Lu-ca
9:18-31“ Con Người cần phải chịu khổ nhiều nỗi, bị các trưởng lão, các
thầy tế lễ cả, cùng các văn sĩ loại ra, và bị giết, rồi đến ngày thứ ba được
sống lại. Đoạn, Ngài phán cùng mọi người rằng: “Nếu ai muốn theo ta, thì hãy từ
chối mình, hằng ngày vác thập tự giá mình mà theo ta. Vì hễ ai muốn cứu mạng
sống mình thì phải mất, còn hễ ai vì cớ ta mà mất mạng sống mình thì sẽ cứu
được. Vì há có lợi gì cho người nào, nếu được cả
thế giới mà chính mình phải bị hư mất hoặc thiệt
hại ư? Vì
hễ ai hổ thẹn về ta và đạo (lời) ta, thì Con người cũng sẽ hổ thẹn về người ấy, khi Người
đến trong vinh hiển của mình, của Cha, và của thiên sứ thánh. Ta nói
thật cùng các ngươi, trong những người đứng đây có kẻ hẳn chẳng nếm sự chết
trước khi chưa thấy nước Đức Chúa Trời. Ta nói thật cùng các ngươi, trong những
người đứng đây có kẻ hẳn chẳng nếm sự chết trước khi chưa thấy nước Đức Chúa
Trời.”
“Độ tám ngày sau khi phán các
lời đó, Jêsus đem Phi-e-rơ, Giăng và Gia-cơ đi với mình lên trên núi để cầu
nguyện. Đang khi Ngài cầu nguyện, diện mạo Ngài biến đổi, áo Ngài
trắng tinh sáng như chớp nhoáng. Kìa, có hai người nói chuyện
cùng Ngài, là Môi-se và Ê-li, hiện ra
trong vinh hiển, nói về sự qua đời của Ngài, mà Ngài sắp làm trọn tại
Giê-ru-sa-lem. Phi-e-rơ cùng đồng bạn mình đều buồn ngủ
đừ, nhưng khi tỉnh mỉnh, thấy vinh hiển của Ngài và hai người đồng đứng với
Ngài. Lúc hai người ấy lìa khỏi Jêsus, Phi-e-rơ bèn nói cùng Ngài
rằng: “Thưa thầy, chúng ta ở đây tốt lắm; chúng ta hãy dựng ba lều, một cho
thầy, một cho Môi-se, và một cho Ê-li.” Nhưng người không biết mình nói chi. Đang khi người còn nói, có đám mây kéo đến che phủ họ; và
khi vào trong đám mây thì họ đều sợ hãi. Có tiếng từ trong mây phán ra rằng: “Nầy là
Con ta, Người được lựa chọn của ta; hãy nghe Người.” Khi
tiếng ấy vang ra, thì chỉ thấy Jêsus ở một mình”
Rom
8: 17-19, “Lại nếu đã là con cái, thì cũng là kẻ thừa thọ với Christ, miễn
là chúng ta đồng chịu khổ với Ngài, hầu cho cũng đồng vinh hiển với Ngài.Vả,
tôi kể sự khổ sở hiện nay chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển sắp được bày tỏ
ra cho chúng ta. Thật,
mọi vật thọ tạo đều thiết tha trông đợi sự hiện ra của con cái Đức Chúa Trời”
I
Phi 4: 12-14, “Hỡi kẻ yêu dấu, về cơn lửa thử thách đến giữa anh em để thử
nghiệm anh em, thì chớ lấy làm lạ như một việc khác thường xảy đến cho anh em
đó; trái
lại, anh em có phần trong sự khổ sở của Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng
bấy nhiêu, hầu cho đến khi vinh hiển Ngài hiển lộ, thì anh em cũng được vui
mừng nhảy nhót. 1Ví bằng anh em vì cớ danh Christ mà chịu lăng nhục, thì
có phước, vì Linh vinh hiển của Đức Chúa Trời hằng ngự trên anh em”
2
Tim 2: 10-12, 4: 8, “Vậy
nên, ta vì cớ những người được chọn mà bền chịu mọi sự, hầu cho họ cũng được ơn
cứu rỗi trong Christ Jêsus với sự vinh hiển đời đời. Lời nầy đáng tin
lắm:Ví bằng chúng ta đồng chết với Ngài, thì cũng sẽ đồng sống với Ngài.
Nếu chúng ta
nhịn chịu nổi, thì chúng ta cũng sẽ cùng làm vua với Ngài Nếu chúng ta chối
Ngài, thì Ngài cũng sẽ chối chúng ta-- Từ rày về sau mão miện công nghĩa đã để
dành cho ta, Chúa là quan án công nghĩa, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó,
chẳng những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện ra của Ngài
nữa”.
Tôi
đã đọc những đoạn này vì chúng làm sáng tỏ con đường của Cơ Đốc nhân ở đây, là
một lối đi đau khổ, nhưng nó dẫn đến vinh quang. Nhưng sự đóng đinh đi trước lễ
đăng quang, hay sử dụng những từ ngữ rất quen thuộc, "Không có thập giá,
không có mão miện". Chúa đã chuẩn bị cho tất cả môn đồ của Ngài nhận thông
báo Ngài đưa ra trong Luca 9. Nhưng chưa bao giờ Ngài hoàn toàn mở ra những gì
được đưa ra ở đây. Hàng ngày, các môn đệ đã được nhiều ấn tượng rằng Ngài có khả
năng đem lại lợi ích hay giảm hạ Israel. Họ mong Ngài giải phóng họ khỏi sự
thống trị của La Mã và giải cứu họ khỏi mọi tai họa, mong rằng Đấng Meesiah cai
trị họ và đem đến vương quốc đã hứa từ lâu.
Nhưng,
thật kỳ lạ, Chúa Giêsu sắp nói với họ
rằng hy vọng của họ về sự thiết lập vương quốc trong quyền lực và vinh quang ngay
lập tức, việc loại bỏ các áp lực bên ngoài và điều ác, có thể chưa xảy ra.
