Hai người đàn bà ở cuối Kinh Thánh và ý nghĩa của họ đối với Cơ Đốc giáo
Lời mở đầu
Kế hoạch Đức Chúa Trời đối với con người, theo Kinh Thánh
- Con người – được tạo theo hình ảnh Đức Chúa Trời (Sáng Thế 1:26-27)
- Tội lỗi vào bên trong con người và làm hủy hoại con người „vì mọi người đã phạm tội và thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời “ (Rô-ma 3:23)
- Jesus Christ đến để hoàn tất sự cứu rỗi và biểu lộ Đức Chúa Trời trọn vẹn trên trái đất. „Ngài là sự chói sáng của vinh hiển Đức Chúa Trời và là hình ảnh trung thực của bản thể Ngài“ (Hê-bơ-rơ 1:3)
- Mục tiêu của Đức Chúa Trời: Hội Thánh vinh hiển. „Như Đấng Christ đã yêu Hội Thánh và hy sinh chính mình vì Hội Thánh, […] để Hội Thánh vinh hiển“ (Ê-phê-sô 5:25-27)
Đức Chúa Trời gọi dân của Ngài là vợ mình
Trong Cựu Ước: Đức Chúa Trời và dân Israel
- „Vì Đấng tạo ra ngươi chính là chồng ngươi“ (Ê-sai 54:5)
- „Vì như chàng trai cưới một trinh nữ, thì Đấng tạo ra ngươi sẽ cưới ngươi. và như chàng rể vui mừng vì nàng dâu của mình, thì Đức Chúa Trời sẽ vui mừng vì ngươi.“ (Ê-sai 62:5)
Trong Tân Ước: Đấng Christ và Hội Thánh
- „Ai cưới cô dâu, người ấy là chàng rể “ (Giăng 3:29)
- „bởi tôi đã gả anh em cho một chồng mà thôi, dâng anh em như người trinh nữ tinh sạch cho Đấng Christ .“ (2.Cô-rinh-tô 11:2)
=> Người phụ nữ là hình ảnh cho dân Đức Chúa Trời
Hai người đàn bà ở cuối Kinh Thánh
Ý nghĩa của Ba-by-lôn
Việc xây tháp Ba-bên trong Cựu Ước
- „Họ nói rằng: Nào! chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời, ta hãy lo làm cho rạng danh, kẻo chúng ta bị tản lạc khắp mặt đất! […] Và Chúa phán: […] Này, chúng ta hãy […] làm lộn xộn tiếng nói của chúng, để chúng không thể hiểu tiếng nói của nhau! Vậy, Chúa đã làm cho họ phải từ đó tản ra khắp mặt đất, và họ đành phải ngưng công cuộc xây dựng thành. Vì thế, người ta gọi thành ấy là Ba-bên, vì nơi đó Chúa đã làm lộn xộn ngôn ngữ của mọi người trên đất, và từ đó Chúa đã phân tán họ ra khắp nơi trên mặt đất“(Sáng Thế Ký 11:4-9)
„Ba-bên“ (tiếng Hê-bơ-rơ [Do Thái].)=„Ba-by-lôn“(tiếng Hy Lạp)
Ba-by-lôn = Sự rối loạn, sự phân tán, sự chia rẽ
Sự làm điếm của dân Israel(xem. Ê-xê-chi-ên16, Giê-rê-mi 3…)
- Đức Chúa Trời chọn Israel trong các dân tộc để làm dân của Ngài.
- Israel đã bác bỏ Đức Chúa Trời, làm theo dân ngoại và thờ hình tượng như các dân tộc khác.
