Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Tân Jerusalem- 1


KẾ HOẠCH ĐỜI ĐỜI KHÔNG HỀ THAY ĐỔI
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI – JERUSALEM mới

Hôm nay chúng ta cùng nhau đến đây để hợp tác với Chúa và với kế hoạch của Ngài cách mạng mẽ, hầu cho chúng ta có thể sẵn sàng cho sự trở lại của Chúa. Trong kỳ nhóm họp  này, chúng ta sẽ cùng nhau quan sát Jerusalem mới. Đặc biệt bên cạnh đó, chúng ta cũng phải sáng tỏ về mọi nguyên tắc thuộc linh đối với xây dựng hội thánh, hầu cho ngày nay chúng ta xây dựng hội thánh cách đúng đắn. Nhờ sự giúp đỡ của Jeruasalem mới, Chúa đã chỉ cho chúng ta biết tiêu chuẩn để chúng ta xây dựng nhà của Chúa ngày nay. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa mở mắt chúng ta hầu cho chúng ta không chỉ nhận được sự hiểu biết mà còn nhìn thấy được tất cả những điều thuộc linh bằng đôi mắt bên trong của chúng ta. Mặc dầu chúng ta biết nhiều điều, nhưng còn có một vài điều gì đó chúng ta đã chưa nhìn thấy. Do đó có lời chép rằng: “Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ trả lại cho và bày tỏ cho ngươi những việc lớn và ẩn giấu, là những điều mà ngươi chưa biết” (Jer. 33.3). Nếu chịu hạ mình trước mặt Chúa, chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều hơn. Tuy nhiên, dầu cho chúng ta đã nhìn thấy và nhận thức được điều giì nữa, chúng ta vẫn phải xưng nhận mình thường còn thiếu thực tại.

Chúng ta hãy dành thời gian để quan sát những phương diện của Jeruasalem mới trong mối liên quan thực tiễn với hội thánh và nhờ tiêu chuẩn này, chúng ta sẽ tra xét cách mà mình đã xây dựng hội thánh là đúng đắn hay sai trật, hầu cho trong ngày Chúa trở lại, Ngài không phải nói với chúng ta rằng những gì chúng ta đã xây dựng không làm đẹp lòng Ngài. Và nếu anh em đáp lại rằng anh em không biết phải xây dựng hội thánh như thế nào, Chúa sẽ trả lời cùng anh em: “Ta đã chỉ cho các ngươi thành phẩm cuối cùng trong Khải Thị 21-22 rồi!” Chúng ta hãy xây dựng hội thánh theo khuôn mẫu thiên thượng chứ không theo ý tưởng của chúng ta. Trong Kinh Thánh, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời gìn giữ khuôn mẫu thật chính xác đối với nhà Ngài và thành phố Ngài. Chúa muốn có mọi chi phí riêng biệt như Ngài đã ghi chép để làm khuôn mẫu. Do đó, chúng ta hãy tận dụng những ngày này, cùng nhau quan sát Jeruasalem mới. Tôi xin anh em đừng chỉ nghe sứ điệp mà là nghiên cứu trong chính Kinh Thánh  được đề cập trong sứ điệp và bên cạnh đó xin Chúa mở mắt anh em. Chúng ta phải xây dựng những gì hoàn toàn phù hợp với Ngài, hầu cho khi trở lại, Ngài có thể khen ngợi chúng ta là những đầy tớ giỏi và trung tín. Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã sử dụng nhiều hình bóng khác nhau, những con người khác nhau, và những sự kiện khác nhau để bày tỏ cho chúng ta một cách thật sáng tỏ những gì mà Chúa muốn có được. Trong phần cuối của toàn bộ Kinh Thánh chỉ về sự xây dựng thành phố tuyệt vời này của Đức Chúa Trời, đó là Jeruasalem mới, chúng ta nhìn thấy Jeruasalem mới ở cuối Kinh Thánh. Trong đó ghi: “Hãy đến đây, Ta sẽ chỉ cho ngươi thấy cô dâu, vợ của Chiên con” và Ngài đã chỉ cho John thấy “thành thánh Jeruasalem mới, xuống từ trời từ Đức Chúa Trời” (Khải 21: 9b-10). Đó là kiệt tác của Đức Chúa Trời trong vũ trụ này.
