Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Tân Jerusalem--5

NHỮNG NGUYÊN TẮC THUỘC LINH VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA JERUSALEM MỚI – KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NẾP SỐNG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG THỰC TIỄN NGÀY NAY (3)
(Epheso 5:22-27)
ĐẤNG CHRIST – LÀ ĐẦU TRÊN TẤT CẢ
Thư Epheso, một bức thư nói về hội thánh, đã bày tỏ trong chương thứ nhất rằng Đức Chúa Trời đã đặt Đấng Christ của Ngài trên mọi sự cho hội thánh. Điều nay chỉ cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời có ý định đối với hội thánh. Sau khi chúng ta đã nói Zion là lĩnh vực cai trị của Đức Chúa Trời, chúng ta cũng hiểu tại sao Paul bắt đầu bức thư của mình như vậy. Đấng Christ trên tất cả và mọi sự ở dưới chân Ngài. Mục đích cuối cùng của Đức Chúa Trời là vào lúc các thời kỳ đầy đủ, muôn vật sẽ qui tụ dưới một đầu trong Đấng Đấng Christ. Trong mối liên hệ với Zion, chúng ta còn đánh giá điều này cao hơn nữa.

Nơi nào trong Kinh Thánh, ý niệm  “Zion” được sử dụng, thì nơi đó chỉ về quyền cai trị của Đức Chúa Trời trong vũ trụ này. Đức Chúa Trời muốn làm vua tại Zion và muốn sự cai trị ra từ nơi đó – Zion là thành của vua vĩ đại, là nơi chốn Đức Chúa Trời cai trị. Nếu chúng ta nhìn thấy và hiểu rằng nếp sống hội thánh ngày nay là Zion, chúng ta nhận biết được hội thánh vĩ đại biết bao. Đôi khi chúng ta không biết mình đã tham dự vào công việc vĩ đại đó.
SỰ SỐNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐEM CHÚNG TA
ĐẾN NGAI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Zion là vương quốc của Đức Chúa Trời, một đồn lũy và thành của Vua vĩ đại. Thành phố này không chỉ gọi là Jerusalem”, mà cũng còn gọi là “Ngai của Chúa”. Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, trong hội thánh, chủ yếu không chỉ là sự  sống. Chúng ta luôn luôn nhấn mạnh về sự sống, vì trong thực tế điều này cũng rất quan trọng, bởi vì, nếu không có sự sống của Đức Chúa Trời, chúng ta không thể nào xây dựng nhà của Đức Chúa Trời được. Tuy nhiên, duy trì sự sống thì không phải là mục đích của Đức Chúa Trời . Sự sống trong chúng ta dễ bị tác động bởi các biến cố trong cuộc sống. Điều này làm ảnh hưởng đến mối liên hệ của chúng ta với Chúa. Một Cơ Đốc nhân ngày hôm nay có thể rất sống động, có thể người ấy còn sống động trong hai năm, nhưng sau năm năm, người ấy có thể xao lãng sự sống và trở nên Sardes. Người ấy chỉ có tiếng là Cơ Đốc nhân sống nhưng lại chết. Hôm nay, có thể tôi hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng lại chết. Hôm nay, có thể tôi hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng tuần tới, có thể tôi bị một căn bệnh thăm viếng và một tháng sau, tôi lại có thể vui mừng trở lại với sức khỏe tốt nhất. Sự sống rất quan trọng, tuy nhiên chính nó có thể không vững chắc; nhưng nó hướng dẫn chúng ta đến mục đích vững chắc là Ngai của Đức Chúa Trời, bởi vì chỉ có Ngai này là vững bền đời đời
SỐNG DƯỚI SỰ QUẢN TRỊ CỦA CHÚA
Thực tế có một dòng sông sự sống chảy từ ngai của Đức Chúa Trời (Khải 22:1) chỉ cho chúng ta thấy rằng sự sống có một mục đích, đó là dẫn chứng ta đến ngai của Đức Chúa Trời. Một buổi nhóm của hội thánh mà chúng ta nhận xét là “sống động”, vì tiếng ca hát sôi động và mọi anh chị em đều tham gia, có thể là không thực sự sống động; nó chỉ thực sự ở trong sự sống nếu bên ngoài buổi nhóm mọi người sống dưới sự quản trị của Chúa. Anh em có lần nào tự hỏi chính mình, Vua chúng ta có đồng ý không nếu sau buổi nhóm, anh em đi theo những quyết định tích cực của mình. Ngài có đi theo anh em đến nơi mà anh em muốn đi hay không? Nếu Ngài đi theo, anh em có thể đi, nếu Ngài không đi theo, anh em nên ở nhà. Chúa không nên chỉ là vua trong buổi nhóm mà cũng là vua trong lòng chúng ta, trong nếp sống hàng ngày của chúng ta và cũng ở nơi làm việc của chúng ta. Nếu Chúa là “Đầu trên mọi sự” thì lẽ đương nhiên, Ngài là đầu trên mỗi người chúng ta trong hội thánh và trong nếp sống hội thánh. Thư Colose nói rằng trong mọi sự, Ngài có vị trí đầu nhất (Col 1:18) “Trong mọi sự”  có nghĩa là trong mọi điều. Chúng ta hãy học và rèn luyện, trong mọi điều đến ở dưới sự quản trị của Chúa. Tôi không thể quả quyết rằng tôi đã học được điều này, nhưng điều này là mục đích  của tôi, và cũng nên là mục đích của tất cả chúng ta. Có lẽ chúng ta không luôn thành công, nhưng chúng ta đang tiến lên trên con đường của sự sống dẫn đến mục đích. Sự thối lui thì không tốt. Nếu ai trước đây ba năm ở dưới sự quản trị của Chúa nhiều hơn ngày hôm nay, thì có một điều gì đó không đúng. Ngược lại, chúng ta có thể nói rằng  chúng ta vẫn chưa đạt được mục đích, nhưng ngày nay chúng ta đang ở dưới sự quản trị của Ngài nhiều hơn ngày trước, chúng ta có thể ngợi khen Chúa về điều này, bởi vì chúng ta đang ở trên con đường đúng đắn.
