d1Dẫn nhập

Kinh Thánh đã trình bày các dấu hiệu về lần đến thứ nhất của Chúa Jesus cũng như về sự trở lại của Ngài. Ở lần đến thứ nhất, Kinh Thánh thậm chí cho biết trước hàng thế kỷ, nói chính xác ngày Chúa đến (xem Đa-ni-ên 9). Nhưng về lần đến thứ hai, chúng ta không biết ngày và giờ, tuy nhiên Kinh Thánh nêu một số dấu hiệu để con người có thể nhận biết.

Một trong những dấu hiệu đó là
  • Sự phát triển về chính trị của các quốc gia thuộc vùng Địa Trung Hải
  • Lịch sử của dân Israel cho biết khi nào Chúa Jesus trở lại
Sách Đa-ni-ên trong Kinh Thánh (605 – 520 TCN).
  • Tác giả sách này là tiên tri Đa-ni-ên. Đa-ni-ên bị lưu đày sang Ba-by-lôn lúc còn nhỏ (606 TCN). Sau này Đa-ni-ên trở thành vị quan lớn nhất trong đế chế Ba-by-lôn.
  • Phần 1 (chương 2-7) được viết bằng tiếng Aram nói về sự phát triển của các đế chế.
  • Phần 2 (chương 1, 8-12) được viết bằng tiếng Do Thái, trình bày về lịch sử của dân Israel từ năm 606 TCN trở đi.

Giấc chiêm bao của vua Nê-bu-cát-nết-sa

Vào năm 604 TCN, vua Ba-by-lôn là Nê-bu-cát-nết-sa đã có một giấc chiêm bao kỳ lạ, được ghi lại trong Kinh Thánh:
Phần 1: “Tâu đức vua, nầy, vua đã thấy một pho tượng lớn. Pho tượng đó to lớn và vô cùng rực rỡ, đứng sừng sững trước mặt vua, hình thù rất dễ sợ. Đầu pho tượng nầy bằng vàng ròng; ngực và hai cánh tay bằng bạc; bụng và hông bằng đồng; chânbằng sắt và bàn chân thì một phần bằng sắt một phần bằng đất sét” (Đa-ni-ên 2:31-33)
Phần 2: “Khi vua đang mải nhìn pho tượng thì có một hòn đá chẳng phải bởi bàn tay loài người đục ra, đập vào bàn chân bằng sắt và đất sét của pho tượng, khiến chúng vỡ tan tành. Bấy giờ sắt, đất sét, đồng, bạc và vàng đều cùng vỡ vụn, giống như trấu trên sân đập lúa mùa hạ, và bị gió cuốn đi không để lại một dấu vết nào cả. Nhưng hòn đã đập vào pho tượng thì trở thành một hòn núi lớn, lấp đầy cả mặt đất” (Đa-ni-ên 2:34-35)
Giấc mơ bao gồm
- Pho tượng:
  • Đầu bằng vàng
  • Ngực và cánh tay bằng bạc
  • Bụng và hông bằng đồng
  • Hai chân bằng sắt
  • Bàn chân và ngón chân bằng sắt và đất sét

- Hòn đá
d1
Sách Tân Ước gọi cả pho tượng là thời kỳ của dân ngoại (dân ngoại là các dân tộc khác Do Thái). Cả pho tượng là một trục thời gian, có thứ tự tuần tự từ trên (phần đầu) xuống dưới (phần bàn chân). Mỗi phần của pho tượng là một giai đoạn lịch sử, là một đế chế.
Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời muốn thiết lập vương quốc của Ngài trên trái đất này. Đầu tiên, Ngài đã chọn Israel làm vương quốc của Ngài. Nhưng vì dân Israel nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời, nên họ đã mất vị thế của mình là vương quốc của Đức Chúa Trời. Pho tượng này bắt đầu từ khi Đức Chúa Trời tước vương quốc khỏi Israel mà ban cho dân ngoại, nhưng chỉ ban trong một thời gian nhất định: bằng đúng chiều cao của pho tượng. Sau đó Đức Chúa Trời sẽ lấy lại vương quốc và làm trái đất trở thành vương quốc của Ngài.

