1Sự hình thành của trái đất là chủ đề gây nhiều tranh cãi giữa những người tin Chúa lẫn người không tin Chúa. Lời tường thật về sự tạo dựng trong sách SángThế Ký thường được nhắc đến để chỉ trích, vì các thông tin về gia phả trong sách này cho biết con người được hình thành vào khoảng 4000 năm trước CN. Tuynhiên, các đá trầm tích lại được định tuổi là hàng triệu năm, và các hóa thạch được phát hiện có vẻ mâu thuẫn với Kinh Thánh. Kinh Thánh có câu trả lời cho vấn đề  này không?

Có phải trái đất chỉ được 6000 năm thôi?

Kinh Thánh nói gì về thời kỳ đầu tiên của trái đất?
Trình bày:
Nguyễn Trường An (Thạc sĩ Tin học)
Dịch từ bài thuyết trình của T. W. (Thạc sĩ Toán)
Các câu Kinh Thánh trong bài này đã được chỉnh sửa theo hai bản dịch Kinh Thánh Martin Luther và Elbertfelder (là hai bản dịch rất sát nghĩa bằng tiếng Đức) và theo bản tiếng gốc tiếng Do Thái  (tiếng Hebrews) để trình bày trung thực và rõ ràng ý của Đức Chúa Trời

Nội dung

  • Tại sao có con số 6000 năm?
  • Lời tường thuật về sự tạo dựng
  • Sáng Thế Ký 1:1-2
    • Sự liên hệ giữa hai câu đầu tiên
    • Tình trạng của trái đất
    • Sự phán xét của Đức Chúa Trời
  • Sáng Thế Ký 1:3
  • Kết luận

Tại sao có con số 6000 năm?

ttd1

    Lời tường thuật về sự tạo dựng

    Sáng Thế Ký 1:1 „Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất
    Tiếng Do Thái (Hê-bơ-rơ) có ba từ có nghĩa „tạo“ bzw. „làm“
    • בָּרָא (bara) = „tạo một cái gì đó từ hư không“
    • עָשָׂה (asah) = „làm một cái gì đó từ những gì đã tồn tại“
    • יָצַר (yatzar) = „nặn hình một cái gì đó, làm đồ gốm“
    Trong bản gốc Kinh Thánh, từ "bara" được dùng cho từ "dựng" trong câu Kinh Thánh trên. Nghĩa là lúc ban đầu Đức Chúa Trời đã tạo nên vũ trụ từ hư không.

    Sáng Thế Ký 1:2

      Hỗn độn và trống không

      Sáng Thế Ký 1:2 „Và trái đất là hỗn độn và trống không, bóng tối bao trùm trên mặt vực thẳm; và Thánh Linh của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước
      • “ – câu 2 là sự kiện tiếp theo, không phải là chi tiết của câu 1
      • hỗn độn“ hay hoang vu – תֹּהוּ (tohuw): Có nghĩa là đổ nát, hoang tàn
      • trống không“ – בֹּהוּ (bohuw): Có nghĩa là trống rỗng, không có sự sống

      Các câu Kinh Thánh có từ „tohuw bohuw“

      • „Nầy, Đức Giê-hô-va sẽ làm cho trái đất trống không và hỗn độn; Ngài lật đổ mặt đất và làm tan lạc dân cư“ (Ê-sai 24:1)
      • „Chúa sẽ giăng dây đo của hỗn độn và dây dọi của sự trống không trên nó“ (Ê-sai 34:11)
      • „Tôi nhìn trái đất, kìa, nó đã trở nên hỗn độn và trống không, ... tất cả các thành đều bị hủy phá trước mặt Đức Giê-hô-va, trước cơn thịnh nộ của Ngài“ (Giê-rê-mi 4:23)
      → hỗn độn và trống không („tohuw bohuw“) là hậu quả sự phán xét của Đức Chúa Trời

      Trái đất không phải là nơi trống không

      Sáng Thế Ký 1:2 „Và trái đất là hỗn độn và trống không…
      Thế trái đất là một sự hỗn loạn khi được tạo ra?  Không phải như thế.
      • … Đức Chúa Trời đã tạo thành trái trái đất,... chẳng dựng nên nó là hoang tàn (= tohuw), nhưng tạo thành nó để ở “ (Ê-sai 45:18)
      • Khi Đức Chúa Trời tạo nên trái đất, các thiên sứ đã cất tiếng reo mừng vì ngưỡng mộ công trình của Ngài (Gióp 38:7)
      Từ „là“ trong câu 2, trong bản gốc là הָיָה (hayah) = „trở nên“
      • Từ "hayah" cũng được dùng trong câu Kinh Thánh sau „…hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một sinh linh“ (Sáng Thế Ký 2:7)
      Như vậy, Sáng Thế Ký 1:2 phải được dịch là „Và trái đất trở nên hỗn độn và trống không, …