Đức Chúa Trời đã ban cho hội thánh một Đấng Christ là Đầu trên mọi sự và trong hội thánh, chúng ta có thể  kinh nghiệm điều này cách thực tế. Vào thời kỳ cuối cùng, ra từ hội thánh, Chúa muốn vận dụng quyền cai trị của Ngài trên cả đất, trên chính trị, trên khắp Châu Âu. Ngày nay điều này chưa rõ ràng, nhưng Ngài sẽ trở lại, chúng ta sẽ nhận biết rằng Ngài cai trị và chúng ta sẽ cai trị với Ngài. Tất cả những người ngày nay sống dưới sự quản trị của Ngài và được xây dựng vào trong nếp sống hội thánh tại Zion, sau này được phép cùng Ngài cai trị. Là một người tin Chúa, là một người thuộc về dân của Đức Chúa Trời, ngày nay nếu tôi không sống dưới sự quản trị của Chúa, khi Chúa trở lại, chắc chắn Chúa sẽ không nói cùng tôi: Hãy đến, cai trị với Ta! Từ lý do này, ngày nay tất cả chúng ta đã đặt mình dưới sự quản trị của Ngài tại Zion.
Sự bền vững của nếp sống hội thánh được đo lường bằng sự quản trị của Chúa đối với chúng ta như thế nào. Nếu chúng ta chỉ vui hưởng, nhưng không để cho Ngài cai trị trên đời sống chúng ta và mỗi người có thể cho phép mình và có thể làm những gì mình muốn, thì chúng ta không còn nếp sống ổn định. Sự tổ chức và sự kiểm soát trở nên cần thiết hầu cho không có người nào làm những gì mình muốn. Tuy nhiên, điều này không phải là sự quản trị Đức Chúa Trời, mà là sự quản trị của con người. Trước mặt Chúa, tất cả chúng ta phải thuận phục dưới sự quản trị của Ngài
Tuy nhiên, nếu anh chị em trong nhà của Đức Chúa Trời mà không tôn trọng quyền quản trị của Ngài và làm những điều gây ô uế hội thánh, thì các trưởng lão và những anh em lớn tuổi trong hội thánh phải can thiệp vào, hầu cho men không bành trướng ra và hội thánh không bị ô uế. Tội lỗi, sự bất pháp và sự chia rẽ (là những điều theo Galati chương năm cho là xấu xa như tà thuật, gian dâm, phe phái và thờ hình tượng…) hội thánh không được phép dung chịu, mà phải vận dụng quyền bính của Chúa để xử lý.
Ở một phương diện khác, hội thánh là gia đình, nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời. Nếp sống hội thánh của chúng ta cũng cần khía cạnh này, hầu cho không ai phải sợ hãi, nhưng mọi người sống trong hòa bình, yên nghỉ và vui mừng, chăm sóc lẫn nhau. Tại Zion hiện có rất nhiều niềm vui, vì Chúa hiện diện ở đó. Mặc dù khác biệt, cả hai phương diện này phối hợp với nhau rất tốt. Chẳng hạn như sự hòa bình và niềm vui hiện có trong một gia đình, nơi mà gia đình có con cái học tập vâng lời. Nhưng nếu con cái cãi cọ nhau, đánh nhau và không vâng lời cha mẹ, niềm vui trong gia đình bị thiếu hụt và chiến tranh cai trị. Sự quản trị của Đức Chúa trời và gia đình của Đức Chúa trời là hai phương diện của nếp sống hội thánh, hỗ trợ nhau. Nếu chúng ta  chưa bao giờ học cách đến dưới sự quản trị của Chúa, mỗi người tự do phát biểu, phê phán về mọi điều không làm hài lòng mình trong nếp sống hội thánh, gia đình của Đức Chúa Trời không thể biểu hiện được. Nếu tôi nhìn thấy một điều gì đó không phù hợp với Chúa, trong sự cầu nguyện, tôi đem điều đó đến Ngai. Tôi không phải là vua, tôi không phải là người đưa ra phán quyết sau cùng. Sau đó tôi chỉ nên tìm kiếm sự tương giao với người khác về điều này
Sự chỉ dẫn ra từ zion khiến chúng ta có thể bước đi trong ánh sáng của Đức Chúa Trời và trong đường lối Ngài. Ngày nay, nếu chúng ta học tập cách sống thần thượng tại Jerusalem và sống trong linh, đến dưới sự quản trị của Chúa nhiều hơn nữa, chúng ta sẽ được đồng ngồi với Chúa trên ngai của Ngài. Trong Khải Thị 3:21, Chúa phán: “Kẻ đắc thắng, Ta sẽ cho ngồi với Ta trên ngai Ta, cũng như Ta đã đắc thắng và ngồi với Cha Ta trên ngai Ngài” Tại Zion, tất cả chúng ta phải học tập sống dưới sự cai trị của Chúa. Chúng ta hãy nói với Chúa: “Chúa ơi, hãy cai trị  trong mọi lĩnh vực của đời sống tôi. Tôi xin Ngài tha thứ cho tôi vì Ngài chưa thể cai trị được trong mỗi phần cụ thể của bản thể tôi. Tôi ăn năn về điều này. Tuy nhiên, tôi muốn giao cho Chúa điều này. Mặc dù tôi yếu đuối và chưa đắc thắng được điều đó, Ngài biết hi vọng của tôi rằng Ngài cũng phải cai trị trong phần này của bản thể tôi” Anh em có tin rằng Chúa sẽ trả lời một sự cầu nguyện như vậy không?
Một lĩnh vực quan trọng khác mà Chúa phải cai trị, đó là lời nói của chúng ta. Đặc biệt điều này có giá trị thực tế trong nếp sống hôn nhân và gia đình, hầu cho chúng ta đừng gây hấn với nhau. Đừng nghĩ rằng đối xử lịch sự với nhau trong gia đình là dư thừa. Trong cách đối xử của chúng ta với nhau trong gia đình, chúng ta phải đến dưới sự cai trị của Chúa. Các anh em thường mong muốn vợ mình phải vâng phục mình, vì mình là đầu của gia đình. Nhưng cách hiệu quả nhất để chồng có thể khiến vợ mình vâng phục mình, đó là yêu nàng. Nếu một phụ nữ nhận thấy rằng chồng yêu thương mình, thật dễ dàng cho nàng vâng phục chồng mình, và một cuộc hôn nhân như vậy đến từ sự quản trị của Chúa.