Cái đầu bằng vàng

Đa-ni-ên nói với vua Nê-bu-cát-nết-sa: “Tâu vua,.. vua là cái đầu bằng vàng” (Đa-ni-ên 2:37-38). Theo lịch sử thì vua này là Nê-bu-cát-nết-sa đệ nhị, trị vì trong 43 năm (605 - 562 TCN) và đã mang Ba-by-lôn đạt đến đỉnh cao. Ngoài ra, ông còn nổi tiếng với các công trình của mình như cổng Ishtar và vườn treo (một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại). Bản đồ sau cho thấy độ lớn của đế chế Ba-by-lôn.
d2
Như vậy trục thời gian bắt đầu vào năm 606 TCN khi Israel bị mất
nước và từ đó không còn là quốc gia tự chủ nữa.
Kết thúc của đế chế Ba-by-lôn
- Amel-Marduk (561 - 560 TCN)
- Nergal-šarra-usur (559 - 556 TCN)
- Vua cuối cùng là: Nabonid và người đại diện Bên-xát-sa (Belshazzar)- Lā-abāši-Marduk (556 trước TCN)
- Ba-by-lôn bị chinh phục bởi đế quốc Mêđi - Ba Tư (539 TCN)
Như vậy vào năm 539 TCN thì kết thúc cái đầu bằng vàng.
Ngực và cánh tay bằng bạc
d3Đế chế thứ hai: “Nhưng sau vua (Nê-bu-cát-nết-sa), sẽ xuất hiện một vương quốc khác, kém hơn vương quốc của vua” (Đa-ni-ên 2:39). Ở đây không ghi rõ tên của vương quốc.
Nhưng chương 8 (được viết vào năm thứ ba đời vua Bê-xát-sa - 550 TCN) mô tả một câu chuyện về đế chế thứ hai: “Con chiên đực có hai sừng mà
ngươi đã thấy là các vua nước Mê-đi và Ba Tư” (Đa-ni-ên 8:20). Như vậy Kinh Thánh cho biết rất rõ: đế chế thứ hai là Mê-đi – Ba Tư. Đế chế này gồm có hai phần:
  • Đế chế Mê-đi - phần đầu tiên nhưng yếu hơn (cánh tay trái)
  • Đế chế Ba Tư – phần mạnh hơn (cánh tay phải), sau đó đã chiếm luôn đế chế Mê-đi.
Đặc biệt, sự phát triển của đế chế này đã dẫn đến việc ứng nghiệm lời của tiên tri Giê-rê-mi dành cho dân Israel, rằng họ được trở về từ cảnh lưu đày.
Người Do Thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn, nhưng qua tiên tri Giê-rê-mi, Đức Chúa Trời cho biết trước họ chỉ bị lưu đày trong 70 năm. Và sau đúng 70 năm, sự thay đổi chính quyền ở Ba-by-lôn (vua Cyrus II) đã làm chấm dứt cảnh lưu đày của dân Do Thái. Như vậy, lịch sử thế giới hoàn toàn tương ứng với những gì mà Đức Chúa Trời hứa với dân Israel.
d4
Đế chế Ba Tư (500 TCN)

