Làm thế nào David có thể nhận lấy nhóm người
vô vọng do Đức Chúa Trời sai đến với ông
và lập họ thành một đội quân có thể giải phóng thành Keilah khỏi quân
Philistine đang tấn công? Lần đầu, số người đến với David là 4000, nhưng lúc
ông giải phóng Keilah, số người đã tăng lên 600 (1 Sam. 22:2; 23:13). Nhóm này
trở nên hạt nhân của đội quân thắng thế chiến đấu sát bên David để thiết lập
vương quốc của ông. Ba mươi bảy người giữa vòng họ là những người mạnh mẽ của
David (2 Sam. 23:8-39). Nếu anh em yêu Chúa, hãy khao khát trở nên một “người
mạnh mẽ” trong đội quân thuộc linh của Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta đều đủ
phẩm chất.
Để sản sinh một đội quân như vậy, David đã
chú ý đến bốn vấn đề. Thứ nhất, ông lưu lại trong sự hiện diện của Chúa, học
tập tin cậy Ngài trong mọi sự, thậm chí vào những lúc bị đánh bại. Thứ hai, ông
chăm sóc những người Chúa sai đến với ông, đầu tư chính ông vào họ. Thứ ba, ông
đã huấn luyện họ làm điều ông làm: tin cậy Đức Chúa Trời và đầu tư chính họ vào
người khác. Cuối cùng, ông cung cấp các cơ hội cho họ sử dụng những gì họ đã
học được – một cánh đồng để lao tác trong đó.
LƯU LẠI TRONG
SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA
David chưa bao giờ cư trú trong việc bị đánh
bại. Mặc dù ông đương đầu với mọi loại khó khăn và gian khổ nhưng ông chưa bao
giờ bỏ cuộc. Thậm chí Elijah, một trong các tiên tri vĩ đại nhất trong Cựu Ước,
cũng đã có lúc muốn bỏ cuộc (1 Vua 19:2-4). David chưa từng hành động theo cách
này vì ông biết cách xoay qua Chúa và tin cậy Ngài, thậm chí ở giữa vòng các sự
thất bại. Những người đến với David chắc hẳn được gây ấn tượng bởi cách ông có
thể viết Thi Thiên 34 trong khi đang trốn trong hang động Adullam.
Một người có thể thất bại, giống như một
người có thể bị đánh bại mà không thất bại. Bí quyết để không bao giờ bị đánh
bại là luôn luôn có các kinh nghiệm tươi mới về Đấng Christ. Thậm chí trong các
sự thất bại cùng cực, David vẫn xoay qua Chúa. Thí dụ, sau khi tiên tri Nathan
đối đầu với David về việc ngoại tình của ông với Bathsheba, David đã có một sự
ăn năn đích thực (Thi 51). Ông chưa bao giờ bị đánh bại đến nỗi lập tức xem xét
việc từ bỏ Chúa.
Có nhiều lý do tại sao chúng ta có thể xem
xét việc từ bỏ Chúa. Chúng ta có thể bị tội lỗi và tính thế tục bắt lấy, nhưng
lý do chính là Chúa không còn giữ vị trí đầu nhất trong lòng chúng ta. Chúng ta
thường đo tình trạng thuộc linh của chúng ta bởi việc chúng ta chiến thắng đến
đâu, nhưng thước đo của David là sự hiện diện của Chúa. Bí quyết của ông là ông
chỉ muốn Chúa. Dù chiến thắng hay bị đánh bại, ông vẫn tìm kiếm sự hiện diện
của Chúa. Từ lúc này trở đi, điều này trở nên bí quyết của mọi sự ông làm.
Chúng ta sẽ kinh nghiệm cả những ngày chiến thắng lẫn những ngày thất bại,
nhưng bất luận thế nào chúng ta vẫn cần lưu lại trong sự hiện diện của Chúa.
Bất kể trải qua vấn đề gì, chúng ta cần lưu lại với Chúa, học tập tin cậy Ngái
trong mọi sự.
ĐẦU TƯ VÀO NGƯỜI KHÁC
Saul
chiêu mộ những người có khả năng nhất vì vương quốc của ông (1 Sam. 14;52). Thí
dụ, nếu một người từ trường đại học Harvard xuất hiện, Saul có thể chiêu mộ
người ấy vì lĩnh vực học vấn của người ấy. Nếu ông nhìn thấy một người tốt
nghiệp West Point , ông sẽ yêu cầu người ấy
đóng một vai trò nào đó trong quân đội của ông. Tuy nhiên, Saul đã dùng những
người được chiêu mộ này chỉ như công cụ để đạt đến mục đích riêng của mình. Đây
không phải là cách của David. Ông tiếp nhận và chăm sóc mọi người Chúa sai đến
với ông, đầu tư chính ông vào họ. Đây là lý do tại sao việc David kiểm kê dân
số là một sự xúc phạm lớn đối với Đức Chúa Trời vì trong trường hợp này, ông
chỉ xem họ như vốn của mình (2 Sam. 24:2-17). Khi nhận thức điều mình làm khi
kiểm kê dân số, ông lập tức ăn năn và xoay trở lại với Chúa. Đó là một trong
những nhược điểm lớn nhất của ông vì điều đó hoàn toàn chống lại những gì ông
đại diện như một người vừa lòng Đức Chúa Trời. Ông chăm sóc những người Chúa
sai dến với ông. Đây là lý do David có thể dấy họ lên.
