Kinh Thánh:
Giăng 16:12-15; 20:22; Công.1:5,8; 2:1-4, 17-18; 4:8, 31; 9:17; 13:9, 52; 6:3,
5a; 7:55; 11:24; 8:29, 39; 16:6-7; La 8:2, 9-11; 1 Cô.15:45b; 2 Cô.3:17-18;
Phil.1:19-21a; 3:7-10
Trong Phúc Âm
Mác, chúng ta thấy Chúa Jesus là Đấng đã sống một đời sống theo cuộc gia tể Tân
Ước của Đức Chúa Trời. Đấng này vừa là
người gieo giống vừa là hạt giống. Ngài đã gieo chính Ngài là hạt giống vào
trong các môn đồ. Chúa thu thập các môn đồ, là những người được Đức Chúa Trời
chọn, làm “đất trồng” hầu gieo chính Ngài vào trong họ để Ngài lớn lên trong họ
và có thể trồng Ngài. Chúa cũng đem các môn đồ trên thập tự giá và kết liễu họ.
Sau điều này, Ngài đem họ vào trong sự phục sinh. Sau khi thấy tất cả những điều
này trong những bài trước, bây giờ chúng
ta hãy tiếp tục xem các môn đồ là sự tiếp nối của Chúa Jesus như thế nào.
Phúc Âm Mác kết
thúc với sự thăng thiên của Chúa. Bây giờ đã phục sinh và thăng thiên rồi, Chúa
Jesus đang làm gì? Để tìm hiểu Chúa đang làm gì sau sự thăng thiên, chúng ta cần
sách Công Vụ.
HAI PHƯƠNG DIỆN CỦA THÁNH LINH
Trong sách Công
Vụ chương 1, Đấng Christ phục sinh bảo các môn đồ cứ ở lại Giê-ru-sa-lem để được
báp-têm trong Thánh Linh: “Vì Giăng thật đã làm báp-têm bằng nước, nhưng không
bao nhiêu ngày nữa, các ngươi sẽ chịu báp-têm bằng Thánh Linh” (Công. 1:5).
Trong câu 8, Ngài tiếp tục phán: “Nhưng khi Thánh Linh giáng trên các ngươi,
thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền năng”. Ở đây chúng ta nhận thấy báp-têm trong
Thánh Linh là vấn đề Linh giáng trên các môn đồ.
Trong Công Vụ
chương 1, Chúa nói về việc các môn đồ kính nghiệm Thánh Linh giáng trên họ.
Nhưng không phải là các môn đồ đã nhận lãnh Thánh Linh rồi sao? Theo Giăng
chương 20, vào buổi tối ngày Chúa phục sinh, Ngài đã hiện ra cho các môn đồ, hà
hơi trên họ và nói rằng: “Hãy nhận lãnh Thánh Linh” (c. 22). Trong câu này,
Thánh Linh được ví như hơi thở. Hơi thở là điều gì ở bên trong, điều gì đó liên
hệ đến sự sống bên trong chúng ta. Vì vậy trong Giăng 20:22, các môn đồ đã nhận
lãnh Thánh Linh là hơi thở để sống.
Bốn mươi ngày
sau khi phục sinh, Chúa đã dặn các môn đồ ở lại Giê-ru-sa-lem để Thánh Linh
giáng trên họ. Việc Linh giáng trên các môn đồ là vì quyền năng, không vì sự sống.
Trong Giăng chương 20, chúng ta có Linh ở bên trong vì sự sống; trong Công Vụ
chương 1, chúng ta có Linh bên ngoài vì quyền năng, vì báp-têm. Khi một người
chịu báp-têm, người ấy không uống nước, thay vào đó người ấy được dìm trong nước.
Cũng vậy, báp-têm trong Thánh Linh là vấn đề Linh đến trên chúng ta cách bên
ngoài để chúng ta có quyền năng.
Lời Chúa nói với
các môn đồ về Thánh Linh trong Công Vụ chương 1 được ứng nghiệm trong chương 2.
Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, “thình lình có tiếng từ trời đến như gió thổi ào ào”, và
đầy cả nhà nơi các môn đồ ngồi. Rồi tất cả họ đều được đổ đầy Thánh Linh (Công.
