Gieo Giống
"Hãy lắng tai, nghe tiếng ta; hãy để ý, nghe lời ta! Kẻ cày để gieo, há hằng ngày cứ cày luôn hay sao? Há chẳng vỡ đất và bừa hay sao? Khi đã bộng bằng mặt đất rồi, há chẳng vãi tiểu hồi, gieo đại hồi ư? Há chẳng tỉa lúa mì nơi rãnh, lúa mạch nơi đã cắm dấu, và đại mạch trên bờ ư? Ấy là Đức Chúa Trời dạy và bảo nó cách phải làm. Vì người ta chẳng dùng trái lăn mà nghiền tiểu hồi, cũng chẳng cho bánh xe lăn trên đại hồi; nhưng tiểu hồi thì đập bằng cái que, đại hồi thì đập bằng cái thẻ. Người ta vẫn xay lúa mì; nhưng chẳng đập luôn, dầu cho hột thóc qua dưới bánh xe hoặc chân ngựa, song không giập nát. Điều đó cũng ra bởi Đức Giê-hô-va vạn quân, mưu Ngài lạ lùng, sự khôn ngoan Ngài tốt lành " (Ê-sai 28:23-29 ).
"Hãy lắng tai, nghe tiếng ta; hãy để ý, nghe lời ta! Kẻ cày để gieo, há hằng ngày cứ cày luôn hay sao? Há chẳng vỡ đất và bừa hay sao? Khi đã bộng bằng mặt đất rồi, há chẳng vãi tiểu hồi, gieo đại hồi ư? Há chẳng tỉa lúa mì nơi rãnh, lúa mạch nơi đã cắm dấu, và đại mạch trên bờ ư? Ấy là Đức Chúa Trời dạy và bảo nó cách phải làm. Vì người ta chẳng dùng trái lăn mà nghiền tiểu hồi, cũng chẳng cho bánh xe lăn trên đại hồi; nhưng tiểu hồi thì đập bằng cái que, đại hồi thì đập bằng cái thẻ. Người ta vẫn xay lúa mì; nhưng chẳng đập luôn, dầu cho hột thóc qua dưới bánh xe hoặc chân ngựa, song không giập nát. Điều đó cũng ra bởi Đức Giê-hô-va vạn quân, mưu Ngài lạ lùng, sự khôn ngoan Ngài tốt lành " (Ê-sai 28:23-29 ).
"vì cớ đó, Ta sẽ cứ làm việc lạ lùng giữa dân
nầy, sự lạ rất lạ đến nỗi sự khôn ngoan của người khôn ngoan sẽ ra hư không, sự
thông sáng của người thông sáng sẽ bị giấu... Những kẻ lòng vốn sai lầm sẽ trở nên khôn sáng,
kẻ hay oán trách sẽ được dạy dỗ." (Ê-sai 29:14,24 ) .
"Khi hai người đã giảng
Tin Lành trong thành đó, và làm cho nhiều người trở nên môn đồ, thì trở về
Lít-trơ, Y-cô-ni và An-ti-ốt, làm cho tâm hồn môn đồ vững vàng khuyên cứ giữ
đức tin, và bảo rằng cần phải trải qua nhiều hoạn nạn mới được vào nước Đức
Chúa Trời"(Công 14:21,22 ).
Dụ ngôn này mà chúng ta đã đọc từ
Ê-sai có liên quan đặc biệt đến sự hiểu biết thuộc linh, kết hợp với ý nghĩa các
đường lối của Chúa có với dân Ngài. Bối cảnh của đoạn văn liên quan với các tập
thể trung thành của con cái Chúa, những người, ở giữa nhiều người không trung
thành, đã đau khổ vì lòng trung thành của họ. Đấy là điều luôn luôn khó hiểu; sự
thử thách đức tin. Vì sự phức tạp này, trong sự hiện diện của các đau khổ như
vậy, mà Chúa đã ban cho tôi tớ Ngài lời của dụ ngôn này.