      Ví dụ minh họa: cầu Auerbrücke tại thánh phố Pforzheim, nước Đức

      Picture11942
      Picture21945
      Điều gì đã xảy ra?
      • Sự hỗn độn sau khi bị phe đồng minh ném bom

      Khoảng thời gian giữa hai câu Kinh Thanh đầu tiên

      Câu Kinh Thánh đầu tiên cho biết Đức Chúa Trời tạo ra một trái đất tuyệt đẹp để ở chứ không phải đế bỏ hoang. Câu hai miêu tả trái đất chỉ là một tàn tích, nhưng không nêu ra khoảng thời gian ở giữa hai câu này.

        ttd2

        Satan và các thiên sứ của hắn

        Ban đầu Đức Chúa Trời đã đặt Satan và các thiên sứ của hẳn cai trị trên trái đất này. Lúc đó, Satan là Lu-xi-fe, là thiên sứ có bậc cao nhất (là chê-rúp). Chính thiên sứ trưởng Mi-chen (Michael) cũng không dám lấy lời nhiếc móc mà đoán phạt Satan (Giu-đa 1:9)
        • Chúa Jesus gọi hắn là „vua chúa của thế gian“ (Giăng 14:30)
        • Ma quỷ nói:„Ta sẽ cho ngươi hết thảy quyền phép và sự vinh hiển của các nước đó; vì đã được giao cho ta hết, ta muốn cho ai tùy ý ta “ (Lu-ca 4:6)
        • …thần của đời nầy làm mù lòa tâm trí của những người vô tín“ (2.Cô-rinh-tô 4:4)
        • Các ngôi vua, các quyền cai trị, hay các thế lực, hoặc cầm quyền (Cô-lô-se 1:16) – các thiên sứ bị sa ngã

        Ê-xê-chi-ên 28 (đối chiếu với Ê-sai 14)

        • Ngươi đã là một kiểu mẫu toàn hảo, đầy sự khôn ngoan và vẻ đẹp toàn hảo. Ngươi vốn ở trong Ê-đen, là vườn của Đức Chúa Trời.Ngươi đã có đủ mọi thứ ngọc báu: … Từ ngày ngươi được tạo nên, chúng đã sẵn sàng. Ngươi là một chê-rúp được xức dầu đang che phủ; Ta đã lập ngươi lên trên núi thánh của Đức Chúa Trời; Ngươi đã đi dạo giữa các hòn đá sáng như lửa. Đường lối ngươi trọn vẹn, từ ngày ngươi được dựng nên, cho đến khi thấy sự gian ác trong ngươi.. … Lòng ngươi kiêu ngạo vì vẻ đẹp ngươi.
        Vườn Ê-đen không phải là thiên đường của A-đam, mà là nơi ở của Satan trước khi hắn bị sa ngã. Hắn là chê-rúp (loại thiên sứ có bậc cao nhất). Đức Chúa Trời đã tạo ra hắn một cách hoàn hảo, làm cho hắn thông minh hơn tất cả các tạo vật, và làm cho hắn trở thành vua của thế gian và kẻ cầm quyền chốn không trung.

        Sự sa ngã của Satan

        ttd3

        Sự phán xét của Đức Chúa Trời

        Đức Chúa Trời khôn ngoan và quyền năng vô hạn: Ai kháng cự Ngài mà vẫn được bình an? Ngài dời núi, núi không hay biết; Trong cơn thịnh nộ, Ngài lật đổ núi non. Ngài làm nền đất rung chuyển, và các trụ nó lung lay; Ngài truyền lệnh cho mặt trời đừng mọc, và niêm phong các vì sao“ (Gióp 9:4-7)
        Đức Chúa Trời đã phán xét Satan, hâu quả là các thiên tai khủng khiếp đã xảy ra trên trái đất. Khoa học nói gì về các thiên tai khủng khiếp trong lịch sử trái đất? Nhiều sự tuyệt chủng hàng loạt được biết đến trong lịch sử của Trái đất. Chúng ta hãy xem xét một trường hợp.