Chính sự kiện Jeruasalem mới ở cuối Kinh Thánh chỉ cho chúng ta thấy một điều thật tuyệt vời và vinh hiển, làm cho chúng ta tin rằng thành phố này cực kỳ quan trọng đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng phải nhận thức rằng Thành Phố này không phải bất chợt được hoàn thành và từ trên trời xuống bởi Đức Chúa Trời mà chúng ta chẳng hề làm gì cả. Không, ngày nay Đức Chúa Trời ở bên trong và ở với chúng ta để xây dựng thành phố này. Ngài đã bắt đầu trong Cựu Ước, nơi mà Adam và Eve được tạo dựng, và cho đến hội thánh trong Tân Ước, Ngài liên tục xây dựng thành phố này, và ngày nay Ngài vẫn còn luôn luôn xây dựng thành phố này. Cuối Kinh Thánh, chúng ta nhìn thấy sự hoàn thành thành phố này. Trong Tân Ước Chúa Jesus phán hai lần “xong rồi” Lần thứ nhất nơi thập tự giá, khi Ngài hoàn thành sự cứu chuộc, chức vụ Ngài trên đất (John 19:30); lần thứ hai trong Khải Thị 21: 6 (bản KJ), sau khi toàn bộ kế hoạch của Đức Chúa Trời được hoàn thành: Jerusalem mới, cô dâu mới cưới, và thành phố của Đức Chúa Trời được hoàn thành
Từ quan điểm của Đức Chúa Trời, ngày nay công tác này đã hoàn thành rồi, vì Đức Chúa Trời sống trong cõi đời đời nên Ngài không có khái niệm về cõi thời gian của chúng ta; tuy nhiên bên cạnh đó, Đức Chúa Trời vẫn luôn ở trong cõi thời gian hiện tại của chúng ta, Ngài muốn có Jeruasalem mới được xây dựng và ngày nay chúng ta phải làm gì? Dầu phúc âm rất quan trọng, nhưng chúng ta không chỉ rao giảng phúc âm mà chúng ta đang cùng xây dựng thành phố này.
MỌI NGƯỜI PHẢI NHÌN THẤY
Chúng ta không được phép nhận biết niềm ao ước của Đức Chúa Trời chỉ bằng tâm trí. Chỉ có sự hiểu biết thì không đủ. Tốt nhất, chúng ta phải chạm được tấm lòng của Chúa. Nếu chúng ta chỉ biết rằng ngày nay Đức Chúa Trời xây dựng Jeruasalem mới, mà lòng chúng ta không nóng cháy về những gì Chúa muốn có thì điều đó thật chẳng ích lợi bao nhiêu. Bởi mối liên hệ bên trong với Chúa, chúng ta hãy chạm đến tấm lòng Ngài và biết rằng sự xây dựng này là nỗi khao khát của Ngài (Bởi vì Chúa yêu người nào Chúa sẽ bày tỏ lòng của Ngài cho người đó), điều đó sẽ thay đổi đời sống của chúng ta. Chẳng hạn như một người biết mình là một tội nhân và cần sự cứu rỗi, không phải chỉ sự hiểu biết đó có thể chuyển dời người ấy đến sự ăn năn. Ngay lúc Chúa soi sáng bên trong lòng và người ấy nhận biết mình thật tội lỗi, người ấy sẽ kêu la cùng Chúa và cầu xin Chúa giải cứu. Không phải chỉ vì người ấy biết mình là tội nhân như mọi người mà vì người ấy biết tình trạng của mình, người ấy kêu là cùng Chúa: “Khốn nạn cho tôi! Hãy cứu tôi” Đây là một điều gì đó khác biệt.
Đối với sự xây dựng hội thánh ngày nay cũng tương tự như vậy. Những gì anh em đã một lần nhìn thấy trước đây nhiều năm, nếu chỉ còn lại cho anh em là tri thức và lòng anh em chỉ nóng cháy về tri thức mà thôi thì điều này hoàn toàn vô nghĩa. Tuy nhiên, nếu anh em nhìn thấy khải tượng về sự xây dựng hội thánh trong sự kết hợp với mối liên hệ của anh em với Chúa luôn luôn trong sáng, sau đó anh em sẽ nhận biết rằng trước sau gì Chúa cũng muốn có hội thánh và anh em không có sự lựa chọn nào khác. Lòng anh em sẽ nóng cháy, sau đó anh em sẽ xưng nhận cùng Chúa: “Tôi ở đây để dành cho sự xây dựng hội thánh của Ngài”
Hội thánh là kiệt tác của Đức Chúa Trời. Thiên sứ nói cùng John ở cuối Kinh Thánh: “Hãy đến đây, Ta sẽ chỉ cho ngươi thấy!” Chúng ta không muốn nhìn thấy những gì John đã nhìn thấy sao? Chúng ta hãy cầu xin Chúa: “Hãy chỉ cho tôi thấy thành phố này” Và tất cả những gì chúng ta đã nhìn thấy, mọi điểm, mọi nguyên tắc, phải được áp dụng để xây dựng hội thánh
NHÌN THẤY VÀ LÀM CHỨNG
Chúng ta không chỉ áp dụng những gì chúng ta đã nhìn thấy mà còn phát ngôn về điều đó nữa, hầu cho những người khác cũng được dẫn dắt đến chỗ nhìn thấy. Có những anh chị em, thậm chí đã nhìn thấy. Có những anh chị em, thậm chí đã nhìn thấy khải tượng nhưng họ lại không muốn phát ngôn về khải tượng đó, vì đề tài đó có vẻ khó khăn cho họ. Sau khi John nhìn thấy Jerusalem mới, ngày nay chúng ta không thể nào nhìn thấy điều đó được. Tôi rất biết ơn Chúa, bởi John đã viết ra từng điểm một cách trung tín và rõ ràng để chúng ta không chỉ giữ sách phúc âm của John trong tay mà cũng giữ Khải Thị chương 21 và 22 nữa. Nếu chỉ có những anh em lãnh đạo trong hội thánh nhìn thấy và hiểu biết điều này, còn những người khác thì không, như vậy ích lợi gì? Mọi người đều có quyền biết ý định của Đức Chúa Trời. Thậm chí tất cả mọi người phải biết ý định của Ngài, vì Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng mọi người đều phải xây dựng. Bằng mọi nỗ lực, anh em hãy có sự hiểu biết. Ngày nay chúng ta xây dựng Jerusalem mới trong hội thánh như thế nào? Tôi hi vọng rằng thời gian ngắn ngủi này sẽ giúp đỡ mọi người trong chúng ta. Chính tôi cũng còn muốn nhìn thấy rõ ràng hơn nữa.