Ý nghĩa chung của dụ ngôn là đủ
rõ ràng. Con người áp dụng cho quá trình tự nhiên sự khôn ngoan bẩm sinh hay
tìm được của họ- trí tuệ được sinh ra hoặc từ năng khiếu hoặc kinh nghiệm- như
những gì nên được thực hiện với điều này và điều kia, khi cần thực hiện, nên
được thực hiện như thế nào; nhưng họ thường không nhận ra hai điều đó. Thứ
nhất, sự khôn ngoan mà nhờ đó họ hành động như vậy đã đến từ Đức Chúa Trời-
"Điều đó cũng ra bởi Đức
Giê-hô-va'; và thứ hai, đằng sau những điều mà họ đang làm, thể hiện sự
khôn ngoan hay kiến thức mà họ có được, cho dù bằng cách học hỏi, bằng kinh
nghiệm, hoặc bằng cách được đào tạo - đằng sau những gì họ đang làm, bởi vì nó
là sự khôn ngoan Đức Chúa Trời ban cho, có một ý nghĩa thuộc linh. Họ làm được
nhiều điều, và họ không thấy ý nghĩa thuộc linh trong những điều họ đang làm.
Tôi thường cảm thấy, và đôi khi nói, tôi muốn tất cả các chuyên gia trong các
lĩnh vực khác nhau của kiến thức và khoa học- y học, sinh học, vật lý, và v..v..
- có thể nhìn thấy thông qua kiến thức chuyên môn của họ đến sự giải thích thuộc
linh. Ê-sai đang nói ở đây, rằng đằng sau những thứ được thực hiện trong thiên
nhiên- trong trường hợp này, các hoạt động nông nghiệp – đều có những ý nghĩa
thuộc linh.
Cày Đất
Ý nghĩa của sự cày xới
Ngay từ đầu: "Kẻ cày để gieo, há hằng
ngày cứ cày luôn hay sao?" Vâng, câu trả lời theo ý thức chung là, không, tất nhiên anh ta
không! Anh sẽ là một người điên nếu anh đã cày, và sau đó tiếp tục cày suốt năm; nếu anh
ta không có làm gì khác nhưng cứ cày, hay bừa miếng đất đã cày của mình. Anh ta
làm điều đó liên tục sao? Không; Đó là một công việc mà đã được thực hiện - sự
đập vỡ, quay trở đất lên, phơi bày các yếu tố, làm đau đớn - đó là một hoạt
động thiết yếu, nhưng không phải tiếp tục vô thời hạn. Nó là một cái gì đó phải
được thực hiện, nhưng có thời gian và vị trí, có sự bắt đầu và kết thúc.
Chúa đang nói với dân trung tín
của Ngài, là những người cảm thấy rằng họ đang được cày xới; cày bừa là cắt sâu
vào tâm hồn của họ; họ đang bị bật lên và bật lên, vạch trần, tan vỡ, bị đau
thương ray rứt. Chúa nói, ngay cả với dân trungtín: "Điều này là cần
thiết, chúng ta đang hướng tới một vụ thu hoạch, với những giá trị thực tế; đây
là một khía cạnh thiết yếu của công việc. Nhưng ... hãy tiếp lấy sự an ủi này:
điều nầy không tiếp diễn đời đời'. Dưới bàn tay của Chúa, điều đó có định kỳ,
và nó được định giờ. Nó đi vào cuộc sống cá nhân của con cái Đức Chúa Trời; nó đi
vào cuộc sống của một tập thể dân Chúa; và, như lịch sử cho thấy, nó đi vào
kinh nghiệm của toàn thể Hội Thánh.
Lần theo thời gian, trải qua
nhiều thế kỷ, hành động của Chúa có vẻ đang cắt sâu, làm đảo lộn, phá vỡ một
lần nữa. Đó là cách khó nhọc hướng tới một số vụ thu hoạch mới. Nhưng lời của
Chúa là: "hỡi dân thân mến, hãy nhớ rằng: Ta là Người với bàn tay đang
cày: Ta có toàn bộ điều này trong tay, sẽ không tiếp tục cày mãi mãi". Đó
là cái gì cần thiết - tất cả mọi người sẽ đồng ý với nó trong tự nhiên; chúng
ta đồng ý với nó, chắc chắn, trong ân sủng - nhưng có thời gian giới hạn của nó;
và khi giai đoạn đó được thực hiện, Chúa chấm dứt nó, và nói: Bây giờ, điều đó được
thực hiện và chúng ta có thể tiến tới điều tiếp theo.