Chúng ta phải nhìn thấy người khác theo cách
này. Chúng ta đừng bao giờ xem người khác là phương tiện để xúc tiến mối quan
tâm riêng của mình. Chúng ta sẽ không bao giờ trưởng thành đầy đủ nếu không
biết cách dấy người khác lên, giống như người ta không bao giờ trưởng thành đầy
đủ cho đến khi trở nên cha mẹ. Khi giúp con cái tăng trưởng, chính họ kinh
nghiệm một giai đoạn tăng trưởng khác. Những người không đầu tư chính họ vào
người khác sẽ không bao giờ trưởng thành cách đúng đắn. Vì vậy, nếu anh em muốn
tăng trưởng, hãy đầu tư chính anh em vào một ai đó. Mặc dù rõ ràng anh em có
thể trở nên một người dẫn dắt trong hội thánh của mình, anh em vẫn sẽ không
thật sự tăng trưởng trừ khi anh em đầu tư chính mình vào người khác.
Thông thường, sự tăng trưởng của một đứa trẻ
đòi hỏi sự nuôi nấng lành mạnh của cha mẹ. Có những đứa trẻ tăng trưởng tốt mặc
dù cha mẹ chúng không chăm sóc chúng, nhưng đây là các ngoại lệ. Sự chăm sóc
lành mạnh của cha mẹ đòi hỏi một sự sẵn lòng hi sinh vì cớ con cái họ, là những
người có thể không đánh giá cao những gì mà cha mẹ mình chịu đựng. Điều cần
thiết trong nếp sống hội thánh ngày nay là loại chăm sóc hi sinh này (2
Cor.12:15).
MỘT KHUÔN MẪU TRONG VIỆC TIN CẬY ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ ĐẦU TƯ VÀO NGƯỜI KHÁC
David chắc chắn đã huấn luyện người của ông
sử dụng các vũ khí, công tác như một đội quân và chiến đấu như một đội quân.
Tuy nhiên, sự huấn luyện trọng yếu mà David cung cấp cho họ là việc đặt sự tin
cậy của họ nơi Chúa và chăm sóc những người mà họ được đặt để ở với. David đã
trở nên một khuôn mẫu cho họ trong những điều này.
Nếu chúng ta muốn dấy lên những người Chúa
đặt để ở với chúng ta, chúng ta phải là một khuôn mẫu cho họ trong việc kinh
nghiệm Đấng Christ trong mọi tình trạng và trong việc đầu tư chính họ vào người
khác. Trong mọi điều này, họ không được nương dựa vào bất cứ ai và bất cứ điều
gì khác hơn chính Đấng Christ. Loại huấn luyện lành mạnh này là trọng yếu nếu
chúng ta muốn họ chiến đấu cho Chúa theo cách đem vương quốc Ngài đến.
MỘT CÁNH ĐỒNG ĐỂ LAO TÁC TRONG ĐÓ
Sau khi được David huấn luyện, nhóm người nhỏ
bé này có thể chiếm lại Keilah bằng cách đánh bại quân Philistine (1 Sam.
23:1-5). Trận chiến này làm cho mọi sự huấn luyện của họ trở nên thực tế và
thực tiễn.
Nếu chúng ta không có một cánh đồng thực tiễn
để vận dụng những gì chúng ta đã học thì sự huấn luyện của chúng ta sẽ chẳng
sản sinh điều gì cả. Một số người có thể cảm thấy rằng là một yếu nhân trong
nếp sống hội thánh có thể thay thế cho việc có một cánh đồng để lao tác trong
đó, nhưng không phải như vậy. Chúng ta cần có một cánh đồng thực tiễn để lao
tác trong đó, là điều đem chúng ta đến với Đấng Christ. Cánh đồng là nơi sự tin
cậy của chúng ta trong Đấng Christ và sự chăm sóc người khác trở nên thực tiễn.
Trong cánh đồng này, chúng ta không nên chỉ hiện hữu như con cờ, nhưng đúng hơn
chúng ta phải sống một nếp sống mãn nguyện như các thi thể hữu cơ của Thân Thể Đấng
Christ, phát triển và tăng trưởng trong
chức năng.