Bụng và hông bằng đồng

Ở đế chế thứ ba, Đa-ni-ên đã đề cập đến một cách đặc biệt: “rồi một vương quốc thứ ba, là vương quốc bằng đồng, sẽ thống trị khắp trái đất” (Đa-ni-ên 2:39).
d5
Trong Đa-ni-ên 8, đế chế này cũng được nhắc đến qua hình ảnh con dê đực: “Con dê đực là vua nước Hy Lạp, và cái sừng lớn mọc giữa hai con mắt là vua đầu tiên” (Đa-ni-ên 8:21). Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là đế chế Hy Lạp.
Còn “cái sừng mọc giữa hai mắt” là vua nào của Hy Lạp? Là vua đã làm cho Hy Lạp trở thành đế chế, là vua Alexander Đại Đế. Ở tuổi 20, ông đã kế vị cha mình là vua Philip II và có tham vọng chiếm lĩnh toàn bộ châu Á.
Đặc biệt, Flavius Josephus, sử gia người Do Thái, tường thuật lại trong sách lịch sử “Cổ vật của người Do Thái” (năm 95 sau CN) cách mà Alexander chinh phục thành Jerusalem như thế nào. Khi Alexander và quân đội kéo vào thành, các thượng tế đã đến gặp ông trong bộ quần áo lễ (chứ không mang theo kiếm và khiên) để tôn kính ông. Tại sao như vậy? Lúc đó, người Do Thái đã biết sách Đa-ni-ên chương 8 và đã chỉ cho Alexander thấy chương này nói đến ông, đồng thời khẳng định ông là người sẽ đánh bại đế chế Ba Tư. Ông cảm thấy được Đức Chúa Trời xác nhận ý định chinh phục Ba Tư mà ông đã có từ trước. Alexander rất ngạc nhiên và đã ban cho Israel một số quyền lợi đặc biệt: như miễn thuế trong năm Sa-bát.
Lịch sử đã khẳng định điều này qua chiến thắng của hai trận đánh quyết định ở Issus(333 TCN) và Gaugamela (331 TCN) . Chính vua Ba Tư là Darius III đã đích thân nghên chiến. Sau khi thua trận ở Issus, vua Darius III không dám khinh thường quân địch nữa, mà trong trận Gaugamela đã đem toàn bộ quân (250000) để đối đầu với 40000-50000 quân của Alexander. Nhưng quân Ba Tư đã bị đại bại và toàn bộ đế chế Ba Tư thuộc về Alexander.
Như vậy đế chế Ba Tư (ngực và cánh tay bằng bạc) đã kết thúc vào năm 331 TCN. Trong 12 năm, Alexander đã chinh phục được từ Hy Lạp, qua Ai Cập, đến Ấn Độ. Có thể nói là cả trái đất được biết đến vời thời đó. Như vậy Đa-ni-ên 2:39 đã ứng nghiệm.
d6
Kinh Thánh còn nói thêm về đế chế Hy Lạp: “Con dê đực trở nên cực kỳ to lớn. Nhưng đang lúc nó mạnh mẽ thì cái sừng lớn của nó bị gãy, và ngay chỗ đó có bốn cái sừng nhô ra theo hướng gió bốn phương trời” (Đa-ni-ên 8:8). Khi Alexander (cái sừng lớn) ở đỉnh cao của quyền lực ở tuổi 32, ông chết vì bệnh. Như vậy lời trong Đa-ni-ên 8 ứng nghiệm trên cuộc đời của ông. Cái chết của Alexander đến đột ngột, nên không có người kế vị trực tiếp.
Sau các cuộc chiến tranh Diadochi, đế chế Hy Lạp bị phân rã và chia thành 4,làm ứng nghiệm lời tiên tri trong hơn 200 năm trước trong Đa-ni-ên 8:22: ”Còn cái sừng gãy đi và có bốn sừng khác mọc thế vào chỗ đó, tức là bốn vương quốc nổi lên từ quốc gia đó nhưng không có sức mạnh của quốc gia đó”. Bốn tướng của Alexander thống lĩnh 4 vương quốc.