Nếu mỗi người chúng ta sống dưới sự cai trị của Chúa, sẽ không có ai tự nâng mình lên làm sứ đồ, trở thành quyền bính độc nhất trong hội thánh, nhưng tất cả mọi người đều phải lắng nghe. Cũng có một cực đoan khác rằng chúng ta hoàn toàn không thừa nhận một thẩm quyền nào khác trong hội thánh và mỗi người có thể làm những gì mình thích, rồi sau đó không thể nào thích nghi được trong hội thánh. Trong hội thánh không có sự hỗn loạn, không có tự do dân chủ, không có thể chế cộng hòa quý tộc hay thể chế quân chủ. Chỉ có “Thần trị” ở đây, điều này có nghĩa là chính Đức Chúa Trời cai trị. Trong thực thế, nếu một anh em cư xử phải lẽ trong Chúa, tôi phải thuận phục người anh em đó, bởi vì trong Kinh Thánh nói rằng chúng ta phải thuận phục lẫn nhau. Tôi không cúi đầu xuống trước anh ấy, chỉ vì anh ấy có một địa vị nhất định mà vì anh ấy cư xử phải lẽ và hiệp một với Đức Chúa Trời. Mỗi người chúng ta đều phải có trách nhiệm châm rễ vào trong Chúa như là đầu. Chúng ta hãy học tập điều này.
Nếp sống hội thánh không dễ dàng. Ngày nay tôi nhận xét điều này hoàn toàn khác hơn ngày trước và tôi luôn học tập nhìn xem sự việc và tra xét các ý tưởng của mình theo cách nhìn của Đức Chúa Trời. Tôi muốn học tập đo kích thước thành phố với sợi dây đo của Đức Chúa Trời, chứ không bằng sợi dây đo riêng của tôi. Nếu mỗi người tại Zion nhận xét theo cách riêng mình, kết quả sẽ là sự hỗn độn và rối loạn, cuối cùng chúng ta sẽ ở trong Babylon thay vì ở Zion
JERUSALEM Ở TRONG LINH
Paul nói trong Galati chương bốn, Jerusalem “ở trên” là mẹ của tất cả chúng ta. Ngày nay chúng ta không thuộc về Jerusalem ở trên đất. Jerusalem thuộc đất đó, theo lời của Paul mô tả là Ishmael và Agar và theo xác thịt. Paul nói trong 2 Cor 5:16: “Vậy nên, từ nay về sau, chúng tôi không nhận biết ai theo xác thịt nữa”. Một nguyên tắc có giá trị thực tế đối với Jerusalem: tất cả mọi điều phải được xây dựng cách thuộc linh, và điều này cần thời gian. Nếu chúng ta muốn hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời, nhưng bên cạnh đó chúng ta mất kiên nhẫn, chúng ta sẽ bị thử thách và thất bại giống như Abraham lấy Agar và sanh ra Ishmael. Agar là luật pháp và luật pháp ngày nay không còn giá trị thực tế nữa, dầu vậy mọi điều có thể bị thôi thúc mãnh liệt thực hiện theo nguyên tắc luật pháp: “Không được phép làm điều này! Được phép làm điều kia”. Bằng cách này, chẳng bao lâu sau, một thực thế chắc chắn được sản sinh, tuy nhiên thực thể đó không còn nhận dạng được nữa. Nhưng Jerusalem được sanh ra theo lời hứa, theo Thánh Linh và đầy ân điển, và Đức Chúa Trời là nguồn của ân điển đó.
Jerusalem không tương thích với giao ước cũ mà tương thích với giao ước mới, và không những hoàn toàn khác về nguồn gốc mà còn khác về lĩnh vực nữa. Trong giao ước mới, mọi đều ở trong linh, trong lĩnh vực của linh và thuộc linh. Tôi biết rằng chúng ta ngày nay còn thiếu hụt rất nhiều, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta phải cam chịu. Sau khi chúng ta đã nhìn thấy sự vinh hiển của Jerusalem, điều này cần thúc giục chúng ta tiến lên. Chúng ta hãy khích lệ lẫn nhau, đừng khiếp sợ quay lui. Phần thừa kế của chúng ta là sự vinh hiển đang nằm ở phía trước chúng ta.
