Ký thuật về những người nam mạnh mẽ của David
cung cấp một bức tranh tốt đẹp về các loại chức vụ khác nhau cần thiết cho nếp
sống vương quốc được thiết lập trong hội thánh ngày nay (1 Cor 12:5). Mỗi một
người nam mạnh mẽ này hoàn thành một điều gì đó, đại diện một phương diện của
chức vụ, một “cánh đồng” trong đó chúng ta có thể phục vụ. Chúng ta cần một
cánh đồng như vậy nếu muốn tăng trưởng. Nếu không có một cánh đồng thì không có
cách nào được biểu lộ như một “người nam mạnh mẽ”, Vì Kinh Thánh ký thuật những
điều rất cụ thể được những người nam mạnh mẽ này hoàn thành. Ngày nay chúng cần
cần tác nhiệm theo cách sản sinh một phước hạnh cụ thể trong hội thánh. Mười
một trường hợp của những người nam mạnh mẽ được đề cập cụ thể trong Kinh Thánh
mô tả mười một cánh đồng phục vụ. Một nếp sống hội thánh trọn vẹn và có chức
năng cần cả mười một cánh đồng này được kinh nghiệm và áp dụng vào những thời
điểm khác nhau.
Những người nam mạnh mẽ này được sản sinh
trong ba nhóm. Nhóm thứ nhất đến với David trong khi ông đang trú ẩn trong hang
động Adullam. Nhóm thứ hai đến với David trước khi họ đi đến Ziklag để giúp ông
có được vương quốc. Rồi sau khi David được tiếp nhận làm vua tại Hebron , nhiều người đã đến
với ông để giúp xây dựng vương quốc. Một số người từ mỗi nhóm này trở nên những
người nam mạnh mẽ chiến đấu sát cánh với David vì vương quốc thuộc đất của Đức
Chúa Trời
NHỮNG NGƯỜI NAM
MẠNH MẼ VÌ VƯƠNG QUỐC
Những người nam mạnh mẽ của David chiến đấu
vì vua của họ và sự thiết lập vương quốc của ông. Đây là đặc điểm nổi bật của
những người nam mạnh mẽ thật. Họ không mạnh mẽ để thiết lập một điều gì đó cho
chính họ. Khi chúng ta rao giảng phúc âm và phục vụ trong các cánh đồng khác
nhau, mục tiêu của chúng ta chỉ là Đấng Christ và vương quốc Ngài.
Vương quốc này là gì? Ngày nay Đấng Christ là
thực tại của vương quốc này được biểu hiện cách thực tiển qua Thân Thể Ngài
trên đất như các hội thánh địa phương. Các hội thành này là niềm ao ước của Đức
Chúa Trời, vì vậy tất cả những người nam mạnh mẽ phải chiến đấu để Đấng Christ
trở nên thực tại cho mọi tín đồ trong hội thánh của họ. Theo cách này, Thân Thể
Đấng Christ sẽ được biểu hiện trong địa phương của họ. Bất kỳ chức vụ nào không
phục vụ các hội thánh địa phương đều không phải là một chức vụ theo niềm ao ước
của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn chúng ta có được Đấng Christ và Đấng Đấng
Christ mà chúng ta có ao ước được biểu lộ trên đất này qua các hội thánh địa
phương.
Vì vậy, chúng ta đừng xem thường hội thánh
của mình. Cho dù Đấng Christ khó có thể được nhìn thấy ở đó thì đó vẫn là sự
biểu hiện của Ngài, vì Ngài là nội dung của hội thánh. “Sự mạnh mẽ” của chúng
ta là vì điều này. Hội thánh của chúng ta càng mạnh mẽ thì sự biểu lộ Đấng
Christ sẽ càng thắng thế. Nếu chúng ta phục vụ với cái nhìn về các hội thánh
địa phương thì cô dâu của Đấng Christ sẽ được sửa soạn cho Chúa.
CHỊU HUẤN LUYỆN
ĐỂ TRỞ NÊN NHỮNG NGƯỜI NAM
MẠNH MẼ
Những người nam mạnh mẽ trở nên mạnh mẽ vì họ
dâng mình cho David để chịu huấn luyện. Để phục vụ Chúa như một trong những
người nam mạnh mẽ của Ngài, chúng ta cũng phải chịu huấn luyện. Bất kỳ sự mạnh
mẽ nào mà chúng ta sở hữu vì sự xây dựng vương quốc của Đức Chúa Trời đều không
có được cách tình cờ. Hãy chiến đấu để có cơ hội được huấn luyện cách hiệu quả.