Hai chân bằng sắt

Lại có một vương quốc thứ tư, mạnh như sắt, vì sắt đập nát và phá tan tành mọi vật; và như sắt đập nát và phá tan tành mọi vật thể nào, thì vương quốc ấy cũng đập nát và phá tan tành các nước khác thể ấy” (Đa-ni-ên 2:40).
d7
Qua chất liệu sắt và độ cứng của nó, câu này nói đến bản chất của đế chế thứ tư, là đế chế đập nát và phá tan các nước khác. Đây là đế chế La Mã. Vào năm 168 TCN, tướng quân người La Mã là Lucius Aemilius Paullus đã đánh bại đế chế Macedonia, và qua đó kết thúc thời đại bụng và hông bằng đồng, rồi La Mã bành trướng thế lực trên thế giới, bắt đầu thời đại của hai chân bằng sắt.
Cụm từ “đập nát và phá tan tành mọi vật” đã mô tả bản chất của đế chế La Mã. Khác với các đế chế trước đó, La Mã tiêu diệt hoàn toàn đối thủ của mình. Trong trận chiến ở thành Carthage, thành này có 700 ngàn người, quân La Mã đã giết hết gần toàn bộ dân cư, chỉ chừa lại 50 ngàn người bị bắt làm nô lệ. Sau trận đánh, thành Carthage không còn tồn tại nữa.

Sự phát triển của đế chế thứ tư

Theo pho tượng trong sách Đa-ni-ên thì đế chế La Mã phải chia thành hai chân bằng sắt. Và điều này cũng đã diễn ra. Vào năm 395 SCN, hoàng đế Theodosius I đã chia đế chế La Mã ra làm hai cho hai người con trai.
  • Đông La Mã: Arcadius (người anh)
  • Tây La Mã: Honorius (người em)
Ngoài ra sự chia cắt này không chỉ về mặt chính trị mà còn về mặt tôn giáo nữa: Công Giáo ở Tây La Mã) và Chính thống giáo (Orthodox) ở Đông La Mã.
Quá trình tiếp theo không chỉ bao gồm đế chế La Mã cổ đại vì nó đã có một sự phát triển đặc biệt, kéo dài đến thời đại của chúng ta. Đế chế Tây La Mã kết thúc vào năm 467 SCN, đế chế Đông La Mã kết thúc vào 1453 SCN. Tuy nhiên, đế chế La Mã và ảnh hưởng của nó vẫn chưa chấm dứt mà tiếp diễn qua:
  • Giáo Hội Công Giáo La Mã nắm quyền lực chính trị, thay thế cho đế chế La Mã cổ đại.
  • Đế quốc La Mã Thần thánh Dân tộc Đức (từ năm 1254 SCN), đế chế này là sự tiếp diễn của đế chế La Mã cổ đại và cũng là một phần của cái chân bằng sắt.
  • Đế quốc này bị chấm dứt bởi Napoleon vào năm 1806.