Gieo những hạt giống
Bây giờ dụ ngôn tiến tới hạt
giống. Bạn nhận thấy rằng bốn loại giống được đề cập ở đây: tiểu hồi, đại hồi,
lúa mì, lúa mạch.Và đó là một điều rất thú vị, mặc dù rất khó phát hiện trong
bản dịch của chúng ta, rằng các động từ được sử dụng là lựa chọn cách xác định
và đặc biệt liên quan đến loại hạt giống. Đại hồi cũng là rất nhỏ, nhưng lớn
hơn tiểu hồi một chút. Các hạt giống đại hồi
được 'làm rải rác'; nhưng đối với tiểu hồi một
động từ khác được sử dụng: đó là "phân phối", là gieo cách cẩn thận
hơn so với cách gieo khác. Và khi bạn đến với lúa mạch và lúa mì, nó là 'rơi'
vào các lỗ; nó được chăm sóc đặc biệt hơn khi gieo vào nơi ấn định cho nó. Không
gieo rắc nó; nó được trồng.
Bây giờ, có lẽ bạn có thể nhìn
thấy một cái gì qua đó. Dân của Chúa khác nhau. Tôi không nghĩ rằng dụ ngôn có
ý định phân biệt đối xử về giá trị. Tất cả mọi thứ có giá trị riêng của nó, và
mọi thứ đều có sự xứng đáng riêng của nó, ý nghĩa riêng của nó. Đó là tất cả
một phần của vụ thu hoạch lớn. Nhưng giả sử chúng ta nhìn vào sự rải hạt giống
và gieo rắc tiểu hồi, không phải là một cái gì đó ít quan trọng hơn, nhưng có
lẽ là những người nhỏ hơn, chúng ta sẽ nói, họ còn ở trong giai đoạn chưa
trưởng thành hoặc giai đoạn trẻ em. Tôi nghĩ rằng họ bao gồm, cho đến nay, số
lượng lớn dân của Chúa, nằm rải rác khắp nơi. Họ là dân của
Chúa nói chung, được phân tán, gieo rắc trên trái đất- "cánh đồng là thế
giới " (Math. 13:38) - và bởi vì họ chưa tới một điểm của sự trưởng thành
lớn hơn, hoặc đến giai đoạn mà một cái gì đó nhiều hơn là nhận thức, nên Chúa
giao dịch với họ theo cách êm ái của chính Ngài.
Đạp Lúa
Sự thu hoạch những hạt giống
Chú ý những gì theo sau: làm thế
nào tiểu hồi và đại hồi được xử lý theo một cách; lúa mì và lúa mạch được xử lý
hoàn toàn theo khác cách. Với tiểu hồi, đại hồi thì không cần có bánh xe cán
lên; không sử dụng máy đập lúa được; nó chỉ cần thanh cây nhẹ nhàng. Vì vậy,
công việc được thực hiện với hai thứ rau nầy quá dễ dàng, còn các sự xử lý khó
khăn hơn của sân đạp lúa không cần đến. Họ chỉ là trẻ em. Bây giờ, điều này
không đúng sự thật với đời sống Cơ Đốc nhân sao? Đôi khi bạn tự hỏi: tại sao
một số người bước đi một cách dễ dàng; rất nhiều Cơ Đốc nhân có cuộc sống nhẹ nhàng;
Chúa dường như không xử lý với họ như Ngài xử lý những người khác- có lẽ như với
bạn. Vâng, tất cả đều đúng, thời gian của họ đã không đến. Tất nhiên tất cả dụ
ngôn được phân loại, bạn không thể thay đổi các hạt tiểu hồi tí xíu thành lúa
mì; đây là nơi mà tất cả các dụ ngôn có những hạn chế của chúng. Trong lĩnh vực
tổng quát nào đó, nơi có giá trị nội tại đối với Chúa, các giao dịch của Chúa,
trong thời gian tới, dường như rất nhẹ nhàng và cho họ dễ bước đi; chỉ là cây
gậy, chỉ là cây trượng, chỉ là một cái thẻ ở đây và ở đó, mà không cần bất cứ
điều gì rất quyết liệt. Chúa xử lý với dân chúng tùy theo mức lượng của họ. Ở
một giai đoạn nào đó, mức lượng của họ là điều này, và Chúa giao tiếp với họ
thật phù hợp.