CÁC HÌNH BÓNG TRONG THỜI ĐẠI CỰU ƯỚC
VỚI CÁC TỘC TRƯỞNG VÀ ISRAEL
Adam và Eve
Những gì Chúa chỉ cho chúng ta trong Khải Thị, được toàn bộ Kinh Thánh công nhận. Chẳng có điều gì mới, vì Adam và Eve là hình bóng về Chúa và hội thánh. Chúng ta đọc trong Ro. 5:14 rằng Adam là hình bóng của Đấng phải đến. Nếu Adam là hình bóng chỉ về Chúa, vậy không phải Eve là hình bóng về hội thánh sao? Trong 2 Corinth 11 và Eph. 5 bày tỏ rất rõ rằng E ve là hình bóng chỉ về hội thánh. Anh em có có thể tưởng tượng được việc Đức Chúa Trời đã nhìn thấy Jerusalem mới khi sáng tạo Adam và Eve trong Sáng Thế Ký chương 1 và 2 không? Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, Đấng hoạch định và là Đấng có một ý định. Khi sáng tạo con người đầu tiên, trong lòng của Chúa đã có Cô Dâu và Jerusalem mới rồi. Do đó Kinh Thánh trong Sáng Thế Ký chương 2:22 dùng chữ “xây dựng” cho Eve. Đức Chúa Trời đã không sáng tạo Eve mà là xây dựng. Mọi người chúng ta phải học tập hiểu biết và nói ngôn ngữ Kinh Thánh. Adam được sáng tạo nhưng người nữ Eve được xây dựng. Hallelujaha! Tất cả chi em được phép hãnh diện về điều này. Sáng tạo hay xây dựng, điều gì dễ hơn? Đối với sáng tạo, Đức Chúa Trời cần sáu ngày; Ngài cần bao nhiêu năm cho sự xây dựng? Chúng ta hãy hỏi tại sao Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng không làm nên hội thánh đơn giản như Ngài đã làm nên Adam. Ngài đã hà hơi vào chiếc bình bằng đất và con người Adam trở thành một hồn sống. Nhưng để có được Eve, Đức Chúa Trời đã phải làm cho Adam ngủ mê, mở bên hông ông, lấy chiếc xương sườn ra, và từ nơi chiếc xương sườn này, Ngài xây dựng nên người nữ. Một nổ lực rất lớn và rất chính xác. Do đó nơi Adam và Eve, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời khởi đầu xây dựng Jerusalem mới từng bước một.
Trong Cựu Ước, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời đã sửa soạn sự xây dựng Jerusalem mới với dân Ngài. Và một nỗ lực như thế trong Tân Ước ngày nay là cần thiết cho sự xây dựng hội thánh. Nếu chúng ta quan sát lịch sử Cơ Đốc, chúng ta sẽ thấy việc xây dựng hội thánh khó khăn như thế nào. Thỉnh thoảng tôi hỏi Chúa, Ngài có làm công tác xây dựng. Nếu chúng ta nhìn xem chính mình, chúng ta phải công nhận rằng đó là công việc khó khăn. Nhưng khi tôi đọc Khải Thị chương 21 và 22, tôi thấy rằng công việc đã hoàn thành rồi. Bằng mọi cách, Đức Chúa Trời hoàn thành công việc đó. Tiếng từ trên ngai trong Khải 21:6 nói: “xong rồi”
Trước tiên, chúng ta nhận biết các hình bóng trong Cựu Ước rồi sau đó là thực tại của các hội thánh trong thời đại Tân Ước. Trong thời đại Tân Ước, Chúa xây dựng hội thánh không chỉ bởi ân điển, mà còn có vương quốc thiên hi niên sau đó. Tiếp theo nữa là thành phố Jerusalem mới là sự hoàn thành cuối cùng trong trời mới và đất mới. Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại của ân điển. Đương nhiên mọi người trong chúng ta đều muốn được hoàn thành bởi ân điển hiện tại thay vì trong vương quốc thiên hi niên. Tuy nhiên, trong thời đại này, bởi ân điển Ngài, chúng ta đang được hoàn thành qua việc dâng mình và hoàn toàn được xây dựng vào trong thành phố này tại địa phương của mình, đây là điều bình thường
Anh chị em ơi, sự cứu rỗi của chúng ta có nhiều phương diện. Sự xây dựng hội thánh hỗ trợ cho sự cứu rỗi trọn vẹn của chúng ta. Anh em có thể hỏi: “chúng ta chưa được cứu sao?” Thật đã được cứu, nhưng chưa trọn vẹn hoàn toàn. Chúng ta được cứu khỏi sự mất đời đời và nhờ sự chết của Ngài chúng ta không phải đi vào hồ lửa; nhưng trong nếp sống hàng ngày của chúng ta, trong tư tưởng của chúng ta, trong hồn của chúng ta, chúng ta chưa được cứu hoàn toàn. Đường lối của Đức Chúa Trời đối với chúng ta là xây dựng thành phố này.