Bàn chân bằng sắt và đất sét

Các chất liệu của các phần của pho tượng từ đầu (vàng) đến chân (sắt và đất sét) mất dần giá trị, cái đầu bằng vàng ở trên cùng là quý giá nhất, đất sét ở dưới cùng là tầm thường nhất. Các chất liệu của pho tượng có liên quan đến quyền lực trong các thời đại:
  • Chế độ chuyên quyền (vàng), một người thống trị. Vua Nê-bu-cát-nết-sa có thể làm tất cả những gì mình muốn. Nên cái đầu bằng vàng.
  • Chế độ quân chủ (bạc) như ở Mê-đi và Ba Tư thì quyền lực không còn tuyệt đối như ở trên. Tuy có vua, nhưng vua bị lệ thuộc vào luật pháp.
  • Chế độ quý tộc (sắt). Quyền lực của Cộng Hòa La Mã chỉ nằm trong tay 2 lãnh sự trong một năm. Sau đó phải bầu lại. Như vậy quyền lực không thể nằm trong tay một người.
  • Đất sét: là hình ảnh cho dân thường: “Chúng tôi là đất sét, Ngài là thợ gốm chúng tôi; chúng tôi tất cả là việc của tay Ngài…Nầy, chúng tôi xin Ngài hãy đoái xem, tất cả chúng tôi là dân Ngài!” (Ê-sai 64:8-9). Trong Kinh Thánh, đất sét ám chỉ con người yếu đuối, mong manh
  • Sắt: trong Kinh Thánh có nghĩa là sự cai trị (xem Khải Huyền 2:27).
  • Nền dân chủ = dân (đất sét) làm chủ (sắt) -> bàn chân bằng sắt và đất sét.
d8
Như vậy bàn chân là thời kỳ của nền dân chủ mà chúng ta đang sống. Thời kỳ này bắt đầu khi nào? Tạp chí “Thông tin về giáo dục chính trị” của Đức nói về nền dân chủ như sau:
“Cách mạng Pháp, bắt đầu vào ngày 14-07-1789 với cuộc đột chiếm ngục Bastille, là một bước ngoặc quyết định đối với lục địa châu Âu. Với việc tuyên bố chủ quyền của giai cấp tư sản và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Sự vào 26-08-1789, sự cai trị tuyệt đối của chế độ cũ bị lật đổ và con người được giải thoát khỏi chế độ phong kiến. Các quyền dân sự và bình đẳng cá nhân là nền tảng cho hình thức chính quyền dân chủ và tự do trên lục địa Châu Âu”.
Như vậy, giai đoạn cuối cùng trước khi Đức Chúa Trời trị vì trên trái đất này đã bắt đầu trên 200 năm trước.
Ngoài ra, Đa-ni-ên cũng mô tả thêm về thời kỳ này: “Như vua đã thấy, bàn chân và ngón chân, một phần bằng đất sét một phần bằng sắt, đó là một vương quốc bị phân chia, nhưng trong vương quốc đó sẽ có một phần sức mạnh của sắt, như vua đã thấy sắt trộn với đất sét.Những ngón chân một phần bằng sắt một phần đất sét nên vương quốc đó vừa mạnh vừa dễ vỡ. Như vua đã thấy sắt trộn với đất sét, các dân tộc trong vương quốc cũng pha trộn nhau nhưng không kết hợp nhau được, như sắt không thể pha trộn với đất sét được” (Đa-ni-ên 2:41-43)
  • Một vương quốc bị phân chia, dễ vỡ nói lên các quốc gia lớn bị phân chia thành nhiều nước nhỏ trong thời nay.
  • Không kết hợp và pha trộn nhau được -> sự bất đồng giữa các nước ngày càng tăng.
Có thể minh họa cái bàn chân bằng trục thời gian sau:
d9
  • 1848, nhiều quốc gia ở châu Âu nổi dậy đòi nền dân chủ, vua bị lật đổ. Đây là điều không thể hiểu nổi đối với con người. Giới quý tộc, quân chủ trước đó bị tước mất quyền cai trị.
  • 1918, thế chiến I dẫn đến sự kết thúc của nền quân chủ ở Đức, Nga, Áo.
  • 1989, sự kiện bức tường Berlin bị sụp đổ dẫn đến sự phát triển của nền dân chủ -> sự tan rã của khối Đông Âu
  • 1991: khối Liên Xô bị tan rã. Nhiều nước nhỏ, như Estonia, Latvia, and Lithuania… xuất hiện.
  • Cho đến năm 2008 thì khối Nam Tư bị tan rã thành 5 nước . Như vậy các dân tộc “pha trộn nhau nhưng không kết hợp nhau được”.
  • Từ năm 2010, Mùa xuân Ả Rập, làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, biểu tình phản đối chưa từng xảy ra trước đây tại các quốc gia ở thế giới Ả Rập: Tunisia, Algeria, Ai Cập,… và chọn nền dân chủ.
Tất cả những điều này cho biết những gì Đa-ni-ên đã nói ứng nghiệm ngày càng nhiều và càng nhanh trong thời đại chúng ta. Hôm nay, chúng ta ở năm 2013, nghĩa là thời kỳ bàn chân đã kéo dài 224 năm. Câu hỏi là bàn chân còn kéo dài bao lâu nữa?