        Sự tuyệt chủng ở kỷ Đệ tứ

        Bắt đầu từ khoảng 2,6 triệu năm trước và kéo dài đến ngày nay. Đỉnh điểm vào khoảng 12.900 năm trước: „Big Freeze“ – khí hậu lạnh đột ngột
        Nhiều thiên thạch rơi tại vùng là Canada ngày nay. Các lớp băng hà bị mất ổn định, các núi băng bị chuyển dời đột ngột ở Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. Những vụ cháy rừng dữ dội và hơi nước (đám mây) che khuất mặt trời
        Hậu quả: Thời kỳ băng hà trên 1000 năm.
        Sau thời kỳ băng hà, nhiệt độ bên trong của trái đất làm băng tan hoàn toàn, và trái đất bị bao phủ bởi nước.
        ttd4

        Sáu ngày trong Sáng Thế Ký

        Trạng thái ban đầu trước sáu ngày trong Sáng Thế Ký 1 là sự hỗn độn sau khi Đức Chúa Trời phán xét Satan
        • Ánh sáng mặt trời bị dập tắt
        • Các ngôi sao không còn nhìn thấy được nữa
        • Mây và bầu khí quyển bị chìm vào trong các lớp băng và nước
        • Không có sự sống trên trái đất
        • Trái đất bị bao phủ bởi nước
        Công trình 6 ngày là công trình phục hồi lại trái đất của Đức Chúa Trời
        ttd5Ngày 1 – ánh sáng và sự phân rẽ giữa ngày và đêm
        ttd6Ngày 2 – bầu trời (bầu khí quyển) được tách ra
        ttd7Ngày 3 – „… chỗ khô cạn xuất hiện“, và thế giới thực vật. Nghĩa là trước ngày này, đất liền đã có rồi, nhưng bị nước che phủ.
        ttd8Ngày 4 – Mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao được làm nên(từ „asah“ được dùng ở đây, nghĩa là làm từ những gì đã tồn tại). Có nghĩa là trước đó mặt trời và mặt trăng đã được tạo ra rồi nhưng bị giấu đi.
        ttd9Ngày 5 – Các loài cá và các loài chim
        ttd10Ngày 6 – Gia súc, bò sát, các loài thú hoang và con người theo hình ảnh Đức Chúa Trời

        Kết luận

        Trái đất không phải là 6000 tuổi! Khoa học cho biết tuổi trái đất khoảng 4,6 tỷ năm. Điều này không mâu thuẫn với Kinh Thánh
        Con người được tạo nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời vào khoảng 6000 năm trước (Sáng Thế Ký 1:27). Và khoa học nói gì về điều này?

        ttd11
        Sự sa ngã phạm tội của con người đã dẫn đến hâu quả là sự chết,... và đất bị rủa sả. Sau khi phạm tội bỗng nhiên con người phải làm nông nghiệp, phải vất vả dọn dẹp bụi gai, cây kế để trồng trọt. Điều này đã dẫn đến nền văn minh với các làng mạc, thành phố, hệ thống xã hội. Hiện tượng này không chỉ được mô tả trong Kinh Thánh mà mà khoa học đã xác nhận nó. Khoa học gọi thời kỳ này là thời kỳ đồ đá mới.

        Thời đại đồ đá mới

        (Những thông tin dưới  đây được trích từ sách khảo cổ học của nhà xuất bản Beier năm 2005 (xem phần tài liệu tham khảo ở cuối bài) và đối chiếu với Kinh Thánh.)
        Các nhà khoa học đã khám phá ra những yếu tố quan trọng nhất của nền văn minh chính là nông nghiệp
        Các nhà  khoa học cho biết "Ngành nông nghiệp dẫn đến một thay đổi lớn, được gọi là „cuộc cách mạng thời đại đồ đá mới“… Ngành nông nghiệp đã trở thành nền tảng của nền văn minh". (trích trang 44-45 của sách khảo cổ này). Có nghĩa, các nhà khoa học phát hiện ra là đột nhiên xuất hiện ngành nông nghiệp. Nó không phát triển một cách chậm chạp mà đột nhiên xuất hiện, như một cuộc cách mạng vậy.

        Nền nông nghiệp đã bắt đầu ở đâu?