ĐỀN TẠM CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI Ở GIỮA LOÀI NGƯỜI
Trong Khải Thị chương 21: 3 viết rằng “và tôi nghe một tiếng lớn ra từ ngai rằng: Kìa, đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người, và Ngài sẽ làm đền tạm với họ, và họ sẽ là dân Ngài, chính Đức Chúa Trời sẽ ở với họ và là Đức Chúa trời của họ”. Đức Chúa Trời muốn ở giữa loài người, và nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời có hai phương diện. Thứ nhất, nơi cư ngụ là gia đình, trong đó Đức Chúa Trời ở với các con của Ngài. Chúng ta là gia quyến của Đức Chúa Trời, chỗ ở của Ngài, hội thánh của Ngài. Thứ hai, Đức Chúa Trời cũng muốn ở giữa các dân tộc. Mỗi một hội thánh có những người lân cận ở đó, nơi hội thánh nhóm lại. Do đó, hội thánh ở giữa vòng loài người. “Lời đã trở nên xác thịt và làm đền tạm giữa vòng chúng ta (chúng tôi đã ngắm xem vinh hiển Ngài)” (John 1:14). Khi Chúa Jesus sống trên đất này, Ngài là đền tạm của Đức Chúa Trời giữa vòng loài người. Như thế Zion không chỉ có nghĩa là Đức Chúa Trời ở giữa chúng ta mà còn có nghĩa là Đức Chúa Trời ở giữa các dân và các nước. Ánh sáng từ nơi Zion chiếu ra để làm chứng cho các dân tộc. Thực thế, Đức Chúa Trời có một niềm vui thích nơi các dân tộc, bởi vì trong trời mới và đất mới và trong vương quốc ngàn năm, chúng ta sẽ cai trị trên các dân tộc. Lời nói rằng “Kìa, đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người”  là một lời công bố vĩ đại. Nếp sống hội thánh bình thường tuyệt vời phải vận dụng một sự ảnh hưởng lớn hơn nơi hàng xóm của chúng ta. Mỗi một hội thánh phải là đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người trong vòng hàng xóm của mình. Ánh sáng của chúng ta phải chiếu ra. Chúng ta không chỉ muốn ở lại giữa vòng chúng ta mà còn là “đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người”
PHÚC ÂM CỦA CHÚNG TA
Đường lối hữu cơ, rao giảng phúc âm là đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người. Nơi mà chúng ta làm việc hàng ngày, nơi đó, đền tạm của Đức Chúa Trời phải được nhìn thấy bởi các đồng nghiệp của chúng ta, các bạn học của chúng ta, các bạn cùng trường và những người lân cận. Khi Chúa Jesus sống trên đất này, Lời đã trở nên xác thịt và làm đền tạm giữa vòng loài người, và họ đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài. Ngài được kết hiệp hoàn toàn vào trong nhân tính. Ngài là đền tạm của Đức Chúa Trời, nhưng Ngài sống dưới sự cai trị của Đức Chúa Trời và sống trong sự hiệp một với Đức Chúa Trời. Ngài rất niềm nở với con người, và nói chuyện với họ từ người này đến người kia, nhưng họ không nhận biết Ngài là Đức Chúa Trời. Ngài là một con người, Ngài có thể cư xử bình thường với một con người. Tôi hy vọng rằng những người hàng xóm của anh em, những bạn học cùng trường, những bạn đồng nghiệp, những người họ hàng, và những bạn bè sẽ nhìn thấy ánh sáng. Đây là đường lối bình thường có được một số người cho hội thánh. Sẽ có một vài người luôn luôn nghịch cùng hội thánh, nhưng có một số người sẽ thấy được một điều gì đó. Khi Chúa Jesus sống trên đất, những người tôn giáo chống nghịch Ngài, nhưng có nhiều người thích lắng nghe Ngài. Dầu vậy, phần nhiều người không tin và không muốn trở nên con cái của Đức Chúa Trời, về sau họ có thể là dân dành cho Đức Chúa Trời.
Người thế giới  có nhiều nan đề và những khó khăn. Nhưng lời nói rằng: Đức Chúa Trời sẽ lau khô mỗi giọt nước mắt nơi mắt họ. Ở một phương diện, chúng ta kể mình là đối tượng ở đây, vì trong sự đau khổ, Chúa đã giúp đỡ chúng ta và giải cứu chúng ta khỏi sự chết và khỏi những tình trạng khó khăn. Nhưng ở một phương diện khác, điều này có nghĩa rằng chúng ta phải học tập đồng cảm và đồng chịu khổ với những người đau khổ và lau khô nước mắt họ. Đôi lúc chúng ta vô cảm bởi chúng ta phê phán những giọt nước mắt thay vì lau khô chúng. Khi Chúa sống trên đất này, Chúa đã đem đến cho con người một phúc âm cao trọng, nhưng Chúa cũng đồng cảm với những đau khổ nhỏ bé nhất. Trong hội thánh, chúng ta phải học cách đồng chịu khổ và lau khô những giọt nước mắt, nếu có ai đau khổ. Thí dụ, nhiều gia đình với nhiều con cái có nhiều sự khó khăn. Anh em là người chỉ có một con, có thể khiến anh cảm thông đối với họ. Tất cả chúng ta cần một tấm lòng đồng cảm và cầu nguyện cho nhau thay vì phê phán nhau và chỉ trích nhau.
CÔ DÂU – VỢ CỦA CHIÊN CON (1)