10 ngón chân

10 ngón chân trong pho tượng của sách Đa-ni-ên có liên quan đến sách Khải Huyền. 10 ngón chân này là vương quốc của Kẻ chống Đấng Christ (antichrist). Vương quốc này sẽ đến vào lúc tận thế.
Mười sừng mà ngươi đã thấy là mười vua chưa nhận được vương quốc, nhưng họ sẽ nhận được vương quyền cùng với con thú trong một giờ. Chúng đồng lòng giao thế lực và thẩm quyền của mình cho con thú” (Khải Huyền 17:12-13). Có thể thấy 10 sừng này trong Đa-ni-ên 7:24-26. Con thú ở đây là một người, một loại người mà Kinh Thánh gọi là quái thú, đó là Kẻ chống Đấng Christ. Điều này cũng nói là sự thống trị lúc đó sẽ như thế nào.
Kinh Thánh cũng cho biết thời gian của 10 ngón chân là 42 tháng. “Con thú được ban cho cái miệng nói những lời ngạo mạn, phạm thượng; nó được phép thực thi quyền hạn trong 42 tháng” (Khải Huyền 13:5). Khải Huyền 12:6 cho biết chính xác là 1260 ngày (một năm trong Kinh Thánh có 360 ngày).

3,5 năm cuối cùng của Cơn Đại Nạn

Như vậy thời gian của 10 ngón chân khá ngắn ngủi. Tại sao như vậy? Trong Ma-thi-ơ 24:21-22, chính Chúa Jesus đã nói: “vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa. Nếu những ngày ấy không giảm bớt, thì chẳng có một người nào được cứu; song vì cớ các ngươi được chọn, thì những ngày ấy sẽ giảm bớt”.
Đây là thời gian mà Đức Chúa Trời phán xét tất cả người đang sống trên trái đất trong vòng 3,5 năm. Kinh Thánh mô tả sự phán xét này qua 7 kèn (Khải Huyền 8 và 9) và 7 bát thịnh nộ (Khải Huyền 16). Thời gian này chưa xảy ra vì chưa xuất hiện sự bắt bớ người Cơ Đốc và người Do Thái trên toàn châu Âu, và cũng chưa có sự ứng nghiệm của 1 cái kèn hay cái bát nào cả, ví dụ “Một phần ba trái đất bị thiêu cháy, một phần ba cây cối bị thiêu cháy, và tất cả cỏ xanh đều bị thiêu cháy” (Khải Huyền 8:7) chưa xảy ra.

Hòn đá

Hòn đá là vương quốc vĩnh cữu của Đức Chúa Trời trên trái đất này chứ không phải trên trời như nhiều người nghĩ. Đa-ni-ên 2:35 nói hòn đá sẽ lấp đầy trái đất chứ không lấp đầy trời.
Trong đời các vua nầy, Đức Chúa Trời trên trời sẽ lập một vương quốc không bao giờ bị hủy diệt, chủ quyền của vương quốc đó sẽ không bao giờ rơi vào tay một dân tộc khác. Vương quốc đó sẽ đập tan và tiêu diệt tất cả các vương quốc khác, còn chính nó sẽ tồn tại đời đời. Như vua đã thấy, hòn đá đục ra từ núi không phải bởi bàn tay loài người, đã đập vỡ sắt, đồng, đất sét, bạc và vàng. Đức Chúa Trời cao cả đã cho vua biết việc gì sẽ đến. Giấc chiêm bao nầy là thật  lời giải thích trên là chắc chắn” (Đa-ni-ên 2:44-45).
Như vậy hòn đá này là Đấng Christ và vương quốc của Ngài khi Ngài trở lại. Mọi vương quốc của loài người sẽ kết thúc, nhưng vương quốc của Ngài sẽ còn mãi mãi. “Giấc mơ này là thật”, lịch sử loài người đã xác nhận điều này.