        Các nhà khọc đã tìm ra ngành nông nghiệp bắt đầu ở vùng có tên là "Trăng Lưỡi Liềm Màu Mỡ„ (Fertile Crescent)  ở đồng bằng Lưỡng Hà của sông Euphrates và sông Tigris.
        ttd12
        Khu vực này là một trong những vùng khởi điểm của Cuộc cách mạng thời đại đồ đá mới: đó là sự chuyển đổi từ lối sống hoang dã sang trồng trọt, chăn nuôi. Sau đó, khu vực trên đã trở thành khu vực có nhiều nền văn hóa lâu đời nhất trên thế giới.
        Trước khi các nhà khảo cổ phát hiện ra điều này, Đức Chúa Trời đã bày tỏ từ rất lâu trong Kinh Thánh (vào thời Môi-se, cách đây khoảng 3500 năm). Sau khi Đức Chúa Trời tạo nên loài người, Ngài đặt con người vào vườn Ê-đen. Và Kinh Thánh cho biết vườn Ê-đen có bốn dòng sông. „Nhánh sông thứ ba tên là Tigris (Ti-gơ-rít), chảy về phía đông lãnh thổ A-si-ri. Còn nhánh sông thứ tư là sông Euphrates (Ơ-phơ-rát) “ (Sáng Thế Ký 2:14). Như vậy Kinh Thánh đã biết trước các nhà khoa học nơi mà ngành nông nghiệp bắt đầu.
        Ngành nông nghiệp đã dẫn đến một nền văn minh. Kế nông nghiệp là chăn nuôi gia súc.

        Chăn nuôi gia súc

        Con người không còn săn đuổi thú nữa mà biết chăn nuôi gia súc. Hai nghề nghiệp đầu tiên mà Kinh Thánh nhắc đến là hai nghề của hai người con trai của A-đam, đó là nghề chăn nuôi và làm ruộng.  "A-bên làm nghề chăn chiên, còn Ca-in thì nghề làm ruộng" (Sáng Thế Ký 4:2). Như vậy nền tảng của nền văn minh bắt đầu bởi Ca-in và A-bên.
        Khoa học cho biết thú nuôi đầu tiên (cừu và dê) ở Ba Tư và Persien und Anatolia. Điều này hoàn toàn phù hợp với Kinh Thánh, vì A-bên và Ca-in đã từng sống ở vùng đó.

        Các làng mạc và thành phố ở Trung Đông

        Các nhà khoa học cho biết các làng mạc và thành phố đầu tiên cũng được thành hình vào thời gian này. Kinh Thánh cũng cho biết „Và Ca-in xây một cái thành…“ (Sáng Thế Ký 4:17)

        Sự đổi mới: nghề kim loại, nghề đồ gốm

        Các sự đổi mới như kim loại, đồ gồm cũng hình thành và phát triển rất nhanh. Kinh Thánh cũng nhắc đến nghề kim loại „… Tubanh Ca-in; là nghiệp tổ của nghề làm các dụng cụ bén bằng đồng và bằng sắt “ (Sáng Thế Ký 4:22)

        Ngôn ngữ bằng chữ viết

        Chữ hình nêm ở vùng Lưỡng Hà là yếu tố quan trọng của nền văn minh.

        Thuyết tiến hóa và Kinh Thánh

        Trước khi kết thúc bài viết này, tôi xin nói vài lời về thuyết tiến hóa. Hình vẽ sau chúng ta đã thấy nhiều lần.
        ttd14
        Thuyết tiến hóa nói rằng con người được hình thành bởi sự phát triển của sự sống, bởi sự lựa chọn ngẫu nhiên và đột biết, rồi bởi chọn lựa, đột biến, rồi bởi chọn lựa, đột biến,... Lúc đầu là đơn bào, rồi một lúc nào đó có con khỉ, rồi vài triệu năm sau có con khỉ lớn hơn, rồi vài triệu năm sau có con khỉ lưng khá thẳng, và sau đó là con người hiện đại. Các nhà khoa học nói họ đã tìm ra bằng chứng là các xương hóa thạch của những sinh vật đó hay người tiền sử. Những xương hóa thạch này có trong các viện bảo tàng, nên các sinh vinh vật này có tồn tại...
        Tuy nhiên, những sinh vật này là những sinh vật trước thời kỳ A-đam như đã nhắc đến ở trục thời gian trên. Dù người ta gọi tên những sinh vật đó là khỉ, khỉ dã nhân, người tiền sử.. hay là gì đi nữa, thì nó không quan trọng, vì chúng thuộc về những sinh vật tiền A-đam. Nhưng như chúng ta đã thấy, vào một lúc nào đó, bởi sự phán xét của Đức Chúa Trời mà những sinh vật đó bị hủy diệt và xóa sổ hoàn toàn. Sau đó Đức Chúa Trời đã làm một khởi đầu mới, đó là con người trong hình ảnh của Đức Chúa Trời.
        ttd13
        Có nghĩa là con người và các sinh vật thời kỳ tiền A-đam chẳng có liên quan gì đến nhau cả. Tôi hy vọng tôi sẽ không xúc phạm đến bạn  khi tôi nói rằng: "Con người không bắt nguồn từ con khỉ". Thật vậy, con người được tạo ra bởi Đức Chúa Trời theo hình ảnh của Ngài.