Mối liên hệ giữa cô dâu và chàng rể là mối liên hệ tuyệt vời nhất giữa hai con người. Cuối kinh thánh nói rằng: “Hãy đến đây, Ta sẽ chỉ cho ngươi thấy cô dâu, vợ của Chiên Con”(Khải 21:9). Về một phương diện, Zion là một thành phố, trong thành phố đó, Đức Chúa Trời cai trị trên khắp vũ trụ. Còn phương diện kia, Zion là cô dâu của Chiên Con. Chúng ta là cô dâu, Ngài là chàng rể. Mối liên hệ giữa chúng ta và Đức Chúa Trời thật khó diễn tả. Không có điều gì có thể diễn tả chính xác hơn là bức tranh về cô dâu và chàng rể. Toàn bộ Kinh Thánh chỉ cho chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời xem dân Ngài như cô dâu của Ngài, vợ của Ngài. Chúa yêu dân Ngài như người chồng yêu vợ. Mối liên hệ của Đức Chúa Trời đối với loài người chúng ta là mối liên hệ của tình yêu. Do đó, Cựu Ước chứa đựng một quyển sách tuyệt vời: “Nhã Ca”. Nhiều Cơ Đốc nhân không hiểu quyển sách đó và nghĩ rằng nó không thuộc về Kinh Thánh. Nhưng mọi người hiểu quyển sách đó, sẽ công nhận rằng quyển sách đó hoàn toàn thuộc về Kính Thánh. Quyển sách này bày tỏ chính niềm ao ước của Đức Chúa Trời đối với dân Ngài, với Zion, với cô dâu của Ngài. Nhã Ca bày tỏ một bức tranh tuyệt vời. Chúa không chỉ là Chúa của chúng ta mà cũng còn là người yêu dấu của chúng ta
Gìn Giữ Tình Yêu Đầu Nhất
“Nhưng Ta có một điều nghịch lại ngươi, đó là ngươi đã lìa bỏ tình yêu đầu nhất của mình” (Khải 2:4). Hội thánh phải yêu Chúa và gìn giữ tình yêu tốt nhất và đầu nhất với Chúa. Công việc tốt nhất và đầu nhất trong hội thánh không phải là rao giảng phúc âm, cũng không phải công việc xã hội mà là yêu Chúa. Trách nhiệm quan trọng nhất của hội thánh như cô dâu là yêu Chúa trên hết mọi sự. Người chồng có cảm thấy vui mừng nhất về điều này không? Có vui mừng về bữa ăn ngon của vợ mình hoặc là nghệ thuật may vá của nàng không? Về điều này, anh ấy cũng có thể mướn một người nấu ăn ngon hoặc một người thợ may giỏi. Tại sao một món ăn được nấu bởi người vợ lại ngon, vì nó được ướp gia vị tình yêu. Nhiều lúc chúng ta phải quên mọi việc và nói với Chúa: “Chúa ơi, tôi ở đây để yêu Ngài”. Chúa đã minh họa chính điều này dựa vào hai chị em, Mary và Martha. Mặc dầu sự tích cực của Martha có cái lý của nàng, nhưng Chúa nói về Mary rằng nàng đã chọn phần tốt nhất (Luke 10:38-42)
Công Tác Ban Đầu
Những gì chúng ta làm cho Chúa mà không có tình yêu tốt nhất và đầu nhất thì không thể làm hài lòng Chúa. Những hoạt động tích cực không phải là công tác tốt nhất dành cho Chúa. Ngày trước tôi thường hay suy gẫm rằng điều gì là những công tác ban đầu trong bức thư gởi cho hội thánh tại Epheso và chúng ta có liên hệ gì với điều đó. Tại đó Chúa phán: “Hãy ăn năn và làm lại những công tác ban đầu của mình” (Khải 2:5). Ngày nay tôi hiểu rằng vấn đề không phải là chúng ta làm gì mà là những công tác của chúng ta dành cho Chúa được làm từ tình yêu tốt nhất và đầu nhất đối với Ngài. Mọi điều được làm chỉ từ bổn phận, không được liệt vào tình yêu đầu nhất, thậm chí dù nó có vẻ bề ngoài vĩ đại trước mặt loài người
Có lần, một quả phụ già nua nghèo khổ đã bỏ vài xu nhỏ vào hộp tiền dâng của Đức Chúa Trời, và một người Judah giàu có dâng 10.000 Mark. Sự dâng hiến nào được kể là tình yêu đầu nhất? Về giá trị thì 10.000 Mark, nhưng đối với Đức Chúa Trời, 1 xu mà người góa phụ già nua đã dâng có giá trị hơn 1 triệu Mark, Tại sao? Vì từ tình yêu đối với Chúa, người đàn bà góa đó đã dâng cả tài sản của mình. Chúng ta làm bao nhiêu cho Chúa không quan trọng  nhưng mà từ động cơ nào, từ nguồn nào mà chúng ta làm. Chúng ta cung phụng trong hội thánh, điều đó không tùy thuộc vào việc cung phụng quan trọng như thế nào. Nếu tại Zion chúng ta cung phụng như là một cô dâu của Chúa ra từ tình yêu đối với Chúa, Chúa sẽ rất vui mừng. Vì thế, chúng ta cũng không còn tùy thuộc vào loài người có nhìn thấy, có thừa nhận có ban thưởng cho chúng ta hay không. Trong nếp sống hội thánh, là cô dâu của Chúa, chúng ta phải học tập, làm mọi điều ra từ tình yêu đầu nhất đối với Chúa.
Một Trinh Nữ Tinh Sạch
“Vì tôi ghen tức với anh em bằng sự ghen tuông của Đức Chúa Trời; bởi tôi đã hứa gả anh em cho một người chồng để dâng anh em như một trinh nữ thuần khiết cho Đấng Christ” (2 Cor.11:2)
“Đây là những người chưa bị ô uế với đàn đàn, vì họ là những người trinh bạch. Đây là những người đi theo Chiên Con đến bất cứ nơi nào Ngài đi. Những người này đã được chuộc mua từ giữa vòng loài người, như những trái đầu mua cho Đức Chúa Trời và Chiên Con” (Khải 14:4)
Chúa muốn có một trinh nữ tinh sạch là cô dâu. Từ “trinh nữ” trong Kinh Thánh có một ý nghĩa rất lớn – trong thế giới ngày nay, nó hầu như đã bị bôi xóa khỏi cách nói thông dụng. Anh em có khao khát là một người nữ tinh sạch dành cho chàng rể của chúng ta, một cô dâu không tì vết, không nếp nhăn, không bị ô dơ bởi nhiều điều không? Sự tinh sạch là một phương diện quan trọng của cô dâu. Paul nói trong 2 Cor 11:2 rằng ông muốn đem đến cho Đấng Christ, một hội thánh như là một cô dâu tinh sạch. Điều này nên là nguyện vọng và công tác của chúng ta trong hội thánh. Hãy cầu nguyện cho mọi thánh đồ để Chúa tẩy sạch và thánh hóa chúng ta, không chỉ vì chúng ta ô uế hay là đã phạm tội, mà vì Ngài muốn có một cô dâu tinh sạch. Gần như chúng ta đã nói nhiều: “Chúa ơi, tha tội cho tôi. Hãy tẩy sạch tôi khỏi tội lỗi của tôi. Tôi muốn có được sự tha thứ, hầu cho tôi không bị thẩm phán”. Đằng sau là một động cơ hoàn toàn khác hơn là muốn làm một cô dâu tinh sạch dành cho chàng rể. Điều này tùy thuộc vào động cơ và cách nhìn của chúng ta. Jerusalem mới đến từ cõi thiên thượng “sửa soạn như một cô dâu trang sức đợi chồng mình” (Khải 21:2). Một cô dâu tinh sạch như vậy thuộc về Chúa, Đấng Christ vinh hiển