Vấn đề sự đo lường
Nhưng, ngay lập tức câu hỏi về sự
đo lường lớn hơn, và giá trị lớn hơn, đến trước mắt (đôi khi hiện ra rất sớm,
đôi khi có vẻ mất nhiều thời gian hơn) - ngay sau khi các giá trị lớn hơn, như lúa
mì và lúa mạch, đến trước mắt, sự diều dụng của Chúa có rất nhiều quyết liệt. "Há chẳng tỉa lúa mì nơi
rãnh". Nếu hỏi về giá trị của 'bánh mì', khi đó những người đang
sắp làm 'bánh mì', có nghĩa là, thực phẩm, cho dân của Đức Chúa Trời, sẽ phải chịu
Chúa xử lý rất quyết liệt. Nếu bạn cảm thấy Chúa đang xử lý bạn theo cách đó,
làm bầm dập, nện bằng búa, đánh đập trên bạn như đập lúa, tôi nói cho bạn một
cách mạnh mẽ, đó là một dấu hiệu hy vọng. Chúa có ngụ ý một cái gì đó có giá
trị trong cuộc sống của bạn cho người khác. Đó là hạt giống của 'bánh mì' được
giày đạp.
Nhiều Cơ Đốc nhân trẻ không hiểu
khi chúng tôi nói chuyện với dân trưởng thành hơn của Chúa về những khó khăn và
đau khổ của đời sống Cơ Đốc nhân. Họ nghĩ rằng chúng tôi có một chút bệnh hoạn,
vì làm cho đời sống Cơ Đốc nhân là một cái gì đó phức tạp và khó khăn. Cho bất
kỳ người trẻ Cơ Đốc nào như vậy, tôi sẽ nói: nếu bạn là người của Chúa, Chúa sẽ
đối phó với bạn một cách thích hợp để bạn đến chỗ làm người thuộc linh. Ngài sẽ
không quá khó khăn với bạn; Ngài có thể rất nhẹ nhàng với bạn, Ngài chỉ có thể
sửa sai bạn bằng thanh roi, khá nhẹ nhàng, bởi vì cho đến nay, bạn còn ở trong
thể loại của hạt giống tí xíu như 'tiểu hồi’. Nhưng hãy nhớ, có
thể không phải luôn luôn như thế. Chúa là Đấng muốn điều tốt nhất,trátim của
ai đặt trên 'bánh mì' cho dân Ngài– thì trên cả trái đất, dân Ngài sẽ nhận được
sức mạnh, nuôi dưỡng, xây dựng, thông qua chức vụ của bạn, cá nhân hay tập thể-
nếu sắp có được như vậy, để làm thỏa mãn khát vọng trái tim của Ngài, bạn sẽ có
một thời gian khó khăn; bạn đang trải qua “sân đạp lúa”; bạn sẽ biết “bầm dập” là gì.
Nếu Chúa không thể làm điều đó,
và Ngài đã giữ cho chúng ta ở bậc tiểu học, cơ sở dễ dàng để bước đi, nơi mà tất
cả chúng ta có một thời gian hạnh phúc, và Chúa rất hiếm khi làm bất cứ điều gì
trừng trị và nghiêm ngặt, cũng không phải là một lời khen cho đời sống thuộc linh
của chúng ta. Có nghĩa là Ngài không thể làm tất cả những gì Ngài muốn làm cho
bạn, dù Ngài có thể có nhu cầu lớn về bánh mì. Vì vậy, nếu Ngài thực sự khiến
bánh xe Ngài cán trên chúng ta, nếu móng của những con ngựa đạp trên chúng ta,
nếu cây đập lúa làm việc trên chúng ta, đó là vì Ngài đang nhìn chúng ta như
hạt gống làm ra bánh mì, một cái gì đó mà nhờ đó Ngài sẽ phục vụ chính mình vì
lợi ích của người khác.
Giải thích về kỷ luật
Nói cách rất ngắn gọn và không
hoàn hảo, đây là ngụ ngôn của Ê-sai. Bây giờ, nếu bạn nhìn, bạn sẽ thấy thế nào
điều đó tác thành ra tập thể này. Dân sót đau khổ - đau khổ không phải vì sự
bất trung của riêng mình, nhưng vì sự bất trung của dân tộc như một toàn thể,
đau khổ dưới bàn tay của Chúa, được xử lý, bị kỷ luật - đó là phần của dân còn
sót lại, đó là chìa khóa của Chúa với toàn bộ tình hình sau nầy. Nó luôn luôn
như thế. Chìa khóa cho tình hình toàn thể dân của Chúa là một dân sót, một tập
thể, những người cùng chịu khổ với Ngài, và những người để mình trải qua kỷ
luật, là điều cần thiết.