Trước khi Chúa Giêsu mở điều này ra cho họ, chúng ta tìm thấy Ngài cầu nguyện một
mình. Các môn đệ ở với Ngài, Ngài hỏi họ, "Quần chúng nói Ta là
ai?” Họ trả lời cách hiệu quả rằng
có các ý kiến khác
nhau. Khi này Chúa Giêsu nói với họ, “Còn các ngươi thì nói ta là
ai?” Và Phêrô trả lời với quyết
định lớn nhất và chắc chắn, "Đấng Christ của Đức Chúa Trời ". Các môn
đệ đã không có câu hỏi về điều đó. Rõ ràng với họ, Ngài là Đấng Christ trông
đợi từ lâu, và Ngài đã có tất cả quyền năng cần thiết để giải cứu con người và
thiết lập vương quốc trên Israel.
Nhưng
trước sự ngạc nhiên của họ, họ được ra lệnh cách chặt chẽ là không nói cho bất
kỳ con người nào rằng Ngài là Đấng Christ! Chúa Giêsu lấy danh hiệu khác - Con
Người-- và nói: "Con người cần phải chịu đau khổ". Thay vì cho họ
thấy hy vọng của họ về phước lành trần gian phải được thực hiện ngay lập tức,
Ngài đóng sự hy vọng như vậy lại, và nói rằng Ngài phải đau khổ! Ngài lấy một danh
hiệu lớn – Con người - một danh hiệu kết nối với vinh quang lớn hơn rất nhiều
so với danh Đấng Mesish, vua của Israel. Thánh Vịnh 8, được viết rất lâu trước
khi Đấng Christ đến, cho thấy nó được kết nối với quyền thế và vinh quang phổ
quát, nhưng trước tiên, Ngài sẽ được làm thấp hơn các thiên thần.
Hê
2: cho thấy đó là vì “sự đau khổ của sự
chêt", nhưng nó làm cho tất cả mọi thứ đặt dưới chân Ngài trong ngày sắp tới. Ngài
nói với các môn đệ không chỉ đơn giản rằng Ngài sẽ chịu đau khổ, nhưng
Ngài phải chịu đau khổ- không có
cách nào tránh nó nếu loài người phải được cứu. Ngài phải chết cho họ. Vì thế
Ngài nói: "Con người cần phải chịu khổ nhiều nỗi, bị các trưởng lão, các
thầy tế lễ cả, cùng các văn sĩ loại ra, và bị giết, rồi đến ngày thứ ba được
sống lại". Những lời cuối cùng cho
thấy sự đau khổ không phải là kết thúc trong sự chêt, nhưng trong sự phục sinh
và vinh quang, vì Ngài sẽ được sống lại một lần nữa, phải, Ngài phải ( vinh
quang Đức Chúa Trời yêu cầu điều đó ) được sống lại một lần nữa, vào ngày thứ
ba. Điều nầy là một sự mở mắt cho các môn đệ là dường nào! Theo tự nhiên, họ
trông mong những người trưởng lão và các thầy tế lễ- các nhà lãnh đạo tôn giáo
tiếp nhận Đấng Christ, nhưng không, họ sẽ từ chối Ngài và giết Ngài! Nhưng để
khuyến khích họ, Ngài chỉ ra rằng những trưởng lão,... sẽ không thành công
trong âm mưu của họ là rứt bỏ Ngài, trong ngày thứ ba, Ngài phải sống lại một
lần nữa!
Con
đường của Thầy và của tôi tớ Ngài.
Sau
đó Ngài cho họ thấy rằng , nếu họ muốn theo Ngài, con đường của họ cũng sẽ là
một con đường đau khổ, vì Ngài nói với
họ tất cả, "Nếu ai muốn theo Ta, thì hãy từ chối mình, hằng ngày vác thập tự
giá mình mà theo Ta". Bây giờ điều
này không phải là điều nhẹ nhàng. Chúng
ta có thể từ chối mình khỏi phần lớn các thú vui, nhưng không từ bỏ chính mình.
Để cho bản ngã ra đi là điều cuối cùng chúng ta nên làm. Ngụ ý từ chối mình là
đau khổ thực sự - nhưng chúng ta không thể theo Đấng Christ cách thực sự trừ
khi chúng ta từ chối mình. Phải, hơn nữa, Chúa nói thêm, “vác thập giá mình
hằng ngày mà theo Ta". Đấng Christ đã vác thập giá của Ngài sẵn sàng cho
vinh quang Đức Chúa Trời và trong tình yêu của Ngài, Ngài có thể chết cho chúng
ta, và chúng ta được mời gọi để theo Ngài. Nhưng chúng ta không thể vác thập tự
giá của Ngài, chúng ta không được kêu gọi là để làm như vậy, chúng ta cũng
không có khả năng. Chúng ta được gọi vác thập giá của chúng ta. Mỗi con người
có thập tự giá mình để vác.