Hoàn Toàn Tương Xứng Với Chồng
(Sáng 2:23)
Một cô dâu liên hệ với chàng rể phải hoàn toàn tương xứng cùng chồng mình, giống như Eve hoàn toàn tương xứng cùng Adam. Nếu chúng ta có dự định gì trong hội thánh, nhưng chúng ta biết điều đó không phù hợp với chàng rể, thì chúng ta phải loại bỏ điều đó, mặc dù nó có vẻ rất tốt. Có thể chúng ta muốn làm một điều gì đó cho Chúa nên chúng ta cầu nguyện, sau đó chúng ta có cảm nhận rằng điều đó không phù hợp với Chúa chúng ta là chàng rể. Sau đó chúng ta phải học giữ khoảng cách khỏi điều đó. Có rất nhiều điều, theo sự suy xét của loài người, có vẻ rất cần thiết và rất tốt, nhưng không phù hợp với chàng rể. Paul dựa trên cùng nguyên tắc, khi ông nói: “Mọi việc đều hợp lệ, nhưng không phải mọi việc đều xây dựng” (1 Cor 10:23). Nếu chúng ta yêu và biết chàng rể của chúng ta, chúng ta sẽ nói như Paul: mọi việc tôi làm có thể hợp lệ, nhưng không phải mọi việc đều phù hợp với chàng rể của tôi. Điều này tương tự với nếp sống hôn nhân. Trong hội thánh, đùng hỏi điều gì đó có tốt hoặc là cần thiết hay không mà là nó có phù hợp với bản chất và tính thẩm mỹ của Chúa hay không và chúng ta có sẵn sàng làm cho Ngài vui thích hay không. Nếu không, chúng ta phải nói: “Chúa ơi, tôi yêu Ngài, vì cớ đó tôi từ bỏ nó”. Đó là thái độ thích đáng nhất
Hoàn Toàn Thuận Phục Đấng Christ, Là Đầu
Tôi có thể làm chứng cho anh em rằng đối với Chúa, vâng phục tốt hơn của tế lễ. Sự vâng lời của chúng ta sửa soạn cho Chúa nhiều niềm vui hơn là sự ban cho của chúng ta hoặc là những công tác tích cực của chúng ta. Chúng ta dâng nhiều cho Chúa, hoặc là làm nhiều việc cho Chúa, điều này có thể rất tốt nhưng bên cạnh đó, chúng ta có thể không vâng phục. Cô dâu của Chúa phải thuận phục Chúa trong mọi sự. Paul nói trong Epheso chương năm, bên cạnh đó, ông không chỉ đề cập đến hôn nhân, nhưng cũng đề cập đến hội thánh. Tại Zion, chúng ta học vâng lời Chúa và nói a- men. Đó là một diễn trình học tập. Bởi vì chúng ta nổi loạn từ trong bản chất. Bởi sự sống, bởi ân điển, và Linh nội cư bên trong chúng ta, chúng ta học xưng nhận Chúa từ tình yêu: “Chúa ơi, tôi muốn thuận phục Ngài”
“Nhưng như hội thánh thuận phục đối với chồng mình trong mọi sự” (Eph. 5:24). Điều này là đặc điểm quan trọng nhất của cô dâu
Cô Dâu Vợ Của Chiên Con (2)
Cùng nhau ngợi khen Chúa, điều này thật tuyệt vời. Nếu chúng ta ở dưới sự quản trị của Chúa, lớn lên trong sự sống, và thêm lên tình yêu trong hội thánh, chắc chắn  chẳng bao lâu chàng rể sẽ trở lại. Chẳng có điều gì đem Chúa trở lại nhanh như là tình yêu của hội thánh đối với Ngài. Chúng ta yêu thích việc Ngài trở lại.
Gìn Giữ Tình Tình Yêu Đầu Nhất
“ Nhưng Ta có một điều nghịch lại ngươi, đó là ngươi đã lìa bỏ tình yêu đầu nhất của mình” (Khải 2:4). Trong buổi nhóm này chúng ta nói về cô dâu, vợ của Chiên Con. Về Adam và Eve, Kinh Thánh nói rằng cả hai trở nên một thịt. Nếu chúng ta đầy dẫy niềm ao ước, mong muốn làm cô dâu của Chúa, và yêu Ngài như là chàng rễ của chúng ta, thì hàng ngày chúng ta phải luyện tập là một với Ngài– không chỉ có trong nếp sống cá nhân của chúng ta mà cũng trong nếp sống hội thánh. Chúa Jesus đã làm một với Cha cách hoàn toàn, khi Ngài sống trên đất.
Ngài phán: “Đấng đã sai ta vẫn ở với Ta… vì Ta luôn làm những điều vui lòng Ngài.” ( John 8:29). Đức Chúa Trời Cha ở cùng Ngài luôn luôn, vì Ngài luôn làm vui lòng Cha. Vì lý do đó Đức Chúa Trời Cha cũng rất yêu Ngài. Cách sống ấy cũng có hiệu lực đối với chúng ta: “Còn ai kết hiệp với Chúa là một linh” (1 Cor 6:17). Nếu trong chúng ta có một mong muốn làm mọi điều trong sự hiệp một với Chúa thì đó là tình yêu chân thật, - như một đôi vợ chồng yêu thương nhau, cùng nhau quyết định mọi điều và thực hiện mọi điều trong sự hiệp nhất. Thật kinh khủng nếu vợ tôi hay là tôi làm một điều gì đó mà người kia hoàn toàn không biết gì cả.  Tôi cũng không muốn một mình làm một điều gì đó cho Chúa nhưng là mọi người cùng làm chung với Ngài. Nếu mỗi người chúng ta là một với Chúa, thì chúng ta cũng sẽ là một trong nếp sống gia đình và trong nếp sống hội thánh của chúng ta. Tuy nhiên điều này chỉ khả thi, nếu mỗi người cứ ở trong Chúa và sống bởi Chúa! Thậm chí khi chúng ta tuyên bố: “Halellujah, chúng ta là cô dâu của Chúa”, thì điều này cũng không có ý nghĩa nhiều, bởi vì điều này đã được nói cách rõ ràng trong Kinh thánh rằng Hội thánh là cô dâu của Chúa. Chúng ta cần sống và thực hành tình yêu đầu nhất đối với Chúa, không những trong nếp sống cá nhân của chúng ta hàng ngày mà còn trong nếp sống tập thể, hội thánh, là một trnh nữ thuần khiết, cô dâu của Chiên Con.