2:1-4). Vào ngày Chúa phục sinh, các môn đồ nhận lãnh Thánh Linh là hơi thở để
sống. Rồi năm mươi ngày sau, vào ngày Ngũ Tuần, Thánh Linh giáng trên các môn đồ
như gió thổi ào ào. Chúng ta có thể dễ dàng thấy sự khác biệt giữa hơi thở và
gió. Hơi thở là vì sự sống còn gió là vì quyền năng. Trong Giăng chương 20 và
Công Vụ chương 2, chúng ta có hai biểu tượng về Thánh Linh: hơi thở vì sự sống
bên trong và gió vì quyền năng bên ngoài.
Trong Đời Sống Và Chức Vụ của Jesus
Với Chúa Jesus,
chúng ta cũng thấy hai phương diện như vậy về Thánh Linh. Trước hết, Chúa được
hoài thai bởi Thánh Linh (Lu. 1:35; Mat. 1:18, 20). Sau đó khi được ba mươi tuổi,
Ngài ra đi thi hành cức vụ, Thánh Linh ngự trên Ngài và Ngài được báp-têm trong
Thánh Linh (Lu. 3:21-22). Việc Chúa được hoài thai bởi Linh là vấn đề Linh thể
yếu, nhưng việc Ngài chịu báp-têm trong Thánh Linh là vấn đề Linh giáng trên Ngài
về mặt gia tể. Vì vậy, Thánh Linh để Chúa được hoài thai thì mang tính thể yếu,
trong khi Thánh Linh để Chúa thi hành chức vụ thì mang tính gia tể.
Vì Chúa Jesus
được hoài thai bởi Thánh Linh về mặt thể yếu nên Linh trở nên thể yếu của bản
thể Ngài. Chúa đã có thể yếu thần thượng khi được hoài thai bởi Thánh Linh.
Ngài cũng nhận lãnh thể yếu phàm nhân từ trinh nữ Ma-ri. Vì Ngài được hoài thai
bởi thể yếu thần thượng và được sinh ra có thể yếu phàm nhân nên Ngài là Thần-nhân
nên Ngài có hai thể yếu-thể yếu thần thượng và thể yếu phàm nhân. Vì vậy, Chúa
vừa là Đức Chúa Trời vừa là con người, là Đức Chúa Trời toàn vẹn và con người
hoàn hảo. Đây là vấn đề hiện hữu của Ngài, sự tồn tại của Ngài.
Trong ba mươi
năm, Chúa Jesus đã sống trên đất như một Thần-nhân. Vào năm ba mươi tuổi, Ngài
bắt đầu thi hành chức vụ. Vì chức vụ nên Ngài cần Linh Đức Chúa Trời ngự trên
Ngài không những về mặt thể yếu mà còn về mặt gia tể. Việc Linh giáng trên Chúa
Jesus là vì cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, điều này không vì sự hiện hữu của
Chúa. Vì sự hiện hữu thì Ngài cần Thánh Linh về mặt thể yếu để làm thể yếu thần
thượng của Ngài. Nhưng để thi hành cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, Ngài cần
Thánh Linh ngự trên Ngài về mặt gia tể.
Trong Kinh Nghiệm Của Các Môn Đồ
Các môn đồ cũng
đã nhận lãnh Thánh Linh cả về mặt thể yếu lẫn gia tể. Họ đã nhận lãnh Linh về mặt
thể yếu trong Giăng 20:22. Việc nhận lãnh Linh về mặt thể yếu là vì sự hiện hữu
thuộc linh của họ. Khi các môn đồ nhận lãnh Thánh Linh trong Giăng chương 20, họ
nhận lãnh thể yếu thần thượng. Sau khi họ nhận lãnh Linh trong phương diện này
để hiện hữu thuộc linh, họ vẫn cần nhận lãnh Linh về mặt gia tể để có thể thực hiện cuộc gia tểĐức Chúa
Trời như là sự tiếp nối của Chúa Jesus. Các môn đồ phải thực hiện cuộc gia tểcủa
Đức Chúa Trời giống như cách Chúa Jesus đã thực hiện. Vì Chúa đã thực hiện cuộc
gia tể Đức Chúa Trời bằng Linh cuộc gia tể nên các môn đồ cũng phải thực hiện cuộc
gia tể Đức Chúa Trời bằng Linh gia tể. Do đó, sau khi nhận lãnh Linh về mặt thể
yếu, các môn đồ cần nhận lãnh Linh về mặt gia tể. Họ đã nhận lãnh Linh cuộc gia
tểt rong Công Vụ chương 2.