Xây Dựng Tàu Noah – Hình Bóng Về Hội Thánh
(Sáng 6:13-16)
Noah là một người công nghĩa. Như có chép rằng ông không chỗ trách được và đồng đi cùng Đức Chúa Trời Điều này không đủ sao? Đức Chúa Trời có thể đem ông đi hoặc có thể gìn giữ những người khác trước cơn nước lụt, nhưng chắc chắn là Noah phải hoàn thành một điều gì đó trước. Ông đã phải xây dựng một chiếc tàu. Điều này phù hợp với kinh nghiệm của chúng ta: dầu anh em yêu Chúa và hàng ngày đồng đi với Ngài, anh em cũng cần những anh chị em chung quanh mình, hầu cho anh em được gọt giũa và có thể hữu dụng cho sự xây dựng. Có nhiều việc trong nếp sống hàng ngày của chúng ta, Chúa không thể công tác mà không dùng các anh chị em. Sự cứu rỗi đến từ Zion (Isa. 46:13). Ai biết việc xây dựng, sẽ coi trọng các anh chị em. Nhờ các anh chị em mà tôi thường được giúp đỡ! Ở nhà một mình, anh em sẽ không có kinh nghiệm lớn lao như khi anh em cùng phục vụ với các thánh đồ. Sự phục vụ của hội thánh rất tốt cho sự cứu rỗi và biến đổi. Đây không phải là giáo lý, mà là ai biết sự xây dựng, cũng sẽ biết Chúa giải cứu chúng ta bằng cách này. Nếp sống hội thánh là một phương diện khác, rất thực tiễn. Bởi sự cứu rỗi này, chúng ta được biến đổi và được gọt giũa hoàn hảo để trở thành những viên đá quý. Vì vậy sự xây dựng rất quan trọng
Chúng ta nhìn thấy trong Cựu Ước, các hình bóng về sự xây dựng càng lúc càng lớn hơn và rõ ràng hơn. Sự tường thuật về sự xây dựng Eve chưa được sáng tỏ lắm. Chẳng hạn, chúng ta không biết Eve lớn như thế nào, nhưng chúng ta biết kích thước của chiếc tàu. Nơi đó, Đức Chúa Trời chỉ cho Noah cách chính xác nên xây dựng chiếc tàu như thế nào. Với sự xây dựng của Ngài, Đức Chúa Trời gìn giữ kích thước thật chính xác. Thậm chí Ngài gìn giữ sự xây dựng Eve cũng rất chính xác: Eve đã phải hoàn toàn được lấy ra khỏi Adam, xương từ xương ông và thịt từ thịt ông. Tất cả những gì không đến từ Adam thì không phải Eve. Trong trường hợp xây dựng chiếc tàu, Đức Chúa Trời nói cho Noah chính xác ông nên xây dựng như thế nào. Chúng ta không bao giờ nhấn mạnh đủ điểm này, vì nó quá quan trọng. Đức Chúa Trời xây dựng chính xác theo kế hoạch. Nếu kế hoạch của một kiến trúc sư được thực hiện không chính xác, công trình kiến trúc đó sẽ bị sụp đổ. Cô dâu của Adam phải làm cho Adam thỏa lòng hoàn toàn như Jerusalem mới, cô dâu của Chiên Con, làm thỏa lòng Chúa. Sự xây dựng chiếc tàu giúp đỡ cho sự cứu rỗi của chúng ta, hội thánh là sự cứu rỗi của chúng ta.
Sự Xây Dựng Đền Tạm Bởi Moses
(Xuất 25:1-9
Sự xây dựng đền tạm bày tỏ cho chúng ta phương diện nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời trong dân của Ngài. Đó chính là đền tạm của Đức Chúa Trời. Cũng vậy, Moses đã phải xây dựng chính xác theo khuôn mẫu. Ông thật trung tín bởi ông đã làm chính xác tất cả như Chúa đã chỉ khuôn mẫu cho ông. Để có thể xây dựng hội thánh, Chúa cần những con người trung tín như vậy, thực hiện tất cả mọi điều như Ngài đã bày tỏ
Sự Xây Dựng Thành Jerusalem và Đền Thờ
(1 Sử 11:4-9; 2 Sử 3:1)
Sự xây dựng đền tạm còn phức tạp hơn sự xây dựng con tàu. Sự xây dựng con tàu. Sự xây dựng thành phố Jerusalem và đền thờ tiếp theo sau sự xây dựng đền tạm. Chúng ta thấy rằng sự xây dựng càng trở nên kiên cố hơn. Trong thời David, Jerusalem đã bị xâm chiếm trước tiên, tức là khi dân Israel bước vào miền đất tốt lành. Thành phố Jerusalem không dễ gì bị xâm chiếm. Kinh Thánh chỉ cho chúng ta biết rằng bởi hình bóng này trong Cựu Ước, công việc của Đức Chúa Trời, sự xây dựng thành phố và đền thờ, càng trở nên kiên cố hơn: từ Eve đến con tàu và đến đền tạm và đến thành phố và đến đền thờ. Thành phố và đền thờ thật là một như cuối Kinh Thánh chỉ cho chúng ta biết: Jerusalem trở nên cư ngụ của Đức Chúa Trời.