Chúa đang nói gì, có lẽ với bạn,
trong dụ ngôn nầy? Có lẽ bạn đã có một thời gian khó khăn hơn so với nhiều
người, và bạn không hiểu nó. Có lẽ bạn nói: Điều nầy có cần thiết cho đời sống
Cơ Đốc không? Xem xét tất cả các Cơ Đốc nhân khác; họ không có những khó khăn
và rắc rối như tôi có. Vâng, dụ ngôn giải thích lý do đó. Toàn bộ các điểm của
dụ ngôn này là sự hiểu biết thuộc linh. Chúa giao dịch với dân Ngài theo những
cách khác nhau. Vâng, những người khác nầy cũng là dân của Ngài, nhưng, nhưng...
cho đến nay, họ không có thể phục vụ Ngài trong cách thức mà Ngài muốn được
phục vụ, và vì thế Ngài đang đối phó với họ, khá nhẹ nhàng, theo thể loại của
họ, trong mức lượng của họ; nhưng bạn có thể được chọn cho một cái gì đó nhiều
hơn.
Ý tưởng rất phổ biến trong Cơ Đốc
giáo, là khi được Chúa đại dụng là một
diều lớn lao và lạ lùng! Ô một nhà truyền giảng vĩ đại ! Ô một giáo sư tuyệt
vời! Ô, một công nhân Cơ Đốc lớn lao!
Hãy để tôi nói với bạn, đó là một quan niệm hoàn toàn giả tạo. Sự thật là những
người phục vụ Chúa chân thực nhất phải đi qua những đau khổ sâu xa nhất. Bàn
cân đang thực sự được Đức Chúa Trời nắm giữ -- thêm đau khổ, thêm tính hữu dụng;
ít khổ đau, ít hữu dụng. Đó là cách Đức Chúa Trời nắm giữ bàn cân của Ngài, và
đó là những gì được nói ở đây, hàm ý trong câu chuyện này. Bạn có thể có nhiều
hay ít thời gian dễ chịu. Tôi không muốn làm bạn ngã lòng bằng cách nói rằng có
thể không phải luôn luôn như vậy, nhưng nếu bạn thực sự muốn được sử dụng nhiều
hơn cho Chúa, hãy nhớ là chỉ có thể chịu một kỷ luật sâu sắc hơn từ Chúa. Và
nếu bạn đang có một thời gian đặc biệt khó khăn, rất có thể đó là vì Chúa muốn
đáp ứng nhu cầu của dân Ngài đầy đủ hơn thông qua bạn.
Sưu tầm
Người dịch bài nầy có cảm tác bài
thơ nói về các cách xử lý của Chúa trên thánh đồ như sau:
Chúa Xử Lý Thánh Dân
Xử lý thiên dân Chúa dụng công,
Cách Ngài biến ứng thật vô cùng.
Thánh đồ sợ tiếng gầm sư tử,
Cái áo bị mòn lúc mọt ăn.
Phải đập đại hồi bằng cái thẻ,
Lúa mì đạp dưới bánh xe đồng.
Trong tay Thợ Gốm đất đâu dám,
Lên tiếng kêu ca mà uổng công.
M.K.
Ô-sê 5:12,14; 11:10: Thi-thiên 39:11 “Vậy nên, Ta giống như con
mọt cho Ép-ra-im,và như sự mục nát cho nhà Giu-đa-Vì Ta sẽ như một con sư tử
cho Ép-ra-im, như một sư tử con cho nhà Giu-đa. Thật, chính Ta, chính ta sẽ cắn
xé rồi đi luôn; Ta sẽ bắt đem đi và chẳng ai có thể giải cứu-Chúng
nó sẽ theo sau Đức Giê-hô-va, Ngài gầm thét như sư tử; Ngài sẽ gầm thét, các
con cái sẽ từ phương tây run rẩy mà đến--Khi Chúa trách phạt loài người vì cớ
gian ác, Thì Chúa làm hao mòn sự đẹp đẽ họ khác nào như con mọt: Thật, mọi
người chỉ là hư không”