Chúng tôi đã nhấn
mạnh rằng trong Giăng 20:22, các môn đồ đã nhận lãnh Thánh Linh về mặt thể yếu
để hiện hữu về mặt thuộc linh. Trong Công Vụ chương 1, chúng ta tấy các môn đồ
sống trong tình trạng thuộc linh nầy. Trước Giăng chương 20, tức là trước khi
Chúa chết và phục sinh, bản thể thuộc linh của các môn đồ chưa được làm cho sống
động để họ hiện hữu thuộc linh. Thay vì thế, họ có một bản thể xác thịt, thiên
nhiên sa ngã. Thậm chí sau khi Chúa tiết lộ cho họ đến lần thứ ba về sự chết và
phục sinh của Ngài (Mác. 10:32-34), các môn đồ vẫn còn tranh luận xem ai lớn
hơn (Mác. 10:35-45). Hơn nữa, Phi-e-rơ chắc chắn đã sống trong con người thiên
nhiên khi ông chối Chúa. Nhưng sau khi Đấng Christ chết và phục sinh, các môn đồ
nhận lãnh Linh thể yếu là nguồn hiện hữu thuộc linh của họ. Trong Công Vụ
chương 1, mặc dù các môn đồ chưa nhận lãnh Thánh Linh ngự trên họ về mặt cuộc
gia tểnhưng họ đã kinh nghiệm Linh về mặt thể yếu để hiện hữu về thuộ linh. Vì
vậy, trong bản thể, họ đã trở nên thuộc linh.
Các môn đồ đã
có Linh thể yếu để hiện hữu thuộc linh, nhưng họ vẫn cần Thánh Linh giáng trên
họ về mặt gia tể. Điều nầy xảy ra vào ngày lễ Ngũ Tuần. Trong Công Vụ chương 2,
Linh đã được tổng kết hoàn toàn để tín đồ kinh nghiệm.
Trong Kinh Nghiệm Của Chúng Ta Ngày Nay
Anh em đã nhận
lãnh Thánh Linh về mặt thể yếu và gia tể khi nào? Có người nói rằng họ đã nhận
lãnh Thánh Linh về mặt thể yếu khi họ được tái sinh, và nhận lãnh Thánh Linh về
mặt gia tể vào một thời điểm nào đó sau khi được tái sinh. Theo cách hiểu của
Kinh Thánh về vấn đề này thì chúng ta đã nhận lãnh Thánh Linh về mặt thể yếu và
cuộc gia tể cách đây một ngàn chín trăm năm. Tất cả chúng ta đều đã nhận lãnh
Thánh Linh về mặt thể yếu trong Giăng chương 20, Sau đó, các tín đồ Do Thái
trong Đấng Christ đã nhận lãnh Thánh Linh về mặt gia tể trong Công Vụ chương 2,
và các tín đồ người ngoại đã nhận lãnh Linh về mặt gia tể trong Công Vụ chương
10.
Chúng ta có thể
dùng việc mua một căn nhà làm minh họa về việc nhận lãnh Thánh Linh. Giả sử một
anh em nào đó mua một căn nhà trước khi lập gia đình. Sau đó anh ấy lập gia
đình và có con. Vợ con cuả anh em này mua căn nhà vào lúc nào? Câu trả lời đúng
là họ mua căn nhà này khi anh ấy mua. Việc chúng ta nhận lãnh Thánh Linh cũng
cùng một nguyên tắc như vậy. Chúng ta nhận lãnh Thánh Linh từ lúc nào? Chúng ta
nhận lãnh Thánh Linh khi các môn đồ đại diện chúng ta nhận lãnh Linh.
Trải qua các thế
kỷ, nhiều người đã tin Chúa Jesus. Mỗi khi một người tin Ngài thì Chúa có đến với
người đó để thở trên người ấy và sau đó báp-têm người ấy trong Thánh Linh
không? Không, Chúa Jesus đã thở Linh ra và báp-têm các tín đồ vào trong Linh một
lần đủ cả. Cả việc Chúa thở Linh ra và việc Ngài báp-têm trong Linh đều là những
sự kiện đã hoàn tất. Trong Giăng chương 20, Chúa thở Linh về mặt thể yếu vào
trong Thân thể Ngài. Điều nầy đã xảy ra một lần đủ cả. Bây giờ giống như vợ con
của một anh em cùng có phần trong căn nhà mà anh ấy đã mua trước khi lập gia
đình và trước khi sinh con, thì cũng vậy, chúng ta là những người đã trở nên
chi thể của Thân thể Ngài đều có phần trong việc Chúa thở Linh ra. Trong trường
hợp như vậy, vợ con anh ấy không cần phải mua lại căn nhà đó. Thay vào đó, họ
chỉ dự phần vào căn nhà mà anh ấy đã mua. Tương tự như vậy, Chúa không cần phải
thở Linh của Ngài ra nữa. Chúng ta chỉ cần dự phần Linh mà Chúa đã thở vào
trong Thân thể.