Một Trinh Nữ Tinh Sạch
(Khải 14: 4 – 5)
Vì tôi ghen với anh em bằng sự ghen tuông của Đức Chúa Trời ; bởi tôi hứa gả anh em cho một người chồng để trình dâng anh em như một trinh nữ thuần khiết cho Đấng Christ.” ( 2 Cor 11:2).

Hoàn Toàn Tương Xứng Với Chồng

Paul nói với những người Corinth  rằng với sự ghen tuông của Đức Chúa Trời ông nỗ lực trình dâng hội thánh cho Chúa như một trinh nữ thuần khiết. Là hội thánh, nếu chúng ta tuyên bố với Chúa rằng chúng ta muốn làm cô dâu của Ngài, thì chúng ta phải chứng minh điều này qua việc chúng ta luôn luôn tương xứng với Chúa nhiều hơn nữa hầu cho Ngài có thể nói: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bời thịt tôi mà ra” ( Sáng 2:23). Bởi nguồn gốc của Eve hoàn toàn ra từ xương của Adam (Đức Chúa Trời lấy một xương sườn từ Adam và xây dựng Eve từ đó), vậy thì điều gì thật đến từ Đấng Christ, chỉ điều đó có thể là hội thánh.
Hoàn Toàn Thuận Phục Đấng Christ, Là Đầu
(Col. 1:18)
Vì chồng là đầu vợ, cũng như Đấng Christ là Đầu hội thánh, chính Ngài là Cứu Chúa của thân thể, nhưng như hội thánh thuần phục đối với Đấng Christ…” ( Eph.5:23 – 24)
Hoàn Toàn Là Một Với Đấng Christ
Bức thư Ephesus chỉ cho chúng ta thấy rằng hội thánh phải hoàn toàn thuận phục Chúa như là Đầu. Không có ai nhưng chỉ một mình Chúa là Đầu hội thánh, và cũng chẳng có ai trong hội thánh có thể thay thế quyền làm đầu của Chúa. Ngài là chồng! Đối với vợ mình, không một người chồng bình thường nào để cho người đàn ông khác thay thế mình. Cũng vậy, Ngài còn mạnh mẽ hơn như thế, Chúa của chúng ta sẽ không cho phép ai thay thế Ngài.  Kinh Thánh nói rất rõ rằng không phải Paul, cũng không phải Peter, ngoài ra cũng không một sứ đồ nào là đầu hội thánh mà là chính Chúa, và trong tất cả mọi điều, hội thánh phải lớn lên trong Ngài như Đầu. Chỉ như vậy hội thánh mới là cô dâu của Chúa.
Chỉ Dành Để Làm Đẹp Lòng Chúa
Là cô dâu, chúng ta ở trong vị trí đầu tiên làm cho Đấng Christ, tức người chồng tuyệt vời của chúng ta vui lòng. Ở trong hội thánh, luôn luôn là hội thánh, và bất kể hội thánh có thể lớn hay nhỏ như thế nào, nếu tất cả mọi người đều yêu Chúa và chỉ có mục đích trước mắt, đó là làm thỏa lòng chàng rể của chúng ta, thì hội thánh được lành mạnh. Kế tiếp, vấn đề chủ yếu của việc rao giảng phúc âm không phải là vì số lượng hay công tác mà chủ yếu là Chúa được làm cho thỏa lòng. Trong hội thánh, nếu chúng ta phục vụ hoặc làm một điều gì đó cho các thánh đồ, điều này phải ra từ tình yêu đối với Chúa và làm Ngài vui lòng. Bởi như Jesus, kinh thánh cho phép rằng Ngài làm tất cả những gì làm cho Cha vui lòng. Như vậy, chúng ta hãy học tập nhận biết Chúa càng hơn và hãy tăng trưởng đến mức độ có một mối liên hệ bên trong như vậy đối với Ngài, giống như cô dâu và chàng rể. Sau đó trong tấm lòng của mình, chúng ta biết điều gì làm vui lòng Ngài và điều gì thì không.
Đã Sửa Soạn Sẵn Và Đã Trang Sức
“ Vì Chúa Đức Chúa Trời toàn năng đang cai trị. Chúng ta hãy vui mừng hoan hỉ và dâng vinh hiển cho Ngài, vì hôn lễ của Chiên Con đã đến và vợ Ngài đã tự sửa soạn sẵn.” (Khải 19:6-7). Những câu này bày tỏ cho chúng ta thấy rằng cô dâu đã sửa soạn và đã được trang sức. Chúng ta phải hoạch định mọi điều trước đó một thời gian dài và phải sẵn sàng. Vì sẽ quá trễ nếu chúng ta trì hoãn tới ngày hôn lễ. Tại sao cho đến bây giờ Chúa chưa đến? Vì cô dâu của Ngài chưa sẵn sàng. Chàng rể đã làm nhiều điều để có được cô dâu. Ngài đã không chỉ làm tất cả mọi điều cho chúng ta, thậm chí Ngài còn chết cho chúng ta nữa. Chúa yêu hội thánh và đã phó cho chính mình cho hội thánh (Eph. 5:25). Ngài đã chịu đựng tất cả đau khổ và mang lấy nó cho chúng ta, và vào lúc cuối cùng, thậm chí Ngài đã lên thập tự giá cho chúng ta. Làm sao chúng ta có thể yêu người nào khác Ngài? Chúa đã nói, không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của một người phó mạng sống mình cho bạn hữu mình. Paul đã bày tỏ một Đấng Christ chịu đóng đinh này trước mắt người Galati. Và nếu hàng ngày chúng ta cũng có Ngài trước mắt, tình yêu của Chúa cũng sẽ cảm động chúng ta rằng chúng ta không còn có thể sống cho mình nữa mà phải sống cho Đấng đã chết vì chúng ta.
