với xu hướng hiện đại của thế giới và trở nên người Hy Lạp; trái lại,
những người khác kháng cự lại và muốn trung tín với Đức Chúa Trời.
Thầy tế
lễ thượng phẩm thời đó là một người tên Onias III. Anh em của người ấy là
Joshua rất tích cực ủng hộ việc Hi Lạp hóa dân Israel đến nỗi ông thậm chí tự
đổi tên thành ‘Jason’. Ông cũng muốn trở nên thầy tế lễ thượng phẩm bằng
mọi giá. Do sự hối lộ, Antiochus
IV. Epiphanes. đã bãi bỏ chức vụ thầy tế lễ thượng phẩm của Onias và chỉ định
Jason lên thay thế. Vì điều đó, Jason đã hứa sẽ làm mọi điều để giúp Antiochus
IV. Epiphanes. Hy Lạp hóa người Do Thái. Antiochus IV. Epiphanes đã chấp nhận
lời đề nghị này, và sau khi Jason được chỉ định làm thầy tế lễ thượng phẩm, ông
đã xây dựng một nhà thi đấu thể thao cho người Do Thái. Như chúng ta biết, thể
thao là một phần rất quan trọng trong văn hóa Hy Lạp. Người Hy Lạp yêu thích
mọi loại thể thao. Thế Vận Hội Olympic mà ngay nay vẫn còn được tổ chức có nguồn
gốc từ người Hy Lạp. Vào thời đó, thể thao là « mốt thời thượng ». Chúng
ta có nên xây dựng một nhà thi đấu thể thao không ? Đối với nhiều người
Israel, thể thao là thứ rất hấp dẫn. Ngay cả những thầy tế lễ trẻ cũng bị điều
đó chi phối, đến nỗi họ lơ là sự phục vụ trong đền thờ.
Dầu
vậy, Jason là một con người thỏa hiệp; ông có sự cảm thông với những người
chống lại việc Hy lạp hóa. Giữa vòng những người ủng hộ việc Hy Lạp hóa có một
người tên là Menelaus. Jason đã chỉ dẫn người này hối lộ Antiochus IV.
Epiphanes cách riêng tư. Menelaus đã lợi dụng cơ hội này để tặng cho Antiochus
IV. Epiphanes, thậm chí nhiều tiền hơn để chính ông ta được làm thầy tế lễ thượng phẩm. Ông nghỉ
rằng ông có thể thực hiện việc Hy Lạp hóa tốt hơn Jason. Một lần nữa Antiochus
IV. Epiphanes chấp nhận quà hối lộ và chỉ định Menelaus làm thầy tế thượng phẩm
và Jason phải trốn qua Ai Cập. Vì Menelaus không có khoản tiền đã hứa với Antiochus
IV. Epiphanes, nên ông đã lấy những chiếc bình trong đền thờ đem bán và mang số
tiền kiếm được đến Syria. Một số người trung tín giữa vòng dân thánh đã dấy lên
chống lại Menelaus và giết một số lính của nhà vua đã hỗ trợ Menelaus. Sau khi
trở về từ trận đánh với quân Ai Cập, Antiochus IV. Epiphanes quay lại tấn công
người Do Thái và giết chết nhiều người trong số họ. Ông cấm đọc Ngũ Kinh và
dựng nên pho tượng của thần Zeus trong đền thờ của Chúa, loại bỏ các sinh tế
thường lệ và có lần thậm chí còn dâng lên một con heo trong đền thờ (Dan.
8 :10-13). Cuối cùng, Antiochus IV. Epiphanes đã bị bẻ gãy không bởi các
phương tiện loài người và chết trong một chiến dịch quân sự sau đó.
B.
Giày Đạp Đội Quân Thiên Thượng,
Các Ngôi Sao và Nơi Thánh trong 2300 Ngày
Câu 14
nói rằng lời tiên tri «về sự hủy diệt đáng sợ» (Dan. 8 :10-12, 24) là
trong 2300 ngày. Từ lúc đền thờ bị làm ô uế (171 TCN, vào tháng Sivan – tháng
thứ chín theo lịch Do Thái, vào thời thầy tế lễ thượng phẩm Menelaus) đến khi
được phục hồi là đúng 2300 ngày. Sau đó cuộc nổi dậy thành công của người
Maccabe (c. 14 ; 11: 32-33) đã chấm dứt sự gớm ghiếc này và việc dâng sinh
tế được phục hồi (164 TCN, vào ngày 15 của tháng Kislev- tháng thứ ba theo lịch
Do Thái).
