MỘT ĐỜI SỐNG
HOÀN TOÀN THEO VÀ
VÌ CUỘC GIA TỂTÂN ƯỚC
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong bài trước, chúng ta đã xem xét biểu đồ trình bày bản tóm tắt về cuộc
gia tểTân Ước của Đức Chúa Trời. Theo biểu đồ này, toàn bộ Tân Ước có thể được
chia làm ba phần: bốn sách Phúc Âm là phần mở đầu, từ sách Công Vụ đến Giu-đe
là phần phát triển, và sách Khải Thị là phần kết thúc. Trong phần thứ nhất,
chúng ta thấy Con cùng với Cha và bởi Linh để là hiện thân của Đức Chúa Trời
Tam Nhất trong Jesus Christ là đền tạm của Đức Chúa Trời và đền thờ của Đức
Chúa Trời, sống sự sống của Đức Chúa Trời để phát triển thành vương quốc của Đức
Chúa Trời. Trong phần thứ hai, chúng ta thấy Linh là Con cùng với Cha để trở
nên sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam Nhất trong Hội Thánh là Thân thể Đấng
Christ, đền thờ của Đức Chúa Trời, vương quốc của Đức Chúa Trời, và nhà của Đức
Chúa Trời, sống Christ để đạt đến sự đầy đủ của Đức Chúa Trời. Trong phần thứ
ba, chúng ta có bảy Linh ra từ Đấng đời đời và thuộc về Đấng Cứu Chuộc trở nên
sự tăng cường của Đức Chúa Trời Tam Nhất trong Hội Thánh đắc thắng, tổng kết
thành các giá đèn bằng vàng và Giê-ru-sa-lem Mới. Trong bài này, là bài cuối
cùng trong loạt bài sách Mác, chúng ta sẽ suy xét sự tăng cường của Đức Chúa Trời
Tam Nhất dẫn đến đích điểm là các giá đèn bằng vàng và Giê-ru-sa-lem Mới.
Theo ký thuật của Phúc Âm Mác, các môn đồ đi theo Chúa Jesus bằng cách được
đem vào trong Ngài. Họ được Chúa là Đấng bao-hàm-tất-cả đem theo bất cứ nơi nào
Ngài đi. Vì vậy, Ngài đem các môn đồ vào trong chính Ngài. Ngài đem họ vào
trong sự chết bao-hàm-tất-cả của Ngài, sự chết kết liễu tất cả những điều cũ kỹ,
và Ngài cũng đem họ vào trong sự phục sinh bao-hàm-tất-cả của Ngài; trong sự phục
sinh ấy, họ được làm cho nẩy mầm sống để trở nên sự tái sản sinh và sự tiếp nối
của Ngài. Trong sách Công Vụ, chúng ta thấy các môn đồ dự phần trong Đấng
Christ và vui hưởng Ngài qua sự chết và sự phục sinh bao-hàm-tất-cả. Hơn nữa, Hội
Thánh hiện hữu qua các đồ. Cần phải có 21 Thư tín từ La Mã đến Giu-đe để định
nghĩa những gì được trình bày tóm tắt trong sách Công Vụ.
CÁC GIÁ ĐÈN BẰNG
VÀNG
Sau định nghĩa chi tiết trong các Thư tín, chúng ta có sự tổng kết cuộc gia
tể Tân Ước của Đức Chúa Trời trong sách Khải Thị. Trong phần tổng kết này, bảy
Linh, là Linh của Đức Chúa Trời tăng cường gấp bảy, đóng một vai trò quan trọng.
Qua, bởi và với Linh tăng cường, Hội Thánh trở nên giá đèn bằng vàng ròng. Đây
là một vấn đề quan trọng.