Kết thúc thời kỳ của các dân ngoại

Trong sách Phúc Âm Lu-ca, Chúa Jesus cho biết: “Họ [dân Israel]sẽ ngã dưới lưỡi gươm và sẽ bị đem đi làm nô lệ giữa các nước. Thành Jerusalem sẽ bị dân ngoại giày đạp cho đến khi các thời kỳ dân ngoại được trọn” (Lu-ca 21:24).
  • Vào năm 70 SCN, thành Jerusalem bị phá hủy hoàn toàn bởi Titus, hoàng đế La Mã. Đền thờ và thành Jerusalem bị thiêu cháy. Từ năm đó, nước Israel không tồn tại nữa, giống như Chúa Jesus đã phán trong phần đầu của câu trên.
  • Trong phần sau, Chúa nói thời dân ngoại được trọn, cũng là lúc Chúa trở lại, khi thành Jerusalem không bị dân ngoại giày đạp, nghĩa là Jerusalem không thuộc vào tay dân ngoại nữa.
  • Vào năm 1948, nước Israel tái thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng Jerusalem không thuộc về họ.
  • Nhưng vào năm 1967, sau trận chiến Sáu ngày, Israel đã chiếm lại được Đông Jerusalem. Nghĩa là trong năm đó, lời Chúa Jesus phán trong Lu-ca 21:24 đã được ứng nghiệm.
Nếu chúng ta lấy Lu-ca 21:24 làm định nghĩa cho thời kỳ dân ngoại thì đã hết thời gian rồi. Điều này có vẻ mâu thuẫn vì hòn đá chưa đến. Thế tại sao Đấng Christ vẫn chưa trở lại?
Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như một số người nghĩ đâu, nhưng Ngài kiên nhẫn đối với anh em, không muốn một người nào bị hư mất mà muốn mọi người đều ăn năn” (2.Phi-e-rơ 3:9). Bị hư mất là bị phán xét vào lúc tận thế và bị phán xét đời đời. Ăn năn ở đây là được cứu rỗi khỏi sự hư mất và xoay về Đức Chúa Trời. Đây không phải là sự ăn năn mang nghĩa tiêu cực mà là cơ hội duy nhất để một người thoát khỏi sự hư mất đời đời.
Có thể giải thích tại sao Lu-ca và Đa-ni-ên có sự khác nhau về thời gian như sau. Như trong một trận bóng đá có hiệp chính và hiệp phụ, thì chúng ta cũng đang ở hiệp phụ, vì thời gian của hiệp chính đã hết rồi. Đáng lẽ thời gian đã hết rồi nhưng Đức Chúa Trời cho chúng ta thêm thời gian để ăn năn, nghĩa là thời gian để trở lại với Đức Chúa Trời.

Dấu hiệu cuối cùng

Tuy chúng ta không biết ngày giờ Chúa trở lại (như Mác 13:32), nhưng Kinh Thánh cho chúng ta biết có một dấu hiệu cuối cùng mà dấu hiệu này chưa xảy ra. Dấu hiệu này được nêu trong Đa-ni-ên 9:27.
d10
Trong trục thời gian trên thì bàn chân bắt đầu vào năm 1789 qua cuộc Cách mạng Pháp, sau đó Cuộc chiến 6 ngày làm ứng nghiệm điều tiên tri trong Lu-ca vào năm 1967. 3,5 năm cuối là cơn đại nạn, sau đó là tận thế. 3,5 năm cuối này chỉ là phân nửa của khoảng thời gian 7 năm mà Đa-ni-ên 9 nói đến: Có một thời điểm (chưa xảy ra) mà hiệp định hòa bình ở Jerusalem sẽ được ký kết, hiệp định này có 2 đặc điểm sau:
  • Kéo dài 7 năm
  • Dân Do Thái được phép dâng lễ vật trở lại. Dân Do Thái chỉ được phép dâng lễ vật tại một nơi duy nhất trên thế giới là núi đền thờ (Temple Mount) ở Jerusalem. Nhưng bây giờ họ vẫn chưa được phép làm. Nhưng hiệp định hòa bình này sẽ cho phép họ.
Hiệp định hòa bình này chưa đến. Nhưng một khi đã đến thì Kinh Thánh cho biết rõ là chỉ còn 7 năm nữa thôi. Chúng ta không biết được ngày giờ của hiệp định, nhưng nếu có hiệp định thì chỉ còn 7 năm. 3,5 năm sau khi có hiệp định thì sự phán xét sẽ đến.
Trong lịch sử Israel, một dạng của hiệp định hòa bình đã xảy ra: đó là hiệp định ngừng bắn giữa Israel và Palestine vào năm 1993, và hiệp định này kéo dài đúng 7 năm.