Cánh đồng lao tác đầu tiên của tôi trong nếp
sống hội thánh là phục vụ thiếu nhi. Tôi bắt đầu như một giảng viên nhưng cuối
cùng trở nên người dẫn dắt sự phục vụ thiếu nhi, chịu trách nhiệm huấn luyện
người khác. Mỗi tuần, mỗi giảng viên phải làm bài tập, đọc Kinh Thánh và tăng
trưởng trong sự sống thuộc linh. Họ thậm chí phải đến với nhau để giải thích
cách họ dạy bài học của mình cũng như làm chứng thể nào họ đã sống trước mặt
Chúa. Do diễn trình đó mà nhiều giảng viên tốt được dấy lên. Đó là một cánh
đồng.
Về sau khi được chấp nhận vào trường đại học
đầu tiên, tôi nhận thức rằng đây có thể là một cánh đồng lao tác khác. Tôi đã
thuê một phòng gần trường đại học và bắt đầu rao giảng phúc âm cho các sinh
viên ở đó. Cuối cùng nhiều người đã được cứu.
Lần đầu tiên tôi đến Hoa Kỳ là vào năm 1963.
Tôi đã công tác với một cặp vợ chồng và bởi sự thương xót của Chúa, từ đó công
tác phát triển thành mười hai hội thánh với hàng ngàn Cơ Đốc nhân trong vùng
Ngũ Đại Hồ, mở ra cho tôi một cánh đồng rộng lớn để lao tác trong đó.
Chúng ta không nên thỏa mãn vói việc chỉ sống
như một người đi lễ, vâng lời những người dẫn dắt hội thánh và dâng thuế phần
mười hàng tuần. Chúng ta cũng không nên chỉ tham dự vào việc thực hiện một số
hoạt động. Các hoạt động sẽ giúp chúng ta phát triển một kỹ năng nhưng có thể
không dạy chúng ta tin cậy Chúa hay chăm sóc người khác. Nếu không tích cực
tham dự vào một cánh đồng lao tác, chúng ta sẽ đơn giản duy trì một nếp sống
hội thánh tốt đẹp, nghĩ rằng mọi sự đều lạ lùng trong khi có rất nhiều điều xảy
ra. Vì vậy, tất cả chúng ta phải tìm kiếm một cánh đồng lao tác trong hội thánh
địa phương của mình để giúp chúng ta nhận biết Đấng Christ và đầu tư vào người
khác.
Tôi rất vui sướng khi nghe rằng một người trẻ
đã tìm thấy một cánh đồng. Những người trẻ phải chiến đấu cho điều này. Nếu họ
bắt đầu phục vụ những học sinh trung học thì họ không nên chỉ ở đó cho vui. Họ
phải có khả năng nói rằng đó là sứ mệnh của họ từ Chúa và phải có gánh nặng về
điều đó. Họ phải nói: “Hãy cho tôi ba năm và xem điều gì xảy ra. Tôi sẽ dấy lên
mười người khác phục vụ với tôi, là những người chia sẻ sứ mệnh của tôi. Chúng
tôi sẽ cùng nhau nhân đôi số học sinh trung học yêu Chúa.” Đây là ý nghĩa của
việc có một cánh đồng lao tác.
Khi anh em lao tác trong cánh đồng của mình,
hãy thực hành có các kinh nghiệm tươi mới về Đấng Christ. Ngoài ra, tốt hơn
đừng lao tác một mình, nhưng hãy lao tác cùng với một vài người. Hãy đầu tư
chính anh em vào những người khác để cho người khác đầu tư chính họ vào anh em.
Không ai trong chúng ta được riêng lẻ, ích kỷ hoặc đơn độc khi lao tác trong
cánh đồng của mình. Chúng ta phải đầu tư chính mình vào nhau khi cùng nhau phục
vụ trong nếp sống hội thánh.
SỰ CẦU NGUYỆN CỦA CHÚNG TA
David đã công tác với bất cứ ai Chúa đem đến
với ông– những người đau khổ, những con nợ và những người bất mãn. Có ai ngoài
David sẵn lòng công tác với những người như vậy không? Ông đã dấy họ lên, lập
họ thành một lực lượng chiến đấu để thiết lập vương quốc của mình. Chẳng phải
điều này đáng khích lệ sao? Mọi người phải cầu nguyện: “Chúa ơi, tôi thì đầy
dẫy các nan đề và không có gì nhiều cả; dù vậy tôi dâng mình cho Ngài để trở
nên một trong những người mạnh mẽ vì vương quốc của Ngài, để chủ đích của Ngài
có thể được hoàn thành trên đất.”