Người
ta không được đóng đinh trên cùng một cây thập tự. Mỗi người có một thập giá
cho mình, và phải mang nó đến nơi đóng đinh. Thập giá của bạn không phải của tôi,
cái của tôi cũng không phải của bạn, nhưng tất cả các môn đệ phải vác thập tự giá
của mình. Điều này có ngụ ý là chịu đau khổ và xấu hổ ở đây, và thậm chí tử
vong về mặt đạo đức. Nếu một con người được nhìn thấy là đang vác thập giá của
mình, mỗi người khác biết rằng người đó đang trên đường đến nơi bị đóng đinh,
và được coi là không còn phù hợp để sống nữa. Đây là nơi thế giới sẽ dành cho
chúng ta nếu chúng ta thật sự theo Đấng Christ, và chúng ta cũng tiếp nhận chỗ
đó trong bản thân, là không còn phù hợp để sinh sống. Thập giá tượng trưng kết
cuộc của con người. Đó là lý do tại sao chúng ta đọc trong Rô-ma 6:5 "Vì
biết rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Ngài trên thập tự giá, hầu
cho thân thể của tội lỗi bị diệt trừ, để chúng ta không còn làm tôi mọi cho tội
lỗi nữa". Ngoài ra Galati 5: 24 chép:
" Vả, hễ
ai thuộc về Christ Jêsus thì đã đóng đinh xác thịt với tà tình, tư dục của nó
trên thập tự giá rồi". Chúng ta được
mời gọi thực hành điều này mỗi ngày - không dung tha xác thịt, nhưng từ chối
mình, và có lẽ điều đó không ai biết trong thế giới này. Nếu chúng ta tìm cách
có được một tên tuổi cho nó, và suy nghĩ một cái gì đó cho sự hy sinh của chúng
ta hoặc sự tự từ chối, nó sẽ không còn là vác thập giá của chúng ta gì nữa,
nhưng trái ngược. Đó là một trắc nghiệm lớn đối với chúng ta để làm điều này
mỗi ngày. Một con người có thể sẵn sàng làm một số hành động anh hùng cho Đấng
Christ một lần và nhiều lần nữa, và có lẽ hy sinh mạng sống của mình, nhưng làm
điều nầy hàng ngày, tuần này qua tuần khác và hàng năm, trong nhiều năm dài,
đây là nơi của sự trắc nghiệm. Nhưng, Chúa có đủ cho chúng ta và có thể củng cố
chúng ta làm điều mà Ngài khuyến khích chúng ta và bảo chúng ta làm. Ngài cho
biết, hơn nữa, hầu cho hễ ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, nhưng hễ ai
mất mạng sống mình vì cớ Đấng Christ sẽ cứu nó.
Người
sẽ tìm thấy sự sống một cách tốt hơn, ở trên cao và vượt ngoài thế giới này, và
người sẽ thu đạt được nhiều hơn so với tất cả những gì có thể nhận được trong
thế giới này. Ngoài ra theo cách nào một con người sẽ được hưởng lợi nếu anh ta
được cả thế giới và mất chính mình hoặc bị loại bỏ đi? Trong bất cứ trường hợp nào
người sẽ bỏ mất toàn bộ thế giới sau khi đạt được nó, người không thể giữ nó,
cũng không thể mang nó theo khi người chết.
Vinh
Quang gấp ba lần của Thầy là lớn hơn. Sau đó để giúp chúng ta và khuyến khích chúng
ta, Ngài nói về sự Ngài đến trong vinh quang, trong một tính cách vinh quang gấp
ba lần, và cho thấy mức độ nghiêm trọng sẽ như thế nào nếu Ngài phải xấu hổ về chúng
ta sau đó. Chúa không muốn phải xấu hổ về dân của Ngài. Đó là một niềm vui với
Ngài để có thể nói, "Tốt lắm!" Ngài không muốn chúng ta nhận được một
số dấu hiệu của sự xấu hổ và không được chấp thuận từ Ngài vào ngày hôm đó, nhưng
cần một dấu hiệu của phê duyệt. Vì vậy, trong tình yêu và sự chăm sóc của Ngài
cho chúng ta, Ngài cảnh cáo chúng ta trước, và nói về sự vinh hiển gấp ba lần của
việc Ngài đến.
Trước
hết, Ngài sẽ đến trong vinh quang của Con Người.
Vinh
quang này được mở ra trong Daniel 7, nơi các ngôi đã bị lật đổ, đó là những cái
đệm đã được ném xuống để cho Quân Vương ngồi lên, và "có Đấng Thượng Cổ ngồi ở
trên. Áo Ngài trắng như tuyết, và tóc trên đầu Ngài như lông chiên sạch.
...ngàn ngàn hầu hạ Ngài và muôn muôn đứng trước mặt Ngài". Sau đó, sau sự tàn phá
"con thú" - đó là đế chế La tinh trong hình thức hồi sinh của
nó – “có một người giống như Con Người đến với những đám mây trên trời;
người tới đến Đấng Thượng cổ...Người được ban cho quyền thế, vinh hiển, và
nước; ...và nước người không bao giờ phải hủy phá”. Chúng ta đọc , “Ta lại nhìn xem trong những
sự hiện thấy ban đêm, nầy, có một người giống như con người đến với những đám
mây trên trời; người tới đến Đấng Thượng cổ và bị dẫn đến trước mặt Ngài. Người
được ban cho quyền thế, vinh hiển, và nước; hầu cho hết thảy các dân, các nước,
các thứ tiếng đều hầu việc người. Quyền thế người là quyền thế đời đời chẳng
qua đi, và nước người không bao giờ phải hủy phá".
Chúng
ta cũng đọc trong cùng chương “các thánh của Đấng Tối Cao nhất", hoặc đúng
hơn, “Trong những nơi cao nhất". Các thánh trên trời đã chết trong đức tin,
và đã phục vụ Ngài trung thành ở đây, tiếp lấy vương quốc với Ngài và cùng với
Ngài trị vì sau đó. Không cần phải nói rằng Con Người của Daniel 7, mà được
giới thiệu, bởi Đấng Thượng Cổ, có quyền thế rộng lớn, là Jesus bị khinh miệt
của Nazareth mà chúng ta tìm thấy trong Luca 9, lặng lẽ mở tương lai vinh hiển
của Ngài ra cho các môn đệ thân yêu của Ngài. Tự hào cách đúng đắn biết bao, nếu chúng ta có mặt vào ngày đó, khi Ngài đã sở hữu tất cả, khi Ngài đến trong
vinh quang tuyệt vời như vậy! Nhưng buồn bã biết bao nếu chúng ta đã trải qua
trong sự xấu hổ, hoặc nếu chúng ta có nhận được một số dấu hiệu không chấp
thuận, hoặc nếu Ngài không thể sở hữu chúng ta điều gì cả, là điều vốn thuộc về
Ngài!