Một Biểu Tượng Về
Đức Chúa Trời Tam Nhất
Giá đèn bằng vàng là biểu tượng về Đức Chúa Trời Tam Nhất. Vàng của giá đèn
tượng trưng cho bản chất thần thượng, là bản chất của Đức Chúa Trời Cha. Hình dạng
hay hình thể của giá đèn tượng trưng cho Con Đức Chúa Trời là hiện thân của
Cha. Bảy ngọn đèn của giá đèn tượng trưng cho Linh của Đức Chúa Trời là sự biểu
lộ. Vì vậy, trong giá đèn, chúng ta thấy Đức Chúa Trời Cha là bản chất, Đức
Chúa Trời Con là hình thể, và Đức Chúa Trời Linh là sự biểu lộ.
Tượng Trưng Cho Hội
Thánh
Giá đèn không những làm biểu tượng cho Đức Chúa Trời Tam Nhất mà còn tượng
trưng cho Hội Thánh. Nhưng làm thế nào một Hội Thánh đầy dẫy tội nhân được cứu
lại trở thành một giá đèn bằng vàng ròng? Phải, tất cả chúng ta đã được cứu
nhưng vẫn còn thiên nhiên quá nhiều, ở trong xác thịt quá nhiều, vẫn còn bản
ngã và sáng tạo cũ. Làm thể nào những người như chúng ta có thể trở nên giá đèn
vàng?
Lời Khích Lệ
Một số thánh đồ nói với tôi rằng họ nản lòng và thất vọng về tình trạng của
Hội Thánh. Có người đã nói: « Những năm trước tình hình đầy hi vọng, nhưng
bây giờ tình trạng Hội Thánh thật thất vọng ». Nếu cảm thấy như vậy, đó là
dấu hiệu cho thấy anh em không thấy Linh tăng cường gấp bảy. Tân Ước không kết
thúc trong thất vọng. Trái lại, Tân Ước kết thúc với một hy vọng trọn vẹn với bảy
Linh biến đổi một Hội Thánh dường như vô vọng thành một giá đèn bằng vàng ròng.
Một ngày nọ, có một anh em nói với tôi: «Có phải anh muốn nói rằng
ngày nay chúng ta có thể có Giê-ru-sa-lem Mới không?». Tôi trả lời: « Anh
ơi, tôi không nói rằng ngày nay chúng ta có thể có Giê-ru-sa-lem Mới. Nhưng
theo sách Khải Thị, các Hội Thánh trong thời đại này phải là mô hình thu nhỏ của
Giê-ru-sa-lem Mới ». Tôi tiếp tục nói với anh ấy là tôi tin quyết rằng Hội
Thánh có thể là một mô hình thu nhỏ của Giê-ru-sa-lem Mới. Tôi hy vọng tất cả
anh sẽ tin như vậy. Tân Ước kết thúc bằng một lời khích lệ. Ngợi khen Chúa về Linh
tăng cường gấp bảy trong Hội Thánh đắc thắng, dẫn đến đích điểm trong các giá
đèn vàng.
Sự Tăng Cường
của Đức Chúa Trời
Tam Nhất Vì Nếp Sống Hội Thánh
Trong phần thứ nhất của Tân Ước, tức bốn sách Phúc Âm, chúng ta có hiện
thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất và trong phần thứ hai, chúng ta có sự tổng kết
của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Những gì chúng ta có trong phần thứ ba, tức trong
sách Khải Thị, là sự tăng cường của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Điều nầy có nghĩa
là Linh, tức sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam Nhất, được tăng cường để trở
thành bảy Linh.
Chúng ta có bảy Linh trong sách Khải Thị sao? Có chứ, sách Khải Thị nhấn mạnh
đến bảy Linh. Anh em thích ở với Linh trong sách Công Vụ hay thích bảy Linh
trong sách Khải Thị? Ngày nay, anh em ở đâu, trong sách Công Vụ hay trong sách
Khải Thị? Tất cả chúng ta đều nên làm chứng rằng chúng ta đang ở trong sách Khải
Thị. Vì chúng ta ở trong sách Khải Thị nên tất cả các Hội Thánh cần nhận thức rằng
bây giờ không phải là lúc để thất vọng hay chán nản. Trái lại, ngày nay là thời
đại tăng cường, một thời đại đầy dẫy hy vọng và khích lệ.