Tái Thiết Đền Thờ và Thành Phố
(Ezra, Nehemiah, Ezekiel)
Những sách này của Cựu Ước chỉ cho chúng ta thấy nhiều về sự xây dựng, sự xây dựng càng trở nên sáng tỏ hơn, kiên cố hơn và đếncuối cùng sự vinh hiển của Chúa đầy dẫy nơi cư ngụ Ngài.
THỰC TẠI CỦA HỘI THÁNH TRONG THỜI ĐẠI TÂN ƯỚC
- SỰ XÂY DỰNG HỘI THÁNH
(Matt. 16:18; 18:17; 1Cor. 3:9-12; 14:26b; Eph. 1:23; 2:20-22; 4:115-16; 1 Tim. 3:15-16; Heb. 12:22-23; 1 Pet. 2:4-7; Khải 3:12)
Ngày nay, chúng ta đã tham dự vào một việc có ý nghĩa nhất và xây dựng với thực tại và có tính thực tiễn thật sự. Ý thức này rất quan trọng. Không chỉ là ở trong hội thánh mà là cùng xây dựng vào nhà của Chúa. Mỗi người trong hội thánh là một người thợ xây, vì vậy mọi người phải cùng xây dựng. Đừng chỉ nói rằng anh em ở trong hội thánh, tốt hơn anh em nên nói rằng anh em xây dựng vào trong hội thánh. Tất cả chúng ta cùng xây dựng và tất cả chúng ta được xây dựng. Mỗi người đến hội thánh phải học xây dựng. Thật không đủ nếu chỉ có vài ba người biết về xây dựng mà là mọi anh chị em trong hội thánh phải xây dựng với người khác. Ngày nay, chúng ta cùng nhau xây dựng vào Jerusalem mới. Từ đâu mà chúng biết các hội thánh địa phương ngày nay là thực tại của Jerusalem mới? Chúng ta đọc trong Heb. 12:22 rằng chúng ta đã tới núi Zion, Jerusalem trên trời. Chúng ta cần một ý thức như vậy, bởi chúng ta hiện diện ở đây, trong hội thánh chỉ về núi Zion.
Ngày nay, chúng ta có mặt trên núi Zion, trên đỉnh núi. Chúng ta không phải chỉ ở trong nếp sống hội thánh mà phải leo lên đỉnh núi. Dù tôi đang ở Zion, nhưng có thể tôi đang ở dưới thung lũng. Tôi không được phép ở dưới thung lũng mà phải leo lên đỉnh, bởi vì ngai của Đức Chúa Trời và Chiên Con ở nơi đó.
Abraham, Isaac và Jacob cũng đã mong đợi Jerusalem trên trời. Nếu không có Hebrew chương 11, tôi tin rằng mục đích của Abraham là miền đất Canaan. Nhưng tác giả thư Hebrew có một khải tượng và đã nói rằng Abraham chưa đạt đến mục đích, mà còn đang chờ đợi. Chúng ta là những người nói rằng Abraham là cha của chúng ta trong đức tin, chúng ta cũng chờ đợi Jerusalem trên trời phải không? Chúng ta phải biết rằng ngày nay chúng ta không chỉ chờ đợi Jerusalem trên trời, mà thậm chí còn cùng nhau xây dựng vào Jerusalem. Chúa đã phán cùng những người đắc thắng tại Philadelphia: “Người đắc thắng”, Ta sẽ làm cho người ấy trở lên cột trụ trong đền thờ của Đức Chúa Trời Ta, và người ấy sẽ chẳng hề ra khỏi đó nữa, Ta sẽ viết trên người ấy danh của Đức Chúa Trời Ta và danh của thành Đức Chúa Trời Ta, là Jerusalem mới, xuống từ trời từ Đức Chúa Trời ta và danhmới của Ta” (Khải 3:12) Trên trán của những người đắc thắng, không chỉ có danh của Đức Chúa Trời được viết mà cũng có danh của Jerusalem mới. Chúng ta phải cầu xin Chúa: “Hãy viết Jerusalem mới vào trán tôi!”, hầu cho chúng ta không bao giờ quên rằng chúng ta đứng ở đây là vì Jerusalem mới.
