Quyển sách thứ tư trong bộ Ngũ Kinh của Môi-se được các dịch giả Kinh thánh đặt tên là “Kiểm Dân” hay “Dân Số Ký”. Bản Kinh thánh 70 tiếng Hi lạp dịch là
Arithmoi, còn trong bản Vulgate, Jerome dịch là Numeri. Thực ra trong tiếng Hê-bơ-rơ,
hai chữ đầu tiên của sách nầy là “Bemidbar” (Trong đồng vắng). Cho nên các kinh
luật gia Do thái gọi sách Dân số ký là “Trong Đồng Vắng”. Cụm từ “Trong đồng vắng”
nói lên hành trình lưu lạc, thiên trình của dân Israel suốt gần 40 năm trong
nơi hoang địa.
Nhiều nhà giải kinh
tuyên bố rằng họ tìm được chừng 40 điểm liên kết giữa sách Dân số ký và sách 1
Phi-e-rơ. Tất cả 40 điểm đó phác họa thiên trình của Cơ Đốc nhân Tân ước đã khởi
hành từ ngày tiếp nhận Cứu Chúa Jesus cho đến ngày vào vương quốc Đấng Christ.
Với hậu cảnh của Dân số ký, tôi thấy ba điểm trong 1Phi-e-rơ là: thiên trình, lữ
khách và sự đau khổ trên hành trình vào cơ nghiệp.
1.
Thiên trình:
1:3-4 chép, “Chúc tụng
Đức Chúa Trời và Cha của Chúa chúng ta là Jêsus Christ! Ngài theo sự thương xót
cả thể của mình mà tái sanh chúng ta để được hi vọng sống bởi sự từ kẻ chết sống
lại của Jêsus Christ, lại để được cơ nghiệp không hư nát, không ô uế, không suy
tàn, để dành cho anh em ở trên trời”.
Phiero nói sau khi được
tái sinh, tín đồ sẽ vào cơ nghiệp. Con đường đi từ khi tin Chúa đến khi vào cơ
nghiệp gọi là thiên trình. Môi-se hát, “Hỡi Đức Giê-hô-va! Ngài đưa dân ấy vào,
và lập nơi núi cơ nghiệp Ngài, tức là chốn Ngài đã sắm sẵn, để làm nơi ở của
Ngài, Hỡi Chúa! là đền thánh mà tay Ngài đã lập” (Xuất 15:17).
Dân số ký 31:1 chép lại
42 trạm trên hành trình của dân Israel mà
điểm đến là đất hứa. Hảnh trình của Israel mất đến 38 năm lãng phí, còn hành
trình của dân Chúa ngày nay phải tốn bao nhiêu năm?
Cơ nghiệp của Cơ Đốc
nhân là gì? Công vụ 26:18 và Colose 1:13 chép, “họ nhận được sự tha tội và cơ
nghiệp trong vòng những kẻ được thánh hóa bởi đức tin đến Ta- Cha là Đấng đã khiến chúng ta nên xứng đáng dự
phần trong cơ nghiệp của các thánh đồ ở trong sự sáng”. Cơ nghiệp nầy không phải
thiên đàng hay nhà cao cửa rộng đời sau. Đó là Đức Chúa Trời trong Đấng Christ
cho chúng ta tận hưởng cả cõi đời đời. Epheso 1:13-14 nói chúng ta là cơ nghiệp
của Chúa và Chúa là cơ nghiệp của chúng ta.
Sau khi từ giả núi
Sinai, dân Israel không đồng ý vào cơ nghiệp. Rồi thế hệ thứ hai, được Giô suê
đem vào đất hứa, nhưng một lần nữa có 7 chi phái lần lữa không chịu chiếm lấy
cơ nghiệp làm sở hữu. Thái độ đó làm biểu hiệu rằng số tín đồ được vào vương quốc
ngàn năm, là cơ nghiệp, thì rất ít.
Anh em có quan tâm đến
cơ nghiệp thuộc linh của mình và hết lòng tìm kiếm nó không?
2.
Lữ Khách:
Trong 2: 9 Phiero nói,
“Nhưng anh em là giống được lựa chọn, là chức tế lễ nhà vua, là nước thánh, làm
dân thuộc riêng về Đức Chúa Trời,”. Tín đồ không phải là chức sắc, hàng giáo phẩm
hay giới tăng lữ. Thấy tế lễ là địa vị, là danh phận chung của mọi tín đồ. Thầy
tế lễ là người có quyền trực tiếp đến gần Đức Chúa Trời, chớ không cần giai cấp
trung gian nào. Nhưng đến 2:11 Phiero nói, “Hỡi kẻ rất yêu dấu, anh em như lữ
khách, kiều dân, tôi nài khuyên hãy kiêng cữ tư dục của xác thịt, là điều tranh
chiến với linh hồn”. Như vậy thầy tế lễ là lữ khách, là kiều dân.
Sau khi ra khỏi Ai-cập,
Chúa phán cùng Israel, “Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một dân tộc
thánh cho Ta” (Xuất 19: 6). Sách Dân số ký nói họ có cuộc hành trình, là sống
cuộc đời lữ khách trong đồng vắng thế giới cho đến khi vào đất hứa.- ngụ ý
vương quốc Đấng Christ trong thiên hi niên dành cho tín đồ.