Điều này sẽ diễn ra như thế nào? Khi Chúa cung cấp! Một cách là qua sự huấn
luyện chính thức. Một cách khác là bởi những người tiến bộ hơn trong Chúa dấy
lên những người trẻ hơn. Tôi khích lệ tất cả những người tốt nghiệp đại học
cống hiến ít nhất 1 năm cho điều này. Sau 1 năm như vậy, tôi tin họ sẽ vận hành
nhiều hơn trong hội thánh của họ. Một số người có thể cảm thấy được Chúa dẫn
dắt để tìm việc làm trong khi những người khác có thể cảm thấy không bị điều gì
làm vướng bận để phục vụ Ngài. Theo cách này, họ sẽ trở nên những người nam
mạnh mẽ cho Chúa dù họ đi làm hay phục vụ Ngài trọn thời gian.
Có một sự khác biệt thật giữa sự phục vụ và
sự phục vụ có hiệu quả. Nếu không nhận lấy đường lối chịu huấn luyện chúng ta
có thể ngày càng lớn tuổi hơn mà không có gì phô bày ngoại trừ địa vị và tính
thâm niên. Thay vì huấn luyện những người trẻ hơn chúng ta trong Chúa, chúng ta
có thể nắm giữ địa vị của mình, chặn đứng sự tiến bộ của họ cách hiệu quả.
Những người đạt được địa vị lãnh đạo hiếm khi từ bỏ điều đó cách dễ dàng. Một
số người không thể từ bỏ địa vị của họ, không phải vị họ sở hữu một chức vụ
đích thực mà là vì họ cảm thấy đó là tất cả những gì họ phải phô bày cho các
năm phục vụ của họ. Để chịu huấn luyện hầu cho chúng ta có thể trở nên hiệu quả
trong sự phục vụ của mình. Nguyện tất cả chúng ta chịu huấn luyện để phục vụ
cách hiệu quả trong cánh đồng lao tác vì sự xây dựng vương quốc của Chúa.
LẤY ĐƯỢC NƯỚC UỐNG Ở BETHLEHEM CHO DAVID
Một ngày kia, David kêu la với sự mong mỏi:
“Ô, ước gì ai đó cho ta uống nước từ giếng ở Bethlehem ..” (2 Sam 23:15). Cách mà những
người nam của David đáp ứng với sự mong mỏi của ông bày tỏ cho chúng ta đôi
điều về những người nam mạnh mẽ mà ông huấn luyện. Hãy xem xét để thực hiện một
sự mong mỏi như vậy đòi hỏi những gì – các con đường chắc hẳn đã được canh
phòng vì vậy chuyến di hành của họ không phải dễ; Bethlehem bị chiếm giữ bởi
quân đội Philistine, vì vậy họ phải vượt qua đơn vị đồn trú. Việc cung cấp nước
như vậy dường như không hợp lý, vì nước cứ nơi nào cũng có thể làm dịu cơn khát
của David. Tuy nhiên, vì David ao ước loại nước đặc biệt này nên ba người nam
của ông đã bắt tay thực hiện sứ mệnh đem đến cho David nước mà ông ao ước
(c.16)
David biểu hiện sự mong mỏi này suốt thời kỳ
mùa gặt (c.13), một thời kỳ mà mọi người đều rất bận rộn. Đó là thời kỳ phước
hạnh. Thật kỳ diệu khi được chiếm hữu trong công tác của Chúa vào “đúng mùa”
của nó (2 Tim 4:2; Gal 6:9) – Phúc âm đang kết trái; dân chúng đang được cứu;
công tác đang được chúc phước! Rồi ngay khi chúng ta đang chuẩn bị baptism một
số người, Chúa nói: “Ngươi có thể dừng điều ngươi đang làm lại và cung cấp cho
Ta nước uống không?” Vào lúc đó, chúng ta có một tấm lòng từ bỏ mọi sự và đơn
giản làm thỏa mãn cơn khát của Chúa, cho Ngài biết chúng ta yêu Ngài biết bao
không? Chúng ta có thể phục vụ Chúa khi công tác cho Ngài không? Nếu chúng ta
ao ước được kể là một trong những người nam mạnh mẽ của Chúa, thì đây là đòi
hỏi chính yếu.