        "Tóm tắt" sự tạo dựng

        Kinh Thánh đã tóm tắt toàn bộ sự tạo dựng trong một câu. „CHÚA là Đấng giương các tầng trời, đặt nền của trái đất, và tạo tâm linh vào trong con người“ (Xa-cha-ri 12:1).
        ttd15
        Câu Kinh Thánh này tóm tắt toàn bộ sự tạo dựng của Đức Chúa Trời, nêu lên những gì quan trọng đối với Ngài . Khi chúng ta tóm tắt một việc gì đó, chúng ta nói những gì quan trọng nhất. Đức Chúa Trời cũng vậy. Vũ trụ (các tầng trời) được tạo nên vì trái đất, và trái đất được tạo nên vì con người. Nhưng điều thú vị là ở đây Kinh Thánh không nói đến con người một cách chung chung mà nói đến tâm linh của con người. Thế tạo sao Kinh Thánh lại nói "tâm linh của con người" mà không nói đến "con người"?
        Lý do ở đây là Đức Chúa Trời tạo ra con người theo hình ảnh của Ngài một cách rất đặc biệt. Cụ thể là con người được cấu tạo gồm 3 phần:
        • Thân thể là phần ngoài cùng, là phần nhìn  thấy được.
        • Tâm hồn là phần kế đó, không thấy được, bao gồm lý trí, ước muốn, và cảm xúc.
        • Tâm linh (linh hồn) là phần ở trong cùng. Đa số mọi người, kể cả các Cơ Đốc nhân, không thực sự biết đến phần này.
        Tại sao "tâm linh của con người" được nhắc đến cụ thể trong Xa-cha-ri 12:1? Tại sao Đức Chúa Trời lại tạo ra con người như vậy? Những gì Ngài làm, Ngài không làm một cách ngẫu nhiên mà luôn có mục đích. Đức Chúa Trời tạo ra con người như vậy vì Đức Chúa Trời  mong muốn có sự tương giao gần gũi với loài người mà Ngài đã tạo ra cách đây khoảng 6000 năm. Có thể nói là Đức Chúa Trời muốn ở gần con người, gần như có thể được. Chính vì vậy Ngài đã tạo ra tâm linh của con người là phần có thể tiếp cận Ngài, thậm chí có thể chứa đựng Ngài.  Tâm linh của con người là phần có thể chứa đựng sự sống của Đức Chúa Trời, và tiếp nhận sự sống của Ngài. Như ăng-ten để bắt sóng truyền hình, thì tâm linh của con người là một bộ phận để "bắt sóng" của Đức Chúa Trời.

        ttd16
        Tiếc rằng con người đã bị sa ngã và có vấn đề với tội lỗi. Vấn đề này phải được giải quyết trước. Chúa Jesus Christ bởi sự chết của Ngài trên thập giá và bởi sự phục sinh mà Ngài đã chấm dứt  nan đề tội lỗi. Ngài đã chết trên thập giá vì tội lỗi của thế gian. Nếu ai tin vào sự cứu rỗi của Ngài thì người đó được tha thứ mọi tội lỗi. Để làm gì? Không phải chỉ để người đó sạch mọi tội lỗi, mà Đức Chúa Trời, cùng với sự sống và mọi sự giàu có của Ngài, có thể vào trong con người, chính xác là vào trong tâm linh con người, là bình chứa đựng Ngài.
        Tóm lại, khi một người tiếp nhận Chúa Jesus, tội lỗi của người đó được tha và Đức Chúa Trời vào sống trong tâm linh của người đó. Lúc bấy giờ con người không chỉ gần gũi Đức Chúa Trời mà Đức Chúa Trời ở bên trong bên trong  tâm linh của con người. Đó là mục đích của sự tạo dựng con người.

        Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự khôi phục

        ttd17

        Công trình Sáu Ngày trong Sáng Thế Ký 1 có nghĩa gì?

        Nghĩa đen: công trình phục hồi vũ trụ của Đức Chúa Trời
        Nghĩa bóng: Đức Chúa Trời mượn hình ảnh của vũ trụ, thiên nhiên để nói đến:

        Các tài liệu đã được dùng để tham khảo

        Sưu tầm