Kết luận

Chúng ta đang sống ở cuối thời kỳ của dân ngoại:
  • Nền dân chủ ở Châu Âu, ở Châu Phi cũng có.
  • Thời đại của dân quyền, dân thường có nhiều quyền hơn các thời trước.
  • Đông Jerusalem đã được tái chiếm lại bởi Israel vào năm 1967.
  • Ngoài ra Kinh Thánh cũng nói về thời gian mà Chúa quay trở lại: thời kỳ của hòa bình và an ninh. “Khi người ta nói: Hòa bình và an ninh thì sự hủy diệt bất thần ập đến, như cơn đau chuyển dạ xảy đến cho người phụ nữ mang thai, họ không sao tránh khỏi “(1.Tê-sa-lô-ni-ca 5:3). Cách đây vài tháng, khối EU đã nhận được giải Nobel hòa bình vì trên 6 thập kỷ ở châu Âu có hòa bình và nhân quyền.
Chúng ta có thể thấy sự ứng nghiệm phần 2 của giấc chiêm bao cũng đã gần rồi.

Thông điệp của Chúa Jesus

Như vậy, thông điệp đầu tiên mà Chúa Jesus đi rao giảng “Hãy ăn năn vì vương quốc thiên đàng đã sắp đến gần rồi” (Ma-thi-ơ 4:17) đã trở nên rất thực tế với chúng ta. Thời gian vương quốc của Jesus Christ đã gần rồi, nên Chúa Jesus đã nói với người vô tín lẫn Cơ Đốc nhân là “Hãy ăn năn”, nghĩa là hãy quay lại với Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời không phán xét trước khi cảnh báo. Đó là mục đích của toàn pho tượng, chứ không chỉ để gây ấn tượng việc Đức Chúa Trời tóm tắt trên 2000 năm lịch sử qua một pho tượng. Nhưng mục đích chính ở đây là Đức Chúa Trời muốn cảnh báo toàn nhân loại trước những gì sắp xảy ra. Vì sao? Vì Đức Chúa Trời muốn cứu loài người.
Nếu Đức Chúa Trời phán xét mà không cảnh báo trước thì có nghĩa là Đức Chúa Trời không yêu con người. Nhưng việc Đức Chúa Trời đã cảnh báo nhiều lần chứng minh rằng Ngài yêu loài người.
Để được cứu thì không khó, vì “Vì Đức Chúa Trời không định cho chúng ta chịu cơn thịnh nộ, nhưng cho hưởng sự cứu rỗi trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta” (1.Tê-lô-ni-ca 5:9). Con người được cứu rỗi không phải bởi sự nỗ lực như làm việc tốt, mà bởi Jesus Christ. Đó là cách duy nhất mà con người được cứu.
Trong Giăng 5:24, Chúa Jesus phán: “ai nghe lời Ta mà tin Đấng đã sai Ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống” (Giăng 5:24). Vượt khỏi sự chết không chỉ có nghĩa là thoát khỏi sự phán xét đời đời mà còn là không phải sống xa cách Đức Chúa Trời nữa, vì nếu bị cách ly khỏi Đức Chúa Trời thì con người cũng như chết vậy. Đến với sự sống có nghĩa là sống với Đức Chúa Trời, là một cuộc sống tuyệt vời.
Cô-lô-se 1:13 nói thêm Đức Chúa Trời đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của bóng tối (là quyền lực của Sa-tan và tội lỗi) và đã đem chúng ta vào vương quốc của Con yêu dấu Ngài. Vậy đặc điểm vương quốc của Jesus Christ là tình yêu và sự công chính của Ngài.
Sưu tầm