Khi chúng ta cảm thấy khô hạn trong một thời
kỳ “không được mùa”, chúng ta có thể thường quỳ gối xuống và nói với Chúa chúng
ta yêu Ngài vì không có điều gì khác để làm. Nhưng khi Chúa chúc phước cho công
tác, và có nhiều điều chiếm hữu, chúng ta còn có thể nói với Chúa: “Chúa ơi,
chúng tôi đang lao tác không chỉ để làm dịu cơn khát của con người mà còn làm
dịu cơn khát của Ngài. Chúng tôi yêu Ngài” không? Chúng ta có thể cảm thấy mình
chỉ là những người nam không mạnh mẽ lắm trong đội quân của Chúa, nhưng chúng
ta vẫn đem cho Ngài nước mà Ngài ao ước.
HIỂU BIẾT CÁC THỜI KỲ
Hai trăm người nòng cốt của Issachar đến với David
tại Hebron những người này “có sự hiểu biết về các thời kỳ, biết điều Israel
nên làm” (1 Sử 13:32). Điều này bày tỏ cho chúng ta rằng một khi hội thánh được
thiết lập, có nhu cầu về những người có sự hiểu biết về các thời kỳ là những
người biết phải làm gì.
Hội thánh cần những người sở hữu khả năng
nhìn thấy thực trạng. Một số người không có ý tưởng về nhu cầu hiện tại của hội
thánh nhưng thỏa mãn với việc chỉ vui hưởng các buổi nhóm. Tuy nhiên, những
người khác phát triển khả năng biện biệt nhu cầu cụ thể của hội thánh vào một
thời điểm cụ thể.Thí dụ, đây có phải là thời điểm để hội thánh tập trung vào
phúc âm không? Đây có phải là thời điểm để tổ chức một hội nghị về một vấn đề
nào đó không? Đây có phải là thời điểm tập trung vào người trẻ không? Đây có
phải là thời điểm để một số người trẻ thăm viếng hội thánh khác không? Tại sao
nhiều người cuối cùng nói: “Chúng ta đã bỏ lỡ điều này! Ước gì chúng ta làm
điều này hay điều kia vào thời điểm đó. Bây giờ cơ hội đã qua đi rồi”. Đó là vì
họ không biết cách công tác theo các thời kỳ. Solomon bảo chúng ta rằng mọi sự
đều có một mùa (Truyền 3:2). Có một mùa để gieo, một mùa để tăng trưởng và một
mùa để gặt. Những người có khả năng biện biệt các thời kỳ và các mùa ở đâu?
Trong nếp sống hội thánh, có nhu cầu về một
số người có khả năng dẫn dắt theo cách này, là những người biết hội thánh phải
làm gì. Họ phải phát triển khả năng dẫn dắt theo cách này, là những người biết
hội thánh phải làm gì. Họ phải phát triển khả năng biện biệt cách Đức Linh đang
công tác vào một thời điểm cụ thể và nỗ lực để hợp tác với sự chuyển động của
Linh. Càng có nhiều người sở hữu khả năng này thì càng tốt. Có hai trăm người
như vậy ở với David. Vì sự lan rộng vương quốc trên khắp đất, cần có nhiều
người có sự biện biệt như vậy.
JOSHEB – BASSHEBETH: HÌNH THÀNH QUÂN ĐỘI
Josheb-Besshebeth tỏ ra là một người mạnh mẽ
bởi việc giết tám trăm người cùng một lúc (2 Sam 23:8). Khả năng giết chết kẻ
thù khiến cho ông đủ tiêu chuẩn trở nên người nòng cốt giữa vòng các tướng lĩnh
trong quân đội của David. Trước khi những người nam mạnh mẽ có thể cùng nhau chiến
đấu như một đội quân, họ cần một ai đó giống như Josheb-Besshebeth, là người
không chỉ biết cách chiến đấu một mình mà còn biết cách hình thành một đội
quân. Chúng ta không nên chỉ mơ tưởng về việc dấy lên những người khác cho
Chúa. Trước kết chúng ta phải biết cách tự mình hủy diệt kẻ thù. Nguyện có một
số người giữa vòng chúng ta không chỉ có khả năng chiến đấu cho Chúa mà còn có
khả năng đem người khác lại với nhau như một đội quân để làm cùng một điều.