Trong sách Khải Thị, chúng ta có sự tăng cường gấp bảy của Đức Chúa Trời
Tam Nhất vì nếp sống Hội Thánh. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tình trạng Hội Thánh,
chúng ta sẽ thất vọng. Nhưng nếu quay nhìn vào sự tăng cường gấp bảy của Đức
Chúa Trời Tam Nhất, chúng ta sẽ đầy dẫy lời ngợi khen Chúa.
Anh em tin vào tình trạng của Hội Thánh hay tin vào sự tăng cường gấp bảy của
Đức Chúa Trời Tam Nhất? Tình trạng Hội Thánh không phải là sự cứu rỗi của chúng
ta. Thay vì thế, tình trạng của Hội Thánh có thể làm chúng ta chán nản. Vì vậy,
chúng ta nên nhìn vào sự tăng cường gấp bảy của Đức Chúa Trời Tam Nhất và sự
tăng cường này là sự cứu rỗi của chúng ta.
Trong sách Khải Thị, Linh gấp bảy được nhấn mạnh nhiều lần. Trong 1:4,
chúng ta đọc về bảy Linh ở trước ngai Đức Chúa Trời. Rồi trong các chương 2 và
3, Linh được nhấn mạnh nhiều lần. Lời sau đây được phán bảy lần: « Ai có
tai hãy nghe lời Linh phán cùng các Hội Thánh ». (2:7, 11, 17, 29 ;
3:6, 13, 22).
Khải Thị 4:5 chép: « Cũng có bảy ngọn đèn bằng lửa cháy trước ngai, tức
là bảy Linh của Đức Chúa Trời ». Khải Thị 5:6 nói về « Chiên Con
đứng, như vua mới bị giết, có bảy sừng và bảy mắt, là bảy Linh của Đức Chúa Trời
sai xuống khắp đất ». Ở đây, chúng ta thấy Linh được tăng cường trở thành
bảy Linh là bảy mắt của Chiên Con, tức là Đấng Cứu Chuộc. Trong Khải Thị 14:13,
chúng ta có lời này: “Linh phán: Phải…”. Cuối cùng, trong 22:17, Linh và Cô Dâu
được đề cập chung với nhau: “Linh và Tân Phụ cùng nói: Hãy đến”. Ở đây, chúng
ta thấy ở phần cuối sách Khải Thị thì Cô Dâu, tức Hội Thánh, đã trở nên một với
Linh.
Trong sách Khải Thị, các danh xưng “Linh Đức Chúa Trời” và “Thánh Linh”
không được sử dụng. Thay vì thế, chúng ta có Linh và bảy Linh. Chúng ta cần
đánh giá cao bảy Linh. Linh tăng cường gấp bảy có khả năng biến đổi một Hội
Thánh vô vọng thành một giá đèn bằng vàng ròng.
Về Hội Thánh, chúng ta không nên chán nản hoặc thất vọng. Chúng ta hãy nên
được khích lệ với giá đèn vàng và Giê-ru-sa-lem Mới. Kinh Thánh kết thúc bằng một
sự khích lệ mạnh mẽ. Hãy nhìn vào các giá đèn vàng soi sáng trong thời đại tối
tăm, đang chiếu sáng trong thế hệ lầm lạc này. Trong cõi đời đời, Giê-ru-sa-lem
Mới sẽ là sự tổng kết về sự tăng cường của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Điều này chắc
chắn bày tỏ rằng Đức Chúa Trời của chúng ta không thể bị Sa-tan đánh bại. Thậm
chí ngày nay Đức Chúa Trời cũng không bị đánh bại. Hội Thánh Ngài không bị đánh
bại và chúng ta không bị đánh bại. Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng mình bị đánh bại,
anh em sẽ bị đánh bại. Thay vì suy nghĩ như vậy, anh em nên nói: “Ha-lê-lu-gia,
trong Christ tôi không bị đánh bại! Qua Linh tăng cường gấp bảy, tôi sẽ không
bao giờ bị đánh bại”.