Thật
khó hiểu được tại sao những điều như vậy lại có thể xảy ra giữa vòng các thầy
tế lễ, nhưng đối với chúng ta trong nếp sống hội thánh, đây phải là một sự cảnh
báo, vì chúng ta thường nghĩ rằng mình có thể làm mọi điều tốt hơn người khác
và có ý tưởng rằng những người khác cần phải «bị bãi chức».
Antiochus
IV. Epiphanes là một hình bóng mô tả trước về con thú trong Khải Thị (13 :2-6)
và về những gì con thú sẽ làm trong ba năm rưỡi cuối cùng. Tất cả những điều
này sẽ được lặp lại, vì sự phá hủy đền thờ và nơi dâng sinh tế sẽ xảy ra một
lần nữa vào lúc cuối cùng, trong ba năm rưỡi cuối cùng.
Trong
chương này có nói hai lần là khải tượng này chỉ về thời kỳ kết thúc (8:17,19).
Lời Đức Chúa Trời đang cảnh báo chúng ta rằng nếu chúng ta làm những gì mình
muốn và không để ý đến lời Đức Chúa Trời thì sự hoang tàn sẽ đến. Nhiều điều
xảy ra không chỉ vì dân thế giới này độc ác mà còn vì dân Đức Chúa Trời phạm
tội với Ngài và ngày càng sa ngã hơn. Lịch sử này được mô tả chi tiết một lần
nữa trong chương 11.
C.
Khải Tượng Nói Về Ba Năm Rưỡi Cuối Cùng
‘‘Nó sẽ nói những lời lộng ngôn với Đấng Chí Cao, bắt bớ
các thánh đồ của Đấng Chí Cao, và dự định thay đổi các thời kỳ và luật pháp.
Rồi các thánh đồ sẽ bị phó vào tay nó trong một thì, các thì và nửa thì’’ (Dan.
7 :25).
Câu này
cho chúng ta thấy rằng tất cả các khó khăn và các hoàn cảnh được mô tả trong
chương 8 sẽ diễn ra trong bảy năm cuối cùng. ‘‘Một thì, các thì và nửa thì’’
trong câu này nghĩa gì ? Chắc chắn nửa sau của bảy năm rưỡi được ngụ ý ở
đây, ba năm rưỡi đại nạn, như chúng ta cũng có thể nhìn thấy từ nhiều câu khác
nhau trong Khải Thị.
‘‘Nhưng chừa lại sân ở bên ngoài đền thờ và đừng đo nó,
vì nó đã được phó cho dân Ngoại Bang. Họ sẽ giày đạp thành thánh dưới chân
trong bốn mươi hai tháng. Rồi Ta sẽ ban quyền năng cho hai chứng nhân của Ta,
họ sẽ mặc vải thô mà nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày’’ (Khải 11 :2-3).
‘‘Sau đó người đàn bà chạy trốn vào trong đồng vắng, ở đó
Đức Chúa Trời đã sửa soạn cho nàng một nơi ở, để họ nuôi nàng trong một ngàn
hai trăm sáu mươi ngày’’ (Khải 12 :6).
‘‘Nhưng nhười đàn bà được ban cho đôi cánh của
chim ưng lớn để nàng có thể bay đến chỗ của nàng trong đồng vắng, ở đó nàng
được nuôi dưỡng trong một thì, các thì và nửa thì, thoát khỏi hiện diện của con
rắn’’ (Khải 12 :14).
‘‘Và nó được ban cho một cái miệng nói những
điều lớn lao và báng bổ, và nó được ban cho quyền bính để tiếp tục trong bốn
mươi hai tháng’’ (Khải 13 :5).
Năm của người Do Thái có 360 ngày. Một thì
(360 ngày) và hai thì (720 ngày) và nửa thì (180 ngày) là đúng 1260 ngày hay ba
năm rưỡi. Đây là 1260 ngày mà trong đó hai chứng nhân trong Khải Thị 11 sẽ nói
tiên tri, và người đàn bà trong Khải Thị 12 sẽ trải qua trong đồng vắng. Khải
Thị 12:14 cũng mô tả thời kỳ này là ‘‘một thì, các thì và nửa thì’’ và trong
Khải Thị 13:5, thời kỳ này được mô tả là 42 tháng. 42 tháng tương đương với
1260 ngày, hay ba năm rưỡi. Kinh Thánh rất chính xác! Trong ba năm rưỡi cuối
cùng này, mọi điều chúng ta đã đọc sẽ xảy ra. Kinh Thánh không để lại điểm nào
đáng ngờ cả. Những gì con thú này sẽ làm trong Cơn Đại Nạn thật khủng khiếp. Nguyện
Chúa làm chúng ta thức tỉnh!