Sau khi phục
sinh, Chúa Jesus đến với các môn đồ và xem họ là Thân thể Ngài, Ngài đã thở
Thánh Linh vào trong họ về mặt thể yếu. Năm mươi ngày sau, vào ngày Ngũ Tuần,
Ngài báp-têm một phần Thân thể của Ngài là người Do Thái vào trong Thánh Linh.
Sau đó, tại nhà Cọt-nây, Ngài đã báp-têm một phần khác của Thân thể Ngài là người
ngoại vào trong Linh. Vào lúc đó, Linh tổng kết cho Thân thể đã được hoàn tất.
Hễ khi một tội
nhân tin Chúa Jesus thì niềm tin của họ đã liên hiệp họ với Chúa và với Thân thể.
Bằng cách nầy, Linh trở nên phần hưởng của họ. Bây giờ họ tham dự vào việc Chúa
hà hơi Linh về mặt thể yếu vào trong Thân thể và họ cũng dự phần vào việc Ngài
báp-têm Thân thể vào trong Linh về mặt gia tể.
Chúng ta không
nên nghĩ rằng có hai Linh hay là Linh có thể bị phân chia cách nào đó. Trái lại,
chỉ có một Linh. Tuy nhiên, Linh có hai phương diện, một phương diện về mặt thể
yếu và phương diện khác về mặt gia tể. Phương diện thứ nhất của Linh mang tính
thể yếu; phương diện thứ hai mang tính gia tể. Ngày nay trong kinh nghiệm,
chúng ta có cả hai phương diện như vậy của Thánh Linh. Chúng ta có cả Linh thể
yếu lẫn Linh gia tể.
LINH THỂ YẾU VÀ LINH GIA TỂ
TRONG SÁCH CÔNG VỤ
Trong sách Công
Vụ, chúng ta có thể nói rằng có hai phương diện về Linh-phương diện về Linh thể
yếu và phương diện về Linh gia tể. Trước hết, chúng ta hãy xem xét vài câu Kinh
Thánh liên hệ đến Linh cuộc gia tểvà sau đó những câu Kinh Thánh liên hệ đến
Linh thể yếu.
Linh Gia-tể
Công Vụ 1:5
chép: “Vì Giăng thật đã làm báp-têm bằng nước, nhưng không bao nhiêu ngày nữa,
các ngươi sẽ chịu báp-têm bằng Thánh Linh”. Điều này rõ ràng chỉ về Linh gia tể.
Sau đó câu 8 chép tiếp: “Nhưng khi Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các
ngươi sẽ nhận lãnh quyền năng”. Linh giáng trên chúng ta là Linh gia tể.
Công Vụ 2:4 nói
rằng các môn đồ “đều được đầy dẫy Thánh Linh”. Ở đây, chúng ta thấy các môn đồ
được đổ đầy Linh gia tể để thi hành chức vụ.
Công Vụ 2:17 và
18 chép: “Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày sau rốt, Ta sẽ đổ Linh Ta trên mọi
xác thịt, con trai con gái các ngươi sẽ nói tiên tri, kẻ trai trẻ sẽ thấy dị tượng,
và người già cả sẽ thấy chiêm bao. Phải, trong những ngày đó, Ta sẽ đổ Linh Ta
trên tôi trai tớ gái Ta. Chúng nó sẽ nói tiên tri”. Những câu này nói về việc
Linh đổ ra. Điều nầy khác với việc thở Linh ra từ miệng Đấng Christ vào trong
các môn đồ khi Ngài phục sinh. Việc đổ Linh của Đức Chúa Trời ra là từ các từng
trời lúc Đấng Christ thăng thiên. Điều trước là phương diện thể yếu của Linh được
thở vào trong các môn đồ vì sự hiện hữu thuộc linh của họ; điều sau là phương
tiện cuộc gia tểcủa Linh được đổ ra trên họ như quyền năng để họ công tác.