Tên Của Jerusalem mới Trên Trán Của Chúng Ta
Nếu ai nhìn thấy tôi, người ấy không chỉ nhìn thấy Chúa mà cũng còn nhìn thấy Jerusalem mới nữa. Một số người giữa vòng chúng ta đã nóng cháy về việc xây dựng Jerusalem mới vào lúc bắt đầu nếp sống hội thánh, họ đã lìa bỏ tất cả và đã dọn nhà tới nơi có một hội thánh. Rồi đến những năm tháng có những thất vọng. Tôi hy vọng rằng sau tất cả những năm tháng đó anh em đừng nghĩ rằng con đường này quá hẹp, quá tuyệt đối, quá cứng rắn và không đủ rộng. Ai nghĩ như thế, đã mất mát nhiều. Người ấy bôi xóa danh Jerusalem mới, là danh có trên trán vào lúc ban đầu. Nhưng cũng có những kinh nghiệm ngược lại. Về phần của tôi, tôi thừa nhận rằng, sau tất cả những năm của giông tố và trũng tối tăm, Jerusalem mới thật vô giá đối với tôi
Đức Chúa Trời Không Từ Bỏ Ý Định Của Ngài
Mặc dầu sự sa ngã của Adam đã đưa tất cả mọi sự vào hỗn loạn, nhưng Đức Chúa Trời không từ bỏ Jerusalem mới. Trong sự hỗn loạn, anh em càng nên biết rằng Đức Chúa Trời biết điều gì Ngài muốn có, và thậm chí những nan đề lớn nhất cũng không thể cản trở ý định của Ngài. Khi có những nan đề, chúng ta có nhiều giới hạn đối với việc xây dựng hội thánh, nhưng so sánh với sa ngã của Adam, những nan đề này chẳng là gì đối với Chúa. Trong thời đại của giao ước cũ, dân Israel đã trở nên bất trung và bị lưu đày sang Babylon. Vậy nên Đức Chúa Trời đã từ bỏ ý định của Ngài với Jerusalem chăng? Tại sao chúng ta từ bỏ nhanh vậy? Nếu sau mọi khó khăn, chúng ta chỉ học được cách thận trọng, cuối cùng sẽ chẳng còn ai đứng cho chứng cớ của Đức Chúa Trời nữa. Nhưng bất chấp mọi nan đề và những khó khăn, Đức Chúa Trời không bao giờ từ bỏ ý định của Ngài. Satan đã sử dụng mọi cách để phá hoại công việc của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên chúng ta nhìn thấy trong Khải Thị chương 21 và 22 rằng mọi việc đã hoàn tất! Nhờ ân điển của Đức Chúa Trời tôi muốn nói: tình trạng càng khó khăn, càng muốn tuyệt đối hơn đối với sự xây dựng nhà của Đức Chúa Trời, đối với Jerusalem mới. Nhưng chính mỗi người phải có khải tượng. Dù thật sự chúng ta có thể khích lệ và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng không ai có thể thấy thay cho người khác. Chúng ta không bao giờ được phép từ bỏ mà còn phải dâng mình nhiều hơn nữa, vì chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời muốn có thành phố này. Đức Chúa Trời muốn có Jerusalem mới. Do đó hội thánh cũng phải là Jerusalem mới. Như Moses, chúng ta phải xây dựng chính xác theo khuôn mẫu mà Đức Chúa Trởi đã bày tỏ cho chúng ta. Ngợi khen Chúa, bởi Ngài đã chỉ cho chúng ta khuôn mẫu. Chúng ta phải chuộc lại thì giờ để xây dựng hội thánh đúng đắn, vì thì giờ ngắn ngủi. Sau đó chúng ta có thể cùng vui mừng khi Chúa trở lại.
Sự Sụp Đổ và Hoang Tàn của Hội Thánh
(Khải 2-3)
Trong Tân Ước, Chúa cho chúng ta biết chính xác tất cả các khuôn mẫu này như trong Cựu Ước. Trong vòng 2000 năm cuối cùng, nhiều điều đã bì tàn phá. Vào lúc ban đầu các hội thánh thật kỳ diệu, trong mỗi một địa phương chỉ có một ngọn đèn chiếu sáng. Nhưng điều này không kéo dài được lâu. Lịch sử của sự sa ngã đã theo sau thời gian của mười hai sứ đồ, sự biểu lộ nếp sống hội thánh hoàn toàn bị tàn phá và những người tin Chúa bị tản lạc. Trong Cựu Ước, trong thời kỳ bị lưu đày sang Babylon, đền thờ và thành phố cũng bị tàn phá. Duy chỉ dân bị lưu đày còn sót lại một ít. Chi phái Benjamin và Judah đã ở tại Babylon, còn mười chi phái kia bị lưu đày sang Syrie. Từ nơi dân của Đức Chúa Trời, thật sự còn một ít người đã đứng cho chứng cớ của Chúa, nhưng thành phố và đền thờ đã bị tàn phá. Đức Chúa Trời không hài lòng khi chỉ có nhiều người tin bị phân rẽ nhưng sự ao ước của Ngài hướng về Jerusalem, hướng về sự xây dựng hội thánh. Nhiều người đã hoàn toàn mất đi quan điểm này. Đối với họ, quan trọng là tất cả các Cơ Đốc nhân tin Chúa. Trong thực tế, mọi người đều tin, nhưng bị tản lạc. Nhiều sự rối loạn lan tràn; mỗi người làm việc riêng của mình, và từ đó gây ra nhiều mối bất hòa. Do đó chúng ta nhìn thấy cuối Kinh Thánh hai hình ảnh khác nhau: Một bên là Jerusalem mới trong chương 21 và 22; còn bên kia là Babylon trong chương 17-18. Ngày nay, chúng ta cũng đang hiện hữu trong tình trạng tương tự như dân Israel trong Cựu Ước. Kinh Thánh không khó hiểu, bởi vì cuối cùng chỉ còn có BabylonJerusalem. Chúng ta muốn ở trong Jerusalem, điều này hoàn toàn sáng tỏ. Khải thị của Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi. Babylon chẳng có gì mới mẻ, nó đã có từ trước trong thời đại của Noah trong hình thức của tháp Babel. Babylon đã bắt đầu trong thời đại của các tổ phụ. Sau thời đại của Solomon, cuối sách Sứ Ký, chúng ta nhìn thấy mọi người bị truất khỏi dân của Đức Chúa Trời và bị lưu đày sang Babylon. Và trong Khải Thị chương 17 chúng ta nhìn thấy Babylon trở lại. Dĩ nhiên, ngày nay Babylon cũng đang hiện hữu, dù một số Cơ Đốc phủ nhận điều đó. Nhưng nó có nguyên nhân của nó, nó luôn được nhắc đến trong khải chương 17.