Vậy
chúng ta hãy xem xét cẩn thận những từ ngữ đó. "hổ thẹn về Ta và lời (đạo)
của Ta". Có lẽ nhiều người sẽ không chính xác là mình xấu hổ về Ngài,
nhưng xấu hổ về những lời của Ngài. Có lẽ chúng ta coi thường những gì Ngài nói
về sự tha thứ cho anh em chúng ta, hoặc về việc làm cho ngay thẳng mối lưu tâm
của chúng ta, hoặc về việc không thuộc về thế giới, hoặc về việc vác thập giá
của chúng ta và phủ nhận chính mình. Nếu vậy chúng ta làm cho Ngài sẽ phải bày
tỏ sự Ngài không chấp thuận chúng ta trong ngày hôm đó, khi sự phê duyệt và
vinh hiển của Ngài sẽ được tìm thấy là có giá trị vĩnh cửu. Ngài sẽ đến lần nữa,
trong vinh quang của Cha Ngài.
Thậm
chí đây là một vinh quang lớn hơn vinh quang có quyền thế phổ quát như Con
người, Hoàng đế cuối cùng của thế giới, nếu tôi có thể nói như vậy về Ngài. Ngài nhiều hơn Nhà Cai trị phổ quát, Ngài là
Con, là đối tượng tình yêu và niềm vui của Chúa Cha. Ngài là gì với Đức Chúa
Cha thậm chí nhiều hơn Ngài là những gì khi có quyền thế phổ quát. Thật là một
vinh dự vì Ngài gắn liền với Con Đức Chúa Trời ! Phải, thậm chí Ngài đã được đưa
vào mối quan hệ phước hạnh cùng với Đức Chúa Trời như những con trai thân yêu
của Ngài, do đó thế giới sẽ biết vào ngày đó rằng Đức Chúa Trời đã yêu thương chúng ta như Ngài đã yêu Con
của Ngài ! Một suy nghĩ như vậy có ảnh hưởng sâu sắc đến chúng ta không?
Một
lần nữa, có một vinh quang gấp ba, vì Ngài đến trong vinh quang của các thiên
thần thánh . Bây giờ Đấng Christ, chính mình là Đấng đã dựng nên những thiên sứ
thánh, cho công tác trực tiếp của sự sáng tạo trong Kinh Thánh, được qui cho
Con, Thân vị thứ hai củaTam vị nhất thể. Giêsu không chỉ là Con người, Ngài là Đức
Chúa Trời, và Ngài tạo nên các thiên sứ thánh để làm theo ý muốn của Ngài và thực
hiện niềm vui của Ngài, và họ theo lệnh của Ngài, và họ thỏa thích phục vụ
Ngài. Hãy suy nghĩ, sau đó, thật là một đoàn hộ tống lộng lẫy cho Con Người! Vì
Ngài sẽ đến cùng với các thiên thần hùng mạnh, những quyền lực lớn hơn nhiều so
với quyền lực của loài người, và tất cả đã sẵn sàng để phục vụ Ngài! Chúng ta
đọc về một thiên thần giết một đội quân 185.000 con người! Thật là một sự đối kháng
kinh sợ, sau đó, thế giới có thể chống lại Đấng Christ thiết lập vương quốc của
Ngài và trị vì trên toàn thế giới không? Ngài sẽ thực hiện tất cả trước mặt
Ngài, và những con người không muốn vương quốc của Ngài, sẽ được cắt bỏ và bị
hư mất. Thật là một sự khích lệ lớn lao, chịu đau khổ với Ngài bây giờ, nếu
chúng ta muốn cai trị với Ngài sau đó, và có một số khác biệt, có thể được ở
trong vương quốc sẽ được vinh quang như
vậy mà tất cả các vương quốc khác trong quá khứ sẽ hoàn toàn bị lãng quên hoặc
chìm vào bóng tối. Nếu nhờ ân sủng chúng ta là con Đức Chúa Trời, những người cùng
thừa kế của Đức Chúa Trời và đồng thừa kế với Đấng Christ, như chúng ta đọc
trong Rô-ma 8, chúng ta không nên quên những gì sau đây: "chúng
ta đồng chịu khổ với Ngài, hầu cho cũng đồng vinh hiển với Ngài" và rằng "sự khổ sở hiện nay
chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển sắp được bày tỏ ra cho chúng ta".
Nếm
trước
Tuy
nhiên, để khuyến khích các môn đệ hơn nữa, Chúa Giêsu nói rằng một số người trong
họ không nếm sự chết cho đến khi thấy
nước Đức Chúa Trời. Và tám ngày sau, Ngài đã đem ba trong số họ lên núi. Chúng
ta đọc, Ngài đã đi đến đó để cầu nguyện - một biểu hiện của sự phụ thuộc vào Đức
Chúa Trời, vì không bao giờ có một con người nào quá phụ thuộc Đức Chúa Trời như
Đấng Christ, và Ngài là người sẽ mang lại hạnh phúc cho toàn thế giới này. Nó
sẽ không được đưa vào bởi sự độc lập của các nhà lãnh đạo thế giới này, cũng
không bởi sự độc lập và ý chí của dân
chúng, nhưng do Con Người cầu nguyện và phụ thuộc, - Chúa Giêsu Christ. Rõ ràng lúc đó là thời gian vào ban đêm, vì
các môn đệ nặng nề với giấc ngủ, thì bất
ngờ Con Người cầu nguyện tỏa sáng như mặt trời (Ma. 18. 2), và "áo Ngài trắng như
ánh sáng". Ngoài ra còn có hai con
người ở với Ngài, thân mật với Ngài, "nói chuyện với Ngài."