SHAMMAH: BẢO VỆ CÁNH ĐỒNG
Shammah “đặt mình ở giữa cánh đồng, bảo vệ nó
và giết quân Philistine” (2 Sam 23:11-12). Cánh đồng này đại diện cho hội thánh
địa phương. Có một nhu cầu lớn về những người nam mạnh mẽ biết cách bảo vệ nếp
sống hội thánh của họ khỏi sự tấn công dữ dội của kẻ thù.
Kẻ thù sử dụng nhiều mưu chước (2 Cor 2:11)
Khi hắn cố gắng chiếm một hội thánh tại địa phương, hắn có thể đem đến một điều
gì đó tội lỗi, thế tục hoặc ý thức hệ và bởi đó vô hiệu hóa khả năng biểu hiện
Chúa của hội thánh. Một số người cần biết cách ngăn chặn kẻ thù đem vào những
điều này.
Tên Shammah nghĩa là sự ngạc nhiên (từ điển
Hitchcock). Chúng ta phải cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn tính thế tục giữa vòng
con cái Đức Chúa Trời, hoặc khi nhìn thấy tội lỗi bò vào. Chúng ta phải nói
“cái gì! Tội, ngươi đám bước bào và làm ô uế chúng ta sao? Thế giới, ngươi nghĩ
rằng ngươi có thể đơn giản bước vào và làm hư hỏng chúng ta sao? Ý thức hệ,
ngươi đang cố gắng có được chỗ đứng để biến chúng ta thành tôn giáo sao?” Mỗi
một người trong chúng ta phải đáp lại: “Tôi sẽ bảo vệ điều Chúa đã có được giữa
vòng chúng tôi bằng mạng sống mình! Tôi sẽ dâng mình để giết chết bất kỳ tên
Philistine nào dám bước vào cánh đồng này!” Tôi hi vọng nhiều người trẻ sẽ nói
với cha mẹ mình: “Chúng ta hãy công tác để cùng nhau bảo vệ cánh đồng này. Bất
cứ điều gì cố gắng xâm lấn – tội, thế giới, ý thức hệ, tôn giáo – chúng ta hãy hạ gục nó”.
Thông thường, những điều kẻ thù cố làm lúc
đầu thì không có vẻ gì đáng sợ. Có thể theo thời gian điều đó ngày càng được
chấp nhận về mặt văn hóa. Nhiều điều có vẻ vô hại có một tác động lâu dài, mở
ra cánh cửa cho các thái độ và lập luận của thế giới. Nếu chúng ta nghe rằng
một trong các tín đồ đồng bạn của chúng đang bắt đầu bị nghẹt ngòi bởi mối qua
tâm về thế giới và sự lừa dối của sự giàu có” (Math. 13:22), phản ứng của chúng
ta không nên là đi ngủ. Nếu nghe ai đó bị nghề nghiệp nuốt mất, chúng ta phải
biết cách khai chiến để kẻ thù rút lui. Những người nam mạnh mẽ như vậy thì
tỉnh táo và thức canh về tinh trạng và biết khi nào và bằng cách nào cầm gươm
lên.
Chúng ta cần những người nam mạnh mẽ như vậy
trong nếp sống hội thánh ngày nay biết bao! Tội lỗi thế giới và tôn giáo không
được có khả năng tìm thấy bất cứ chỗ nào trong nếp sống hội thánh của chúng ta.
Hội thánh phải là một cánh đồng chỉ trồng một mình Đấng Christ. Nếu mỗi hội
thánh địa phương đều có một vài chiến binh canh giữ hội thánh chống lại tội,
thế giới và tôn giáo thì thật tốt biết bao!
ABISHAI: BẢO VỆ VƯƠNG QUỐC CỦA CHÚA
Abishai là một chiến binh đầy qyền năng cho
vương quốc (2 Sam 23:18) chỉ trong một dịp, ông đã giết chết ba trăm kẻ thù.