Babylon Ngày Nay Là Gì?
Có một người đã nói rằng Babylon là tôn giáo với nhiều sự chia rẽ. Một anh em khác phản ứng mạnh mẽ về điều này: “Không, anh không được phép nói về điều này. Người ta không được phép diễn giải Kinh Thánh như vậy!” “đúng vậy, nhưng Babylon là gì?” Người anh em trả lời: “Babylon chính là Babylon” Nhiều người không dám liều lĩnh nói Babylon là gì. Ai nói điều đó, nếu ai gọi các giáo phái là Babylon, sẽ bị kết án là ngạo mạn. Đúng vậy, BabylonBabylon! Nhưng chúng ta cũng phải nói Babylon là gì. Điều này không khó hiểu, bởi vì thuật ngữ Babylon có nghĩa là tản lạc, phân tán, và hỗn loạn. Nếu đó là ý nghĩa của Babylon, thì Jerusalem chính xác phải có ý nghĩa ngược lại, chính là sự hiệp nhất. Kinh Thánh gọi Babylon là một kỹ nữ. Tuy nhiên Jerusalem là cô dâu. Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời kết tội dân Ngài là tà dâm, vì đã có những liên hệ với các thần thượng và bị hòa lẫn với nhiều dân tộc và chủng tộc. Đức Chúa Trời gọi điều đó là tà dâm.
“Vì Đấng Tạo Dựng ngươi là Chồng ngươi; danh Ngài là Jehovah vạn quân. Đấng Thánh của Isael là Đấng Cứu Chuộc ngươi, Ngài được gọi là Đức Chúa Trời của các trái đất” (Isa 54:5) Đức Chúa Trời không chỉ là Cứu Chúa của dân Ngài, mà còn kết hôn với họ và làm cho họ trở nên vợ của Ngài. Nhưng các dân tộc vô tín không thể bị kết tội tà dâm thuộc linh, bởi vì họ không phải là cô dâu của Chúa. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa một kỹ nữ và cô dâu là gì? Cô dâu duy nhất chỉ dành riêng cho chàng rể của nàng. Điều này có hẹp hòi không? Không, chúng ta không hẹp hòi! Kiểu phê phán: “Một vợ một chồng là hẹp hòi” này ra từ con rắn xảo quyệt, chính con rắn đã cho chúng ta ý kiến: “Đừng hẹp hòi như vậy!”
Babylon nguy hiểm như thế, vì nó là sự giả mạo. Vàng, ngọc trai và đá quý được tìm thấy tại Babylon, nhưng nó chỉ mạ vàng bên ngoài mà thôi. Ngược lại Jerusalem mới được xây dựng toàn bộ bằng những vật liệu này. Babylon không chỉ là hỗn loạn và phân tán mà còn là sự pha trộn. Ngược lại với điều đó, chúng ta nhìn thấy sự thuần khiết của Jerusalem mới. Tất cả bề ngoài của Babylon được “mạ vàng” (khải 17:4). Ngược lại Jerusalem sở hữu nguyên liệu thật. Trước đây không lâu chúng ta đã nói về Babylon rằng nơi đó tất cả chỉ là bề ngoài mà thôi. Nhưng Đức Chúa Trời là một thực tại. Có nhiều hoạt động và nhiều giáo lý biểu lộ vẻ bề ngoài rất tốt nhưng bên trong đầy dẫy tội ác. Nhưng trong Jerusalem mới nói đến thực tại. Chúng ta không được đánh giá cao những hoạt động và những hình thức mà phải lo lắng rằng chúng ta có được thực tại trong hội thánh hay không. Do đó, phần cuối Kinh Thánh chỉ cho chúng ta biết sự phân rẽ giữa Babylon và Jerusalem mới. Babylon gồm có một người mẹ là nguồn và nhiều con gái. Con cái rất đông. Ngược lại cô dâu là duy nhất. Thực tế ngày này có vô số nhóm hiện hữu và hầu như hàng ngày sản sinh ra nhiều nhóm chia rẽ mới. Nhiều con cái có thể được sinh ra bởi những nguyên tắc và những mối liên hệ; nhưng cô dâu chỉ là một mà thôi. Điều này rất đơn gản và không phức tạp lắm. Ngày nay đối với chúng ta khải tượng này rất quan trọng.