Họ
là Môi-se và Ê-li, họ xuất hiện trong vinh quang, không nói với nhau về vương
quốc vinh quang của Đấng Christ, nhưng nói về "sự qua đời (exodus), của Ngài,
mà Ngài sắp làm trọn tại Giê-ru-sa-lem",
có ngụ ý, sự ra đi, hay cuộc di cư của Ngài, cách vinh quang mà Ngài sẽ rời
khỏi thế giới này trên thập giá Đồi Sọ. Vì những gì con người nhìn vào chỉ là
sự xấu hổ và yếu ớt- sự chết của Đấng Christ- thực sự là một khoảnh khắc vinh
quang đạo đức tối cao. Vì Ngài tỏa sáng vinh quang hơn bao giờ hết trong những
khoảnh khắc kết thúc, trong ân sủng và tình yêu của Ngài cho con người, và
trong sự tận tụy của Ngài với ý muốn của Đức Chúa Trời, trong việc đưa chính
mình làm một sự sinh tế cho tội lỗi, và trong việc thể hiện đầy đủ tình yêu của
Đức Chúa Trời đối với con người. Ngài đã thắng trận tại Gô gô-tha không bằng
giá của huyết hàng ngàn con sinh, nhưng, chỉ Một SINH TẾ của Ngài, Con Đức Chúa
Trời hằng sống, do đó, thông qua sự đổ huyết báu của Ngài, chúng ta có thể được
thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi, và không bao giờ có thể bị hư mất, nhưng được cứu
vĩnh viễn.
Môi-se
và Ê-li cũng đã xuất hiện trong vinh quang , bày tỏ không chỉ pháp luật và các
tiên tri của Cựu Ước đã được hoàn thành và thực hiện tốt trong vương quốc vinh
quang của Đấng Christ và trên lập trường sự chết của Ngài, nhưng họ cũng là
những hình ảnh các thánh nhân đã chết trong đức tin và của các thánh đồ, như
Ê-li, được cất lên mà không chết khi Đấng Christ đến cho dân Ngài.
Sau
đó chúng ta sẽ được cất lên để gặp Chúa, cùng với tất cả những người đã ngủ qua
Ngài; nói cách khác, với tất cả những người đã chết trong đức tin, và tất cả
chúng ta sẽ đến với Ngài trong vinh quang. Do đó Môi-se và Ê-li là một hình ảnh
của tập thể thuộc thiên trong vinh quang với Đấng Christ , trong khi ba môn đệ
đại diện cho tập thể thế hạ, những người sẽ được vui hưởng sự trị vì của Đấng
Christ trên trái đất trong những ngày tới. Thật là một ngày lạ lùng khi Con
Người cầu nguyện, Chúa Giêsu Christ của chúng ta, đến trong quyền lực và uy
nghi rồi cai trị trái đất cho Đức Chúa Trời, và khi tất cả các thánh đồ trên
trời đến trong vinh quang với Ngài!
Nhưng
vẫn có một điều còn lớn hơn vinh quang được biểu hiện của vương quốc. Chúng ta
đọc thấy khi Môi-se và Ê-li từ giã, có một đám mây đến, một đám mây sáng (Ma 17:
5), che phủ họ, các môn đệ đã sợ khi họ vào
đám mây, và" có tiếng từ đám mây, nói rằng, “Đây là Con yêu dấu của Ta: hãy
nghe Người". Đám mây đó là đám mây "vinh quang tuyệt vời", là nơi cư trú của Chúa Cha, là nhà Cha. Nó
đại diện cho phần hưởng và đặc quyền sáng chói nhất mà chúng ta có thể có, cụ
thể là, được liên kết với chính Con của Đức Chúa Trời trong sự hiện diện của
Chúa Cha, trước mặt Ngài, để biết và tận hưởng tình yêu của Ngài như được tiết
lộ cho chúng ta bởi Con của Ngài. Đây là lý do tại sao tiếng nói từ đám mây nói:
"Đây là Con yêu dấu của Ta: hãy nghe Người". Khi chúng ta lắng nghe Đấng
Christ, học theo Ngài, tất cả nỗi sợ hãi qua đi, và Ngài mở ra cho chúng ta nơi
chúng ta có trong lòng yêu thương của Chúa Cha, trong nhà của Cha. Chỉ Con có
thể tiết lộ tình yêu đó. Thật Phi-e-rơ ngu ngốc biết bao, hoặc không biết gì, vì
ông đặt Đấng Christ trên cùng cấp bậc với Môi-se và Ê-li, và muốn làm ra ba cái
lều. Nhưng ông đã sớm nhận thấy sai lầm của mình khi Môi-se và Ê-li biến mất,
họ thấy mình bị che phủ bởi đám mây vinh quang, và nghe giọng nói của Chúa Cha
kêu gọi họ chú ý đến Con Ngài. Sau đó, " Họ ...chẳng thấy ai cả, chỉ thấy
Jêsus mà thôi".
Các
Thánh đồ đau khổ trong tất cả các thời đại.
Chắc
chắn, bạn yêu quý ơi, thật có giá trị trong khi chịu đau khổ cho Đấng Christ ở
đây trong quan điểm về các đặc quyền vinh quang như vậy! Không có gì mới khi
các thánh đồ phải chịu khổ. Họ luôn luôn đã phải chịu khổ kể từ khi thời gian bắt
đầu. Họ phải chịu khổ vì nhiều lý do khác nhau. Kinh Cựu Ước tiết lộ của các
loại đau khổ chính yếu.