Chúa đã trả một giá rất cao để cứu chúng ta. Sau khi tin vào Ngài, đời sống chúng ta còn nhiều điều cần phải giải quyết. Sau tất cả những năm tháng từ khi tôi biết Chúa, một cách có ý thức, Ngài soi sáng cho tôi nhìn thấy nhiều điều trong đời sống của mình và tôi đã học tập cùng với Ngài xử lý từng điều một. Nhiều điều trong nếp sống hàng ngày của tôi, các thói quen, các ước muốn, sự suy nghĩ, tấm lòng của tôi cần phải được tẩy sạch. Có nhiều điều Chúa phải xử lý, chữa lành, giải cứu chúng ta và chúng ta cần hợp tác với Ngài. Đó là sự sửa soạn. Như trong Epheso chương 5, Ngài muốn có một hội thánh vinh hiển, hội thánh không tì vết, không nếp nhăn, thánh khiết và hoàn hảo: Thật là một lời vĩ đại! Chúa không chỉ muốn có một hội thánh hoàn hảo mà còn vinh hiển. Chỉ duy một mình Đức Chúa Trời có vinh hiển. Vinh hiển là sự biểu lộ của Đức Chúa Trời. Một hội thánh vinh hiển được đổ đầy bằng Chúa và biểu hiện Ngài. Nếu nhìn vào chính mình và các thánh đồ chung quanh, đôi lúc chúng ta hoài nghi và tự hỏi: “Chúa ơi, Ngài sẽ có một hội thánh vinh hiển thật sao?” Nhưng vì điều đó được phép trong lời của Ngài, tôi tin chắc rằng Ngài sẽ thành công. Nếu anh em có nghi ngờ, anh em phải đọc những lời này: “Rồi thiên sứ ấy đã đem tôi đi trong linh lên một ngọn núi cao lớn và chỉ cho tôi thấy thành thánh, Jeruslem, xuống từ trời từ Đức Chúa Trời, có sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Khải 21:10 – 11a).
Nên Mới
(Gal. 6:15, Eph. 4:24; Col. 3:10; Roma 6:5; 7:6; 12:2; 2 Cor 4:16)
Jerusalem thì phải mới, không cũ, tươi mới và không nếp nhăn. Hội thánh của Chúa phải tươi mới và sống động trong linh. Mặc dù người bên ngoài của chúng ta hư nát, nhưng người bên trong đang được đổi mới mỗi ngày.
Thí dụ, về Moses, mặc dù đã 120 tuổi, nhưng năng lực của ông vẫn không hề suy giảm. Tại sao đối với ông, chúng ta không nhận thấy tuổi già? Vì ông đã sống trong và với năng lực của Đức Chúa Trời. Nhiều người trong vòng chúng ta vào lúc ban đầu hoàn toàn sốt sắng, phấn khởi cho Chúa và vì Jerusalem, nhưng sau đó, họ trở nên già nua và tình yêu đối với Chúa và hội thánh giảm dần. Là cô dâu của Chúa, tất cả chúng ta phải học tập luôn luôn tươi mới. Điều đó là do chúng ta được nuôi dưỡng bằng Ngài và để cho Ngài tẩy sạch chúng ta bởi nước trong Lời. Có những lúc chúng ta khám phá ra một nếp nhăn, chúng ta phải nói: “Chúa ơi, hãy cắt bỏ khỏi tôi một nếp nhăn. Chúa ơi, Ngài là của lễ chuộc tội của tôi, Ngài là của lễ vì sự vi phạm của tôi”. Chúa của chúng ta là thực tại của mọi của lễ. Hàng ngày chúng ta có thể vui hưởng toàn bộ sự phong phú của Đấng Christ, ăn Ngài như của lễ bữa ăn– nhân tính thuần khiết, tinh tế của Chúa trong sự phục sinh, hầu cho chúng ta được làm cho mạnh mẽ và được đổi mới. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị sẵn một thức ăn tuyệt vời như vậy cho chúng ta.
Chẳng bao lâu nữa Chúa sẽ trở lại. Do đó chúng ta hãy mua thì giờ còn lại để sửa soạn, hầu cho chúng ta có thể được biển đổi bên trong bởi sự sống của Ngài, như trong Thi Thiên 45 và Khải thị 19 đã tường thuật– một hoàng hậu được trang phục và trang sức như thế nào. Y phục của nàng bằng vải lanh mịn (Khải 19:8) là các sự công nghĩa của các thánh đồ, điều này có nghĩa là, sự sửa soạn của cô dâu có liên hệ rất nhiều đến lối sống và hành vi công nghĩa của chúng ta.

Tình yêu anh em giữa vòng chúng ta được nhấn mạnh thường xuyên và tất nhiên, chúng ta cũng cần nó trong thực tế, nhưng chúng ta lại thường không có sự công nghĩa. Chúng ta đừng nhầm lẫn tình yêu anh em với sự rộng lượng. Nếu nhắm mắt làm ngơ khi chúng ta nhìn thấy điều sai trái thì chẳng có liên quan gì đến tình yêu thương ở đây. Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta, nhưng Ngài cũng phải xử lý chúng ta. Trong Hebrew chương 12 chép, Ngài sửa trị kẻ Ngài yêu và làm ích lợi chúng ta, hầu cho chúng ta có phần trong sự vinh hiển của Ngài. Ngoài ra sự sửa trị ban cho những người chịu luyện tập, sẽ sinh ra bông trái hòa bình của sự công nghĩa.  Đó là tình yêu chân thật. Vải lanh mịn này, Kinh thánh tường thuật nó như nhân tính tinh tế của Chúa Jesus với tất cả các mỹ đức loài người của Ngài.  Nếu hội thánh tiến triển, tăng trưởng và sẵn sàng, sự công nghĩa của Chúa, tức là sự công nghĩa cũng chứa đựng tình yêu của Chúa, đến trong hội thánh. Không có vải lanh mịn này, không có sự sửa soạn này, sẽ có rất nhiều sự thiếu hụt. Nhưng nếu các thánh đồ trang sức cho chính mình bằng những mỹ đức và sự công nghĩa của Ngài, và chuẩn bị cho tiệc cưới, vẻ đẹp của hội thánh nhờ đó sẽ lộ ra. Tôi hi vọng rằng tất cả các hội thánh sẽ còn trở nên đẹp hơn nữa.