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
Một Dấu Hiệu Về
Toàn Thể
Những Người Được Đức
Chúa Trời Chọn
Tuyệt đích cuối cùng về sự tăng cường của Đức Chúa Trời Tam Nhất là
Giê-ru-sa-lem Mới. Giê-ru-sa-lem Mới là dấu hiệu về toàn thể những người được Đức
Chúa Trời chọn, cả trong Cựu Ước lẫn Tân Ước. Vì vậy, Giê-ru-sa-lem Mới là sự tổng
hợp tất cả thánh đồ Cựu Ước, được đại diện bằng tên của người hai chi phái
Israel (Khải 21:12) và tất cả thánh đồ Tân Ước, được đại diện bằng tên của mười
hai sứ đồ (Khải 21:14). Do đó, Giê-ru-sa-lem Mới là một kết cấu sống động, bao
gồm những người được Đức Chúa Trời lựa chọn, cứu chuộc, cứu rỗi, tái sinh và biến
đổi. Tất cả dân của Đức Chúa Trời sẽ được biến đổi thành vàng, ngọc trai và đá
quí. Tất cả các vật liệu nầy đều chỉ về sự xây dựng nơi ở của Đức Chúa Trời
Thể Yếu Nội Tại
Của Sự Xây Dựng Thần
Thượng
Mặc dầu chúng ta thấy các vật liệu quí như vàng, ngọc trai và đá quí trong
Giê-ru-sa-lem Mới được bày tỏ trong sách Khải Thị, nhưng chúng ta không thể thấy
cách cụ thể về thể yếu nội tại của sự xây dựng thần thượng về những vật liệu
này. Thể yếu nội tại của sự xây dựng của Đức Chúa Trời thật ra là Đức Chúa Trời
Tam Nhất là sự sống đối với chúng ta.
Nước Sự Sống Và
Cây Sự Sống
Tại trung tâm của Giê-ru-sa-lem Mới là ngai của Đức Chúa Trời; và từ ngai
tuôn đổ sông nước sự sống (Khải.22:1-2). Cây sự sống là cây nho mọc dọc theo
hai bờ sông. Như sách Khải Thị cho thấy, nước sự sống trong dòng sông là để
chúng ta uống và cây sự sống mọc theo dòng sông là để chúng ta ăn. Uống nước là
đem nước vào trong bản thể. Cũng vậy, ăn là nhận điều gì đó và trong. Bởi ăn uống,
chúng ta được cung ứng thể yếu của những gì chúng ta đã ăn và uống. Vì vậy,
dòng sông sự sống và cây sự sống bày tỏ thể yếu nội tại trong bản chất của
thành phố này. Thể yếu nội tại này là
chính Đức Chúa Trời Tam Nhất là sự sống và nguồn cung ứng sự sống cho chúng ta.
Trong dòng sông tuôn chảy với cây sự sống, chúng ta thấy Đức Chúa Trời Tam
nhất. Dòng sông này tuôn chảy từ ngai của Đức Chúa Trời và Chiên Con. Theo
Giăng 7:38 và 39, dòng sông tuôn chảy này là Linh. Vì vậy, chúng ta có Đức Chúa
Trời, Chiên Con và Linh. Đây là Đức Chúa Trời Tam Nhất tuôn chảy để cung ứng
cho chúng ta chính Ngài là sự sống. Đức Chúa Trời Tam Nhất tuôn chảy này không
những dầm thấm chúng ta mà còn cung ứng cho chúng ta thể yếu thần thượng.
Chúng ta có thể dùng gỗ hóa thạch để minh họa cách Đức Chúa Trời Tam Nhất
tuôn chảy để truyền thể yếu thần thượng
vào trong chúng ta. Nước chảy là cho gỗ hóa thạch. Nước chảy dầm thấm gỗ
bằng yếu tố của những khoáng chất nào đó. Khi gỗ được dầm thấm thể yếu của các
khoáng chất này, gỗ được biến đổi thành đá. Đây là bức tranh về sự tuôn chảy của
Linh đem thể yếu thần thượng vào trong bản thể chúng ta. Thể yếu này hoàn tất
công tác biến đổi chúng ta là những người bằng bụi đất, thành đá quí. Bức tranh
này giúp chúng ta thấy rằng thể yếu nội tại của kết cấu trong kiến ốc của Đức
Chúa Trời, tức Giê-ru-sa-lem Mới, là chính Đức Chúa Trời Tam Nhất như sự sống
và nguồn cung ứng sự sống cho chúng ta.