Abel
là
trường hợp đầu tiên. Abel chịu đau khổ vì sự công bình dưới tay của Cain, người
ghét ông và giết ông. Hắn giết ông 'Bởi công việc của người là ác,
còn công việc của em là nghĩa". Abel
nhìn nhận sinh tế của mình rằng sự chết thay cho con người. Do đó ông giết một
con chiên, dâng nó cho Đức Chúa Trời, và đã được chấp nhận. Ông là người công
bình và chịu khổ dưới tay Cain, là người có công việc xấu xa. Sau đó, chúng ta
có
Enoch
người
đã đồng đi với Đức Chúa Trời ba trăm năm, đã nói tiên tri về việc Chúa đến
"với muôn vàn thánh đồ, để thi hành sự xét đoán trên mọi người, và hoàn toàn
thuyết phục hết thảy những kẻ bất kỉnh về mọi việc bất kỉnh mà họ đã làm cách
bất kỉnh, cùng mọi lời cứng cỏi mà các tội nhân bất kỉnh kia đã nói nghịch Ngài". Rõ ràng
Enoch chịu khổ vì sự kỉnh kiền hay lòng đạo đức của mình. Lòng mộ đạo đem
Đức Chúa Trời vào trong mọi sự của cuộc sống hằng ngày, và Enoch sống kính kiền
giữa một thế giới không tin kính, Đức Chúa Trời sở hữu ông bằng cách tiếp rước ông
ra đi mà không có việc trải qua sự chêt. “Người ta không thấy người nữa,
vì Đức Chúa Trời đã cất người lên".
Sau đó chúng ta đến
Noah
-
Ông đã xây dựng một chiếc tàu để cứu nhà của mình, tin rằng Đức Chúa Trời sẽ
nhận chìm thế giới bởi một trận lụt lớn. Noah đau khổ vì ông hành động dưới ảnh
hưởng của “những điều chưa thấy", vì trước
cơn lũ lụt trái đất được tưới bằng một màn sương bay lên từ trái đất, và chưa
bao giờ có mưa suốt qua 120 năm. Ông làm chứng rằng Đức Chúa Trời sẽ nhận chìm
thế giới, và như Peter nói về những kẻ nhạo báng, trong những ngày cuối cùng
người nói. "Chớ nào lời hứa về sự hiển hiện của Chúa ở đâu?” Vì vậy không có nghi ngờ trong những ngày đầu trước
khi nước lụt đến, Noah đã phải chịu đựng từ những kẻ nhạo báng và phải chịu bất
kỳ số lượng chế giễu nào. “Nhưng lũ lụt đã đến và cuốn họ đi tất cả".
Chúng ta cũng phải chờ đợi sự đau khổ
trong thế giới này, nếu chúng ta sống và đang di chuyển bằng ánh sáng của thế
giới hầu đến và những điều mà "mắt chưa hề nhìn thấy, tai chẳng hề
nghe', “nhưng mà Đức Chúa Trời đã tiết
lộ cho chúng ta bởi Thánh Linh của Ngài”. Thế giới hy vọng cách vô ích rằng nó
sẽ tiếp tục mãi mãi, và chúng ta phải mong đợi sự nhạo báng của họ nếu chúng ta
cho rằng Đức Chúa Trời sẽ phán xét nó và
đưa đến một thế giới của sự sống và vinh quang thay cho vị trí của nó. Sau đó,
Abraham
đã
phải chịu khổ trong khi rời khỏi quê hương, người quen biết và thân nhân của
ông. Trong sự vâng lời mời gọi, Đức Chúa Trời vinh quang đã xuất hiện với ông.
Trải một trăm năm, ông là một người lữ khách và một người khách lạ trong xứ
Canaan , ông không có làm chính trị trong thế giới này- lòng yêu nước --vì ông
trông chờ một thành phố có các nền tảng và chờ một quê hương trên trời, và "nức lòng nhìn thấyngày của Đấng Christ"
(Giăng 8: 56). Chúng ta thường cho phép cái thiên nhiên biết bao ? Các mối quan
hệ hoặc những ý tưởng sai lầm về lòng yêu nước đã ngăn cản chúng ta theo Chúa.
Nhưng nếu chúng ta đáp lại sự kêu gọi và sống như một người thuộc về một đất
nước khác, chúng ta phải chịu đau khổ ở đây. Sự bồi thường tuyệt vời biết bao!
Tuy nhiên, khi chúng ta thấy mình là một phần của thành phố thánh khiết, thành
Giêrusalem trên trời, từ trời, từ Đức
Chúa Trời mà xuống, đem phước hạnh cho tất cả các quốc gia! Tiếp theo là
Joseph
Chịu
khổ từ anh em mình. Ông bị đau khổ vì, “nhiều lý do”, vì cha ông yêu ông, vì áo của ông mặc có nhiều màu sắc, và vì các
tầm nhìn và khải thị của ông, cũng vì ông
vạch trần cách xấu xa của họ. Vì vậy, các Cơ Đốc Nhân đi vào tình yêu của Chúa
Cha nhiều hơn những người khác bước vào, hoặc những người bước ra cách rõ rệt
trong quần áo đạo đức đẹp của Đấng Christ, với nhiều màu sắc hoặc những ân sủng
khác nhau, thường bị các Cơ đốc nhân bạn bè của mình ghét hoặc không thích,
những người ít hiểu biết về tình yêu đó, và không tìm cách biết điều đó, mặc dù
cùng một tình yêu cũng dành cho anh nữa. và quần áo của họ có vẻ đẹp của Đấng
Christ hơn quấn áo của thế giới. Ông bị thế giới ghét nữa bởi luôn luôn thể
hiện tính tách tuyệt vời đối với các đối tượng lựa chọn của tình yêu và chăm
sóc của Chúa Cha, và là những người có đạo đức hoàn toàn khác so với họ.