Ông không đầy quyền năng giống như Josheb-Basshebeth, là người giết tám trăm
người, mà ông còn là một chiến binh mạnh mẽ. Kinh thánh không nói đến quốc tịch
của kẻ thù này. Abishai đơn giản chiến đấu Nguyện Chúa ban cho chúng ta một tấm
lòng cảnh giác để bảo vệ quan tâm của ngài chống lại bất cứ và tất cả những ai
chống nghịch với điều đó.
BENAIAH: GIẾT CHẾT THẾ GIỚI TỘI LỖI VÀ VẬT CHẤT
Benaiah là một nam mạnh mẽ đã giết “hai anh
hùng Moah giống như sư tử”, “một con sư tử trong hố vào một ngày giá tuyết” và
một người Ai Cập (2 Sam 23:20-21)
Việc giống như sư tử chỉ về được chính Satan
làm cho có quyền năng (1 Pet 5:8) Hơn nữa, nguồn của Moab là tội loạn luân, một
tội kinh khủng (Sáng 19:36-37). Toàn thể thế giới đều ở dưới ảnh hưởng của
Satan (1 John 5:19) và yếu tố mà hắn dùng để kiểm soát dân chúng là tội. Thí dụ,
mặc dù chính máy vi tính thì không tội lỗi nhưng chúng trở nên phương tiện để
nhiều người dính líu đến tội. Bất kể một điều gì đó trong thế giới có vẻ vô hại
đến đâu, nó cũng có thể được dùng để đem một người vào trong tội. Một chiếc
vòng cổ dường như hoàn toàn vô hại, nhưng nếu một cô gái ao ước nó thì cô có thể
nói dối để có được nó, nói với cha mẹ mình rằng cô cần tiền để mua sách giáo
khoa. Do đó, một đồ vật vô hại trong thế giới có thể dẫn một người vào trong
tội.
Bennaiah đã giết một con sư tử vào lúc giá
tuyết, một thời điểm gian khổ. Chúng ta cũng phải đắc thắng ảnh hưởng của Satan
để không dính líu đến tội, thậm chí trong thời kỳ gian khổ hoặc cám dỗ.
Benaiah cũng giết một người Ai cập. Ai Cập
đại diện cho thế giới vật chất hoặc vật lý. Tôi đã từng được chào bán một chiếc
xe sang trọng với giá rất hợp lý. Ở độ tuổi tôi, việc lái một chiếc xe nhỏ
khiến tôi bị đau nhức khắp người, khiến tôi khó đứng lên để nói khi đến nơi.
Tôi phải mất một lúc mới phục hồi từ một chuyến đi như vậy. Do đó tôi có thể
được biện minh mua một chiếc xe sang trọng. Tuy nhiên, tôi đã từ chối mua nó vì
nó có thể khiến người khác cố gắng đạt được những điều như vậy. Tôi phải cẩn
thận đến ảnh hưởng người khác. Chúng ta cần canh giữ lòng mình khỏi các yếu tố
của cả thế giới tội lỗi để hội thánh có thể sở hữu một mình Đấng Christ.
GIỮ ĐỘI HÌNH CHIẾN TRẬN
Giữa vòng quân đội của David có nhiều người
được công nhận là có khả năng giữ đội hình chiến trận (1 Sử 12:35-36). Vào thời
chiến tranh, cách các lực lượng được dàn trận trên chiến trường thì trọng yếu
và các lực lượng này phải có khả năng nhanh chóng tự sắp xếp lại theo lệnh của
người lãnh đạo. Nhà lãnh đạo giỏi nhất và những người chiến
đấu giỏi nhất có thể vẫn thua trận nếu không biết cách tự sắp xếp. Đây thường
là nguyên nhân khiến thắng trận hay thua trận trong lịch sử. Theo cùng một
cách, những người dẫn dắt hội thánh ngày nay, dù là người dẫn dắt cả hội thánh
hay của các tổ nhỏ hơn trong hội thánh, phải xem xét cách nhóm tổ các thành
viên theo sức lực, tình trạng và nhu cầu của họ.