Trong Khải Thị chương 22, chúng ta thấy rằng cần phải uống Đức Chúa Trời
Tam Nhất. Trong 1 Cô-rin-tô 12:13, Phao-lô nói rằng tất cả chúng ta đều đã được
báp-têm trong một Linh và cùng được uống Linh này. Phần định của chúng ta là uống
Đức Chúa Trời chọn, chúng ta đã được định để uống Đức Chúa Trời Tam Nhất. Đây
là phần định đời đời và là sự vui hưởng đời đời của chúng ta. Trong cõi đời đời,
thức uống duy nhất của chúng ta sẽ là Đức Chúa Trời Tam Nhất là sự sống thần
thượng. Ha-lê-lu-gia về thức uống bao-hàm-tất-cả này!
Trong Khải Thị 22:1 và 2, chúng ta thấy cây sự sống đến cùng với nước sự sống.
Sự sống của Đức Chúa Trời là thức uống để dầm thấm chúng ta và cũng là thức ăn
để thỏa mãn chúng ta.
Con Đường Sự Sống
Và Ánh Sáng Sự Sống
Trong Giê-ru-sa-lem Mới, dòng sông sự sống tuôn chảy ở giữa con đường. Điều
này cho thấy rằng trong Giê-ru-sa-lem Mới chúng ta sẽ bước đi trên con đường sự
sống. Trong thành phố ấy, chỉ có một con đường, và dòng sông sự sống tuôn chảy trên con đường đó. Dòng
sông là dòng sông sự sống, cây là cây sự sống và con đường là con đường sự sống.
Con đường nầy sẽ hướng dẫn, dẫn dắt, điều
chỉnh và gìn giữ chúng ta
Trong Giê-ru-sa-lem Mới, Đức Chúa Trời Tam Nhất cũng sẽ là ánh sáng của
chúng ta. Khải Thị 21:23 chép: “Thành không cần mặt trời, mặt trăng soi sáng,
vì vinh quang của Đức Chúa Trời sáng tỏa,
và Chiên Con là đèn của Thành”. Trong Giê-ru-sa-lem Mới, Chiên Con sẽ là Đèn mà
trong Đèn đó, Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là ánh sáng của chúng ta
Trong Giê-ru-sa-lem Mới, Đức Chúa Trời Tam Nhất sẽ là sự sống để dầm thấm,
làm thỏa mãn, điều chỉnh, dẫn dắt, và hướng dẫn chúng ta. Giê-ru-sa-lem Mới Tam
Nhất cũng sẽ là ánh sáng để soi sáng chúng ta. Ở đây, chúng ta có thể yếu nội tại
của Giê-ru-sa-lem Mới
Thể Yếu Nội Tại
Trong Nếp Sống Hội Thánh
Thể yếu nội tại của Giê-ru-sa-lem Mới cũng nên là thể yếu nội tại trong nếp
sống Hội Thánh ngày nay. Trong nếp sống Hội Thánh phải có ngai của Đức Chúa Trời
mà từ đó Đức Chúa Trời Tam Nhất tuôn đổ để làm thức uống của chúng ta, cùng với
cây sự sống là thức ăn để cung ứng cho chúng ta con người sự sống và ánh sáng sự sống. Đây là thể yếu nội tại của
nếp sống Hội Thánh, thể yếu này biến đổi chúng ta thành giá đèn bằng vàng ròng
ngày nay và sẽ biến đổi chúng ta thành đá quí để xây dựng Giê-ru-sa-lem Mới
trong thời đại sắp đến. Bởi thể yếu nội tại này, chúng ta có thể sống một đời sống
hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.
Hết tác phẩm