Sau
đó, các Cơ Đốc Nhân cũng phải chịu đau khổ vì những khải thị tuyệt vời về các mục
đích của tình yêu mà Đức Linh mặc khải cho những người yêu mến Đức Chúa Trời. Một
lần nữa họ thường phải chịu khổ, không chỉ vì cách bước đi của họ, họ kết án
thế giới, nhưng vì sự tin kính của họ là một lời khiển trách với các anh em của
họ, những người bước đi không cẩn thận, và bắt tay với thế giới. Joseph cũng bị
đau khổ vì lời cáo tội giả tạo. Khi bị bán vào Ai Cập, và ông bị giam giữ, mặc
dù hoàn toàn vô tội, bị tra chân vào cùm
bằng sắt cho đến khi những gì Đức Chúa Trời
đã nói xảy ra. Vua sai người trả tự do và tôn cao ông làm người cai trị
chính trong đất nước. Có lẽ sự vu cáo và bị hiểu lầm trong thế giới này là một
trong những loại đau khổ khó khăn nhất; nhưng chúng ta hãy nhớ thời gian đang
đến rất nhanh, khi Đức Chúa Trời sẽ công khai biện minh cho dân bị vu khống của
Ngài, và tại tòa án Đấng Christ mỗi người sẽ được thể hiện, và không có lời cáo
tội sai lầm nào sẽ đứng nổi, và người được chấp thuận sẽ được thể hiện công
khai. Sau đó, một lần nữa
Môi-se
bị
đau khổ khi đồng nhất bản thân mình với dân
bị khinh miệt của Đức Chúa Trời, con cái Israel, khi họ vẫn còn trong ách nô lệ
dưới tay Pharaoh. Ông có thể cứ làm người vĩ đại tại triều đình Pharoah và là người
bảo trợ của người Israel, nhưng ông "đành lựa chọn thà đồng chịu ngược đãi với dân Đức Chúa
Trời còn hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi, coi
sự lăng nhục của Đấng Christ là giàu có trổi hơn của báu Ai-cập, vì người ngửa
trông sự ban thưởng". Đây là lần đầu
tiên trong Kinh Thánh chúng ta có một dân là dân của Đức Chúa Trời, và Moses có
can đảm để bỏ lại tất cả và đồng nhất bản thân với họ. Bây giờ, ngày nay điều
nầy có ngụ ý là sự đau khổ thực sự nếu chúng ta đồng nhất bản thân mình với dân
của Chúa, mặc dù nhiều người của họ bị khinh miệt và nghèo khổ, hoặc đất nước
họ có thể thuộc về nước thấp kém nào đó.
Nhưng
họ sẽ không mãi mãi nghèo khổ và bị xem thường. Không bao lâu nữa, họ sẽ được
nhìn thấy trong vinh quang của Đấng Christ và tỏa sáng như mặt trời, sẽ vượt xa phần lớn người được tôn cao nhất
trong toàn bộ vũ trụ, họ sẽ có vị trí
cao nhất trong thiên đường của tất cả sinh vật của Đức Chúa Trời. Nên bây giờ
chúng ta đừng xấu hổ khi nhìn nhận và đồng nhất bản thân mình với những người
yêu mến Chúa và những người liên kết với nhau trong sự tương giao chân thật,
thánh khiết, chờ đợi Đấng Christ.
Một
lần nữa. Môi-se cũng đau khổ vì ông là người tôi tớ của Chúa. Ông là người đầu
tiên được gọi như vậy trong Kinh thánh, và là một hình bóng nổi bật của Đấng
Christ. Ông là một người đầy tớ thật đáng ghi nhận. Ông đã mang Israel ra khỏi
Ai Cập và phục vụ họ suốt bốn mươi năm trong đồng vắng. Ông có một phụng vụ rất
khó khăn và trả giá bằng nhiều đau khổ. Vào một thời điểm, trong lòng trung
thành của mình, ông đã phải đứng một mình cho Đức Chúa Trời chống
lại toàn bộ hội chúng rộng lớn của Israel. Nhưng Đức Chúa Trời nâng đỡ ông cho đến khi kết thúc. Luke 9 cho thấy ông ở
trong vinh quang trong các ngày sắp tới. Vì vậy, tất cả những người phục vụ
Chúa ở đây cũng phải chờ đợi sự đau khổ, và đôi khi thậm chí đứng một mình,
nhưng hãy nhớ, "nếu ai phục sự ta,
thì Cha ta ắt tôn trọng người"
Một lần nữa
Caleb
và Joshua
đã
đau khổ vì họ đưa ra một báo cáo tốt về miền đất, cả hội chúng Israel, sáu trăm
ngàn con người, bảo ném đá hai ông, khi vinh quang của Chúa can thiệp, và sáu
trăm ngàn người đã chết trong đồng vắng, còn hai nhân chứng trung thành sống
sót một mình để đi với con cái Israel thế hệ sau vào miền đất bốn mươi năm sau
đó. Vì vậy, cũng vậy, nếu chúng ta trung thành trong nhân chứng và chứng cớ của
chúng ta, khuyến khích nhau tiếp lấy sở hữu hiện tại, trong quyền năng của Đức
Linh, của những gì Đức Chúa Trời đã định cho chúng ta, như những con trai thân
yêu của Ngài và là thuộc về thiên đường, chúng ta có trách nhiệm phải chịu khổ dưới
bàn tay của những người đã coi thường miền đất vui thích. Một lần nữa.
David
đã
chịu đau khổ vì ông đã được Chúa xức dầu. Sau-lơ là sự lựa chọn của dân chúng,
nhưng David đã được Chúa lựa chọn; ông đã phải chịu khổ nhiều trong một thời
gian dài, và những người ở với ông, cuối cùng đã lên ngôi. Nhưng họ từng ở trong
hang động, hạnh phúc hơn Saul và Jonathan trong cung điện, vì Đức Chúa
Trời ở với họ. Vì vậy, tất cả những ai
được xức dầu bởi Đức Linh của Đấng
Christ, chắc chắn sẽ bị đau khổ trong thế giới này. Thế giới không đau khổ. Nhưng
Thánh Linh ban phước cho họ. "Song mọi người muốn sống cách kỉnh kiền
trong Christ Jêsus đều sẽ bị bắt bớ".