Đừng nói rằng chúng ta không được phép nói về Babylon. Chúng ta phải nói về Babylon. Nói về một mặt, tôi thật thích thú nếu không phải nói về nó; nó chỉ miêu tả bức bình phong màu đen đối với Jerusalem và bức bình phong đó chỉ là thứ yếu. Nhưng ngày nay chúng ta phải đem tất cả những điều thuộc Babylon ra và đem nó lên thập tự giá để thiêu hủy đi, như Chúa nói cùng chúng ta điều này trong Khải Thị 19:3 “Chúng lại nói lần thứ hai rằng: Hallelujah! Luồng khói nó bay lên mãi mãi vô cùng”
Babylon là đặc điểm chung của tôn giáo. Khi Chúa sống trên đất, Ngài có ít nan đề với người tội lỗi hơn là với tôn giáo ngày xưa, đó là Do Thái Giáo. Cuối Kinh Thánh chúng ta thấy một nguyên tắc không thay đổi: một là Jerusalem mới thánh khiết, vinh hiển với tất cả những nguyên tắc thuộc linh tuyệt vời và ngược lại những điều đó, chúng ta thấy Babylon. Tại sao Chúa chỉ cho chúng ta một bức tranh rõ ràng như vậy ở cuối Kinh Thánh? Vì nó rất cần thiết. Đức Chúa Trời không bao giờ viết một điều gì dư thừa. Nếu Babylon ở đây là thế giới và chính trị, thì việc đem Babylon và thế giới đến trước mắt  chúng ta thực tế là dư thừa, bởi gì thế giới trong thời điểm nầy đã bị thẩm phán rồi. Tại sao Đức Chúa Trời còn phải nhắc nhở Babylon và phải thẩm phán nó và kêu gọi dân Ngài: “Hỡi dân ta! Hãy ra khỏi nó” (Khải 18:4)
Một số anh chị em quở trách chúng ta ngạo mạn khi chúng ta nói rằng chúng ta là hội thánh. Nếu như vậy thì xưng nhận mình là một Cơ Đốc nhân cũng là kiêu ngạo. Cũng như anh không được phép nói rằng mình đã được cứu, bởi vì đồng thời với điều đó, anh có ý nói rằng người khác không được cứu. Kế tiếp anh cũng không được phép làm chứng rằng đức tin nơi Chúa Jesus là con đường duy nhất dẫn đến sự cứu rỗi, bởi vì với điều đó anh thật sự nói rằng tất cả những con đường khác đều sai trật.
Nếu không phải là hội thánh tại Paris thì bình thường chúng ta phải là gì? Người ta cho phép chúng ta nói rằng chúng ta là một phần khác ở đâu? Chẳng hạn như Babylon là phần khác phải không? Dĩ nhiên những tín đồ tại Babylon là anh chị em của chúng ta và họ là những chi thể trong Thân Thể của Chúa; nhưng họ không được xây dựng vào hội thánh cách thực tiễn. Trong thời đại của Cựu Ước, không phải tất cả dân của Đức Chúa Trời từ nơi lưu đày tại Babylon đã quay trở về Jerusalem, mặc dầu lời kêu gọi được công bố cho tất cả mọi người. Chỉ có những người được Đức Chúa Trời phục hưng linh mới làm nên con đường trở về Jerusalem để xây dựng tại đó một ngôi nhà cho Chúa. Đức Chúa Trời không ép buộc ai xây dựng nhà Ngài cho Ngài. Ngài muốn sự đồng công cộng tác tình nguyện của chúng ta. Điều này cũng phải là thái độ của chúng ta đối với những anh em của chúng ta ngày nay (Ezra 1:1-5)
Cách đây không lâu, một anh em hỏi tôi rằng những người không ở trong nếp sống hội thánh có bị Đức Chúa Trời thẩm phán hay không. Ngày nay tôi ở trong hội thánh và tuyệt đối dành cho hội thánh, nhưng không vì mục đích để tôi không bị thẩm phán, mà đó là ước muốn của Cha tôi nếu Cha tôi muốn điều đó, tôi phải vâng lời Ngài, vì tôi yêu Ngài. Chúng ta có bị thẩm phán hay không, về việc này không có đề cập. Thậm chí nếu chúng ta ở trong hội thánh, chúng ta sẽ bị thẩm phán về những gì chúng ta làm. Tôi không khẳng định rằng trong hội thánh, chúng ta không còn bị thẩm phán nữa. Nhưng ngày nay ước muốn của Cha là dân Ngài phải ở với Ngài trong Jerusalem, trong nếp sống hội thánh. Điều này thuộc vào việc anh em có ao ước lòng của Cha hay không

Khi nói về Babylon, chúng ta đừng nghĩ rằng mình cùng một kiểu với nó mà đó là hệ thống với nhiều sự chia rẽ và rối loạn, hệ thống đó đã bắt giữ các Cơ Đốc nhân trong những phe phái khác nhau. Đó là Babylon. Và chúng ta cũng phải nói điều này cách rõ ràng, tuy nhiên không với một thái độ thù địch. Trước nhất chúng ta phải rõ ràng về chính mình, để sau đó bởi ân điển của Chúa mà chỉ cho những anh chị em khác biệt lẽ thật về nơi mà có cơ hội để nhận được phước hạnh. Chúng ta không ép buộc ai làm điều gì. Nhưng tất cả chúng ta phải nhìn thấy rõ ràng Babylon là gì. Nếu anh không nhìn thấy Jerusalem mới các sự lựa chọn khác đủ lớn để anh có thể đi khắp mọi nơi. Nhưng khi anh em đã nhìn thấy Jerusalem mới, anh em sẽ không còn chọn lựa nữa. Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng mình sẽ được hoàn hảo trong thời đại này. Trong những ngày này, hãy cầu nguyện rằng, chúng ta muốn nhận biết và hiểu rõ tất cả các nguyên tắc thuộc linh và cũng áp dụng các nguyên tắc thuộc linh vào trong nếp sống hội thánh hàng ngày của chúng ta.