- Sự làm điếm là hình ảnh ẩn dụ cho sự bất trung và sự pha trộn của dân Đức Chúa Trời
Sự lưu đày của dân Israel tại Ba-by-lôn
- Từ năm 606 trước Công Nguyên bởi vua Nê-bu-cát-nết-sa(2.Các Vua 24+25)
- Hình phạt của Đức Chúa Trời vì sự bất trung của Israel
- Hậu quả: Chứng cớ của Đức Chúa Trời trên trái đất bị mất đi
=> Ba-by-lôn – hình ảnh cho tình trạng sa ngã của dân Đức Chúa Trời
Ba-by-lôn trong lịch sử giáo hội
Sự chia rẽ trong Hội Thánh tại Cô-rinh-tô (năm 54 sau CN)- "Trước hết, tôi nghe rằng khi anh em có nhóm họp lại trong Hội Thánh, thì có sự chia rẽ giữa anh em“ (1.Cô-rinh-tô 11:18)
- Tôi có ý nói rằng trong anh em mỗi người nói như vầy: Ta là môn đồ của Phao-lô; ta là của A-bô-lô, ta là của Sê-pha, ta là của Đấng Christ (1.Cô-rinh-tô 1:12)
Clemens của Rome(cuối thế kỷ thứ 1): Bắt đầu có sự phân biệt giáo sỉ và giáo dân (tiếng Hy Lạp là laikos)
Ignatius của Antioch (đầu thế kỷ thứ 2): Địa vị đặc biệt của giám mục(= người coi sóc) trong Hội Thánh
Cuối thế kỷ thứ 2: Hệ thống hàng giáo phẩm dưới sự lãnh đạo của các giám mục phát triển
Sự bắt bớ các Cơ Đốc nhân bởi đế chế La Mã
Sự thay đổi của hoàng đế Constantine
- Trận chiến bên cầu Milvian (312 sau CN) – Hoàng đế Constantine
và truyền về về thập giá bừng lửa
- Trận chiến bên cầu Milvian (312 sau CN) – Hoàng đế Constantine và truyền về về thập giá bừng lửa
- Edict của Milan(313 sau CN) – quyền tự do lựa chọn tôn giáo của công dân La Mã,bãi bỏ việc bắt buộc tôn thờ hoàng đế
- Sự trộn lẫn giữa giáo hội và quốc gia – Cơ Đốc giáo trở thành một tôn giáo được ưu tiên, giáo hội bành trướng về độ lớn và sức mạnh
- Theodosius I. – Cơ Đốc giáo trở thành quốc giáo (380 sau CN), ban hành luật về dị giáo(383 sau CN)
Giải nghĩa về Ba-by-lôn
Huy hiệu của Rome (1825)
|
Rome,thành phố với 7 ngọn đồi
- Sau khi bị tàn phá bởi người Gual vào năm 387 trước CN, Rome được bao quanh bằng bức tường Servian
- Propertius (khoảng 20 trước CN) nói Rome là „thành phố lừng lẫy Trên bảy ngọn đồi, sẽ thống trị cả thế giới“
- „Bảy cái đầu là bảy ngọn núi mà người đàn bà ngồi lên“ (Khải Huyền17:9)
Lateranbasilika, thánh đường của giám mục của Rome (cũng là thánh đường của giáo hoàng)
- Trên hai cột trụ ở lối vào có dòng chữ: „Giáo hội Lateran thánh, Mẹ và Đầu của tất cả các giáo hội (tôn giáo) trong thành và trên thế giới“
- „và trên trái nó có ghi một tên, là sự mầu nhiệm: Ba-by-lôn, vĩ đại, mẹ của các con điếm và sự đáng ghê tởm trong thế gian“(Khải Huyền 17:5)
Các con gái của Ba-by-lôn
Chúng từ người mẹ mà ra
- Sự bắt đầu cải chánh giáo hội vào 1517 bởi Martin Luther
- Sự chia rẽ của Cơ Đốc giáo thành nhiều hệ phái khác nhau
Giáo hoàng nói Công Giáo là mẹ của mọi giáo hội tách ra từ Công Giáo
Nguyên tắc của sự làm điếm vẫn giữ nguyên
- Sự trộn lẫn giữa quốc gia và giáo hội
- Tầng lớp hàng giáo phẩm và giáo dân
- Friedrich Mayer (1881-1946) nói về Ba-by-lôn: „Nhưng chúng ta không được phép chỉ nghĩ đến Rome, mà tất cả hình thức giáo hội sai lệch trên trái đất, từ Cơ Đốc giáo toàn cầu, đến những nhóm nhỏ nhất.“
Kinh Thánh nói gì về sự chia rẽ
Sự chia rẽ là một tội nghiêm trọng
- „Việc làm của xác thịt cũng rõ ràng lắm: Dâm dục, ô uế, […] thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, […]chia rẽ […]. Những ai phạm việc ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời.“ (Ga-la-ti 5:19-21)
Phản ứng của Phao-lô đối với sự chia rẽ tại Cô-rinh-tô
- „Tôi khuyên anh em, […] chớ phân rẽ nhau ra, nhưng phải hiệp một ý một lòng cùng nhau.“ (1.Cô-rinh-tô 1:10)
- „Đấng Christ bị phân rẽ ra sao?“ (1.Cô-rinh-tô 1:13)
Sự chia rẽ là theo xác thịt và phá hủy thân thể Đấng Christ
Tình hình hiện nay trong Cơ Đốc giáo
Hội Thánh đã phát triển sai lệch từ cô dâu tinh sạch thánh khiết trở thành một hệ thống tín ngưỡng đồ sộ - là Ba-by-lôn vĩ đại.
- Mẹ của các con điếm: giáo hội Công Giáo La Mã
- Các con gái: bao gồm tất cả các sự phân nhánh của người mẹ (các giáo hội, nhà thờ tự do, các nhóm nhỏ ...)
- Cơ Đốc giáo đầy dẫy sự trộn lẫn, rối loạn và sự chia rẽ và là một nhà ngục giam giữ dân của Đức Chúa Trời
Hệ quả: Sự biểu lộ nhìn thấy được của Đức Chúa Trời trên trái đất đã bị đánh mất.