Nhưng sự giải cứu sẽ sớm đến, và nếu "chúng ta chịu đau khổ với Ngài,
chúng ta sẽ trị vì với Ngài”. Sau đó
Các
tiên tri
bị
đau khổ vì có lời Chúa. Họ đã có một lời từ Đức Chúa Trời, nó đụng đến lương
tâm và tấm lòng của con người và vạch trần anh ta. Nó cũng mang Đức Chúa
Trời đến với anh ta, kêu gọi sự ăn năn,
và làm chứng về Đấng Christ là hy vọng duy nhất cho con người. Nhưng tất cả đều
phải chịu khổ vì chứng cớ của họ. "Hỡi anh em, hãy lấy các tiên
tri đã nhơn danh Chúa mà nói làm gương mẫu về sự chịu khổ và kiên nhẫn". Vì vậy, ngày nay, nếu có một ai bây giờ có bất
cứ điều gì về ân tứ tiên tri, trong cách đem Đức Chúa Trời đến cho dân chúng, do
đó làm cho những bí mật của tấm lòng người ta bị tỏ bày, cho dù phụng vụ của ông nhỏ bé theo cách này, cho dù
đó là một người anh em hay một người chị em, ông sẽ phải chịu khổ.
Các
chị em có thể có vài ân tứ tiên tri, nhưng nếu như vậy, họ phải luyện tập nó
một cách phù hợp với một người phụ nữ. Nhiều người mẹ đã theo cách này làm gia
đình bà lớn lên cho chứng cớ. Nhưng bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào, có một đôi lời của Chúa, ngay cả trong một con đường nhỏ,
anh ta phải mong đợi bị đau khổ, nếu ông trung thành với những gì Chúa ban cho. Các
tiên tri đã đứng bên phía của Đức Chúa Trời trong một ngày, khi Đức Chúa Trời đã
bị hỗ nhục và lãng quên, và điều nầy ngụ
ý sự đau khổ.
Nhân
vật cuối cùng của sự đau khổ mà tôi phải đề cập đến từ Cựu Ước được tìm thấy
trong cuốn sách của Daniel.
Daniel
và
ba người bạn của ông đã chịu khổ từ Babylon. Họ đã từ chối thức ăn ô uế của
Babylon. Shadrach, Meshach và Abednego cũng từ chối cúi đầu trước tượng vàng và
khước từ tham gia vào tôn giáo thống nhất của thế giới. Họ bị ném vào lò lửa vì
điều đó, nhưng Đức Chúa Trời đã giải cứu họ và công khai tôn vinh họ. Daniel
cũng từ chối cầu nguyện cùng con người thay vì Đức Chúa Trời, khi tất cả đã
đồng ý thay thế Đức Chúa Trời và thiết
lập vua thế cho Ngài. Giá Daniel phải trả là hang sư tử. Nhưng Đức Chúa Trời hằng
sống khớp miệng sư tử và minh oan tôi tớ của Ngài trước thế giới. Điều nầy là
một sự khích lệ lớn cho chúng ta, là từ chối Babylon hiện đại, hệ thống kiêu
ngạo của vinh quang thế giới này, mà nhanh chóng tiếp cận sự cuối cùng của thế giới!
Sau
đó trong Tân Ước, người bị đau khổ hàng đầu là Đấng Christ.
Ngài
chịu khổ vượt qua mọi người. Ngài đau khổ vì những gì Ngài là - Hạnh phúc tuyệt
đối hóa thân trong một Người, -sự biểu hiện đầy đủ của Đức Chúa Trời. Ngoài ra
Ngài cũng chịu khổ trong việc tạo nên sự chuộc tội và gánh cơn thịnh nộ của Đức
Chúa Trời thay cho chúng ta như là của lễ chuộc tội tất nhiên, Ngài hoàn toàn cô đơn một mình
trong điều này.
Sau
đó, Ngài cũng chịu đau khổ cho tất cả những lý do tôi đã đề cập ở trên. Ngài là
biểu hiện của tất cả những đau khổ đa dạng mà các thánh đồ đã được kêu gọi chịu đựng, vì Ngài là người lãnh đạo. Ngài là
người vĩ đại nhất của tất cả các người chịu khổ, và cuối cùng Ngài dẫn đầu
trong vinh quang, vượt qua tất cả. Tất cả các tiên tri hiệp nhất chứng minh cho
những đau khổ của Đấng Christ và vinh quang theo sau.
Nhưng
theo một cách tương tự, chúng ta được kêu gọi phải chịu khổ. Tất cả những ai có
Linh của Đấng Christ được mời gọi để chịu đau khổ vì Đấng Christ. Sự đau khổ của Cơ Đốc nhân dữ dội hơn bất cứ
điều gì được biết đến trong Cựu Ước. Đây là điều ở bên trong lòng nhiều hơn bên
ngoài, ở trong linh nhiều hơn trong xác thịt, mặc dù cũng thường có cái bên
ngoài nữa. “Ví bằng anh em vì cớ danh Christ mà chịu
lăng nhục, thì có phước, vì Linh vinh hiển của Đức Chúa Trời hằng ngự trên anh
em", và "Đức
Chúa Trời của mọi ân điển đã gọi anh em đến sự vinh hiển đời đời của Ngài trong
Christ, sau khi anh em tạm chịu khổ, chính Ngài sẽ làm cho anh em trọn vẹn,
vững vàng và thêm sức cho". Chú
ý, chúng ta không có gì để chịu đau khổ như một tên làm ác, nhưng chỉ chịu khổ như
là một Cơ Đốc Nhân, rồi khi ngày đăng quang đến, niềm vui và phần thưởng của chúng
ta sẽ lớn biết dường nào!
Nụ
cười của Ngài sẽ là phần thưởng là dường nào! Những đau khổ này "nhẹ và
tạm thời"!
Xin
Chúa giúp chúng ta trung thành cho đến khi đó, để chúng ta có thể nhận được “mão miện công nghĩa”
mà Chúa sẽ ban cho vào ngày đó, không chỉ
cho Paul, nhưng cũng “cho
tất cả những người yêu mến sự hiện đến của Ngài” vì cớ danh Ngài./.
23-5-2014