CHUYÊN GIA
TRONG MỌI VŨ KHÍ CHIẾN ĐẤU
Một đội quân cần nhiều chuyên gia trong binh
pháp. Những người đến với David từ Zebulun, Reuben, Gad và phân nửa chi phái
Manasseh là “chuyên gia trong chiến trận với mọi vũ khí chiến đấu” (1 Sử 12:33,
37). Chúng ta cần trở nên các chuyên gia trong các vũ khí Đức Chúa Trời đã ban
cho chúng ta ngày nay, bao gồm Kinh
Thánh, thánh ca và các sách thuộc linh.Nếu chỉ biết một câu trong Kinh Thánh,
chúng ta sẽ không thể đem mỗi người đến với Đấng Christ. Một lần kia tôi mời
một người đến rao giảng phúc âm giữa vòng chúng tôi. Một năm sau, tôi mời lại
người ấy và anh đã giảng cùng một sứ điệp, vì đó là sứ điệp duy nhất mà anh
biết. Về một mặt, có một sứ điệp thì tốt hơn là không có sứ điệp nào, nhưng là
“chuyên gia trong chiến trận” chúng ta cần quen thuộc với mọi “vũ khí chiến
đấu” có sẵn.
Một số người trong hội thánh cần biết thánh
ca hoặc bài hát nào tương ứng với nhu cầu hiện tại. Họ phải rất quen thuộc với
các thánh ca và bài hát có sẵn. Một số người quen thuộc với Kinh Thánh vừa đủ
để định vị các câu hầu trả lời câu hỏi. Một số người cần quen thuộc với các
sách thuộc linh đến ỗi họ có thể chỉ cho người khác đến một chức vụ hữu ích
liên quan đến các chủ đề như sự tha hứ tội, sự hiến dâng và kinh nghiệm và vui
hưởng Chúa. Chúng ta cần phát triển sự quen thuộc với mọi công cụ có sẵn cho
chiến trận của chúng ta.
Chúng ta phát triển nền tảng chuyên môn càng
rộng thì Chúa càng có thể sử dụng chúng ta trong tương lai. Điều này đặc biệt
trọng yếu đối với những người trẻ. Hội thánh cần những người biết cách sử dụng
mọi vũ khí mà Chúa cung cấp cho trận chiến của chúng ta.
TỰ TRANG BỊ
Những người nam mạnh mẽ từ chi phái Benjamin
được Ahiezer dẫn đến với David tại Ziklag trong khi ông vẫn còn chạy trốn Saul
(1 Sử 12:1-3); tên Ahiezer nghĩa là anh em
của sự hỗ trợ (tự điển Hitchcock). Họ có khả năng bắn cung và bắn đá bằng
tay phải và tay trái giỏi như nhau.
Nhiều người trong chúng ta có thể cảm thấy
rằng chúng ta không có các khả năng thuộc linh tương đương mà những người mạnh
mẽ của David sở hữu. Họ đầy quyền năng và có thể làm bất cứ điều gì cần thiết
để đánh trận cách thành công chống lại kẻ thù. Có thể chúng ta chưa có khả năng
như vậy nhưng ít nhất chúng ta ghi nhớ John 3:16: “Đức Chúa trời quá yêu thế nhân
đến nỗi Ngài đã ban Con độc sinh của Ngài…:” Một khi chúng ta biết câu này, nó
trở thành viên đá hoặc mũi tên trong kho vũ khí của chúng ta. Tuy nhiên, chỉ
biết một câu thôi thì không đủ. Chúng ta cần một câu khác như Mark 16:16: “Ai
tin và chịu baptism sẽ được cứu; nhưng ai không tin sẽ bị định tội”. Khi chúng
ta có khả năng trích dẫn từ Kinh Thánh nhiều hơn, chúng ta sẽ thấy mình sỡ hữu
khả năng bắn đá và bắn cung. Chúng ta có thể không mạnh mẽ bằng một số người
nhưng khi ra chiến tuyến, chúng ta có thể giúp người khác tiếp nhận Chúa làm
Cứu Chúa của họ, hoặc giúp những tín đồ trẻ nhận biết Chúa hơn. Mỗi Cơ Đốc nhân
ít nhất phải phát triển theo cách này. Chúng ta không nên chỉ ao ước làm một
người mạnh mẽ hoặc tuyên bố mình là một người mạnh mẽ; chúng ta cần loại huấn
luyện cơ bản này. Mọi người phải quen thuộc với Kinh Thánh cách đầy đủ để giúp
ai đó đạt đến đức tin trong Đấng Christ và yêu ngài hơn.