- „Khi nhìn thấy sự chia rẽ giữa các Cơ Đốc nhân hiện nay, tôi không thể tin rằng có một Thượng Đế tồn tại“ (Lời nói của một người vô tín)
Sự phán xét dành cho Ba-by-lôn
Đức Chúa Trời ghét hệ thống của Ba-by-lôn
- „Vì các ngươi nên danh Đức Chúa Trời bị xúc phạm trong vòng người ngoại“ (Rô-ma 2:24)
- „Người kêu lớn tiếng rằng: Ba-by-lôn lớn đã đổ rồi Thành ấy đã trở nên chỗ ở của các ma quỉ nơi giam giữ của mọi tà thần, hang hố của mọi giống chim dơ dáy mà người ta gớm ghiếc“ (Khải Huyền 18:2)
Đức Chúa Trời sẽ phán xét Ba-by-lôn rất nặng
- „Các ngươi hãy làm cho nó điều nó đã làm cho kẻ khác; và hãy báo lại gấp hai công việc nó! Hãy pha cho nó gấp hai chénmà nó đã pha cho kẻ khác!“ (Khải Huyền 18:6)
Chúng ta phải làm gì đây?
Lời cầu nguyện của Đa-ni-ên tại Ba-by-lôn
- "Ta để mặt hướng về Chúa là Đức Chúa Trời lấy sự khấn nguyện, nài xin, với sự kiêng ăn, mặc bao gai, đội tro […] Chúng tôi đã phạm tội, đã làm sự trái ngược, ăn ở hung dữ và trở nên phản nghịch […] Hỡi Chúa, sự công bình thuộc về Ngài, sự hổ thẹn thuộc về chúng tôi, […] Hỡi Chúa, xin hãy nghe! Hỡi Chúa, xin tha thứ! Hỡi Chúa! hãy để ý và làm đi“ (Đa-ni-ên 9:3,5,7,19)
Giải pháp của Đức Chúa Trời – Ngài gọi dân Ngài ra khỏi Ba-by-lôn
- „ Hỡi dân ta; hãy ra khỏi Ba-by-lôn, kẻo các ngươi dự phần tội lỗi với nó, cũng chịu những tai họa nó nữa chăng“ (Khải Huyền 18:4)
Phản ứng của chúng ta: vâng theo Lời Đức Chúa Trời
- Từ bỏ mọi sự chia rẽ (các giáo hội, nhà thờ tự do, các nhóm)
- Trở lại với nền tảng của sự hiệp nhất mà Kinh Thánh đã bày tỏ cho chúng ta
- Chúng ta xây dựng Hội Thánh không phải theo ý tưởng chúng ta, mà theo kiểu mẫu của Tân Ước
„ Anh em đừng làm như chúng ta đang làm ở đây hôm nay, tức là mỗi người làm theo điều mình cho là phải“ (Phục Truyền 12:8)
„Hãy cẩn thận, làm mọi việc theo như kiểu mẫu đã chỉ cho ngươi tại trên núi.“ (Hê-bơ-rơ 8:5)
- Ba-by-lôn không thể cứu chữa được nữa
„ Chúng ta vẫn muốn chữa lành cho Ba-by-lôn, song nó không được chữa. Hãy lìa bỏ nó (Giê-rê-mi 51:9)
Kiểu mẩu của Hội Thánh trong Tân Ước
Sự bắt đầu của Hội Thánh trong sách Công Vụ.
- Bao gồm tất cả những người tin vào Chúa Jesus Christ: „Tất cả các tín đồ đều hợp nhất với nhau, lấy mọi vật sở hữu làm của chung“ (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:44)
- Ở dưới sự chúc phước của sự hiệp nhất nhìn thấy được:„Ngày nào cũng vậy, một lòng chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh. […] Người tin theo đông lắm, cứ một lòng một ý cùng nhau“(Công Vụ. 2:46-47; 4:32; so sánh Thi Thiên 133)
- Tất cả tín đồ đều có mối quan hệ trực tiếp với Đấng Christ
- Trong một thành phố (địa phương) chỉ có một Hội Thánh (Công Vụ. 8:1; 13:1; 1.Cô-rinh-tô 1:2; Khải Huyền 1:11)
Lời kết
Đức Chúa Trời có khả năng và sẽ đạt được mục tiêu của mình
- „Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn" (Khải Huyền19:7)
- „Hãy chép; vì những lời nầy đều trung tín và chân thật.“ (Khải Huyền 21:5)
Nhưng Ngài cần những người sẵn lòng vâng lời Ngài.
- „Anh em phải ăn ở sao cho thánh khiết và thể hiện sự tin kính vẹn toàn trong khi chờ đợi và làm cho ngày của Đức Chúa Trời mau đến“ (2.Phi-e-rơ 3:11-12)