Bản thân, địa vị của
chúng ta là thầy tế lễ trước mặt Đức Chúa Trời, còn trước mặt thế nhân, chúng ta
là lữ khách, người đi đường của Chúa. Tổ phụ đức tin của chúng ta là Abraham đã
thể hiện cuộc sống lữ khách, khi ông có cuộc sống bàn thờ và nhà trại. Abraham
“tự nhận mình là lữ khách và kiều dân trên đất”.
Bạn ơi, bạn có đang sử
dụng địa vị và đặc quyền thầy tế lễ của mình không? Hay bạn đang bị hệ thống tư
tế nhân tạo chủ trị mình? Bạn có đang thể hiện nếp sống lữ khách trên cõi đời nầy,
hay bạn là người đang định cư trên trái đất như khải thị chép? “Vì ngươi đã giữ
lời của sự nhẫn nại Ta, Ta cũng sẽ giữ ngươi khỏi giờ thử thách, là giờ sắp đến
trong khắp thiên hạ, để thử những người ở (định cư) trên tar1i đất” (Khải
3:10).
3.
Sự Đau khổ
Môi se nói, “Hãy nhớ trọn
con đường nơi đồng vắng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi đi trong
bốn mươi năm nầy, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, đặng biết điều có ở trong
lòng ngươi, hoặc ngươi có gìn giữ những điều răn của Ngài hay chăng. Vậy, Ngài có hạ ngươi xuống, làm cho ngươi bị
đói, đoạn cho ăn ma-na mà ngươi và tổ phụ ngươi chưa hề biết, để khiến ngươi biết
rằng loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, nhưng loài người sống nhờ mọi
lời bởi miệng Đức Giê-hô-va mà ra. Trong
bốn mươi năm nầy áo xống ngươi không hư mòn, chân ngươi chẳng phù lên. Vậy, khá nhận biết trong lòng rằng Giê-hô-va Đức
Chúa Trời ngươi sửa phạt ngươi như một người sửa phạt con mình vậy”.
Hành trình 40 năm của Israel
đầy gian lao, thử thách và sửa trị của Đức Chúa Trời. Vì trước khi đem con dân
Ngài vào đất hứa, vào vương quốc Thiên hi niên, Ngài phải thanh tấy, luyện lọc
và thánh hóa họ.
Phiero cũng nói ý tưởng
đó, “Anh em vốn được gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em,
để lại cho anh em một gương mẫu, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài,- Hỡi kẻ yêu
dấu, về cơn lửa thử thách đến giữa anh em để thử nghiệm anh em, thì chớ lấy làm
lạ như một việc khác thường xảy đến cho anh em đó; trái lại, anh em có phần trong sự khổ sở của Đấng
Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến khi vinh hiển Ngài hiển
lộ, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót. Ví bằng anh em vì cớ danh Christ
mà chịu lăng nhục, thì có phước, vì Linh vinh hiển của Đức Chúa Trời hằng ngự
trên anh em. Trong anh em chớ có ai chịu khổ như kẻ giết người, kẻ trộm cắp, kẻ
làm ác, kẻ thày lay việc người khác. Nhưng nếu có ai vì làm Cơ-đốc đồ mà chịu
khổ, thì đừng hổ thẹn; trái lại, hãy vì danh ấy mà tôn vinh Đức Chúa Trời” (2: 20;
4: 12-16).
Có hai loại đau khổ
dành cho tín đồ. Một là sự trừng phạt vì các hành vi xác thịt, vì bản ngã của
chúng ta. Hai là các nỗi đau khổ chúng ta chịu đựng vì Danh Chúa, vì chính
nghĩa của Ngài. Tất cả các nỗi đau khổ, thử thách, sửa phạt đó đều vì mục đích
thánh hóa chúng ta và làm cho chúng ta trưởng thành thuộc linh trong Ngài.
Kết Luận:
Sau khi tiếp nhận Chúa,
Đức Chúa Trời đề ra cuộc hành trình, cuộc chạy đua trước mặt mỗi chúng ta. Trên
thiên trình nầy, chỉ có người lữ khách, mà bản thân là thầy tế lễ mới có khả
năng đi nỗi. Trong thời Môi-se, đa số dân Israel ra khỏi Ai-cập, đã ngã chết
trên thiên lộ nầy. Chỉ người đắc thắng như Ca-lép, Giô-suê mới hoàn tất cuộc
hành trình.
Bạn ơi, bạn còn đang đi
trên thiên trình nầy chăng? Hay bạn đang dừng lại, đang ngã chết dọc đường, hoặc
đi vào lối rẽ nào đó?
Kinh thánh chép, “Tại
đó sẽ có một đường cái, và một lối gọi là đường thánh. Kẻ nào ô uế sẽ không được
đi qua; song nó sẽ dành cho những người được chuộc. Ai đi trong đường đó, dầu
khờ dại cũng không lầm lạc. Trên đường đó không có sư tử, không có một thú dữ
nào lên; chẳng ai gặp nó ở đó. Song những kẻ được chuộc sẽ bước đi đường ấy, những
kẻ Đức Giê-hô-va đã chuộc sẽ về, ca hát mà đến Si-ôn; sự vui vẻ vô cùng sẽ ở
trên đầu họ. Họ sẽ được sự vui vẻ mừng rỡ, mà sự buồn bực than vãn sẽ trốn đi”
(Ê-sai 35:8-10).
Minh Khải 5-8-2014