NHANH NHƯ
NHỮNG CON LINH DƯƠNG TRÊN CÁC NÚI
Mười một người Gadite, các thủ lĩnh của đội
quân, là chuyên gia về việc cầm khiên, giáo và “nhanh như các con linh dương
trên núi” (1 Sử 12:8-9). Các núi đại diện cho sự phục sinh. Sau một sự thất
bại, chúng ta cần biết cách kinh nghiệm sự phục sinh và được phục hồi để lại
đứng lên chiến đấu cho Chúa. Khi đương đầu với một số kẻ thù, những người mạnh
mẽ này có thể chiến đấu với khiên và giáo và khi cần thiết, họ có thể nhanh như
những con linh dương để trốn thoát. Đức Chúa Trời thật nhân từ. Một số người có
thể cảm thấy không thể làm bất cứ điều gì trong trận chiến này nhưng ít nhất họ
có thể phát triển khả năng chạy. Khi tội đến, chúng ta phải biết cách chạy trốn
(2 Tim. 2:22; 1Tim. 6:11). Khi kẻ thú tấn công, chúng ta phải có thể nói:
“Ngươi không thể bắt kịp ta!” Một số người có thể giết tám trăm kẻ thù, những
người khác giết ba trăm nhưng đó có thể không phải là chúng ta. Nếu không thể
tấn công, chúng ta sẽ phòng thủ…và chạy thật nhanh! Những người mạnh mẽ của
David không phải có sức mạnh bằng nhau. Chúng ta có thể vẫn là “một người nam
mạnh mẽ” trước mặt Chúa cho dù chúng ta không cảm thấy mình mạnh mẽ bằng người
khác.
TẤN CÔNG NHƯ
NHỮNG NGƯỜI LÍNH BIỆT KÍCH
Sự đề cập cuối cùng về những người nam mạnh
mẽ của David nói đến những người dẫn đội quân Manasseh chống lại những kẻ đột
kích xâm l;ược (1 Sử 12:20-21). Họ giống như những người lính biệt kích có
nhiệm vụ xử lý những kẻ đột kích bằng cách đi từ thành này đến thành khác. Họ
phải tấn công nhanh trước khi kẻ thú có thể phản ứng.Điều này giống như những
người di hành đến một thành phố cho một chiến dịch phúc âm ba ngày, truyền linh
phúc âm nóng cháy rồi trở về nhà.
Một số người trong chúng ta phải bắt đầu lao
tác những người lính biệt kích đi từ nơi này đến nơi khác để sản sinh đôi điều
trước khi kẻ thù đáp trả. Lúc chúng ta ra đi, một điều gì đó sẽ xảy ra; một
điều gì đó sẽ được sản sinh, là điều trước khi chúng ta đến thì chưa có. Nguyện
Chúa khuấy động chúng ta trở nên những người nam mạnh mẽ như vậy, có thể kết
hiệp với người khác cho các sứ mệnh như vậy.
Một lần kia, một hội thánh mới được dấy lên
qua một chiến dịch phúc âm, một số người sẽ cần sự khôn ngoan để xem điều gì
cần thiết và khi nào cung ứng. Một số người cũng cần có thể nhóm tổ các tín đồ
mới lại theo cách khả thi nhất. Những người khác sẽ cần dấy lên những người dẫn
dắt mới. Nhiều người phải trở nên các chuyên gia trong trận đánh thuộc linh.
Thậm chí có nhu cầu về những người biết cách tự vệ để họ có thể được bảo tồn
hầu chiến đấu trong tương lai. Đây là các cánh đồng phục vụ cần thiết cho một nếp
sống hội thánh trọn vẹn và đầy đủ chức năng.
Đây là những người nam mạnh mẽ của David. Họ
không mạnh mẽ cho chính họ; sức mạnh của họ là vì vương quốc của Đức Chúa Trời.
David, người vừa lòng Đức Chúa Trời, đã dẫn dắt họ. Giống như David và những
người ông đã dấy lên, nguyện chúng ta ngày nay không tìm kiếm những điều của
riêng mình nhưng tìm kiếm những điều chúc tán Chúa, cho đến khi ngai của Ngài
được thiết lập trên đất. Mọi người nam mạnh mẽ khi đó sẽ vui mừng nhìn xem bông
trái của sự lao tác của họ và yên nghỉ trong điều đó cho đến ngày đó.
Chúng ta chiến đấu cho đến khi đó.