Trong Công Vụ
chương 4, phương diện gia tể của Thánh
Linh được nhắc đến hai lần. Câu 8 nói Phi-e-rơ được “đầy dẫy Thánh Linh”. Đây
là sự đầy dẫy Linh về mặt giâ tể cho chức vụ. Câu 31 chép: “Ai nấy đều được đầy
dẫy Thánh Linh”. Điều này cũng là sự đầy dẫy Linh về mặt gia tể.
Trong Công Vụ
9:17, chúng ta thấy A-na-nia được sai đến với Sau-lơ ở Tạt-sơ để Sau-lơ có thể
được đầy dẫy Thánh Linh về mặt gia tể. “A-na-nia bèn đi, vào nhà, rồi đặt tay
trên người mà nói rằng: Anh Sau-lơ ơi, Chúa là Jesus, Đấng đã hiện ra cùng anh
trên con đường anh đi tới đây, sai tôi đến hầu cho anh được sáng mắt lại và đầy
dẫy Thánh Linh”. Trước khi A-na-nia đến, Sau-lơ đã nhận lãnh Linh thể yếu rồi.
Khi Sau-lơ kêu cầu danh Chúa, ông bắt đầu dự phần vào Linh thể yếu. Nhưng trong
9:17, A-na-nia đến đặt tay trên ông để ông có thể dự phần vào Linh gia tể.
Công Vụ 13:9
cho chúng ta biết rằng Phao-lô đầy dẫy Thánh Linh. Điều này cũng chỉ về phương
diện cuộc gia tểcủa Linh.
Linh Thể Yếu
Những câu Kinh
Thánh khác trong Công Vụ chỉ về Linh thể yếu. Một trong những câu Kinh Thánh
này là Công Vụ 6:3: “Vậy, anh em hãy chọn trong vòng mình bảy người có chứng tốt,
đầy Thánh Linh và sự khôn ngoan, để chúng tôi lập họ lên lo việc này”. Điều này
chỉ về việc được đổ đầy Linh về mặt thể yếu để sống. Việc phục vụ được nói đến
trong chương 6 không đòi hỏi quyền năng nhưng đòi hỏi sự sống với sự khôn ngoan
và nhẫn nại. Đối với sự phục vụ này, chúng ta cần đầy dẫy Linh sự sống chứ
không cần đầy dẫy Linh quyền năng. Được đầy dẫy Linh quyền năng là vì cuộc gia
tể của Đức Chúa Trời, nhưng đầy dẫy Linh sự sống là vì hiện hữu thuộc linh của
chúng ta. Trong câu này, “sự khôn ngoan” cho thấy rằng việc đầy dẫy là đầy dẫy
Linh thể yếu vì sự sống.
Trong Công Vụ
6:5, chúng ta được biết E-tiên là “người đầy dẫy đức tin và Thánh Linh”. Một lần
nữa, điều này chỉ về phương diện thể yếu của Linh.
Khi Ê-tiên bị
ném đá, ông đầy dẫy Linh về mặt thể yếu: “Người đầy dẫy Thánh Linh ngó chăm lên
trời thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và Jesus đứng bên hữu Đức Chúa Trời”
(7:55). Sự đầy dẫy Linh ở đây là vấn đề sự sống chứ không phải quyền năng. Vì vậy,
đó là sự đầy dẫy Linh thể yếu.
Nói về
Ba-na-ba, Công Vụ 11:24 mô tả ông là “người lương thiện đầy dẫy Thánh Linh và đức
tin”. Câu này cũng nói về phương diện thể yếu của Linh.
Công Vụ 13:52
chép: “Còn các môn đồ thì đầy dẫy sự vui mừng và Thánh Lin”. Sự đầy dẫy Thánh
Linh ở đây không vì quyền năng mà vì sự sống. Trong câu này, các môn đồ được đầy
dẫy Thánh Linh về mặt thể yếu vì sự sống chứ không vì quyền năng.
Khi xem xét các
câu Kinh Thánh này trong sách Công Vụ, chúng ta thấy rõ hai phương diện của
Thánh Linh. Một mặt, chúng ta thấy phương diện thể yếu của Linh để chúng ta hiện
hữu thuộc linh, mặt khác, chúng ta thấy phương diện cuộc gia tểcủa Linh cho
công tác để thực hiện cuộc gia tể Tân Ước của Đức
Chúa Trời.